Nhạc sĩ của những nỗi buồn, cô đơn

^DOREMINI^

Senior Member
Người ta vẫn nói buồn, cô đơn chính là những tâm trạng mang tính thẩm mỹ để nghệ sĩ viết nên những tác phẩm hay. Với nhiều người, đó chỉ là những khoảnh khắc nhất thời và cũng chỉ thoáng qua. Nhưng có một nhạc sĩ thì gần như là cả cuộc đời và ngay cả những giây phút hạnh phúc nhất, buồn và cô đơn vẫn xâm chiếm tâm hồn và lấn át tất cả. Đó là Lam Phương (1937 - 2020) - một trong những nhạc sĩ nổi tiếng, có đông công chúng nhất sống ở miền Nam nước ta trước năm 1975.
Những bản tình ca buồn man mác, trĩu nặng tâm tư của Lam Phương cho đến hôm nay vẫn len lỏi trong đời sống tinh thần của nhiều người, đặc biệt là bà con Việt kiều ở hải ngoại. Ca khúc của ông luôn xuất hiện trong những sinh hoạt cộng đồng của họ, đặc biệt trong các đại nhạc hội. Ông cũng là nhạc sĩ có nhiều bài được ngành Văn hóa đưa vào danh sách có thể trình diễn dưới mọi hình thức bởi tính thuyết phục của những giai điệu đẹp với lời ca chỉ thuần túy nói đến tình yêu lứa đôi và quê hương, đất nước.

nhac-si-lam-phuong-tac-gia-_651608701725.jpg -0
Cố nhạc sĩ Lam Phương.
Nếu bạn là người đa sầu, đa cảm, luôn thích sống với nội tâm, với những cảm giác trầm, buồn, lắng đọng hẳn là sẽ rất thích những ca khúc của Lam Phương. Ngay cả khi ông viết về thiên nhiên cũng vẫn toát lên tâm trạng như vậy. Ví như bài “Nắng đẹp miền Nam” ông vẽ nên một bức tranh bằng âm thanh thật đẹp về cái nắng đặc biệt của miền Nam lẽ ra phải vui, tươi sáng, vậy mà vẫn man mác buồn.

Một trong những ca khúc nổi tiếng, tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của Lam Phương được rất nhiều người ưa thích, hầu như mọi ca sĩ đều tìm đến để trình diễn là “Thành phố buồn”. Bài này tác giả viết khi xa người tình thứ ba là Hạnh Dung để lên Đà Lạt. Đó là năm 1970, Lam Phương có việc phải đến thành phố mộng mơ này ít ngày. Nỗi nhớ Hạnh Dung da diết đã thôi thúc ông viết nên ca khúc bất hủ: “Thành phố nào nhớ không em/ nơi chúng mình tìm phút êm đềm/ Thành phố nào vừa đi đã mỏi/ Đường quanh co quyện gốc thông già/ Chiều đan tay nghe nắng chan hòa…”.
Ai đã từng ít nhất có một lần xa người yêu thương sẽ cảm nhận được hết nỗi bâng khuâng, da diết được thể hiện trong một giai điệu trầm lắng, u buồn này. Nghe kỹ hàng loạt bài khác như “Kiếp nghèo”, “Xin thời gian qua mau”, “Cho em quên tuổi ngọc”, “Trăm nhớ ngàn thương”, “Giọt lệ sầu”, “Xót xa”, “Thuyền không bến đỗ”, “Tình như mây khói”, “Tình người viễn xứ”, “Biết đến bao giờ”, “Biển tình”… ta đều có chung cảm giác Lam Phương lúc nào cũng trĩu nặng một nỗi buồn, u uẩn, khó có sự giải thoát. Chỉ nghe qua tên các bài cũng thấy rõ điều đó. Có lẽ hoàn cảnh, gia thế và cái “số” của Lam Phương đã tạo nên điều đó ở ông.

Lam Phương có tên khai sinh là Lâm Đình Phùng, ra đời ngày 20/3/1937 ở thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong một gia đình nghèo khó có 7 anh chị em mà ông là anh cả. Do gia cảnh quá khó khăn, năm lên 10 tuổi, ông được mẹ gửi lên nhà người bác ruột ở Sài Gòn. Tại đây, ông đã phải tự kiếm sống bằng đủ mọi nghề: bán báo, đánh giày… Tuy không sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc nhưng bỗng nhiên cậu bé Phùng rất yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Cậu tự mày mò học nhạc lý và vài thứ nhạc cụ thô sơ.

Năm 15 tuổi, cậu ham mê, bắt đầu sáng tác bài hát và đến bài thứ hai có tên “Khúc ca ngày mùa” được nhiều người tán thưởng. Không ai có thể hình dung một cậu thiếu niên mới 15 tuổi đã viết được bài tình ca “Chiều thu ấy” có lời lẽ rất ướt át, lai láng: “Chiều thu ấy, ngồi bên em dưới ánh trăng vai kề vai/ Nhìn mây bay, chiều lâng lâng theo gió lay hương mùa say…”.
Biết tác giả là một thiếu niên, nhiều người ngưỡng mộ và tò mò hỏi cậu nguyên cớ viết nên bài hát thì cậu cho biết sáng tác để tặng một cô bạn bằng tuổi, rất quan tâm và hay giúp đỡ mình. Cô mến thương người bạn nam nghèo khó, xinh trai, lại biết đánh đàn và tính tình rất hiền. Mới chỉ là tình bạn vô tư, chưa thể “có gì” nhưng Lam Phương cứ tưởng tượng ra một tình yêu lãng mạn vượt lên tuổi của mình như thế. Sự việc này rõ ràng đã báo hiệu một cuộc đời rắc rối, vướng vào nhiều người đẹp, luôn lụy vì tình của người nhạc sĩ tài hoa suốt một đời buồn và cô đơn ngay cả khi có người tình bên cạnh.

bai-hat-nao-cua-lam-phuong-co-gia-gap-20-lan-xe-hoi-20-nam-luong-dai-ta-2.jpg -0
Nhạc sĩ Lam Phương lúc trẻ.
Quả đúng như vậy. Mới 18 tuổi, Lam Phương đã yêu người đầu tiên là ca sĩ Bạch Yến khiến ông viết nên một loạt bài: “Chờ người”, “Trăm nhớ ngàn thương”, “Tiễn người đi”, “Tình chết theo mùa đông”… Mối tình đầu này không được bao lâu, ông vướng vào người thứ hai tên Minh Hiếu cũng là ca sĩ. Một lần đến dự Nhạc hội được tổ chức tại Nha Trang, Lam Phương gặp và nhanh chóng si mê sắc đẹp và giọng hát quyến rũ của cô. Chàng nhạc sĩ điển trai đến làm quen rồi rủ Hiếu ra bờ biển đi dạo. Cô nhận lời. Thế là cuộc tình xảy ra như một tiếng sét. Tuy mối tình thứ hai này cũng ngắn ngủi nhưng đủ thời gian để ông viết được các bài “Biển tình”, “Biết đến bao giờ”, “Thao thức vì em”…

https://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/nhac-si-cua-nhung-noi-buon-co-don-i680244/
 
Trường Vũ có hát bài Chiều…. nhưng vẫn về VN hát ầm ầm được vậy ta?
 
Trường Vũ có hát bài Chiều…. nhưng vẫn về VN hát ầm ầm được vậy ta?
Sau này thoáng lắm rồi, hát thôi đừng phát biểu linh tinh là được về hết. Khánh Ly hồi xưa chống cộng ầm ầm vẫn hát bình thường. Trường Vũ có dính gì tới chính trị đâu.
 
Back
Top