Nhiều người sử dụng flycam nhưng không biết quy định này…

Resius

Senior Member
Theo chuyên gia pháp lý, không phải ai cũng có quyền, không phải nơi nào cũng cho phép flycam. Những hành vi chưa đăng ký mà sử dụng thiết bị này trên bầu trời có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, thậm chí nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những năm gần đây, flycam (thiết bị bay dùng để ghi hình) ngày càng được nhiều người trẻ sử dụng trong những dịp lễ, đám cưới, du lịch, làm video clip, xem đây là một cách ghi lại những bức ảnh từ góc máy trên cao. Nhưng không nhiều người trẻ biết quy định của pháp luật về việc sử dụng flycam.

Cụ thể như: gần đây, một Tik Toker đến khu du lịch núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh quay video giới thiệu về nơi này. Trong quá trình quay hình, Tik Toker này có sử dụng flycam để quay toàn cảnh khu vực. Tuy nhiên, hành động này đã bị bảo vệ của khu du lịch nhắc nhở và yêu cầu dừng lại. Sau khi bị bảo vệ yêu cầu dừng, nam Tik Toker đã lên clip “phốt” cho rằng bảo vệ ngăn cấm anh ta thực hiện flycam.

Ngoài vụ việc này, thì có nhiều trường hợp người trẻ sử dụng flycam bị yêu cầu dừng, thậm chí một số flycam bị lực lượng chức năng bắn rơi trong các dịp lễ hội, bắn pháo hoa…

42910275421336996636518385898888693291809539n-1708494937296293813496.jpg

Flycam được nhiều người sử dụng trong việc ghi lại bức ảnh từ góc máy trên cao - PHÚC KHA

Xét dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Minh Cảnh, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết tại Điều 3, Quyết định 18/2020/QĐ-TTg quy định những khu vực cấm sử dụng flycam bao gồm khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ; Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ…; Khu vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu; khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ (trung tâm) hậu cần, kỹ thuật, trại giam.

Luật sư Nguyễn Minh Cảnh thông tin rằng quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ được nêu rõ tại Nghị định 36/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 79/2011/NĐ-CP. Các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học cần thực hiện xin cấp phép bay theo đúng quy định của pháp luật.

“Việc sử dụng flycam ở nước ta không bị cấm hoàn toàn nhưng có một số giới hạn nhất định. Người sử dụng phải làm thủ tục xin phép do hoạt động bay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng… Những hành vi không đăng ký mà cho sử dụng flycam trên bầu trời có thể bị xử lý hành chính; trường hợp gây ra hậu quả ảnh hưởng tính mạng, danh dự, sức khỏe… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư Nguyễn Minh Cảnh chia sẻ.

42909454212070983306953118499329303871273869n-17084950602041919641352.jpg

Sự dụng flycam phải xin phép các cơ quan chức năng nếu không sẽ bị xử phạt - PHÚC KHA

Cũng theo luật sư Nguyễn Minh Cảnh, căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng thì sẽ xử phạt hành chính với các hành động sử dụng flycam không xin giấy phép bay như: Sử dụng tàu bay không người lái chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay… Việc không xin giấy phép sử dụng flycam sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Theo luật sư Nguyễn Minh Cảnh, để có thể sử dụng máy bay không người lái ở Việt Nam cần có sự cho phép của Bộ Quốc phòng.
..........
 
Back
Top