Nhạc cổ truyền Việt Nam

Anh đứng bên lầu ba anh nhó qua..
Nhìn thấy em cởi truồng :p

Bản lưu thủy hành vân này hình như sáng tạo trong khoảng thập niên 70 từ bản Hoài Cầu trong Hồ Quảng..
Còn Hồ Quảng lấy từ bản nào của nhạc Tàu không rõ.
Hồ quảng nó gắn liền với cải lương luôn mà bác
Hồ quảng nó là của tụi ba tàu theo Dương Ngạn Địch khai khẩn phương Nam, rồi họ viết tuồng biểu diễn với nhau. Tới đầu thế kỉ 19 thì người Việt cũng viết tuồng hồ quảng lời Việt luôn. Đỉnh cao của cải lương hồ quảng là sau khi Vọng cổ vua Dạ cổ hoài lang ra đời, cổ nhạc từ đó phất luôn.
Hồi xưa tui biết ca hoài cầu, mà lâu quá quên rồi. Kaka
 
Hồ quảng nó gắn liền với cải lương luôn mà bác
Hồ quảng nó là của tụi ba tàu theo Dương Ngạn Địch khai khẩn phương Nam, rồi họ viết tuồng biểu diễn với nhau. Tới đầu thế kỉ 19 thì người Việt cũng viết tuồng hồ quảng lời Việt luôn. Đỉnh cao của cải lương hồ quảng là sau khi Vọng cổ vua Dạ cổ hoài lang ra đời, cổ nhạc từ đó phất luôn.
Hồi xưa tui biết ca hoài cầu, mà lâu quá quên rồi. Kaka
Ủa tui tưởng Hồ Quảng là của người Việt (Nam) chỉ xài nhạc Tàu thôi.
Nó hẳn đâu có giống gì với Việt Kịch với Kinh Kịch của Tàu?
 
Hồ quảng nó gắn liền với cải lương luôn mà bác
Hồ quảng nó là của tụi ba tàu theo Dương Ngạn Địch khai khẩn phương Nam, rồi họ viết tuồng biểu diễn với nhau. Tới đầu thế kỉ 19 thì người Việt cũng viết tuồng hồ quảng lời Việt luôn. Đỉnh cao của cải lương hồ quảng là sau khi Vọng cổ vua Dạ cổ hoài lang ra đời, cổ nhạc từ đó phất luôn.
Hồi xưa tui biết ca hoài cầu, mà lâu quá quên rồi. Kaka
Hồi nhỏ lần đầu tiên nghe tuồng Võ Tòng Sát Tẩu
Nghe Lưu Thủy Hành Vân riết quen rồi lần đầu tiên nghe Hoài Cầu thấy kỳ kỳ.. vì cái đoạn kết nghe ngang ngang hổng có hậu.
 
Ủa tui tưởng Hồ Quảng là của người Việt (Nam) chỉ xài nhạc Tàu thôi.
Nó hẳn đâu có giống gì với Việt Kịch với Kinh Kịch của Tàu?
Mà tui thấy cải lương bây giờ dân chỉ còn nghe mấy tuồng cổ, tuồng tích viết trước giải phóng. Sau 75 chưa có được một vở diễn nào ra hồn....
 
Mà tui thấy cải lương bây giờ dân chỉ còn nghe mấy tuồng cổ, tuồng tích viết trước giải phóng. Sau 75 chưa có được một vở diễn nào ra hồn....
Tiếng trống Mê linh 1977
Bên cầu dệt lụa 1976
Ngao sò ốc hến năm tám mươi mấy quên rồi..
Đương nhiên tui vẫn thích những đoạn kinh điển của cải lương trước 1975.
Đoạn Nam Xuân do Phượng Liên ca trong Tâm sự loài chim biển.
Còn đoạn Xế Xảng do Mỹ Châu ca trong Người Tình trên chiến trận (từ 26:16)
Nghe đoạn A Khắc Thiên Kiều hiến máu cho Cổ Thạch Xuyên đúng la oan nghiệt.. Tuyệt phẩm..
Mà nội dung tư tưởng của nó cũng quá phù hợp với thời điểm đó. Đúng với câu "Vong quốc chi âm ai dĩ tư" trong Lễ Ký.
 
Hì.. sắp đến giỗ tổ Hùng Vương. Tự nhiên mình nhớ đến hai nghi lễ của đình chùa miền Nam là lễ Xây Chầu Đại Bội (đánh thức trống chầu) và Lễ Tôn Vương (hồi nhỏ nghe lộn thành Lễ Tuyên Dương :) )
Đền Hùng Vũng Tàu ngày xưa mình nhớ có một đội Lễ Sanh toàn các bà trên 50.. Nay tìm trên Youtube không ra :)
 

Có lẽ cũng từ lâu, người Kinh Bắc cũng như các vùng khác của đất Việt. Cha ông chịu ảnh hưởng tư tưởng và lối sống Nho giáo một cách sâu sắc. Cả một đời người ai ai cũng phải đi theo khuôn thước. Trong chuyện tình cảm riêng tư giữa nam và nữ, thường được nghe câu cửa miệng mà các cụ dạy Nam nữ thụ thụ bất tương thân. Hai chữ thụ thụ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Một chữ thụ có bộ thủ là trao cho, chuyển cho. Còn một chữ thụ là nhận lấy, cầm lấy, hấp thụ, hưởng thụ.

Việc tiếp xúc trực tiếp là tối kỵ, được cho là gợi dục. Nên khi tiếp xúc phải qua vật đệm làm trung gian. Nên mới có chyện đặt bông hoa lên khăn mùi soa đem tặng người yêu, đặt chùm quả trong lòng chiếc nón đem dâng người thương, bưng khay nước lên ngang trán (cử án tề mi) mời chồng.

Khắt khe là thế nhưng nam nữ được giao lưu tự do trong hát quan họ là nhờ có “danh chính”. Danh chính có được từ tục kết bạn Quan họ. Bất kỳ cặp bọn Quan họ nào muốn thành bạn với nhau và giao lưu qua lại phải làm lễ ra đình xin phép Thành hoàng làng ở cả đình làng của bọn Quan họ nữ và đình làng bọn Quan họ nam. Khi kết bạn mà có sự chứng giám của Thành hoàng làng nghĩa là họ đã coi nhau như anh em ruột thịt, không còn là nam-nữ xa lạ nữa. Từ đó, liền anh liền chị mới được thường xuyên qua lại, chơi với nhau một cách “danh chính ngôn thuận” và được cộng đồng công nhận. Ngay trong lời ca Quan họ tuy có nhiều bài về tình người nói chung nhưng cảm hứng chủ đạo vẫn là tình cảm, tình yêu nam nữ, là lối hát giao duyên thế mà vẫn được xã hội phong kiến thừa nhận. Ấy nên nói “quan họ kết bạn không kết duyên” là vậy.

(em search trên mạng rồi thêm mắm dặm muối theo trí tưởng tượng.. các bác đừng quở trách)
 
Bản Ngũ Đối Hạ mà GS Trần Văn Khê ca không thấy có lời trên mạng nên mình ngồi chép lại. Có nhiều chỗ hơi khó nghe nên mình đoán bừa.
Nay có người họ Trương. Hà Đông vốn quê hương chàng. Con thiên hộ cửa nhà giàu sang. Trương Bích là nguyên danh. Tuổi xuân đà gia quan. Thêm khăn tóc chẳng ai án kia trong bạn ngang mày thờ phụng, duyên xích thằng đã đành bén duyên khiến cho người mến yêu. Đã mấy phen đem lời ước mai, quyết xin vầy tóc tơ. Nhớ nghiêm phụ lời dạy di ngôn truyền khuyên định: “Rằng em thất gia lo thành thì chốn linh đài mới an lòng vui". Mới vưng lời nghiêm thân, tỏ tấm lòng khuyên em “Vườn rào đến lứa kiếp xuân. Phải câu giai ngẫu phối nghĩa kim thành. Kết duyên hài trăm năm. Nữ hiếu kia đã vẹn. Mà gương tiết trinh thêm tròn. Ấy đáng trang quần thoa xin trưởng huynh xét giùm. Trên nghiêm đường hôm nay mới quản. Lòng em xót đau muôn đoạn mà chẳng nguôi tấm lòng tử điệu mà nay muốn vầy khuê các. Thì e hiếu trang sai niềm đành công hiếu tâm lỗi đạo rồi thế gian để lời khinh dị.“
“Nghe mấy lời em phân thì lòng anh cũng xét suy. Mà nghĩ cái cảnh duyên ni là cảnh rất may cho em sao em đành tơ duyên bỏ lãng? Thì rồi xuân bất tái lai. Điều đó quyết giải phân minh. Thôi em hẹp lượng mà chi. Chớ gẫm cái câu bích nghi. Xin thay bề phụng lưu, vàng ròng muôn ức biết bao. Báu xinh châu đẹp ngọc ngà trang lệ. Cái thời kỳ này là thời kỳ tiền tài chủ trương. Dễ ai lòng chẳng suy. Hỏi mấy trang anh hùng chi mưu. Có dám thoát vòng ấy chăng? Thôi! Em khá an tấc lòng. Vui theo bề vu quy. Lầu son đáng treo giá ngọc. nhành vàng thì kề cửa châu. Phỉ thay nữ nhi dung hạnh. Ấy, hiếu trinh vẹn toàn. Lòng anh đây cũng êm đẹp, vẻ vang vui huề trinh thuận. Anh với chị yêu thương thì lòng em rất biết ơn mà tưởng rấp lẽ cang thường. Trọng hệ về ngày sau. Xin anh đãi đục lóng trong. Nếu không dò nên hưng đành chôn vẻ hoa hương trời thì uổng bấy ơn cù lao cái hy vọng truyền lại. Ấy chẳng qua mạng thời, bần phú tước phẩm vinh hoa là bởi trí nhơn thiên mịch. Em màng người hiền tài trí mưu. Nghĩa hiếu trinh giữ vẹn đành quăng não cân tâm hồn. Chốn nước non cho tròn vuông, ấy phỉ lòng thê nhi. Thân trăm dầu phụng y thì thề cam trọn đời chung mối tóc tơ đây nguyền không?
 
Thời Trần, sau mỗi lần chiến thắng đại quân Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cưỡi voi qua địa phận Bắc Ninh về đóng tại đại bản doanh Kiếp Bạc bên Lục đầu giang được mệnh danh “lục long tranh châu”(sáu Rồng tranh ngọc), người Bắc Ninh đã gửi tình cảm kính trọng, tự hào đối với bậc Anh hùng và voi của ngài qua lời ca:
Suông hời suông hỡi tình suông
Bắt đò kẻ Cháy sang sông Sáu đầu
Quân Ông sang rồi voi Ông lội sang sau
Dọn đường cho lịch để hầu quân vương

Dân ca quan họ ví tình cảm của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn với con voi của mình giống như tình mẹ con chứ không phải là “tôi tớ” mà có khi tình nghĩa còn hơn cả binh lính của mình. Đây giống như tình mẫu tử cha con ruột thịt.
 
Phải công nhận nhạc cổ truyền không hay. Nói đúng hơn là không hề tồn tại nền âm nhạc, chỉ có nền ca hát thôi. Giai điệu, phối khí rất kém so với âm nhạc tây phương.:)

Gửi từ Vsmart Joy 2+ bằng vozFApp
 
Phải công nhận nhạc cổ truyền không hay. Nói đúng hơn là không hề tồn tại nền âm nhạc, chỉ có nền ca hát thôi. Giai điệu, phối khí rất kém so với âm nhạc tây phương.:)

Gửi từ Vsmart Joy 2+ bằng vozFApp
Công nhận điều này rất đúng. Những cái mà các con gọi là âm nhạc cổ truyền đều là được phối lại sau này mà thôi, nguyên gốc nó không phải vậy, và không được như vậy
 
Tôi thì thích đàn nhị , đang tự học mà hơn 2 tháng rồi kéo vẫn như con vịt kêu :sad:

Riêng dòng nhạc cụ dây họ kéo kéo kiểu này thì chịu khó kiếm giáo viên đi thôi. Tôi tự học violin kéo sai kĩ thuật, kéo 5 tháng mà nghe như gà chọc tiết, có giáo viên phát chỉnh sửa đc ngay, còn đàn nhị nghe bảo khó hơn đàn violin nữa kia mà tự học sao nổi, cẩn thận hỏng ngón sai tư thế các thứ khó sửa sau này lắm vì quen rồi. Tôi cũng thích đàn nhị, học violin 1 thời gian sẽ học đàn nhị cơ bản

Sent using vozFApp
 
Back
Top