Nhu cầu nhập khẩu đùi ếch của EU có thể ảnh hưởng tới quần thể ếch ở Việt Nam

mapususu

Senior Member

Nhu cầu nhập khẩu đùi ếch của EU có thể ảnh hưởng tới quần thể ếch ở Việt Nam​

Giai đoạn 2010–2019, Việt Nam đã cung cấp cho EU hơn 8400 tấn đùi ếch, trở thành nhà cung cấp đùi ếch lớn thứ hai vào EU. Tuy nhiên, hiện tại chưa thể xác định được trong số đùi ếch này, có bao nhiêu đùi được lấy từ ếch trong môi trường tự nhiên.

Screenshot-2023-02-24-at-14.44.48.png

Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus) là một trong những loài đang được săn lùng để phục vụ giới sành ăn ở châu Âu. Ảnh: Adobe Stock

Từ năm 2010 đến 2019, tổng sản lượng đùi ếch nhập khẩu vào EU đã lên tới 40,7 triệu kg, tương đương với khoảng 2 tỷ con ếch. Bỉ là nhà nhập khẩu chính, Pháp là nước tiêu thụ chính. Những thông tin này là một phần trong một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Conversation, cho thấy “sự biến động không thể lý giải được” trong việc buôn bán đùi ếch và sự phụ thuộc quá mức của EU vào các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu của mình.

Các nhà khoa học nhấn mạnh, hoạt động buôn bán này đang làm tăng nguy cơ tuyệt chủng ếch địa phương và khu vực ở các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Albania, những quốc gia cung cấp chính cho thị trường EU. Tác giả thứ nhất của nghiên cứu, Tiến sĩ Auliya thuộc Viện Phân tích Thay đổi Đa dạng sinh học Leibniz ở Bon, Đức, ví việc buôn bán quốc tế đùi ếch như một “hộp đen”, bởi tình trạng thiếu thông tin cụ thể về loài, dữ liệu thương mại cần thiết để đảm bảo tính bền vững hoặc việc dán nhãn [loài] sai khi buôn bán ở quy mô lớn và rất khó để xác định loài nếu đùi ếch đã qua chế biến, lột da và đông lạnh.

Ếch giữ vai trò trung tâm trong hệ sinh thái với tư cách là loài săn côn trùng. Khi những con ếch biến mất, tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu độc hại sẽ tăng lên. Do đó, việc buôn bán đùi ếch gây hậu quả trực tiếp không chỉ đối với bản thân loài ếch mà còn đối với đa dạng sinh học và sức khỏe hệ sinh thái nói chung. Ngoài ra, dư lượng thuốc trừ sâu trong đùi ếch được xuất khẩu ra quốc tế vẫn chưa rõ ràng.

Trong những năm 1970 và 1980, Ấn Độ và Bangladesh là hai nhà cung cấp đùi ếch chính cho châu Âu, nhưng khi quần thể ếch hoang dã tại hai nước này bắt đầu suy giảm, chính phủ lập tức đưa ra quyết định cấm xuất khẩu. Cho đến năm 1987, quần thể ếch tại Ấn Độ cạn kiệt nghiêm trọng và nông dân phụ thuộc vào một lượng lớn thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh và muỗi.

Kể từ đó, Indonesia đã “thế chân” và trở thành nhà cung cấp lớn nhất. Hậu quả là, tại Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Albania, các loài ếch đùi lớn đang lần lượt bị suy giảm trong tự nhiên, gây ra hiệu ứng domino nguy hiểm cho việc bảo tồn loài. Điều này ngày càng đe dọa quần thể ếch ở các nước cung cấp đùi ếch. Các nhà sinh thái học lo ngại rằng Indonesia, hiện là nguồn cung cấp hơn 2/3 đùi ếch trong các siêu thị trên toàn thế giới, đang đi theo con đường tương tự với Ấn Độ ngày trước.

“Cho đến nay, EU là nhà nhập khẩu đùi ếch lớn nhất thế giới và các loài đùi lớn như ếch cua (Fejervarya cancrivora), ếch khổng lồ Java (Limnonectes macrodon) và ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus) là những loài đang được săn lùng để phục vụ giới sành ăn ở châu Âu”, đồng tác giả Tiến sĩ Sandra Altherr, một nhà sinh vật học và cũng là chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã của tổ chức Pro Wildlife có trụ sở tại Đức, chỉ ra.

Các trang trại nuôi ếch công nghiệp – như những trang trại đang hoạt động ở Việt Nam – thoạt nhìn có vẻ là một giải pháp thay thế có thể giảm bớt áp lực đến quần thể ếch tự nhiên, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, rất khó để xác định nguồn đùi ếch hiện nay từ Việt Nam là nuôi hay bắt từ tự nhiên. Quy định của chính phủ đối với các hoạt động nuôi ếch ở Việt Nam còn chưa rõ ràng. Dù qua phân tích sinh học, có thể xác nhận đùi ếch đồng có nguồn gốc từ các trang trại, nhưng các nhà khoa học cho rằng vẫn chưa thể loại trừ khả năng người nông dân đã bắt ếch ngoài tự nhiên để bổ sung vào sản lượng ếch.

Nghi ngờ này hoàn toàn có cơ sở khi một nghiên cứu vào năm 2000 đã cho thấy nhiều hộ gia đình ở Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương đã mở trang trại nuôi ếch giống nhưng không đáp ứng kịp nhu cầu trong nước và phần lớn ếch cung cấp cho thị trường trong nước là từ môi trường tự nhiên.

Song song với đó, trong luận án “Khả năng tồn tại trong tương lai của ngành nuôi ếch ở tỉnh Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam” tại Đại học Central Queensland (Úc), nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Quang đã nhấn mạnh nhiều rủi ro liên quan đến hoạt động nuôi ếch ở miền Nam Việt Nam, cụ thể là tỉnh Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, các trang trại tư nhân chưa bám sát những tiêu chuẩn chất lượng và quản lý rủi ro. Các cuộc phỏng vấn với đại diện của các nhóm khác nhau cho thấy rằng họ chưa có phương pháp chăn nuôi cần thiết để nhân giống ếch thành công – từ việc lựa chọn địa điểm nuôi, con giống và thành phần loài phù hợp, cũng như kiến thức về chăn nuôi, bệnh tật, vệ sinh cho ếch và người nuôi, ô nhiễm môi trường v.v.

Điều này đặc biệt trở nên quan trọng khi Indonesia và Việt Nam là hai nước xuất khẩu đùi ếch lớn nhất trong giai đoạn 2003–2007. Riêng năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu 573 tấn đùi ếch. Đến giai đoạn 2010–2019, Việt Nam đã cung cấp cho EU hơn 8400 tấn đùi ếch, trở thành nhà cung cấp đùi ếch lớn thứ hai vào EU.

Một khảo sát vào năm 2020 do hai nhà khoa học Nguyễn Quốc Thịnh và Trần Minh Phú thực hiện nhằm điều tra việc sử dụng hóa chất, thuốc và diễn biến dịch bệnh trong quá trình nuôi ếch tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy ếch được nuôi tại các trang trại thường bị bệnh mủ gan (66,7%), xuất huyết (66,7%) và các vấn đề về đường tiêu hóa (đầy hơi, chướng bụng), ruột (40%). Nông dân sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh và hóa chất để điều trị nhiễm ký sinh trùng dù không có kiến thức về tác nhân gây bệnh. Đáng chú ý, họ không xét nghiệm tồn dư kháng sinh trước khi bán cho thương lái. Do đó, “cần hỗ trợ nông dân kiến thức về dịch bệnh, sử dụng thuốc/hóa chất và an toàn để điều trị và phòng ngừa”, nhóm tác giả kết luận.

frogs-in-market-2.webp

Ếch được đóng gói để bán (trái) và đùi ếch tươi được bày bán trong một siêu thị ở Pháp (phải). Mỗi năm Liên minh châu Âu nhập khẩu khoảng 4.000 tấn chân đùi, hầu hết là từ Indonesia. Ảnh:pro Wildlife.

Cần giám sát chặt chẽ


Có thể thấy quá trình bắt các quần thể ếch hoang dã lẫn nuôi công nghiệp tại trang trại ếch cho mục đích thương mại đã bỏ qua các biện pháp vệ sinh và kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, việc buôn bán xuyên biên giới các loài ếch đã dẫn đến tình trạng xáo trộn gen di truyền và lai tạo hỗn tạp giữa các loài. Chưa kể, họ có thể để “xổng” các loài ếch ngoại lai như ễnh ương Mỹ (Lithobates catesbeianus), chúng có thể xâm nhập và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Vậy chính quyền các nước EU có thể làm gì để ngăn chặn điều này? Thực chất xuyên suốt quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu tại Viện Phân tích Thay đổi Đa dạng sinh học Leibniz không thể tìm thấy bất kỳ dữ liệu nào được công bố về việc liệu dư lượng thuốc trừ sâu và các chất độc hại tiềm ẩn khác trong ếch (đã qua chế biến) hoặc đùi của chúng nhập khẩu vào EU có được giám sát hay không. “Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, [chúng tôi] nhận ra quá trình thu thập dữ liệu cụ thể về hoạt động buôn bán đùi ếch quốc tế hiện nay vô cùng khó khăn. Cụ thể, dữ liệu liên quan nằm rải rác trên các cơ sở dữ liệu không được kết nối với nhau,” các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ.

“Xét đến tình hình ở các nước xuất khẩu cũng như sự thiếu minh bạch về quản lý trong việc áp dụng các hóa chất nông nghiệp và thuốc trong các trang trại, chúng tôi thực sự khuyến nghị rằng việc giám sát nên trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong tương lai gần,” họ kết luận.

Tuy nhiên, vấn đề phức tạp liên quan đến buôn bán đùi ếch hiện chưa phải là một mục chính sách ưu tiên của EU. Nhóm nghiên cứu hiện đang kêu gọi EU bổ sung các loài ếch bị ảnh hưởng nhiều nhất vào CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng) để nâng cao khả năng giám sát và đảm bảo tính bền vững của hoạt động buôn bán đùi ếch.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học tại EU quan tâm đến vấn đề tiêu thụ ếch. Một cuộc điều tra vào năm 2020 của tổ chức phúc lợi động vật Moving Animals và tờ The Independent tại chợ Đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền (TP.HCM) đã cho thấy quá trình xử lý ếch tại Việt Nam không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.

Do ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nấm chytrid và ranavirus lây lan qua ếch sống, nên vào năm 2009, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã quy định các điều kiện để xử lý ếch sống và đã qua chế biến (chẳng hạn như giấy chứng nhận sức khỏe và biện pháp giảm thiểu rủi ro). Tuy nhiên, quan sát của các nhà vận động cho thấy ếch ở chợ “thường bị lột da và bị cắt bằng kéo hoặc lưỡi dao khi còn sống. Phần thân của chúng sau đó bị ném sang một bên giữa một đống bầy nhầy ếch và chúng phải chịu đựng cái chết từ từ, đau đớn,” theo Moving Animals.
https://tiasang.com.vn/doi-moi-sang...co-the-anh-huong-toi-quan-the-ech-o-viet-nam/
 
148488202147988-1.jpg

Đùi ếch ở VN còn bị ăn đi ăn lại, ông này ăn xong nửa tiếng sau có ông vào gặm tiếp
 
ếch nuôi công nghiệp đầy ra, thời nào rồi còn đi bắt ếch ngoài đồng nữa mà quần với chả thể

Ngoài đồng còn mấy đâu mà bắt . Chỉ có nuôi mới đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu , bài của rào cản kỹ thuật ngăn xuất khẩu
 
ếch nuôi công nghiệp đầy ra, thời nào rồi còn đi bắt ếch ngoài đồng nữa mà quần với chả thể
Ếch đồng vẫn có sự khác biệt rất lớn.
Ở quê trước đây tưới cây hoa màu tưới bằng cách gánh nước, giữa cánh đồng đào 1 hố sâu vài mét rộng vài mét để gánh nước tưới cây, sẽ có ếch ở đấy.
 
Giờ đc mớ ếch đồng tự nhiên các ông quan cứ đợi cả tháng nhá. Xuất khẩu ếch ngon hơn mọi năm các ông lại định văn vở để đánh thuế chứ gì. Đến tay người tiêu dùng cái gì cũng đắt mà nông dân đc cái gì. Cứ hở ra là đòi hốc
 
Ếch nuôi mới là đảm bảo, tôi từng tưởng ếch đồng là ngon, có ông bán cho 4 con, về làm thịt một con thì thấy trong đùi nó đầy sán, bóc ra bò lổm ngổm, đành thả 3 con kia về với tự nhiên, con còn lại thì ném xuống ao, cá nào ăn thì ăn, tôi ko dám xơi
Công nhận nhiều sán vcd. Mà ko riêng ếch, con gì nuôi thả cũng đấy kst.
Mà ở quê các cụ, thậm chí mấy ông anh họ, đều quan điểm nuôi thả mới sạch.
 
Con ếch tự nhiên gần nhất tôi được thấy cách đây phải tầm 25 năm. Ông ngoại bắt dưới ao cho ăn lúc học cấp 1
Giờ tìm đâu ra ếch tự nhiên nữa trời
H0YycZK.png

Ngày bé được ông ngoại kể tầm những năm 70,80 có đêm trời mưa ông đi bắt được gần 1 bao tải ngoài đồng. Nhưng sau này khi thuốc sâu lên ngôi thì chỉ còn ở các ao với sông. Đến đời tôi thì chả thấy còn nữa. Đời con tôi thì chắc chắn chỉ thấy trong nồi lẩu
oW6CXTE.png
 
Công nhận nhiều sán vcd. Mà ko riêng ếch, con gì nuôi thả cũng đấy kst.
Mà ở quê các cụ, thậm chí mấy ông anh họ, đều quan điểm nuôi thả mới sạch.
Ngon khác mà sạch khác chứ bạn. Ếch nuôi ít hoạt động thịt bở, ko thơm ko dai. Còn ếch ngoài tự nhiên đc 1 xâu là phải đặt. Mấy ông đi kích cá may đc ngày mới có chứ có phải ngày nào cũng đc đâu. Ngày bé muỗm, châu chấu sán đầy ra vẫn ăn ầm ầm
 
Ngon khác mà sạch khác chứ bạn. Ếch nuôi ít hoạt động thịt bở, ko thơm ko dai. Còn ếch ngoài tự nhiên đc 1 xâu là phải đặt. Mấy ông đi kích cá may đc ngày mới có chứ có phải ngày nào cũng đc đâu. Ngày bé muỗm, châu chấu sán đầy ra vẫn ăn ầm ầm

Mấy ông kia cứ quan trọng hóa chứ giờ cứ ăn chín uống sôi với tẩy giun đều đặn thì sợ gì đâu, tôi ngày trước tẩy giun còn ỉa ra được con giun dài ngoằng trắng hếu như sợi mỳ spaghetti.
 
Ngon khác mà sạch khác chứ bạn. Ếch nuôi ít hoạt động thịt bở, ko thơm ko dai. Còn ếch ngoài tự nhiên đc 1 xâu là phải đặt. Mấy ông đi kích cá may đc ngày mới có chứ có phải ngày nào cũng đc đâu. Ngày bé muỗm, châu chấu sán đầy ra vẫn ăn ầm ầm
Thực sự thì nấu chín rồi chả sao. Nhưng sạch, liền sinh ra món tiết canh. K ăn tiết canh lợn nuôi tăng trọng, nhưng tiết canh lợn thả rông thì lại ăn vì sạch.... Rất khó lí giải. Ngon thì nuôi thả rõ ngon hơn rồi
 
Mấy ông kia cứ quan trọng hóa chứ giờ cứ ăn chín uống sôi với tẩy giun đều đặn thì sợ gì đâu, tôi ngày trước tẩy giun còn ỉa ra được con giun dài ngoằng trắng hếu như sợi mỳ spaghetti.
Mấy con giun đũa có lol gì đáng sợ, nhưng sán thì xác suất rời khỏi ống tiêu hoá hơi bị cao.
 
Back
Top