'Nguyên tử mà thầy ví như cái bánh trung thu, tụi em luôn mong tiết khoa học của thầy'

Cái đó là mô hình của Bohr ở năm 1913, ở thời sơ khai của vật lý lượng tử, lúc này tất cả mọi thứ mới mẻ và mơ hồ, thậm chí còn chưa phát hiện ra neutron, cứ tìm ra thêm được cái gì mới, có ý tưởng gì mới là lắp vô thôi. Sau đó mấy lão de Broglie, Schrodinger, Pauli, Heisenberg, ... nghiên cứu thêm thì mới ra cái 1s2 2s2 này nọ. Cả hai cái trước sau đều có trong chương trình học, nhưng tất cả cứ hay bị lậm vô cái quỹ đạo hành tinh.
0ce8kh2.png
vì hình mẫu hành tinh nguyên tử hay được dùng như kiểu biểu tượng của vật lí :embarrassed:
 
may sau này internet phổ biến mới tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu nước ngoài, kiến thức bài bản :sweat:
 
Bỉ bôi gì.
Dạy cho nó muốn học, còn đứa nào muốn đào sâu học thuật thì đã có trường chuyên lớp chọn.
Đầu óc đã tầm thường, cứ đòi bác vật, nó nản éo học luôn thì lúc làm bài thi dở khóc dở cười rồi đi nâng điểm. Bản chất giáo dục xứ Lừa, cái gì ko cần thì nặng nề, cái cần thì ko dạy.
Trước giờ vốn dĩ đã có 1 ví dụ rất hay và dễ tưởng tượng cho mô hình nguyên tử của Bohr là hệ mặt trời. Này muốn sáng tạo cho học sinh dễ tiếp thu nhưng lại ví dụ như loằn, còn thua cả cái có sẵn :oops:
 
Sau các cháu nó lại bảo Mỹ ném bánh Trung Thu xuống Nhật, các cháu sẽ học để sản xuất bánh Trung Thu.
80zJBw3.gif
 
Trước giờ vốn dĩ đã có 1 ví dụ rất hay và dễ tưởng tượng cho mô hình nguyên tử của Bohr là hệ mặt trời. Này muốn sáng tạo cho học sinh dễ tiếp thu nhưng lại ví dụ như loằn, còn thua cả cái có sẵn :oops:
Mô hình Bohr có đúng đâu, có khi bánh trung thu còn đúng hơn. Lớp trong là lớp s, vỏ bánh là lớp p...
Mỗi phân lớp có hình dạng khác nhau, ấy là chưa kể lai hoá.
Mà nhân tiện đố mọi người vì sao mỗi phân lớp s, p, d, f... thì số electron luôn chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 4?
 
Back
Top