Nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng ở người chưa thành niên là vô cùng lớn

manoao

Senior Member
Với tính tò mò, Thiếu tá Phí Văn Thanh cho rằng, nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng ở người chưa thành niên là vô cùng lớn. Thông qua MXH, Internet, các đối tượng tiến hành quấy rối tình dục, dụ dỗ, lôi kéo, dọa nạt...

Với sự phát triển của công nghệ, Internet và mạng xã hội (MXH), giới trẻ, trong đó có người chưa thành niên (NCTN) đã trở thành công dân số từ rất sớm ở Việt Nam. Việc tiếp cận Internet, MXH quá mức và thiếu kiểm soát sẽ làm gia tăng tỷ lệ trẻ NCTN gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, thậm chí bị tấn công, xâm hại, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc tham gia vào hoạt động vi phạm pháp luật. Thách thức lớn không chỉ nằm ở việc loại bỏ hoàn toàn nội dung độc hại khỏi môi trường số, mà còn cần phải tập trung vào việc bảo vệ trẻ, NCTN khỏi những "bẫy" trực tuyến một cách chiến lược và kiên quyết.

Nguy cơ, thách thức từ không gian mạng
Thiếu tá Phí Văn Thanh – Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công a n phân tích, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 thế giới về tỷ lệ người sử dụng Internet, với hơn 70 triệu tài khoản MXH được đăng ký, trong đó, 1/3 là NCTN. Điều này đồng nghĩa với việc NCTN phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong công tác bảo vệ nhóm người này trên không gian mạng.

435273197_1176072853521503_2771358778758974566_n_0.jpg

Thiếu tá Phí Quang Thanh

Theo Thiếu tá Thanh, NCTN có khả năng nhận thức, tiếp cận nhanh chóng, dễ thích nghi với những thay đổi của Internet và MXH, nhưng cũng là đối tượng dễ bị tổn thương và rủi ro nhất bởi các MXH chưa có đủ cơ chế để bảo đảm an toàn cho đối tượng này trên không gian mạng. Đáng chú ý, đây là lứa tuổi đang ở giai đoạn biến động mạnh mẽ về mặt tâm sinh lý do dậy thì. Sự không ổn định về mặt tâm lý và sinh lý, cùng với sự phát triển chưa hoàn chỉnh của nhân cách khiến cho họ thường có xu hướng muốn chứng minh bản thân, bộc lộ tính cách mạnh mẽ nhưng thiếu suy nghĩ, sẵn sàng mạo hiểm, thử thách dù là trên MXH, Internet. Điều này càng trở nên phức tạp khi hiểu biết pháp luật và kiến thức về đời sống xã hội còn hạn chế, thậm chí sai lạc, khiến NCTN dễ trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, thậm chí là mua bán người…

Với tính tò mò, Thiếu tá Phí Văn Thanh cho rằng, nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng ở NCTN là vô cùng lớn. Thông qua MXH, Internet, các đối tượng tiến hành quấy rối tình dục, dụ dỗ, lôi kéo, dọa nạt…, nếu không được trang bị kỹ năng tự bảo vệ, NCTN dễ tham gia vào các hoạt động mại dâm, thậm chí là bán dâm.

Có thể kể đến vụ việc của em A, 17 tuổi tại TPHCM đã trở thành nạn nhân của một kẻ có hành vi biến thái trên MXH. Thông qua nhóm “mua bán truyện tranh”, tài khoản Facebook Nhi Trần đã liên hệ để mua truyện tranh của A. Tuy nhiên, A cho biết: “Người đó bảo em gọi video để kiểm tra chất lượng truyện. Hai lần đầu gọi thì do mạng yếu, đến lần thứ ba người đó quay bộ phận nhạy cảm của mình”; “Sau đó em tìm hiểu thì biết tài khoản này đã nhiều lần tấn công các bạn trong nhóm với phương thức tương tự”.

“Trên MXH có vô số thông tin, hình ảnh nội dung xấu, độc tác động, làm lệch chuẩn về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu niên, dẫn tới các hậu quả khó lường. Đó là những thông tin mang nội dung đồi trụy, bạo lực, tuyên truyền lối sống lệch lạc, thậm chí là các hành vi phạm tội, chống đối xã hội…”- Thiếu tá Thanh nói.

Theo Thiếu tá Thanh, có một thực tế đáng suy ngẫm, nhiều trẻ em, NCTN hiện nay đang cổ suý cho những “giang hồ mạng”, bắt chước, học theo lối sống không chuẩn mực, lan toả những hành vi sai lệch trên MXH. Thậm chí nhiều em còn bày tỏ nguyện vọng muốn làm “đệ tử” của các giang hồ mạng.

"Bạo lực là nguy cơ không hề nhỏ đối với NCTN; là thách thức lớn đối với cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường trong việc bảo vệ nhóm người này trên không gian mạng. Nguy hại hơn, bạo lực mạng, nhất là bạo lực ngôn từ và trào lưu tẩy chay có thể giết chết một con người về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở lứa tuổi này, NCTN chưa có nhận thức, quan điểm rõ ràng về các vấn đề của xã hội, dễ bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực, lời lêu gọi và trở thành "đồng phạm" của trào lưu tẩy chay trên mạng. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển lành mạnh của giới trẻ, mà còn làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và thậm chí là suy nghĩ tự tử. Nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Plan International cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020; hơn 50% trẻ em vị thành niên tại Việt Nam bị bắt nạt trực tuyến"- Thiếu tá Thanh nói.
fen nào gạ múi mít trên mạng liệu đấy
K8EeZF5.png
 
Htrc đi tìm bài văn đọc cho vui. Thấy có th gạ gẫm mấy em trên đó bảo vào gr xong nhờ vả . Dcm lũ súc vật
 
Hồi xưa chơi đánh bài Zing online để avatar hình con diễn viên jav mà cả đống thằng vào gạ 😂
 
Tôi lấy vợ Tinder đây :big_smile: lôi chị ta ra cafe tối 31/05/2020, sau này chị ta nói rằng thấy cũng ghê ghê mấy kèo qua mạng mà thấy mình nhây quá nên đi đại để cho xong, tự lựa quán Highland thứ nhất là gần nhà thứ 2 là sáng sủa minh bạch :boss: thứ 3 là order nước tự trả tiền ko để trai lạ trả tiền mắc công nợ, tôi đến trước và canh vào chung và bây giờ cu con đã 1,5 tuổi nhoi như giặc.
 
Back
Top