thắc mắc Nhồi từ vựng

Ngân Bùi

Junior Member
Đa số người học tiếng anh ngày học trung bình 15-20 từ. Nhưng hiện tại mình muốn nâng band nhanh 1 ngày nhồi trăn từ vựng. Mình muốn Tham khảo các cao nhân cách nhồi từ vựng cũng như xin kính nghiệm của các bác (những người đã trải qua giai đoạn nhồi từ)
 
Nhồi bao nhiêu cũng được. Vấn đề là nhớ được bao nhiêu hay lại "bội thực"?
Bạn cứ học thêm từ và ôn luyện như bình thường mỗi ngày rồi nâng mức lên dần dần.
Kinh nghiệm bản thân:
  • Học các từ có liên quan với nhau ví dụ cùng chủ đề, cùng từ gốc cho dễ liên hệ,
  • Gợi nhớ bằng âm thanh hoặc hình ảnh đi kèm với từ (nếu có thể) chứ không chỉ nhớ nghĩa từ,
  • Thêm câu ví dụ để nhớ cách sử dụng từ,
  • Viết lại từ khi ôn để nhớ mặt chữ,
  • Học bằng flashcard như Anki: tự soạn theo khả năng tiếp thu và ôn luyện theo các khoảng thời gian đề xuất,
  • Chấp nhận việc nhớ mang máng là sai và phải ôn lại ngay từ đầu; đừng ỷ y cho qua rồi cứ thế thành thói quen xấu. :D
 
Nhồi dễ đấy, kiếm cuốn từ điển Oxford ra học 1 ngày 10 trang từ điển bắt đầu từ letter A cho đến Z. Quan trọng là bạn nhớ hay không thôi. Khuyến khích bạn nên đọc báo như VOA hay coi Youtube các kênh tài liệu, khoa học, thể thao, du lịch... rồi tra từ điển nếu gặp từ mới sẽ hiệu quả hơn.
 
Đa số người học tiếng anh ngày học trung bình 15-20 từ. Nhưng hiện tại mình muốn nâng band nhanh 1 ngày nhồi trăn từ vựng. Mình muốn Tham khảo các cao nhân cách nhồi từ vựng cũng như xin kính nghiệm của các bác (những người đã trải qua giai đoạn nhồi từ)

Làm gì có đủ thời gian nâng band lên?
15~20 từ đã là quá nhiều
1 từ sẽ phải học kèm với 4,5 từ có liên quan như danh, động, tính từ đi theo. Mỗi từ sẽ phải có ít nhất 1 câu ví dụ. Như vậy tương đương 1 ngày phải học 100 câu tiếng Anh trở lên.
 
Được thì vẫn được nếu bác thật sự try hard nhưng dùng được hay không lại khác :3 vì một từ có rất nhiều nghĩa ... E thấy cách học từ vững tốt là đọc sách , báo , truyện các thứ = tiếng anh .
 
Làm gì có đủ thời gian nâng band lên?
15~20 từ đã là quá nhiều
1 từ sẽ phải học kèm với 4,5 từ có liên quan như danh, động, tính từ đi theo. Mỗi từ sẽ phải có ít nhất 1 câu ví dụ. Như vậy tương đương 1 ngày phải học 100 câu tiếng Anh trở lên.
Hi tùy từng người mà cách học khác nhau ạ. Em chỉ muốn biết nghĩa của riêng từ đó chứ k cần học phát âm ạ. Ý em là nghĩa anh-việt thôi ạ. Vì quỹ thời gian k nhiều nên em k học bài bản đc như chú / anh nói =((
 
Được thì vẫn được nếu bác thật sự try hard nhưng dùng được hay không lại khác :3 vì một từ có rất nhiều nghĩa ... E thấy cách học từ vững tốt là đọc sách , báo , truyện các thứ = tiếng anh .
Bạn từng học theo kiểu này chưa. Nếu rồi chia sẻ hành trình đi, mình muốn nghe để có thêm động lực
 
Bạn từng học theo kiểu này chưa. Nếu rồi chia sẻ hành trình đi, mình muốn nghe để có thêm động lực
Thật ra thì t học Speaking tr , bỏ tầm 1 2 tháng học IPA , xong nhại theo mấy cái video tiếng anh tầm 6-7 tháng , nên vốn từ vựng căn bản t có sẵn rồi nên chuyển qua đọc sách cũng nhanh :) Chứ t không hiểu theo kiểu nhồi nhét từ vựng như xưa nữa :v Cơ mà hồi t có mua sách hack não từ vựng gì á :))) thấy trong group như người học kiểu nhồi nhét như thím nói :LOL:)) Còn t thử rồi , chịu , nhớ được mới lạ = )))
 
Hi tùy từng người mà cách học khác nhau ạ. Em chỉ muốn biết nghĩa của riêng từ đó chứ k cần học phát âm ạ. Ý em là nghĩa anh-việt thôi ạ. Vì quỹ thời gian k nhiều nên em k học bài bản đc như chú / anh nói =((

1 ngày 1 bài đọc, có thể là báo, sách, v.... (tầm 800~1000 từ, sau nâng lên 1500, rồi 2000 từ)
Đọc, tìm nghĩa tiếng Việt của tất cả các từ chưa biết trong bài báo đó.
Sau khi biết hết nghĩa của tất cả các từ thì ngồi dịch lại bài báo đó 1 lần. Hoặc gõ bài báo đó và copy vào Google dịch 1 lần rồi đọc lại nhiều lần.
Cách này đỡ nhàm chán hơn cách đọc flash card.
Tài liệu miễn phí thì nhiều lắm. Nhanh nhất là cứ Wikipedia.
 
Hi tùy từng người mà cách học khác nhau ạ. Em chỉ muốn biết nghĩa của riêng từ đó chứ k cần học phát âm ạ. Ý em là nghĩa anh-việt thôi ạ. Vì quỹ thời gian k nhiều nên em k học bài bản đc như chú / anh nói =((
Nếu như bạn đã từng tra từ điển Tiếng Anh biên soạn hoàn toàn bằng Tiếng Anh thì bạn sẽ thấy một từ mang rất nhiều lớp nghĩa tuỳ thuộc vào từ loại, ngữ cảnh, thành ngữ, lĩnh vực sử dụng, cách dùng của từng địa phương, v.v... Lấy ví dụ như từ TRY trong từ điển Longman Dictionary of Contemporary English:
https://www.ldoceonline.com/dictionary/try
Bạn thấy đó, một từ TRY sẽ có rất nhiều lớp nghĩa như mình đã nói ở trên. Nội việc học hết tất cả các lớp nghĩa của từ TRY ấy cũng mệt mỏi rồi. Còn nếu chỉ học một lớp nghĩa thì lại bỏ qua nhiều lớp nghĩa khác của từ. Kiểu nào cũng thực sự kém hiệu quả.

Nếu bạn thực sự muốn học kiểu nhồi từ thì hãy bắt đầu với các bài đọc trong sách giáo khoa môn Tiếng Anh. Tra từng từ trong bài đọc (bằng từ điển Anh-Việt, theo như yêu cầu của bạn) và học nghĩa của những từ ấy trong bài đọc trước. Như vậy bạn sẽ học được một lớp nghĩa cụ thể của từng từ và các từ ấy lại nằm trong cùng chủ đề nên sẽ dễ liên tưởng với nhau về nghĩa hơn. Một bài đọc khoảng 1,000 từ thì chí ít cũng có 300-400 từ khác biệt nhau, tha hồ để bạn học.

Khi bạn đã ôn luyện ổn rồi thì làm tiếp với những bài đọc sau đó. Nên ưu tiên các bài đọc từ lớp thấp trước vì chúng thường ít từ và dễ hiểu hơn các bài ở lớp cao.
 
1 ngày 1 bài đọc, có thể là báo, sách, v.... (tầm 800~1000 từ, sau nâng lên 1500, rồi 2000 từ)
Đọc, tìm nghĩa tiếng Việt của tất cả các từ chưa biết trong bài báo đó.
Sau khi biết hết nghĩa của tất cả các từ thì ngồi dịch lại bài báo đó 1 lần. Hoặc gõ bài báo đó và copy vào Google dịch 1 lần rồi đọc lại nhiều lần.
Cách này đỡ nhàm chán hơn cách đọc flash card.
Tài liệu miễn phí thì nhiều lắm. Nhanh nhất là cứ Wikipedia.
Cách này super hiệu quả. Em đã thử rồi
 
Nếu như bạn đã từng tra từ điển Tiếng Anh biên soạn hoàn toàn bằng Tiếng Anh thì bạn sẽ thấy một từ mang rất nhiều lớp nghĩa tuỳ thuộc vào từ loại, ngữ cảnh, thành ngữ, lĩnh vực sử dụng, cách dùng của từng địa phương, v.v... Lấy ví dụ như từ TRY trong từ điển Longman Dictionary of Contemporary English:
https://www.ldoceonline.com/dictionary/try
Bạn thấy đó, một từ TRY sẽ có rất nhiều lớp nghĩa như mình đã nói ở trên. Nội việc học hết tất cả các lớp nghĩa của từ TRY ấy cũng mệt mỏi rồi. Còn nếu chỉ học một lớp nghĩa thì lại bỏ qua nhiều lớp nghĩa khác của từ. Kiểu nào cũng thực sự kém hiệu quả.

Nếu bạn thực sự muốn học kiểu nhồi từ thì hãy bắt đầu với các bài đọc trong sách giáo khoa môn Tiếng Anh. Tra từng từ trong bài đọc (bằng từ điển Anh-Việt, theo như yêu cầu của bạn) và học nghĩa của những từ ấy trong bài đọc trước. Như vậy bạn sẽ học được một lớp nghĩa cụ thể của từng từ và các từ ấy lại nằm trong cùng chủ đề nên sẽ dễ liên tưởng với nhau về nghĩa hơn. Một bài đọc khoảng 1,000 từ thì chí ít cũng có 300-400 từ khác biệt nhau, tha hồ để bạn học.

Khi bạn đã ôn luyện ổn rồi thì làm tiếp với những bài đọc sau đó. Nên ưu tiên các bài đọc từ lớp thấp trước vì chúng thường ít từ và dễ hiểu hơn các bài ở lớp cao.
Thank bạn
 
Flashcard các bác có cố học thuộc nghĩa không hay là thuộc ví dụ. Em đang ngồi ngâm flashcard mà nghĩa nó dài quá mà thời gian thì ít chỉ có 3 tiếng tối học nên cả 3 tiếng quanh quẩn được có tầm 50 thẻ anki cả mới lẫn cũ.:beat_brick:
 
Flashcard các bác có cố học thuộc nghĩa không hay là thuộc ví dụ. Em đang ngồi ngâm flashcard mà nghĩa nó dài quá mà thời gian thì ít chỉ có 3 tiếng tối học nên cả 3 tiếng quanh quẩn được có tầm 50 thẻ anki cả mới lẫn cũ.:beat_brick:
Bạn học thuộc lòng nghĩa từng từ á? Làm vậy thì mỗi lần ôn tập sẽ rất tốn thời gian và lại mau quên nữa.
Nếu có thể thì bạn liên hệ nghĩa của 1 từ theo hình dáng, màu sắc, âm thanh, v.v... đối với từ tượng thanh và tượng hình. Còn đối với các từ mang tính trừu tượng thì có thể liên hệ nghĩa theo các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa của nó (thậm chí cả nghĩa Tiếng Việt nếu quá bí).
Thêm các ví dụ có chứa từ cần ôn vào card sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc nhớ đúng lớp nghĩa và cách sử dụng từ.

Riêng mình thì khi tra 1 từ mà nó có 10 lớp nghĩa khác nhau, mình sẽ tách làm 10 card riêng biệt tương ứng từng lớp nghĩa.
VD: Card #1:
Mặt trước bao gồm:
  • từ cần học
  • từ loại
  • phiên âm
  • phát âm
  • từ đồng/gần/trái nghĩa
  • các điểm ngữ pháp
  • các ví dụ tương ứng với các điểm ngữ pháp trên
  • các thông tin hữu ích khác
Mặt sau sẽ là: lớp nghĩa tương ứng.

Nếu làm theo cách này, chỉ cần đọc Mặt trước thì sẽ dễ dàng đoán ra lớp nghĩa tương ứng. Không sợ nhầm với lớp nghĩa khác của từ hay nhầm với một từ hoàn toàn khác.

Tuy nhiên với cách làm này thì mình chỉ có thể đọc Mặt trước để nhớ nghĩa Mặt sau chứ không ôn thứ tự ngược lại được. Mà mình thấy kiểu nhìn nghĩa Mặt sau để đoán từ ở Mặt trước là vô vọng.
 
Bạn học thuộc lòng nghĩa từng từ á? Làm vậy thì mỗi lần ôn tập sẽ rất tốn thời gian và lại mau quên nữa.
Nếu có thể thì bạn liên hệ nghĩa của 1 từ theo hình dáng, màu sắc, âm thanh, v.v... đối với từ tượng thanh và tượng hình. Còn đối với các từ mang tính trừu tượng thì có thể liên hệ nghĩa theo các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa của nó (thậm chí cả nghĩa Tiếng Việt nếu quá bí).
Thêm các ví dụ có chứa từ cần ôn vào card sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc nhớ đúng lớp nghĩa và cách sử dụng từ.

Riêng mình thì khi tra 1 từ mà nó có 10 lớp nghĩa khác nhau, mình sẽ tách làm 10 card riêng biệt tương ứng từng lớp nghĩa.
VD: Card #1:
Mặt trước bao gồm:
  • từ cần học
  • từ loại
  • phiên âm
  • phát âm
  • từ đồng/gần/trái nghĩa
  • các điểm ngữ pháp
  • các ví dụ tương ứng với các điểm ngữ pháp trên
  • các thông tin hữu ích khác
Mặt sau sẽ là: lớp nghĩa tương ứng.

Nếu làm theo cách này, chỉ cần đọc Mặt trước thì sẽ dễ dàng đoán ra lớp nghĩa tương ứng. Không sợ nhầm với lớp nghĩa khác của từ hay nhầm với một từ hoàn toàn khác.

Tuy nhiên với cách làm này thì mình chỉ có thể đọc Mặt trước để nhớ nghĩa Mặt sau chứ không ôn thứ tự ngược lại được. Mà mình thấy kiểu nhìn nghĩa Mặt sau để đoán từ ở Mặt trước là vô vọng.
Nhưng em lo cách của bác thì mình nhìn vào thẻ thấy cái hình mới ra nghĩa của từ còn bắt gặp ở đâu là chịu chết vì não được lập trình vậy và thời gian làm thẻ cũng tầm 3 4 phút một cái nữa. Hay cái nào em thấy sát nghĩa tiếng việt thì em để còn không thì dịch định nghĩa của từ ấy ra tiếng việt bác nhỉ?
 
Có bác nào học theo phim và xem tài liệu ko, các bác học như nào. E cứ xem đến đoạn có từ mới là lại viết vào vở r tra nghĩa các thứ, mất thời gian phết nên nhiều lúc cũng ngại
 
Back
Top