Nhạc cổ truyền Việt Nam

Bản Trăng thu dạ khúc theo nhạc chế của học trò hồi đó là như thế này:
"(nếu) Nếu mai thất nghiệp anh về Trà Vinh anh lấy Miên
Vợ Miên nó hiền. Không biết xài tiền.
Dù cho nó có điên (nhưng nó cũng có duyên).
Lấy chi vợ Việt tốn tiền xà bông với thuốc men.
(quần xa-teng quần đen)"
Nếu mai thất nghiệp anh về Gò Công anh cấm câu
Bắt con nhái bầu, ngồi trên cầu đầu
Chờ em đi qua anh thả câu
Nếu câu em được em về làm dâu cho Má anh :D
 
Dm ngày tết là một ngày lễ hội để kích cầu mua sắm tăng cường lưu thông hàng hóa phát triển kinh tế mà sao thằng nào cũng đòi bỏ hết vậy. Ở nước ngoài nó còn phải bịa ra thêm mấy ngày tào lao để kích thích người dân mua sắm kìa.
Mời bạn nghe chút nhạc Xuân.
 
Tôi thấy mấy ông kễnh cứ bàn chuyện Tết Âm Tết Dương trong thớt nhạc Tàu.
Tui thấy buồn cười quá.. Vậy tui mở thớt về nhạc cổ truyền Việt Nam.
Mấy ông nào yêu văn hóa dân tộc thì vào đây nhé.. Làm ơn đừng có bàn về Lunar New Year trong này.
Tết Dương lịch tui vẫn thường nghe cái này không thấy có vấn đề gì hết.
Mở đầu.
...
Thời Mạc Kính Cung giữ đất Cao Bằng, cố gắng khôi phục gây dựng lại vị thế của vương triều, nhưng vì lo lắng trước các cuộc tấn công của quân nhà Lê – Trịnh, thắng ít thua nhiều nên tâm trạng có lúc bi quan, chán nản, lâu ngày dẫn đến bệnh trầm uất.

Để an ủi, chữa trị cho vua, một vị quan trong triều đã nghĩ ra cách dùng âm nhạc, ca múa. Vị quan đó là người dân tộc thiểu số tên là Bế Văn Phùng, quê bản Vạn, xã Bế Triều, châu Thạch Lâm (nay thuộc Cao Bằng) đỗ tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất (1598), khoa thi thứ 2 của nhà Mạc thời cát cứ.

Bế Văn Phùng vốn là người giỏi khoa chiêm tinh, thạo về lý thuyết âm dương, lại rất thạo ca múa nên sau khi đỗ, được giữ chức quan Tư Thiên quản nhạc, đã sáng tác nhiều thơ văn như Tam nguyên luận, Trung nguyên luận, Thượng nguyên tuần, sách giáo nam, giáo nữ…




Dạ cám ơn anh đã ghé thăm. Chừng nào rảnh ủng hộ tụi em nữa nha.
Thím có kết quan họ cả chèo không, cải lương tôi bị tiêm nhiễm nhiều năm giờ cũng thấy hay.
Quan họ, chèo tôi thấy đều có tính dân tộc rất cao, tiếc là giờ người trẻ không nhiều người thích.
 
Topic rất hay và bổ ích.
Cảm ơn, các thím nhớ duy trì.
cheers.gif
 

Có lẽ cũng từ lâu, người Kinh Bắc cũng như các vùng khác của đất Việt. Cha ông chịu ảnh hưởng tư tưởng và lối sống Nho giáo một cách sâu sắc. Cả một đời người ai ai cũng phải đi theo khuôn thước. Trong chuyện tình cảm riêng tư giữa nam và nữ, thường được nghe câu cửa miệng mà các cụ dạy Nam nữ thụ thụ bất tương thân. Hai chữ thụ thụ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Một chữ thụ có bộ thủ là trao cho, chuyển cho. Còn một chữ thụ là nhận lấy, cầm lấy, hấp thụ, hưởng thụ.

Việc tiếp xúc trực tiếp là tối kỵ, được cho là gợi dục. Nên khi tiếp xúc phải qua vật đệm làm trung gian. Nên mới có chyện đặt bông hoa lên khăn mùi soa đem tặng người yêu, đặt chùm quả trong lòng chiếc nón đem dâng người thương, bưng khay nước lên ngang trán (cử án tề mi) mời chồng.

Khắt khe là thế nhưng nam nữ được giao lưu tự do trong hát quan họ là nhờ có “danh chính”. Danh chính có được từ tục kết bạn Quan họ. Bất kỳ cặp bọn Quan họ nào muốn thành bạn với nhau và giao lưu qua lại phải làm lễ ra đình xin phép Thành hoàng làng ở cả đình làng của bọn Quan họ nữ và đình làng bọn Quan họ nam. Khi kết bạn mà có sự chứng giám của Thành hoàng làng nghĩa là họ đã coi nhau như anh em ruột thịt, không còn là nam-nữ xa lạ nữa. Từ đó, liền anh liền chị mới được thường xuyên qua lại, chơi với nhau một cách “danh chính ngôn thuận” và được cộng đồng công nhận. Ngay trong lời ca Quan họ tuy có nhiều bài về tình người nói chung nhưng cảm hứng chủ đạo vẫn là tình cảm, tình yêu nam nữ, là lối hát giao duyên thế mà vẫn được xã hội phong kiến thừa nhận. Ấy nên nói “quan họ kết bạn không kết duyên” là vậy.

(em search trên mạng rồi thêm mắm dặm muối theo trí tưởng tượng.. các bác đừng quở trách)
Em nghe ơi thầy dạy văn hoá bẩu “quan họ” là đọc chệch từ “quan hệ” mà ra
 
T dân Bắc nên nghe ca trù, chèo, xẩm, hát văn là chủ yếu. Hát then cũng có nghe nhưng không thấm được.
Còn nhạc cổ truyền trong nam có lẽ do ít tiếp xúc nên khó tiếp thu.
 
Nhiều anh quan niệm sinh ngoại quá, tôi chê
DDhFgYz.png

Tết ta không chỉ là khoảng thời gian nghỉ lễ hình thức mà nó là bản sắc văn hoá dân tộc, Tết ta là khoảng thời gian để bản thân và người thân tụ tập lại cùng nhau, chia sẻ niềm vui nổi buồn trong 1 năm, sinh hoạt tưởng nhớ tổ tiên, gặp người thân bạn bè sau 1 năm sống và làm việc
18UtsPw.png

Cũng giống các nước phương Tây, bọn họ có ngày lễ Giáng sinh và ngày nghỉ Tết dương lịch
IPMM3cD.gif


via theNEXTvoz for iPhone


Dạ mời anh vào thớt này nghe nhạc.
Người sính ngoại như tôi không dám tranh luận gì nhiều mà chỉ thích nghe nhạc thôi.
Tôi không biết bản nhạc này có phải là nhạc cổ truyền không nhưng tôi thích cái điệu "học trò lễ" mà các diễn viên đang thể hiện.
À.. nick của tôi có nguồn gốc từ tên tuổi do gia phụ đặt... tôi thấy cái nick của anh rất có tính dân tộc đấy. Anh có thể cho biết ý nghĩa sâu xa của nó.
Tôi cám ơn.
 
Dạ mời anh vào thớt này nghe nhạc.
Người sính ngoại như tôi không dám tranh luận gì nhiều mà chỉ thích nghe nhạc thôi.
Tôi không biết bản nhạc này có phải là nhạc cổ truyền không nhưng tôi thích cái điệu "học trò lễ" mà các diễn viên đang thể hiện.
À.. nick của tôi có nguồn gốc từ tên tuổi do gia phụ đặt... tôi thấy cái nick của anh rất có tính dân tộc đấy. Anh có thể cho biết ý nghĩa sâu xa của nó.
Tôi cám ơn.
Thay vì anh bắt bẻ tên tài khoản của tôi sao không vào tranh luận nhỉ
h1kRuMc.jpg

Chỉ vì đuối luận điểm mà đi lái qua chuyện khác là hay ho gì anh ơi
jmEBCky.gif

Ủa cơ mà tôi bình luận bên thread Tết mà ta, sao qua lại có bình luận bên thớt nhạc cổ truyền???

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top