'Nguyên tử mà thầy ví như cái bánh trung thu, tụi em luôn mong tiết khoa học của thầy'

Bỉ bôi gì.
Dạy cho nó muốn học, còn đứa nào muốn đào sâu học thuật thì đã có trường chuyên lớp chọn.
Đầu óc đã tầm thường, cứ đòi bác vật, nó nản éo học luôn thì lúc làm bài thi dở khóc dở cười rồi đi nâng điểm. Bản chất giáo dục xứ Lừa, cái gì ko cần thì nặng nề, cái cần thì ko dạy.
 
Sao không ai đặt câu hỏi là "học về nguyên tử, phân tử này nọ rồi sau này có áp dụng được gì không" nhỉ? Toán thì càm ràm suốt vụ ứng dụng cuộc sống còn Lý với Hóa chẳng thấy nói gì.
 
Sao không ai đặt câu hỏi là "học về nguyên tử, phân tử này nọ rồi sau này có áp dụng được gì không" nhỉ? Toán thì càm ràm suốt vụ ứng dụng cuộc sống còn Lý với Hóa chẳng thấy nói gì.
Học toán để sau nhận thừa kế còn biết thằng hàng xóm nó không lẹm vào đất của mình
 
Nguyên tử mà thầy nghĩ vậy thì cũng không chuẩn rồi. Để mà học sinh hứng thú thầy phải ví dụ khác hơn bởi vì bản chất của nguyên tử nó rất là kì dị, Thầy hãy ví dụ electron nó giống như là Tôn Ngộ Không lúc ở chỗ nọ lúc ở chỗ kia thoắt ẩn thoắt hiện không theo một quy luật xác định giống như chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Lúc đó học sinh chỉ có mắt chữ a mồm chữ o mà thôi.
thầy cũng đọc từ sách chứ thầy chắc gì đã biết. Học sinh điểm cao là mục tiêu của thầy, và bài thi nó ko cần thoắt ẩn thoắt hiện như anh nói. Trong sách giáo khoa nâng cao có obital các thứ nên nếu anh muốn tự tìm hiểu cũng thoải mái.
 
Cái quan trọng ở lớp này không phải là kiến thức chuyên sâu như mấy bác trong đây nâng cao quan điểm, mà quan trọng là tạo được hứng thú để tụi nhỏ nó thích thú với môn học mới. Đơn giản nhất chính là có vd so sánh với những thứ đời thường, giúp tụi nhỏ dễ hình dung được khi lần đầu tiếp xúc. Chứ mà áp mấy cái kiến thức chuyên sâu khô khốc, bắt tụi nhỏ phải hiểu bản chất thì "Hóa không tha con người" là đúng rồi
 
Đừng dạy nữa tại sao phải học quá sớm thứ mà chúng chưa kịp hiểu và có hứng thú :rolleyes:

Gửi từ Xiaomi M2102J20SG bằng vozFApp
Chúng hiểu theo thế giới quan của chúng nó. Và cảm hứng hoàn toàn có thể tạo được chứ không phải đợi chúng có hứng hay ko.
 
Sao phải ví von chi cho nó rườm rà vậy :after_boom: Khái niệm nguyên tử thì có gì khó hiểu khó nhớ đâu
 
Tôn thờ thế này đến lúc bị thợ dạy đánh cho gãy tay thì đứng lên kêu ca nhé
BdgiW7R.png
 
Giờ tư liệu âm thanh hình ảnh trực quan đầy ra việc gì phải ví von như thời bình dân học vụ nữa :LOL:
 
Chắc vì môn hoá giờ chuyển xuống lớp 6 (gọi chung là khtn) nên ví von phải thế này thôi.
 
Tôi đếch thể mường tượng sao có thể so sánh nguyên tử = bánh trung thu.

Thôi đọc đến đây tôi vái thầy 1 vái. Cái này lên cấp 3 mà học GV khác, nói ra họ chửi cho sấp mặt. Sai bét cả ra.
Ví dụ như nói mô hình nguyên tử giống mô hình hệ mặt trời thì còn thấy giống giống.
nguyên tử mà ví như hệ mặt trời thì nó còn đếch đúng bằng bánh trung thu :D
Electron nó không di chuyển theo quỹ đạo tròn/elip quanh hạt nhân, mà nhảy dao động trong 1 vùng quanh hạt nhân, xác định bằng phần vỏ bánh trung thu còn chính xác hơn là ví với quỹ đạo các hành tinh
 
Cần gì phải ví von trong khi trên mạng có đầy các video mô phỏng, thầy chỉ việc lấy về và giải thích thôi
klN5KHf.gif
 
Hỏi luôn các anh trong thread này, thách đố ai đọc được Dãy hoạt động hoá học của kim loại mà không phải nhẩm "Khi nào may áo giáp sắt...".

Cái câu Khi nào đấy nó đúng trên phương diện nào?? Nói như các anh cần đếch gì phải dùng câu ghi nhớ, sao không nhớ đúng bản chất là Kali hoạt động mạnh hơn Natri, thực nghiệm hoá học trực tiếp đi để mà nhớ :D
 
theo tui biết thì cái hình vẽ proton ở giữa với mấy hạt electron bay tròn xung quanh là sai đúng không? Thực tế người ta ko biết được vị trí tiếp theo của electron và chúng di chuyển liên tục tạo thành một đám mây quỹ đạo xung quanh proton.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
 
theo tui biết thì cái hình vẽ proton ở giữa với mấy hạt electron bay tròn xung quanh là sai đúng không? Thực tế người ta ko biết được vị trí tiếp theo của electron và chúng di chuyển liên tục tạo thành một đám mây quỹ đạo xung quanh proton.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
Cái đó là mô hình của Bohr ở năm 1913, ở thời sơ khai của vật lý lượng tử, lúc này tất cả mọi thứ mới mẻ và mơ hồ, thậm chí còn chưa phát hiện ra neutron, cứ tìm ra thêm được cái gì mới, có ý tưởng gì mới là lắp vô thôi. Sau đó mấy lão de Broglie, Schrodinger, Pauli, Heisenberg, ... nghiên cứu thêm thì mới ra cái 1s2 2s2 này nọ. Cả hai cái trước sau đều có trong chương trình học, nhưng tất cả cứ hay bị lậm vô cái quỹ đạo hành tinh.
0ce8kh2.png
 
Last edited:
Back
Top