Những câu chuyện kì bí của "Người Kể Chuyện"

Tôi cũng biết một người học thiếu sinh quân từ nhỏ, vì ba đi cách mạng, mẹ mất sớm, nhà không chăm được nên cho vào thiếu sinh quân. Nếu gia đình chăm được thì ít khi cho vào thiếu sinh quân sớm.

Anh H có kể lúc nhỏ, mà quên rồi
 
Nay chuyện cũng ngắn thôi

CHUYỆN CỦA CẬU EM TÀI XẾ

Hôm đi công việc cùng cậu em đơn vị khác, ba anh em tôi chạy suốt từ 5 giờ chiều tới 8 giờ sáng hôm sau mới nghỉ, ai mệt thì đổi lái thay nhau nghỉ, trên đường đi từ Lạng Sơn, tôi gợi chuyện cho cậu em khỏi buồn ngủ.
Hỏi cậu chạy xe lâu chưa, em chạy được 27 năm rồi anh, xưa khi chưa sang cơ quan có thời gian em lái ở đoàn 10 Bắc Thái cũ, giờ là Thái Nguyên anh ạ, qua năm là em hưu rồi..
  • Cậu đi đêm hôm rừng rú nhiều có gặp ma cỏ gì bao giờ không?
  • Ui, ma hả anh..em gặp vài lần rồi, có lần “họ” còn theo em về tận cơ quan..
  • Theo về tận cơ quan á??? Ghê vậy, kể bọn tớ nghe xem nào.
Qua lời cậu em kể lại xin kể cho bà con nghe.
Cậu em năm nay hơn 50 tuổi, ra quân xong xin vào đoàn 10 Bắc Thái chạy được vài tháng thì giải thể đơn vị, cậu chuyển sang đơn vị này vì từng là lính vũ trang nghĩa vụ.
Hồi mới sang đơn vị mới vì còn trẻ nên cậu lái xe chuyển quân cơ động, lúc đó cậu chưa lập gia đình nên ở luôn tại cơ quan.

Trong một chuyến chở quân đi hỗ trợ lũ tại Hát Lót, Sơn La đổ quân xong hai anh em, cậu và một phụ lái kiêm sửa chữa chạy lên Nà Sản đón tiếp quân, những năm 90 đường xấu và tối, vừa qua Hát Lót được chừng hai ba chục cây số, lúc đó tầm hơn 2 giờ đêm, dưới trời mưa cậu thấy một tốp chừng 4-5 người có cả trẻ em người đồng bào dân tộc đang lầm lũi đi dưới mưa, thấy tội nghiệp hai anh em dừng xe cho họ đi nhờ, những người này nói đi từ Nà Bố ra và giờ sang Nà Sản.
Cabin bé nên họ ngồi phía sau thùng xe chở quân lúc đó là xe Zil 157 có bạt che, hai anh em chạy thỉnh thoảng cũng ngó qua sau nhưng do trời tối nên không thấy gì, cũng không nghe thấy họ nói gì, tới gần Nà Sản thì trời đã rạng sáng, nghe tiếng vỗ tay vào cabin biết là những người đi nhờ xe muốn xuống, anh em đỗ xe lại gần một cây cổ thụ ven đường cho họ xuống, cậu lái phụ nhảy xuống mở bửng sau xe thì ôi thôi trên xe không có một ai, cậu này hoảng quá chạy lên bảo cậu em, ngó qua kính sau buồng lái thì cậu em thấy thùng xe rỗng không, hai băng gỗ làm ghế ngồi hai bên không có một ai, cả hai cùng nhảy xuống xe leo lên thùng kiểm tra thì không có cả vết nước mưa cùng bùn đất của họ nữa, thùng xe trống trơn, và gió lạnh lùa thông thống..

Hai anh em hoang mang quá nghĩ hay họ tự trèo xuống giữa đường khi xe chạy nhỉ, nhưng họ có trèo xuống thì cũng còn phải có vết nước mưa cùng bùn đất bám lại trên xe, đằng này xe sạch nguyên, và ai đã vỗ dồn dập vào cabin lúc nãy nữa??
Hoảng sợ và hoang mang hai anh em vội leo lên xe cắm đầu chạy đến đơn vị đón quân mà mặt vẫn xanh lè xanh lét.
Cậu em nói, em thì không tin lắm về chuyện “ma cỏ” anh ạ, và em cũng không sợ, cứ tưởng chỉ một lần ai ngờ đâu em gặp tới mấy lần.
Lần hai thì cũng lạ lùng.
Lần đó cậu đi Na Rì sang Bình Gia theo đường 279 cũ, đường lúc đó xấu vô cùng tận, có mấy chục cây số nhưng không phải xe đặc chủng thì chắc phải đi mất cả ngày, hôm đó trời cũng mưa, sang tới gần Phai Danh Bình Gia thì bỗng nhiên thấy một cô gái ăn mặc rất đẹp, trang phục váy như người Mán sơn đầu ngồi ở giữa đường.
Cậu em nói, em xuống xe đi đến gần còn nhìn rõ là cô này người đồng bào dân tộc Mán vì họ cạo hết lông mày mà anh, khi em hỏi sao ngồi giữa đường đêm vậy, thì cô gái nhe răng cười, hàm răng đen xì như hột na, em bỗng ớn lạnh rùng mình vội chạy quay lên xe, chỉ vài bước chân đã không còn thấy cô gái đó nữa, đường thì một bên có ruộng một bên là rừng cây thưa, mà lại hửng sáng lờ mờ đèn xe cũng sáng mà không thấy cô gái lúc nãy đâu nữa, như cô đã bốc hơi giữa trời vậy.

Lần ba thì em nhớ nhất, và ám ảnh em nhất.
Lúc đó em chạy xe xăng dầu, đơn vị nằm ngay đường 5 thuộc Văn Giang, một lần từ Gia Lâm về xe không, em cho một cô gái đi nhờ về, vì thấy tội giữa đêm hôm lại bế theo con nhỏ quấn trong tã lót nữa.
Trên xe em cũng hỏi chuyện thấy cô này nói đưa con ở viện Nhi về, thấy cô vui vẻ nói chuyện bình thường lắm, cô nói hai mẹ con khoẻ rồi giờ ra viện về nhà.
Tới gần ngã ba rẽ về đơn vị thì đang chạy tự nhiên em nghe mùi hương đỏ nồng nặc anh ạ- xưa thì người ta hay thắp hương đen, hương đỏ thì hay dùng cho đám ma- em giật mình lạnh hết người, thấy có quán bán bánh bao sáng em xuống mua bánh bao vừa là mời hai mẹ con vì mời cô xuống ăn phở cô không nghe, vừa mình ăn với lại mang về cho anh em ăn sáng.
Cô bán hàng nói chưa có bánh đâu phải lúc nữa mới có, em quay lên xe ngay vì trời lúc đó lạnh lắm.

Khi quay lên xe thì ôi thôi, cabin rỗng không, không có ai, em vội xuống đường xem cô gái ấy đâu, vì bậc lên xuống xe zil cao và tay bế con tay xách theo cái giỏ đồ thì rất khó xuống..
Nhưng không thấy cô gái đâu cả, nhà thì thưa thớt và phần đa là họ chưa dậy, em hỏi cô chủ bán bánh vì gần cổng đơn vị anh em cũng hay ghé nên cô có biết em, em hỏi cô thấy cô gái bế đứa nhỏ đâu không.
Cô chủ lắc đầu ngơ ngác nói không, mà em chỉ xuống xe chưa tới 30 giây lúc trước đó thôi.
Bỗng cô chủ vẫy em xuống, cô vào nhà lấy mấy quả bồ kết khô cho vào lò đốt rồi bảo em con mang ra bỏ trên cabin xe đi, con vừa chở vong về đó, có mấy thằng chạy qua đây kể chở cô này bế đứa con về thế này rồi…
Em bủn rủn cả chân tay ko dám đi nữa, đỗ xe ngồi lại quán cô Diên chờ sáng hẳn mới dám về, dù chỉ cách có một đoạn nữa rẽ vào là tới đơn vị.
Nghe cô nói thì em mới như chợt nhớ ra, cô gái này ngồi trên xe một tư thế như bị buộc suốt quãng đường, và đứa bé cũng không hề ngọ nguậy hay khóc lóc gì cả, buồng lái xe thì kín nhưng em vẫn cảm giác lạnh run từng cơn rất lạ..
Hai lần sau nữa, em lại nhìn thấy cô gái đó, lần thì em chạy phía Hải Phòng nên ra ngã ba rẽ phải, lúc đó chừng 4 giờ sáng, thoáng thấy cô ấy bế con đứng nhìn xe phía bên kia ngã ba hướng lên Hà Nội, em phanh xe hạ kính thò đầu ra nhìn thì chỉ vài giây thôi vì lúc đó đang ôm cua không dám nhìn mà quay qua đã không thấy đâu nữa.

Một lần sau cùng là em vừa bơm hàng xong chưa đi, mới từ phòng bảo vệ ra thì thấy cô gái đó đứng ngay giữa cổng ra anh ạ, tay vẫn bế con và vẫn xách cái giỏ đồ có quai màu đỏ to bản, cổ cô ngoẹo sang bên mặt như đang cười..
Em sợ díu cả chân chạy vội vào phòng bảo vệ gọi anh Chung bảo vệ ra thì không thấy đâu nữa, em và cậu phụ cùng anh Chung chạy hẳn ra đường nhìn nhưng không thấy đâu nữa, mà trước đó còn đứng ngay giữa cổng, nơi đó đèn sáng chứ không phải tối om nên em nhìn rõ mà.
Tới hôm sau anh em em về bàn nhau mua ít giấy tiền vàng mã cùng đồ quần áo người lớn trẻ em đốt gửi cho người ta..
Sau đó thì em không găp lại lần nào nữa.
Lần sau cùng thì em gặp đợt dịch gần đây anh ạ.

Lúc đó tăng cường chạy chống dịch, bọn em di chuyển khắp nơi, hôm đấy mấy anh em đỗ ở viện Thanh Nhàn cả mấy xe, mấy anh em tụ lại ngồi hút thuốc nói chuyện thì cùng nhìn thấy từ cái xe cấp cứu đang đỗ trước mặt chỉ có chừng 15-20m đèn pha nó nháy vài lần rồi thấy có mấy người mặc đồ bảo hộ trên đó xuống đi vào phía sau viện, thấy lạ vì xe đỗ từ đêm mà sao mấy người lại trên đó im ru không ai xuống, tới lúc cậu lái xe đó xuống anh em hỏi thì cậu nói xe đang chờ bệnh có một mình em ngủ cabin thôi, mấy anh em cùng chạy lại xem thì thấy cửa sau vẫn khoá, sợ xanh mắt anh ạ.
Có anh em nào đã từng nằm viện 6 Xiêm Riệp hẳn còn nhớ qua cổng viện rẽ trái qua cái sân bóng có cái bể nước xây nửa chìm nửa nổi cạnh tháp nước không ạ? Nơi đó có cái bãi xe cũ đó, lần tôi nằm đó cũng gặp một vụ giống vậy.
Lúc đó buồn tối hay lang thang ra uống thốt nốt hoặc nước miá, cà phê..một lần tối đi qua bãi xe tự nhiên thấy đèn pha một xe loé sáng nháy vài lần, tưởng có ai trên đó tôi mò lại thì chả có ai, mà mấy cái xe đó hư hết trơn rồi nằm trơ ra như đống sắt vụn dưới mưa nắng chứ có phải xe đang chạy đâu, vài lần đi qua đó buổi tối tôi có nghe thấy tiếng gõ lóc cóc lanh canh như con nít gõ vào cái ca nhôm vậy, mò vào xem thì không thấy gì.

Thời gian tôi nằm viện 6 đó cũng nghe thấy nhiều tiếng động lạ, có khi chỉ nằm một mình một phòng thôi nhưng nghe như rất nhiều tiếng người xung quanh, tiếng họ nói chuyện rồi tiếng giường kêu ken két, tiếng bàn ghế lục cục tiếng họ gọi nhau chi bai chi bai (ăn cơm) ầm ĩ rồi mùi hôi mốc thối xộc lên mù mịt, tôi thường choàng tỉnh thì chỉ thấy trơ trọi có một mình nằm một phòng.
Ở cái phòng tiếp nhận cấp cứu cái viện 6 xiemriap xưa đó mới kinh răng bà con ạ, bác sĩ trực cũng phải túm tụm vì sợ, cái viện đó xưa nó là nhà máy cơ khí, nghe kể thì “ma” nhiều lắm, tôi nghe kể nhiều viện rồi nhưng ở đây thì nghe anh bạn Cam nói là ở Cam họ không thờ cúng gì, thậm chí thấy người nhà chết họ cũng coi như không, cái chế độ man rợ khmer đỏ đó hình như triệt tiêu, thủ tiêu hay khống chế mọi cảm giác của con người thì phải, ánh mắt ai cũng vô hồn vô cảm trước đồng loại.
Ấn tượng ở đó với tôi nhất là cơm, ăn nó nhạt nhẽo và có cảm giác lợm giọng dù sốt rét xong, hay bị thương xong ăn khoẻ lắm, nhưng ở đó ăn chả mấy khi thấy ngon, mọi thứ cứ nhạt phèo sao đó. Anh em nằm cùng kể đủ thứ, thậm chí có anh đòi ra viện sớm vì ko chịu được, nhiều anh kể đêm nằm bị lôi ra khỏi giường, rồi có người đứng nhìn chằm chằm..
Anh Cung ở cùng tôi thì kể đêm nào cũng thấy mấy thằng bé con trèo bám trên cửa sổ, rồi có tiếng giặt giũ gì đó trong phòng vệ sinh và tiếng một người đàn bà nào đó chửi rủa suốt đêm, tôi thì không thấy hình ảnh gì chỉ lơ mơ ngủ thì nghe thấy tiếng bước chân rất nhiều, tiếng bàn ghế tiếng khóc kêu ầm ĩ, có đêm thì bị như ai giật cái gối khỏi đầu mở mắt ra thì cái gối văng ra tận gần giữa phòng, ầm ĩ đủ thứ vậy cũng kệ ngủ tiếp thôi, lúc đông anh em nằm cùng thì không sao tới khi còn một mình thì bị giật gối, còn có vài lần có một anh cứ đêm vào gọi xin thuốc lá hút, tôi vẫn cho, tới hôm mưa tự nhiên nằm nghiêng nhìn thấy anh đó có mỗi một chân mà lại không thấy chống nạng, lạ quá tôi ngồi dậy mò ra hành lang xem thì không thấy anh đó đâu nữa, từ hôm sau ko thấy quay lại xin thuốc lá nữa.

Thật là lạ.
 
Nay chuyện cũng ngắn thôi

CHUYỆN CỦA CẬU EM TÀI XẾ

Hôm đi công việc cùng cậu em đơn vị khác, ba anh em tôi chạy suốt từ 5 giờ chiều tới 8 giờ sáng hôm sau mới nghỉ, ai mệt thì đổi lái thay nhau nghỉ, trên đường đi từ Lạng Sơn, tôi gợi chuyện cho cậu em khỏi buồn ngủ.
Hỏi cậu chạy xe lâu chưa, em chạy được 27 năm rồi anh, xưa khi chưa sang cơ quan có thời gian em lái ở đoàn 10 Bắc Thái cũ, giờ là Thái Nguyên anh ạ, qua năm là em hưu rồi..
  • Cậu đi đêm hôm rừng rú nhiều có gặp ma cỏ gì bao giờ không?
  • Ui, ma hả anh..em gặp vài lần rồi, có lần “họ” còn theo em về tận cơ quan..
  • Theo về tận cơ quan á??? Ghê vậy, kể bọn tớ nghe xem nào.
Qua lời cậu em kể lại xin kể cho bà con nghe.
Cậu em năm nay hơn 50 tuổi, ra quân xong xin vào đoàn 10 Bắc Thái chạy được vài tháng thì giải thể đơn vị, cậu chuyển sang đơn vị này vì từng là lính vũ trang nghĩa vụ.
Hồi mới sang đơn vị mới vì còn trẻ nên cậu lái xe chuyển quân cơ động, lúc đó cậu chưa lập gia đình nên ở luôn tại cơ quan.

Trong một chuyến chở quân đi hỗ trợ lũ tại Hát Lót, Sơn La đổ quân xong hai anh em, cậu và một phụ lái kiêm sửa chữa chạy lên Nà Sản đón tiếp quân, những năm 90 đường xấu và tối, vừa qua Hát Lót được chừng hai ba chục cây số, lúc đó tầm hơn 2 giờ đêm, dưới trời mưa cậu thấy một tốp chừng 4-5 người có cả trẻ em người đồng bào dân tộc đang lầm lũi đi dưới mưa, thấy tội nghiệp hai anh em dừng xe cho họ đi nhờ, những người này nói đi từ Nà Bố ra và giờ sang Nà Sản.
Cabin bé nên họ ngồi phía sau thùng xe chở quân lúc đó là xe Zil 157 có bạt che, hai anh em chạy thỉnh thoảng cũng ngó qua sau nhưng do trời tối nên không thấy gì, cũng không nghe thấy họ nói gì, tới gần Nà Sản thì trời đã rạng sáng, nghe tiếng vỗ tay vào cabin biết là những người đi nhờ xe muốn xuống, anh em đỗ xe lại gần một cây cổ thụ ven đường cho họ xuống, cậu lái phụ nhảy xuống mở bửng sau xe thì ôi thôi trên xe không có một ai, cậu này hoảng quá chạy lên bảo cậu em, ngó qua kính sau buồng lái thì cậu em thấy thùng xe rỗng không, hai băng gỗ làm ghế ngồi hai bên không có một ai, cả hai cùng nhảy xuống xe leo lên thùng kiểm tra thì không có cả vết nước mưa cùng bùn đất của họ nữa, thùng xe trống trơn, và gió lạnh lùa thông thống..

Hai anh em hoang mang quá nghĩ hay họ tự trèo xuống giữa đường khi xe chạy nhỉ, nhưng họ có trèo xuống thì cũng còn phải có vết nước mưa cùng bùn đất bám lại trên xe, đằng này xe sạch nguyên, và ai đã vỗ dồn dập vào cabin lúc nãy nữa??
Hoảng sợ và hoang mang hai anh em vội leo lên xe cắm đầu chạy đến đơn vị đón quân mà mặt vẫn xanh lè xanh lét.
Cậu em nói, em thì không tin lắm về chuyện “ma cỏ” anh ạ, và em cũng không sợ, cứ tưởng chỉ một lần ai ngờ đâu em gặp tới mấy lần.
Lần hai thì cũng lạ lùng.
Lần đó cậu đi Na Rì sang Bình Gia theo đường 279 cũ, đường lúc đó xấu vô cùng tận, có mấy chục cây số nhưng không phải xe đặc chủng thì chắc phải đi mất cả ngày, hôm đó trời cũng mưa, sang tới gần Phai Danh Bình Gia thì bỗng nhiên thấy một cô gái ăn mặc rất đẹp, trang phục váy như người Mán sơn đầu ngồi ở giữa đường.
Cậu em nói, em xuống xe đi đến gần còn nhìn rõ là cô này người đồng bào dân tộc Mán vì họ cạo hết lông mày mà anh, khi em hỏi sao ngồi giữa đường đêm vậy, thì cô gái nhe răng cười, hàm răng đen xì như hột na, em bỗng ớn lạnh rùng mình vội chạy quay lên xe, chỉ vài bước chân đã không còn thấy cô gái đó nữa, đường thì một bên có ruộng một bên là rừng cây thưa, mà lại hửng sáng lờ mờ đèn xe cũng sáng mà không thấy cô gái lúc nãy đâu nữa, như cô đã bốc hơi giữa trời vậy.

Lần ba thì em nhớ nhất, và ám ảnh em nhất.
Lúc đó em chạy xe xăng dầu, đơn vị nằm ngay đường 5 thuộc Văn Giang, một lần từ Gia Lâm về xe không, em cho một cô gái đi nhờ về, vì thấy tội giữa đêm hôm lại bế theo con nhỏ quấn trong tã lót nữa.
Trên xe em cũng hỏi chuyện thấy cô này nói đưa con ở viện Nhi về, thấy cô vui vẻ nói chuyện bình thường lắm, cô nói hai mẹ con khoẻ rồi giờ ra viện về nhà.
Tới gần ngã ba rẽ về đơn vị thì đang chạy tự nhiên em nghe mùi hương đỏ nồng nặc anh ạ- xưa thì người ta hay thắp hương đen, hương đỏ thì hay dùng cho đám ma- em giật mình lạnh hết người, thấy có quán bán bánh bao sáng em xuống mua bánh bao vừa là mời hai mẹ con vì mời cô xuống ăn phở cô không nghe, vừa mình ăn với lại mang về cho anh em ăn sáng.
Cô bán hàng nói chưa có bánh đâu phải lúc nữa mới có, em quay lên xe ngay vì trời lúc đó lạnh lắm.

Khi quay lên xe thì ôi thôi, cabin rỗng không, không có ai, em vội xuống đường xem cô gái ấy đâu, vì bậc lên xuống xe zil cao và tay bế con tay xách theo cái giỏ đồ thì rất khó xuống..
Nhưng không thấy cô gái đâu cả, nhà thì thưa thớt và phần đa là họ chưa dậy, em hỏi cô chủ bán bánh vì gần cổng đơn vị anh em cũng hay ghé nên cô có biết em, em hỏi cô thấy cô gái bế đứa nhỏ đâu không.
Cô chủ lắc đầu ngơ ngác nói không, mà em chỉ xuống xe chưa tới 30 giây lúc trước đó thôi.
Bỗng cô chủ vẫy em xuống, cô vào nhà lấy mấy quả bồ kết khô cho vào lò đốt rồi bảo em con mang ra bỏ trên cabin xe đi, con vừa chở vong về đó, có mấy thằng chạy qua đây kể chở cô này bế đứa con về thế này rồi…
Em bủn rủn cả chân tay ko dám đi nữa, đỗ xe ngồi lại quán cô Diên chờ sáng hẳn mới dám về, dù chỉ cách có một đoạn nữa rẽ vào là tới đơn vị.
Nghe cô nói thì em mới như chợt nhớ ra, cô gái này ngồi trên xe một tư thế như bị buộc suốt quãng đường, và đứa bé cũng không hề ngọ nguậy hay khóc lóc gì cả, buồng lái xe thì kín nhưng em vẫn cảm giác lạnh run từng cơn rất lạ..
Hai lần sau nữa, em lại nhìn thấy cô gái đó, lần thì em chạy phía Hải Phòng nên ra ngã ba rẽ phải, lúc đó chừng 4 giờ sáng, thoáng thấy cô ấy bế con đứng nhìn xe phía bên kia ngã ba hướng lên Hà Nội, em phanh xe hạ kính thò đầu ra nhìn thì chỉ vài giây thôi vì lúc đó đang ôm cua không dám nhìn mà quay qua đã không thấy đâu nữa.

Một lần sau cùng là em vừa bơm hàng xong chưa đi, mới từ phòng bảo vệ ra thì thấy cô gái đó đứng ngay giữa cổng ra anh ạ, tay vẫn bế con và vẫn xách cái giỏ đồ có quai màu đỏ to bản, cổ cô ngoẹo sang bên mặt như đang cười..
Em sợ díu cả chân chạy vội vào phòng bảo vệ gọi anh Chung bảo vệ ra thì không thấy đâu nữa, em và cậu phụ cùng anh Chung chạy hẳn ra đường nhìn nhưng không thấy đâu nữa, mà trước đó còn đứng ngay giữa cổng, nơi đó đèn sáng chứ không phải tối om nên em nhìn rõ mà.
Tới hôm sau anh em em về bàn nhau mua ít giấy tiền vàng mã cùng đồ quần áo người lớn trẻ em đốt gửi cho người ta..
Sau đó thì em không găp lại lần nào nữa.
Lần sau cùng thì em gặp đợt dịch gần đây anh ạ.

Lúc đó tăng cường chạy chống dịch, bọn em di chuyển khắp nơi, hôm đấy mấy anh em đỗ ở viện Thanh Nhàn cả mấy xe, mấy anh em tụ lại ngồi hút thuốc nói chuyện thì cùng nhìn thấy từ cái xe cấp cứu đang đỗ trước mặt chỉ có chừng 15-20m đèn pha nó nháy vài lần rồi thấy có mấy người mặc đồ bảo hộ trên đó xuống đi vào phía sau viện, thấy lạ vì xe đỗ từ đêm mà sao mấy người lại trên đó im ru không ai xuống, tới lúc cậu lái xe đó xuống anh em hỏi thì cậu nói xe đang chờ bệnh có một mình em ngủ cabin thôi, mấy anh em cùng chạy lại xem thì thấy cửa sau vẫn khoá, sợ xanh mắt anh ạ.
Có anh em nào đã từng nằm viện 6 Xiêm Riệp hẳn còn nhớ qua cổng viện rẽ trái qua cái sân bóng có cái bể nước xây nửa chìm nửa nổi cạnh tháp nước không ạ? Nơi đó có cái bãi xe cũ đó, lần tôi nằm đó cũng gặp một vụ giống vậy.
Lúc đó buồn tối hay lang thang ra uống thốt nốt hoặc nước miá, cà phê..một lần tối đi qua bãi xe tự nhiên thấy đèn pha một xe loé sáng nháy vài lần, tưởng có ai trên đó tôi mò lại thì chả có ai, mà mấy cái xe đó hư hết trơn rồi nằm trơ ra như đống sắt vụn dưới mưa nắng chứ có phải xe đang chạy đâu, vài lần đi qua đó buổi tối tôi có nghe thấy tiếng gõ lóc cóc lanh canh như con nít gõ vào cái ca nhôm vậy, mò vào xem thì không thấy gì.

Thời gian tôi nằm viện 6 đó cũng nghe thấy nhiều tiếng động lạ, có khi chỉ nằm một mình một phòng thôi nhưng nghe như rất nhiều tiếng người xung quanh, tiếng họ nói chuyện rồi tiếng giường kêu ken két, tiếng bàn ghế lục cục tiếng họ gọi nhau chi bai chi bai (ăn cơm) ầm ĩ rồi mùi hôi mốc thối xộc lên mù mịt, tôi thường choàng tỉnh thì chỉ thấy trơ trọi có một mình nằm một phòng.
Ở cái phòng tiếp nhận cấp cứu cái viện 6 xiemriap xưa đó mới kinh răng bà con ạ, bác sĩ trực cũng phải túm tụm vì sợ, cái viện đó xưa nó là nhà máy cơ khí, nghe kể thì “ma” nhiều lắm, tôi nghe kể nhiều viện rồi nhưng ở đây thì nghe anh bạn Cam nói là ở Cam họ không thờ cúng gì, thậm chí thấy người nhà chết họ cũng coi như không, cái chế độ man rợ khmer đỏ đó hình như triệt tiêu, thủ tiêu hay khống chế mọi cảm giác của con người thì phải, ánh mắt ai cũng vô hồn vô cảm trước đồng loại.
Ấn tượng ở đó với tôi nhất là cơm, ăn nó nhạt nhẽo và có cảm giác lợm giọng dù sốt rét xong, hay bị thương xong ăn khoẻ lắm, nhưng ở đó ăn chả mấy khi thấy ngon, mọi thứ cứ nhạt phèo sao đó. Anh em nằm cùng kể đủ thứ, thậm chí có anh đòi ra viện sớm vì ko chịu được, nhiều anh kể đêm nằm bị lôi ra khỏi giường, rồi có người đứng nhìn chằm chằm..
Anh Cung ở cùng tôi thì kể đêm nào cũng thấy mấy thằng bé con trèo bám trên cửa sổ, rồi có tiếng giặt giũ gì đó trong phòng vệ sinh và tiếng một người đàn bà nào đó chửi rủa suốt đêm, tôi thì không thấy hình ảnh gì chỉ lơ mơ ngủ thì nghe thấy tiếng bước chân rất nhiều, tiếng bàn ghế tiếng khóc kêu ầm ĩ, có đêm thì bị như ai giật cái gối khỏi đầu mở mắt ra thì cái gối văng ra tận gần giữa phòng, ầm ĩ đủ thứ vậy cũng kệ ngủ tiếp thôi, lúc đông anh em nằm cùng thì không sao tới khi còn một mình thì bị giật gối, còn có vài lần có một anh cứ đêm vào gọi xin thuốc lá hút, tôi vẫn cho, tới hôm mưa tự nhiên nằm nghiêng nhìn thấy anh đó có mỗi một chân mà lại không thấy chống nạng, lạ quá tôi ngồi dậy mò ra hành lang xem thì không thấy anh đó đâu nữa, từ hôm sau ko thấy quay lại xin thuốc lá nữa.

Thật là lạ.
Truyện này hơi ghê thím à. :after_boom:
Ông tài xế thuộc dang cứng cựa thế mà cũng gặp ma. Vậy chắc lý thuyết " người yếu vía mới gặp ma" là sai rồi nhỉ. :angry:
 
Up thứ bảy cho anh em đọc

MIẾN ĐIỆN TRONG MIỀN KÝ ỨC XA LẮC CỦA TÔI.

Tôi qua nơi đó đã lâu lắm rồi, 30 năm có lẻ..ngày đó mọi thứ khác xa so với bây giờ, và những chuyến đi của tôi cũng là công việc cơm áo chứ nào có được du lịch hay chơi bời thăm thú gì đâu.
Chẳng được ghé những chốn phố xá phồn hoa, mà chỉ mon men biên ải rừng rú gió bụi, thời gian ở đó cũng không nhiều nên cũng chỉ biết gọi là tý chút sơ sơ về nơi đó thôi, nay ngồi xe suốt cả ngày trời qua rừng núi ký ức lại chợt hiện về những ngày lang thang ở nơi đó.
Ngày đó thì tôi không được vào tới thủ đô Yangon nơi nghe đồn có những ngôi chùa với những tháp nhọn bằng vàng ròng, tôi chỉ được loanh quanh mon men Kentung, Tachileick xa hơn chút xíu là Inle lake, Kyaiktiyo…những nơi giáp biên Thái và Lào thôi.

Nơi đó cũng na ná giống với đất Campuchia nhiều nơi đất đỏ khô cằn, rừng thưa và ấn tượng là tre gai nhiều kinh khủng, tre gai và táo dại cùng lác gai, loại cây gai dại mà tôi không biết tên địa phương của nó gọi là gì, táo thì quả dài thuỗn bé như đầu ngón tay ăn vừa chát cứng cần cổ vừa nhớt nhèo với cái hột to quá khổ.
Tôi không được đến những thành phố lớn của đất nước đó, nhưng may mắn được lang thang ở những nơi mà “nổi tiếng” của đất nước này đó là vùng Tam giác vàng huyền thoại, nơi tiếp giáp với biên giới hai nước Lào và Thái, dòng Mekong hùng vĩ chảy qua, nơi sản sinh ra “cái chết trắng” cho loài người ở nhiều nước, đó là ma tuý.
Đất nước này có tới hơn 90% dân số theo Phật giáo, tôi không rành về lĩnh vực này nên cũng không hiểu là họ theo Nam phái hay Bắc phái, tiểu thừa hay đại thừa vv, gì đó, chỉ thấy họ mặc áo thụng vàng, đỏ hay nâu, có người mặc áo xanh da trời nhạt và cạo đầu trọc đi trân trần ôm bình bát khất thực, hay ngồi dưới bóng cây nhắm mắt khoanh chân đọc kinh lẩm nhẩm tay lần lần chuỗi hạt bằng gỗ camunria.

Chùa chiền và người tu hành hiện diện gần như khắp mọi nơi, kể cả gần khu vực tam giác vàng khi đó còn đang súng nổ đì đùng, với những đoàn người trang bị vũ khí và những xe cơ giới quân sự chở cây thuốc phiện chạy tung bụi đỏ mịt mù, những sườn núi hoang vắng rực một màu hoa tím bầm và mùi hương chết chóc của anh túc, thứ cây ma quỷ.
Ở đó khi đó tục trọng nam kinh nữ rất nặng, đàn ông là đại diện và trụ cột cho mọi thứ, còn đàn bà chỉ như những công cụ lao động, sinh đẻ trông nom con cái, gần như họ không được tham dự vào bất cứ vấn đề gì của xã hội, trường học cũng ít trẻ em gái, trẻ em con trai thì được đi học nhiều hơn còn lũ trẻ gái thì phải đi làm lụng ở đồng ruộng hay nương rẫy chăn trâu, bò dê từ khi còn rất bé, ở những vùng núi cao lạnh lẽo có khi tới vài tháng thì người ta mới tắm cho chúng một lần, mặt đứa nào cũng đỏ như quả táo chín và lấm lem.

Nơi tôi ở trước thì giáp với biên giới Thái, người dân chủ yếu là người Kayan họ như người đồng bào miền núi hay Tây nguyên của ta, cũng ăn mặc sặc sỡ màu sắc của thổ cẩm dệt bằng tay từ sợi đay và một thứ cây gì đó nữa mà tôi không biết tên, nhưng có một điều tôi ấn tượng nhất khi tới đây là được nhìn thấy những người đàn bà cổ đeo những cái vòng, vòng cứ xếp chồng lên nhau từng lớp nhìn như ngọn tháp ở những ngôi chùa của họ.
Trẻ em gái thì khi lên 6 hay 7 tuổi gì đó bắt đầu đeo loại vòng đó, và người ta quan niệm rằng càng đeo nhiều vòng thì càng quyến rũ và “sang chảnh”, có nhiều quý cô quý bà cổ dài ngoẵng và ngất nghểu như con hươu cao cổ vậy, nhà nào giàu có thì đeo vòng vàng ta, còn không thì vòng bạc hay đồng vàng, và thỉnh thoảng khi ra suối tắm thì họ cởi những cái vòng đó ra và lấy một loại lá cây gì đó chà cho bóng lên, hoặc ngâm vào nước lá trầu, khi ngâm vào nước lá trầu bà thì bạc sẽ có màu sắc khá lạ mắt, khi tháo những cái vòng đó ra khỏi cổ thì những người đàn bà nhìn rất đáng sợ, cái cổ dài và cong cong nhìn dường như cổ con vịt hay ngan, và xương đòn hai bên của họ trũng xuống trông như bị dị tật, tôi thấy nó rờn rợn sao đó chứ có thấy đẹp cái nỗi gì đâu..

Đàn bà ngoài đeo vòng ở cổ còn đeo cả ở chân nữa, và theo phong tục họ thì không được tháo ra. Đàn ông đàn bà, nam thanh nữ tú thậm chí cả con nít ở đây hình như ai cũng nhai trầu bỏm bẻm và nhổ toèn toẹt khắp nơi, những bãi nước trầu đỏ lòm trông phát ớn đầy những chân tường của những ngôi chùa, trầu ở đây được bán khắp nơi và gần như nhà nào cũng có người ăn trầu, họ ít hút thuốc lá rê như người Cam nhưng lại hút thuốc phiện, việc hút thuốc phiện ở đó đơn giản và hiên ngang như ta ngồi vỉa hè hút thuốc lào vậy, mùi thuốc phiện bay khắp nơi trong không gian mỗi buổi sáng và buổi tối, tôi cũng hút thử vài lần, công nhận là nó ngon và thơm thật, khói thuốc phiện có vị ngòn ngọt và hút xong thì bọn tôi say tới hai ba ngày ăn gì nôn đó rũ rượi như mấy con gà rù và ngủ mê mệt như chó con no sữa.
Ăn uống họ cũng giống người Cam, là ăn bốc có đám tiệc hay hội hè thì ăn bằng thìa muỗng, còn đâu thì năm quân bốc cho lẹ, bên mâm cơm lúc ăn có sẵn một chậu nước họ rửa tay và bốc cơm ăn, anh em tôi lần đầu được mời ăn cơm đã không biết bê luôn cái bát to đựng nước uống luôn, vì không có khách thì họ dùng một chậu nước cả nhà rửa tay chung, có khách thì mỗi người có một cái bát nhỏ để rửa tay riêng, ngày họ chỉ ăn hai bữa tầm 9-10 giờ sáng và chiều tà, tối trời thì họ không ăn nữa mà tụ tập buôn chuyện hay nhai trầu hoặc hút thuốc phiện.

Đàn bà thì hút thuốc phiện ít hơn nhưng nhai trầu và túm tụm tự sờ pa sắc đẹp cho nhau nhiều hơn đàn ông, họ cưa một loại cây thân gỗ mọc khắp nơi to cỡ bọng chân người tên là Tha nắc ra từng đoạn chừng 10 phân và ngồi tỉ mẩn mài nó trên một hòn đá như đá mài của ta, hòn đá được để trong một cái chậu gỗ hay đá hay đồng, vừa tưới nước vừa mài cây gỗ đó như ta mài dao, sau đó lấy thứ nước đó sánh bết như bột rồi bôi lên mặt để dưỡng da bà con ạ, ai không có “nghề” thì cứ trét đại như kép hát phường tuồng hoá trang, ai có “nghề” thì vẽ hoa vẽ lá hai bên gò má giữa trán hoặc cằm, ban ngày làm việc mồ hôi chảy ra mặt ai cũng như hề, còn chiều tà đi qua những dãy nhà sàn mà vô tình mới lần đầu nhìn thấy khối anh hoảng hốt giật mình vì tưởng ma, quần áo thì loè loẹt tay chân đen thui nhưng mặt trắng bệch và răng thì đen xì cười phát như màn đêm buông xuống chứ không phải như mùa thu toả nắng đâu.
Ở đấy họ làm nhà sàn ở y như người Cam, nhà sàn chỉ cao ngang ngực người hoặc thấp hơn, làm bằng tre và lợp lá trông nghèo nàn lắm, người Thái sống đan xen với người Miến Điện và cả người Hoa.

Nam giới thì mặc váy, váy xịn chứ không phải xà rông nha bà con, nó là một tấm vải hai đầu có dây, quấn một vòng quanh bụng và cột dây hay lười làm biếng thì bẳn nó vào là xong, mới nhìn tôi mắc cười bò lăn, nhiều ông già ngồi dạng chân chặt củi hay đan lát mà nguyên bộ ấm chén khoai sắn lủng lẳng lũng lẵng phơi như phơi nắng, có lần tôi còn gặp hai ông đàn ông oánh nhau cả hai đều trần truồng tồng ngỗng tả xung hữu đột, thấy lạ quá cứ tưởng là phong tục họ oánh nhau thì phải cởi truồng, hoá ra không phải mà tại cái váy nó mong manh quá, nên khi các anh ấy đi quyền hay giằng co nhau thì váy bay mất tiêu, kệ, cởi truồng vẫn đánh..
Khi vào chùa chiền ở đây thì nhớ phải bỏ mũ nón giày dép, kể cả vớ tất, không được mặc quần sóoc hay váy ngắn vào chùa, có nhiều ngôi chùa đàn bà còn không được phép vào hay thậm chí đứng gần hoặc sờ vào tượng Phật, gần bàn thờ, thắp hương dâng lễ.
Chào hỏi nhà sư thì chỉ chắp tay chứ không được phép bắt tay họ, nếu có dâng cũng gì thì phải dùng tay trái không được dùng tay phải, vì họ cho là tay phải là tay bẩn, cũng như khi ăn họ phải bốc đồ ăn bằng tay trái, đàn bà khi biếu đồ thí thực cho sư sãi hay người già như cha mẹ ông bà hay khách lạ còn phải dùng một tấm khăn lót chứ không được dùng tay không.

Tết của họ giống người Cam, là vào tầm giữa tháng tư, có lễ hội té nước để chúc phúc, xua đuổi tà ma và những điều xui rủi, ăn uống gắp rót và nhảy múa tưng bừng hai ba ngày, cũng quẩy như người cam, nhạc cụ của họ là những ống tre lồ ô và họ cứ nâng lên dộng xuống một tấm ván dài phía dưới lúc nghiêng trái lúc nghiêng phải như kiểu giã gạo, và trống thì dùng tay vỗ như trống paranung vậy nhưng tiết tấu nhanh và sôi động hơn người Cam, vũ điệu của họ có vẻ đẹp hơn người Cam và người Thái chủ yếu là lắc đầu, uốn tay và lắc mông, bụng rất đẹp và uyển chuyển tôi thấy nó đẹp và mang dáng dấp hiện đại như những điệu nhảy Mỹ latinh hiện đại ngày nay, đàn bà con gái cũng trắng trẻo và xinh xắn hơn người Cam, thanh mảnh và nhẹ nhàng hơn.
Đàn bà khi lễ hội ăn mặc khá đẹp, váy áo sặc sỡ, đàn ông thì dưới là váy trên là áo sơ mi nhìn như người Ấn Độ, và chân mang dép tông, họ nhẩy múa rất khéo và không đạp vào chân nhau, nếu như có lỡ đạp phải chân nhau là ngay lập tức người đạp phải không múa nữa và ra ngoài, họ quan niệm bàn chân là bộ phận dơ bẩn thô tục nhất trên cơ thể, qua đấy các mợ nhớ đừng có sờ chân tượng Phật kẻo bị u đầu đó.

Lễ hội bất cứ gì kể cả lễ độc lập vào tháng 1 của họ cũng đều tổ chức ở chùa triền, chùa triền ở đây là nơi tôn nghiêm là trung tâm văn hoá của họ, và có vị trí cao hơn những cơ quan công quyền khác, sư tăng cũng vậy họ được kính trọng hơn các quan lại công quyền trong chính phủ, người dân rất có ý thức gìn giữ những gì thuộc về bản sắc văn hoá dân tộc họ, người dân hiền lành dễ mến gần như người Lào, ở góc độ nào đó thì họ có vẻ tỉ mỉ và chi tiết hơn người Thái ngừoi Lào hoặc người Cam..
Mỗi tháng còn có lễ hội sắc phong xuất gia, xuống tóc cho con nít đi tu nữa, chỉ con trai mới được đi tu và thường thì giống những nước có đông dân theo Phật giáo, người đàn ông trong đời muốn thành một Phật tử tốt và được cộng đồng nể trọng thì bắt buộc phải trải qua một khoá tu hành gọi là báo hiếu và dâng phúc cho cha mẹ thì mới thật sự trưởng thành và được cộng đồng công nhận, những ngày lễ này thì con nít được cạo tóc và ăn mặc rất đẹp, con gái thì được xâu tai và gắn vòng cổ trang điểm lộng lẫy.

Cách đặt tên của họ thì sau này tôi mới biết, họ không gọi hay đặt tên theo họ như những nước khác mà đặt tên theo ngày sinh trong tuần, mỗi ngày trong tuần tượng trưng cho một linh vật là Phượng, hổ, nghê, voi, thỏ chuột, rắn..giống như 12 con giáp ở ta chỉ khác là có con phượng và con nghê, là một loài tượng trưng cho loài trâu nước nổi tiếng Miến Điện..
Do tiếng của họ tôi không biết nhiều nên chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi chứ không hiểu biết được gì sâu hơn, cũng đủ để nhớ và hồi tưởng tý chút..
Đó là ngày xưa, còn bây giờ chắc mọi thứ khác nhiều rồi..
Ba mươi mấy năm rồi..
 
CHUYỆN CŨ CỦA NGƯỜI ANH MIỀN TÂY

Nay mở máy thấy file này, từ những ngày tháng phong toả khốn khổ của dịch covid.
Đó là những ngày khắp nơi phong toả, một hôm có chú em ở thành đội quê ở miền Tây rủ, chú ơi chú đang rảnh về quê con chơi đi, con nói chuyện chú với cha con cha con có lời mời chú, nhân tiện con đi nhờ các chú về thăm nhà, hơn năm nay con không được về nhà rồi, giờ đường xá khắp nơi cấm rồi giấy tờ nọ kia..
Ừ, vậy thì đi, đi với chú thì chả cần giấy gì con ạ, chú xài lá chuối khô thôi.
Về tới một huyện giáp biên của Đồng Tháp thăm nhà và cha của chú em.
Anh tên Ba Th. là lứa đàn anh, anh hơn tôi 7 tuổi tham gia trận chiến bảo vệ Tổ quốc từ những ngày tháng đầu tiên năm 77-78 anh bị thương nặng ở trận Tân Công chí nằm viện hơn hai năm trời rồi phục viên vì sức khoẻ không còn vì thương tật.
Sẵn chai rượu người ta cho cất trong xe, anh em nướng ít khô cá ngồi nhâm nhi nghe anh tâm sự về những khó khăn thăng trầm của cuộc đời anh, rồi những chuyện lạ lùng về mảnh đất nơi gia đình anh đang ở.

Xin kể lại cho mọi người cùng nghe, vì lý do tế nhị tôi xin không nêu địa chỉ cụ thể ạ.
Sau khi phục viên về nhà, lúc đó đang thời kỳ hậu chiến điều kiện rất khó khăn, ra viện được hơn hai năm thì anh lập gia đình và làm nhà ở riêng.
Do cha mẹ anh cũng ít đất đai vườn ruộng nên anh được một ông chú, em ruột cha anh cho một miếng đất, ngày đó theo như lời anh nói thì nó như cái doi đất bãi, mùa nước nó bị những con kinh và rạch nhỏ bao hết xung quanh, ban đầu ông chú nói cho anh mảnh đất đó để làm vườn trồng trái cây..khi anh nói có ý định cất nhà ở mảnh đất đó thì ông chú khuyên- Bây ở đó trồng cây nuôi vịt gà thôi chứ đất đó làm nhà e ở khó đó…
Vốn là một người lính chiến, từng trải qua bom đạn và thương tật chiến tranh, lại “vô thần” nên anh đâu có ngán gì, anh nói với ông chú; Đất đó sao mà khó ở chú?
Ông chú nói, đất nơi đó dữ từ xưa giờ rồi, xưa lắm có người thày bùa Miên ở đó, cất nhà nơi chòm cây thốt nốt và cây sao..sau khi người đó chết thì không có ai ở được nữa, vì lý do tâm linh gì đó…
Anh Ba Th thì không sợ, anh quyết định cất nhà ở đó, lúc đó vào những năm thập niên 80, khó khăn lắm, anh chị ban đầu chỉ cất một căn gọi là như chòi vịt để ở, sau có chút vốn thêm địa phương giúp đỡ vì anh là thương binh nặng thì anh chị quyết định cất căn nhà.
Như lời anh nói thì lúc trước chòi vịt thì anh chị chỉ ban ngày mới ở đó, tới đêm thì về, ngủ nghỉ cơm nước ở nhà ông bà cách đó chừng cây số.

Thời gian đầu thì như anh nói, vịt ngan với bò không thấy có hiện tượng gì và chúng cũng lớn khá nhanh..tới khi anh chị dựng hẳn nhà ra đó ở thì những chuyện quái đản bắt đầu xảy ra..
Đầu tiên là ngay khi đang dựng căn nhà, lúc đó chỉ là nhà cây, khi căn nhà còn chưa hoàn tất thì một trong những người thợ làm nhà đã bị “nhập”.
Người thợ này đang làm bỗng dừng tay, cứ đứng im mặt quay vào góc nhà rồi khóc rưng rức và miệng thì lảm nhảm gì đó bằng tiếng khmer, rồi hai hàm răng nghiến chặt lại và bắt đầu chửi rủa, lúc thì tiếng Việt khi thì tiếng khmer khi thì tiếng gì như tiếng Thái..
Ban đầu những người khác tưởng anh thợ này say xỉn nói linh tinh càm ràm, tới lúc thấy anh thợ này lao tới hất tung cái bàn bày đồ cúng kiếng dựng tạm phía trước cửa và hú hét đinh tai rồi nhảy như một con ếch thì mọi người mới tá hoả, họ xúm nhau lại đè anh thợ này xuống và trói lại mặc cho anh này vẫn luôn miệng gào thét chửi rủa, cặp mắt đỏ ngầu và long sòng sọc dãi rớt chảy cả ra..

Sau hôm đó thì mấy người thợ cùng nghỉ ngang không muốn làm nữa, anh chị phải thuê nhóm khác về làm, khi nhóm người mới về làm thì ông thợ cả là chủ nhóm bỗng đi vòng quanh nhà nhìn ngó một hồi rồi nói; Đất này có tinh tà, anh chị phải làm lễ cúng thì tụi tui mới dám làm, không đang lợp mái mà họ kéo tụi tui rớt xuống thì ai chịu..
Nghĩ mấy người thợ vòi đồ nhậu, anh chị cũng đành bấm bụng đi mua đồ về cúng bái, nhưng khi làm xong thì mấy người thợ chiều tối cũng ra về mà không ai ở lại ăn uống gì cả.
Hôm sau cũng lại vậy, nhưng hôm sau thì lạ hơn, lại một người nữa bị “nhập” người này mắt trợn lên răng nghiến ken két và nói bằng tiếng khmer bảo anh chỉ phải đi mua đầu heo sống về cúng, với rượu thốt nốt.., chị đành nghe theo và đi mua về làm y như vậy..
Những người thợ gọi thêm người tới và làm thật nhanh, hai ngày sau thì hoàn tất và họ vội vàng ra về, tuyệt nhiên không ở lại ăn uống gì hết.
Thấy chuyện lạ thì một anh bạn cùng hội cựu chiến binh của anh giờ vẫn còn, và ở gần đó mới qua xem xét cùng mấy anh ở xã. Họ đi vòng quanh nhà xem căn nhà và có vẻ như không tin lắm vào những chuyện anh chị kể..

Lúc vào nhà mới thì anh chị có làm cơm mời mọi người tới dự trong đó có cả các anh kia, khi mọi người đang ăn uống thì một anh có nói, và nhắc tới chuyện mà những người thợ làm nhà đã gặp, anh bạn cựu binh của anh mới nói; Trời..ma tà gì bay, có ngon thì cho tao coi coi sao..
Chuyện tưởng chỉ là nói vui, ai ngờ khi đứng lên đi ra ngoài đi tiểu, anh bạn anh tên là anh Năm R, bỗng dưng vấp té lao đầu vào ngay cây cột ở đầu hồi nhà, ngã lăn quay và đổ máu mũi, chân tay co quắp lại và líu lưỡi không nói được nữa.
Mọi người vội khiêng anh Năm R, vô nhà lấy dầu thoa và xoa bóp liên tục, hơ lửa nữa, hồi sau anh Năm R, mới tỉnh lại.., anh hốt hoảng nhìn quanh quất và níu lấy tay mấy người xung quanh, anh lắp bắp hỏi nó đâu rồi, nó đâu rồi..?
Mọi người thấy lạ nhưng nghĩ anh Năm R, xỉn thì hỏi vậy thôi, chứ biết gì đâu mà trả lời..
Hôm sau anh Năm R, khoẻ hẳn thì anh có qua hỏi thăm, anh Năm R, vẫn còn thất thần miệng chỉ lẩm nhẩm nói; Tao thấy nó nắm đầu tao quật vô cái cột.
Khi anh hỏi anh Năm R, là anh Năm nói ai quật anh, thì anh Năm R, chỉ ậm à không nói gì thêm nữa, và sau đó thì anh Năm không dám qua nhà anh chị chơi, và anh Năm cũng không dám mạnh miệng nói chuyện “ma quỷ” gì nữa..

Sau đó thì tới chị Ba Th, bắt đầu gặp.
Bữa đó lần đầu, chị Ba kể lại, hôm đó anh Ba đi công chuyện không có nhà, trời mưa nên chị Ba thả bò và lùa vịt ra, sau đó vào nhà lo cơm nước, tới chiều thì bầy vịt bỗng nhiên kéo nhau về sớm, chúng không vào chỗ quây nhốt mà kéo nhau vào đầy sân nhà anh chị và kêu váng lên tới nhức đầu, và thỉnh thoảng lại chạy rẽ ra tung toé, chị Ba thấy lạ vội ra coi xem có con gì đuổi bầy vịt..
Lúc đó mới xẩm chiều, chưa tối..chị bỗng giật mình điếng người khi nhìn thấy giữa bầy vịt là hai cặp chân người, màu đen xỉn khẳng khiu như da bọc xương đang chạy và đuổi đàn vịt..mà không hề thấy hình người phía trên, tưởng mình nhìn lầm chị phải dụi mắt lại, đúng là hai cặp chân người thật mà không thấy người, hai cặp chân chạy trong mưa và chạy thẳng vô cửa chính nhà anh chị, chị Ba hét ầm lên và bung chạy đội mưa qua nhà cha anh, lúc đó cha anh còn sống, nghe con dâu kể thì ông cụ xách cây phảng cắt lúa chạy qua coi sao, vào tới nhà thì ôi thôi, cả đàn vịt chui đầy trong căn nhà anh chị Ba, chúng cứ túm tụm và quay vòng tròn trong nhà, dẫm đạp cả lên nhau, nền nhà toàn bùn đất.

Xưa nay chưa thấy chuyện đó bao giờ nên ông cụ cũng hoang mang, ông cụ vội chạy vào bếp, vơ ít rơm rạ làm thành một bó và ông châm lửa, rồi cầm nùi rơm đó chạy lên nhà trên, ông vào nhà lùa đàn vịt ra ngoài, đàn vịt kêu ầm ĩ và chạy tán loạn ra ngoài..
Tới khi lùa chúng vào chỗ quây nhốt thì ngớt mưa, ông cụ trở về nhà, còn chị Ba cũng quay vào nhà lấy chổi lo quét dọn bùn đất.
Khi đang lui cui quét dọn bùn trong nhà, bỗng dưng có cảm giác rùng mình ớn lạnh, chị chợt ngước nhìn lên..phía trên xà nhà có một đám “người” đang bu bám lủng lẳng, kẻ thì mất tay, người thì mất chân, người thì không có đầu chỉ có hai vai nhô lên..
Chị Ba sợ quá ngã quỵ muốn ngất xỉu, chị chỉ hét lên ú ớ và bò trườn ra ngoài nhà, người bê bết bùn từ lũ vịt tha vào, chị chạy lê lết qua nhà cha chồng lần nữa mà kêu gào không ra tiếng..
Ông cụ vội chạy sang và vào nhà, lúc này trời đã nhá nhem tối, trong nhà không có ai, cụ đốt đèn soi kỹ đúng là không có gì cả, biết là con dâu đã có gặp “gì đó” thấy “gì đó” rồi, nhưng ông cụ vẫn phải nói cứng cho con bớt sợ; Không có gì đâu con, chắc bay nhìn lộn gì đó thôi..
Sau hôm đó thì chị không dám ở nhà một mình nếu anh có đi đâu nữa.
Khi anh về thì buổi tối chị có kể lại với anh, vốn khá cứng rắn và cực đoan nên anh đã gạt đi, cho đó là chị nhìn lộn hay ảo giác thôi, chứ làm gì có chuyện gì..
Sau đó vài tháng thì chị Ba sinh cháu đầu, anh quây một góc nhà thành căn buồng cho chị và bà cụ mẹ anh qua đó thỉnh thoảng coi cháu hộ.

Cô em gái của anh thỉnh thoảng qua nấu hộ nồi cháo cho chị dâu, có phàn nàn với anh, sao lạ quá, cháo nấu bữa đêm muộn mà tới sáng sớm đã vữa ra và thiu nhớt nhợt rồi..
Anh ban đầu nghĩ do rửa nồi không sạch nên bị vậy thôi.
Cho tới một đêm, anh tự tay nấu cháo cá lóc cho chị ăn, nấu cháo xong chờ cháo nguội, anh Ba ra cái võng ở hiên nằm, lúc đó mới có điện và khá tối, chỉ tới 9 giờ là cắt, anh đốt đèn măng sông, đèn rất sáng trên nhà..đang lim dim hưởng cơn gió mát thì anh chợt giật mình khi thấy như có con gì như con rắn thả lũng lẵng trong nhà, choàng mở mắt dòm kỹ thì cha mẹ ơi, ngay trước mắt anh dưới ánh đèn sáng, có lúc nhúc những bóng đen xì ở trên những cái xà nhà như những bóng người, nhưng không rõ có phải người hay không, và họ thè những cái lưỡi dài và đen xuống phía nồi cháo anh để, liếm cháo trong đó, có cả những bóng người lờ mờ thập thò xung quanh bộ bàn ghế, trông họ thật ghê rợn với những cái bóng đó chỉ có một nửa thân, trên hoặc dưới, hoặc nửa thân trái hay phải, những cánh tay lều nghều như những cành củi khô thò thụt chập chờn..
Anh đã ngã lộn xuống, rớt khỏi cái võng và chạy vào nhà, nhưng khi vào nhà thì những hình ảnh đó vụt biến mất ngay như chưa từng xuất hiện, và có một mùi thối hoắc như nồng nặc xung quanh.

Anh Ba nói, khi đó anh thật sự rất hoang mang và lạ lẫm, anh không biết có phải mình vừa nhìn lộn gì đó không, nhưng khi múc cháo ra thì anh Ba thật sự lạ..nồi cháo mới nấu trước đó còn chưa nguội hẳn nhưng đã có mùi lạ và có vị chua chua và như kéo nhớt…
Rồi khi đứa con đầu lòng vừa tròn tháng thì chuyện lạ bắt đầu diễn ra thường xuyên hơn.
Đứa trẻ cứ chập tối xuống là khóc, nó khóc có khi tới sáng, cứ ra rả liên tục, nếu ôm bế nó trong tay thì nó im được chút xíu, vừa lỏng tay là nó giật mình và gào khóc tiếp, cha anh nghe nhiều người mách những mẹo chữa con nít khóc dạ đề, ông cụ cũng thử làm nhưng không ăn thua..
Tới khi cả anh chị Ba đều đổ bệnh, vì ngày thì phải lao động tối đến lại con khóc không ngủ nổi..bà cụ mẹ anh đành bế cháu qua nhà trông hộ, thì lạ thay, qua nhà cha anh thì thằng bé lại không khóc nữa và ngủ ngoan luôn..
Một buổi trưa, trời mưa..mệt quá nên anh nằm nghỉ, anh cột cái võng trong nhà và nằm ngủ, vừa chợp mắt được chút thôi thì anh thấy ngực mình như có ai leo lên nhảy nhót chứ không phải bóng đè, nửa tỉnh nửa mê anh hé mắt thấy có một thân người, chỉ có đoạn trên từ đầu tới ngang bụng đang đè trên ngực anh, cái đầu nó cứ ngửa ra như cười và hai tay như đang bơi thuyền..lạ là nhìn thấy được nhưng anh không thể hất cái bóng đó ra được, rồi hai bên võng anh cũng lần lượt xuất hiện những cặp chân người khẳng khiu và chỉ là khúc chân từ đầu gối trở xuống, không có phía trên, có vài cặp như vậy như đang bu xung quanh anh coi…
Lần đầu tiên anh có cảm giác ớn lạnh và sợ, một cảm giác sợ hãi, sự sợ hãi thế giới vô hình, thứ mà ngày trước anh không tin là có..

Cố gắng lắm anh mới tỉnh táo được và hét lên, ngồi dậy, mồ hôi đổ dòng như tắm..
Những thứ anh thấy lúc nãy đã không còn, chỉ còn cảm giác tức ngực, dợm ngồi dậy thì một lần nữa anh lại té xuống võng..
Một người đàn ông chừng 7-80 tuổi, tóc búi sau ót gương mặt dữ tợn với bộ đồ màu nâu tối sẫm, tay chống một cây gậy như khúc cây khô, như hiện ra giữa căn nhà anh, cặp mắt ma quái lạnh lẽo nhìn lướt qua anh vì đi bình thản ra phía cửa, thân hình thì đi hướng ra cửa nhưng cái đầu như quay hẳn ra sau lưng và ánh mắt vẫn nhìn anh trừng trừng..
Anh không hề mơ hay nhìn nhầm, vì trước đó anh mới vùng được ngồi dậy, chưa kịp hoàn hồn thì anh thấy hình ảnh người đàn ông đó, người này đi thẳng ra cửa và như đi hút vào màn mưa ngoài trời..
Anh đã không thể kêu nổi hay làm được gì, anh ngồi đó trên võng rất lâu sau đó, hoang mang và sợ hãi tột độ, chưa bao giờ anh bị như vậy.
Tới khi chị Ba từ bên nhà ông bà nội qua gọi anh về ăn cơm, vì từ sau vài chuyện lạ xảy ra thì anh chị lại quay về nhà ông bà nội ăn cơm và gửi cháu nhỏ ở đó, chị Ba vào nhìn thấy anh như người mất hồn đang mặt xanh như chàm đổ, tay chân run lẩy bẩy, chị tưởng anh trúng gió, tính lấy dầu gió sức cho anh thì anh xua tay..
Ngày hôm sau, anh lặng lẽ nghỉ làm qua Gò Bảy tìm một ông thày coi bói, anh lặng lẽ lén lút đi một mình không dám nói với ai vì sợ mọi người cười, vì anh vốn dĩ xưa nay là người nổi tiếng cứng và luôn miệng dè bỉu những chuyện dị đoan hay tâm linh mà khi đó nơi anh chị ở người ta kể khá nhiều..

Ông thày coi bói là người Miên, chưa cần anh hỏi đã nói vanh vách những chuyện xảy ra trong nhà anh, qua ông thày này thì anh biết cái mảnh đất nơi anh ở xưa là nhà của một ông cũng là thày bùa pháp gì đó, người này đã chết từ lâu, và “âm binh” của người thày pháp này vẫn còn ở đó, sở dĩ anh ở được nơi đó mà không bị ảnh hưởng nhiều tới tính mạng cũng là nhờ anh có sát khí và “tinh tướng” mạnh hơn người khác, chứ nếu người khác e là không bán xới thì cũng mất mạng lâu rồi.
Do cố chấp và cũng chẳng có đất đai gì nên anh cố gắng nhờ ông thày pháp này làm lễ xin đất, và “trấn yểm” hộ, nhưng ông này từ chối và giới thiệu anh với một ông thày khác, ông thày này ở miết sâu khu kinh Thầy Ba Đàn, giáp Gò Chùa gần biên giới..
Ông thầy này ở ẩn trong rừng đi đâu cũng có một đàn chó đi theo, đàn chó này rất giỏi bắt cá, chim..ông thầy này cho anh Ba bốn đạo bùa, dặn anh Ba về, đợi lúc mặt trời lên tới ngọn cây ( tầm 9-10 giờ sáng) thì bắt một con chó mực cột cổ lại lôi nó đi theo, tới nhà thì lôi con chó vào nhà chó nó đi khắp nhà, leo lên bàn uống nước, chui xuống cả gầm giường, bế cho nó thò cả đầu lên ban thờ, rồi cuối cùng leo lên nóc nhà cho nó đi trên đó..
Sau đó nấu cháo thí múc vào lá cây bày chính giữa cửa nhưng cách xa ngôi nhà, rồi dắt theo con chó đi bốn góc miếng đất có căn nhà nhưng không được quá 30 bước chân, có nghĩa là bốn chiều mỗi chiều chỉ được 30 bước chân, đóng bốn cây cọc sắt có quấn đạo bùa xuống đó, lấp đất lên..xong xuôi mới được thả con chó mực đó ra..
Tuy rằng khá xấu hổ nhưng anh Ba vẫn phải làm theo lời ông thày pháp đặng cho yên ổn mà làm ăn..

Sau đó thì mọi chuyện trong căn nhà có vẻ tạm yên, nhưng phía ngoài căn nhà thì lại có chuyện..
Đàn vịt và bò của anh Ba thỉnh thoảng lại có hiện tượng tối không chịu vào chuồng, cứ đứng ngoài kêu rống lên..vịt thì chạy quanh tán loạn ầm ĩ, tưởng có rắn trong chuồng anh Ba có vào xem thì không có gì cả, nhưng lũ vịt vẫn không chịu vào, và có đêm thì chúng bỗng toán loạn như bị cáo chồn rắn đuổi, thậm chí có con còn bay vọt lên trời ra khỏi khu quây nhốt.
Nghe mấy người nói phải cúng kiếng gì đó, anh chị Ba cũng nghe theo, cúng đồ cô hồn và rắc gạo, muối tháng hai lần, bữa nào quên là vài bữa sau lại có chuyện..
Anh Ba kể, sau khi đóng “đạo bùa” bốn góc thì những đứa con của anh chị sinh sau này đều không quấy khóc hay khó nuôi, đồ ăn cũng bớt ôi thiu, và ở đó thì chỉ nuôi được chó có màu đen..
Nhiều lần anh chị có nghe thấy nửa đêm có những tiếng gào rú hoặc cười đâu đó vẳng lại nghe rõ mồn một, dù quanh đó lúc trước rất vắng vẻ và gần như chẳng có nhiều nhà ở, có đêm thì mấy con bò của anh cứ lồng lên phi lụp cụp ngoài bãi như có ai cưỡi trên lưng nó, có con phi tới gần sáng rồi nằm bệt ngày hôm sau không đi ăn nổi anh chị Ba phải đi cắt cỏ gom về cho nó ăn, may là không con nào bị chết.
Tới sau anh chị quây đìa nuôi cá cũng vậy, thỉnh thoảng có đêm cá tự nhảy lên bờ cả đàn, sáng ra chết kiến bu đen mà chẳng rõ lý do..
..
Sau này khấm khá hơn anh chị cất nhà phía trong, gần nhà cha mẹ anh Ba ở cũ giờ chia cho người em út ở, cha mẹ anh đều đã mất.
Mảnh đất đó giờ vẫn còn và xung quanh người ta cũng ở khá nhiều, cũng chăn nuôi hay thả câu đêm.
Tôi từng đến tận nơi đó, căn nhà cũ của anh chị xưa vẫn còn, qua nhiều lần sửa chữa và gác mái tôn, giờ làm như nhà vườn chứ không ai ngủ đó nữa, con cái anh chị đứa vào quân đội đứa đi làm cũng quanh quanh đó gần chứ không xa.
Buổi tối hai anh em tôi rủ anh qua đó nhậu đêm coi sao, anh cũng ra, tới đêm rủ anh ra chỗ xưa nhốt bò giờ trồng cây, có căn chòi lá kế mấy cái vuông thì anh không đi..
Còn mình tôi loanh quanh ra đó nghe ngóng coi có gì không, những cây thốt nốt vẫn còn, cây sao cũng còn, thân cây vươn cao tàn lá đen thui um tùm im lặng trong trời đêm nhìn như những hình ảnh quái dị im lìm, thỉnh thoảng có vài tiếng chim đêm kêu..
Anh Ba nói, gần đây thì những người làm công cho anh vẫn xì xào với nhau vài câu chuyện lạ mà họ vô tình nhìn thấy khi làm việc ở đây lúc chiều muộn hay tối…, những bóng đen đi ngúc ngoắc ngúc ngoắc..hay là những âm thanh kỳ lạ, nghe như tiếng khóc hay cười..
Trước thì anh Ba không tin nhưng giờ thì anh chỉ im lặng trầm ngâm chứ không nói gì nữa.
Tôi thì tôi tin câu chuyện anh chị Ba Th kể, người miền Tây thiệt thà có sao nói vậy thôi, anh chị cùng mấy người bạn hàng xóm của anh chị chẳng rảnh mà đi dựng chuyện lên kể với tôi làm gì cả.
Tin hay không thì cũng chỉ là đọc cho vui thôi bà con ạ.
Chúc mọi người tháng mới bình an, tuần mới làm việc vui vẻ nhé.
 
CHUYỆN CŨ CỦA NGƯỜI ANH MIỀN TÂY

Nay mở máy thấy file này, từ những ngày tháng phong toả khốn khổ của dịch covid.
Đó là những ngày khắp nơi phong toả, một hôm có chú em ở thành đội quê ở miền Tây rủ, chú ơi chú đang rảnh về quê con chơi đi, con nói chuyện chú với cha con cha con có lời mời chú, nhân tiện con đi nhờ các chú về thăm nhà, hơn năm nay con không được về nhà rồi, giờ đường xá khắp nơi cấm rồi giấy tờ nọ kia..
Ừ, vậy thì đi, đi với chú thì chả cần giấy gì con ạ, chú xài lá chuối khô thôi.
Về tới một huyện giáp biên của Đồng Tháp thăm nhà và cha của chú em.
Anh tên Ba Th. là lứa đàn anh, anh hơn tôi 7 tuổi tham gia trận chiến bảo vệ Tổ quốc từ những ngày tháng đầu tiên năm 77-78 anh bị thương nặng ở trận Tân Công chí nằm viện hơn hai năm trời rồi phục viên vì sức khoẻ không còn vì thương tật.
Sẵn chai rượu người ta cho cất trong xe, anh em nướng ít khô cá ngồi nhâm nhi nghe anh tâm sự về những khó khăn thăng trầm của cuộc đời anh, rồi những chuyện lạ lùng về mảnh đất nơi gia đình anh đang ở.

Xin kể lại cho mọi người cùng nghe, vì lý do tế nhị tôi xin không nêu địa chỉ cụ thể ạ.
Sau khi phục viên về nhà, lúc đó đang thời kỳ hậu chiến điều kiện rất khó khăn, ra viện được hơn hai năm thì anh lập gia đình và làm nhà ở riêng.
Do cha mẹ anh cũng ít đất đai vườn ruộng nên anh được một ông chú, em ruột cha anh cho một miếng đất, ngày đó theo như lời anh nói thì nó như cái doi đất bãi, mùa nước nó bị những con kinh và rạch nhỏ bao hết xung quanh, ban đầu ông chú nói cho anh mảnh đất đó để làm vườn trồng trái cây..khi anh nói có ý định cất nhà ở mảnh đất đó thì ông chú khuyên- Bây ở đó trồng cây nuôi vịt gà thôi chứ đất đó làm nhà e ở khó đó…
Vốn là một người lính chiến, từng trải qua bom đạn và thương tật chiến tranh, lại “vô thần” nên anh đâu có ngán gì, anh nói với ông chú; Đất đó sao mà khó ở chú?
Ông chú nói, đất nơi đó dữ từ xưa giờ rồi, xưa lắm có người thày bùa Miên ở đó, cất nhà nơi chòm cây thốt nốt và cây sao..sau khi người đó chết thì không có ai ở được nữa, vì lý do tâm linh gì đó…
Anh Ba Th thì không sợ, anh quyết định cất nhà ở đó, lúc đó vào những năm thập niên 80, khó khăn lắm, anh chị ban đầu chỉ cất một căn gọi là như chòi vịt để ở, sau có chút vốn thêm địa phương giúp đỡ vì anh là thương binh nặng thì anh chị quyết định cất căn nhà.
Như lời anh nói thì lúc trước chòi vịt thì anh chị chỉ ban ngày mới ở đó, tới đêm thì về, ngủ nghỉ cơm nước ở nhà ông bà cách đó chừng cây số.

Thời gian đầu thì như anh nói, vịt ngan với bò không thấy có hiện tượng gì và chúng cũng lớn khá nhanh..tới khi anh chị dựng hẳn nhà ra đó ở thì những chuyện quái đản bắt đầu xảy ra..
Đầu tiên là ngay khi đang dựng căn nhà, lúc đó chỉ là nhà cây, khi căn nhà còn chưa hoàn tất thì một trong những người thợ làm nhà đã bị “nhập”.
Người thợ này đang làm bỗng dừng tay, cứ đứng im mặt quay vào góc nhà rồi khóc rưng rức và miệng thì lảm nhảm gì đó bằng tiếng khmer, rồi hai hàm răng nghiến chặt lại và bắt đầu chửi rủa, lúc thì tiếng Việt khi thì tiếng khmer khi thì tiếng gì như tiếng Thái..
Ban đầu những người khác tưởng anh thợ này say xỉn nói linh tinh càm ràm, tới lúc thấy anh thợ này lao tới hất tung cái bàn bày đồ cúng kiếng dựng tạm phía trước cửa và hú hét đinh tai rồi nhảy như một con ếch thì mọi người mới tá hoả, họ xúm nhau lại đè anh thợ này xuống và trói lại mặc cho anh này vẫn luôn miệng gào thét chửi rủa, cặp mắt đỏ ngầu và long sòng sọc dãi rớt chảy cả ra..

Sau hôm đó thì mấy người thợ cùng nghỉ ngang không muốn làm nữa, anh chị phải thuê nhóm khác về làm, khi nhóm người mới về làm thì ông thợ cả là chủ nhóm bỗng đi vòng quanh nhà nhìn ngó một hồi rồi nói; Đất này có tinh tà, anh chị phải làm lễ cúng thì tụi tui mới dám làm, không đang lợp mái mà họ kéo tụi tui rớt xuống thì ai chịu..
Nghĩ mấy người thợ vòi đồ nhậu, anh chị cũng đành bấm bụng đi mua đồ về cúng bái, nhưng khi làm xong thì mấy người thợ chiều tối cũng ra về mà không ai ở lại ăn uống gì cả.
Hôm sau cũng lại vậy, nhưng hôm sau thì lạ hơn, lại một người nữa bị “nhập” người này mắt trợn lên răng nghiến ken két và nói bằng tiếng khmer bảo anh chỉ phải đi mua đầu heo sống về cúng, với rượu thốt nốt.., chị đành nghe theo và đi mua về làm y như vậy..
Những người thợ gọi thêm người tới và làm thật nhanh, hai ngày sau thì hoàn tất và họ vội vàng ra về, tuyệt nhiên không ở lại ăn uống gì hết.
Thấy chuyện lạ thì một anh bạn cùng hội cựu chiến binh của anh giờ vẫn còn, và ở gần đó mới qua xem xét cùng mấy anh ở xã. Họ đi vòng quanh nhà xem căn nhà và có vẻ như không tin lắm vào những chuyện anh chị kể..

Lúc vào nhà mới thì anh chị có làm cơm mời mọi người tới dự trong đó có cả các anh kia, khi mọi người đang ăn uống thì một anh có nói, và nhắc tới chuyện mà những người thợ làm nhà đã gặp, anh bạn cựu binh của anh mới nói; Trời..ma tà gì bay, có ngon thì cho tao coi coi sao..
Chuyện tưởng chỉ là nói vui, ai ngờ khi đứng lên đi ra ngoài đi tiểu, anh bạn anh tên là anh Năm R, bỗng dưng vấp té lao đầu vào ngay cây cột ở đầu hồi nhà, ngã lăn quay và đổ máu mũi, chân tay co quắp lại và líu lưỡi không nói được nữa.
Mọi người vội khiêng anh Năm R, vô nhà lấy dầu thoa và xoa bóp liên tục, hơ lửa nữa, hồi sau anh Năm R, mới tỉnh lại.., anh hốt hoảng nhìn quanh quất và níu lấy tay mấy người xung quanh, anh lắp bắp hỏi nó đâu rồi, nó đâu rồi..?
Mọi người thấy lạ nhưng nghĩ anh Năm R, xỉn thì hỏi vậy thôi, chứ biết gì đâu mà trả lời..
Hôm sau anh Năm R, khoẻ hẳn thì anh có qua hỏi thăm, anh Năm R, vẫn còn thất thần miệng chỉ lẩm nhẩm nói; Tao thấy nó nắm đầu tao quật vô cái cột.
Khi anh hỏi anh Năm R, là anh Năm nói ai quật anh, thì anh Năm R, chỉ ậm à không nói gì thêm nữa, và sau đó thì anh Năm không dám qua nhà anh chị chơi, và anh Năm cũng không dám mạnh miệng nói chuyện “ma quỷ” gì nữa..

Sau đó thì tới chị Ba Th, bắt đầu gặp.
Bữa đó lần đầu, chị Ba kể lại, hôm đó anh Ba đi công chuyện không có nhà, trời mưa nên chị Ba thả bò và lùa vịt ra, sau đó vào nhà lo cơm nước, tới chiều thì bầy vịt bỗng nhiên kéo nhau về sớm, chúng không vào chỗ quây nhốt mà kéo nhau vào đầy sân nhà anh chị và kêu váng lên tới nhức đầu, và thỉnh thoảng lại chạy rẽ ra tung toé, chị Ba thấy lạ vội ra coi xem có con gì đuổi bầy vịt..
Lúc đó mới xẩm chiều, chưa tối..chị bỗng giật mình điếng người khi nhìn thấy giữa bầy vịt là hai cặp chân người, màu đen xỉn khẳng khiu như da bọc xương đang chạy và đuổi đàn vịt..mà không hề thấy hình người phía trên, tưởng mình nhìn lầm chị phải dụi mắt lại, đúng là hai cặp chân người thật mà không thấy người, hai cặp chân chạy trong mưa và chạy thẳng vô cửa chính nhà anh chị, chị Ba hét ầm lên và bung chạy đội mưa qua nhà cha anh, lúc đó cha anh còn sống, nghe con dâu kể thì ông cụ xách cây phảng cắt lúa chạy qua coi sao, vào tới nhà thì ôi thôi, cả đàn vịt chui đầy trong căn nhà anh chị Ba, chúng cứ túm tụm và quay vòng tròn trong nhà, dẫm đạp cả lên nhau, nền nhà toàn bùn đất.

Xưa nay chưa thấy chuyện đó bao giờ nên ông cụ cũng hoang mang, ông cụ vội chạy vào bếp, vơ ít rơm rạ làm thành một bó và ông châm lửa, rồi cầm nùi rơm đó chạy lên nhà trên, ông vào nhà lùa đàn vịt ra ngoài, đàn vịt kêu ầm ĩ và chạy tán loạn ra ngoài..
Tới khi lùa chúng vào chỗ quây nhốt thì ngớt mưa, ông cụ trở về nhà, còn chị Ba cũng quay vào nhà lấy chổi lo quét dọn bùn đất.
Khi đang lui cui quét dọn bùn trong nhà, bỗng dưng có cảm giác rùng mình ớn lạnh, chị chợt ngước nhìn lên..phía trên xà nhà có một đám “người” đang bu bám lủng lẳng, kẻ thì mất tay, người thì mất chân, người thì không có đầu chỉ có hai vai nhô lên..
Chị Ba sợ quá ngã quỵ muốn ngất xỉu, chị chỉ hét lên ú ớ và bò trườn ra ngoài nhà, người bê bết bùn từ lũ vịt tha vào, chị chạy lê lết qua nhà cha chồng lần nữa mà kêu gào không ra tiếng..
Ông cụ vội chạy sang và vào nhà, lúc này trời đã nhá nhem tối, trong nhà không có ai, cụ đốt đèn soi kỹ đúng là không có gì cả, biết là con dâu đã có gặp “gì đó” thấy “gì đó” rồi, nhưng ông cụ vẫn phải nói cứng cho con bớt sợ; Không có gì đâu con, chắc bay nhìn lộn gì đó thôi..
Sau hôm đó thì chị không dám ở nhà một mình nếu anh có đi đâu nữa.
Khi anh về thì buổi tối chị có kể lại với anh, vốn khá cứng rắn và cực đoan nên anh đã gạt đi, cho đó là chị nhìn lộn hay ảo giác thôi, chứ làm gì có chuyện gì..
Sau đó vài tháng thì chị Ba sinh cháu đầu, anh quây một góc nhà thành căn buồng cho chị và bà cụ mẹ anh qua đó thỉnh thoảng coi cháu hộ.

Cô em gái của anh thỉnh thoảng qua nấu hộ nồi cháo cho chị dâu, có phàn nàn với anh, sao lạ quá, cháo nấu bữa đêm muộn mà tới sáng sớm đã vữa ra và thiu nhớt nhợt rồi..
Anh ban đầu nghĩ do rửa nồi không sạch nên bị vậy thôi.
Cho tới một đêm, anh tự tay nấu cháo cá lóc cho chị ăn, nấu cháo xong chờ cháo nguội, anh Ba ra cái võng ở hiên nằm, lúc đó mới có điện và khá tối, chỉ tới 9 giờ là cắt, anh đốt đèn măng sông, đèn rất sáng trên nhà..đang lim dim hưởng cơn gió mát thì anh chợt giật mình khi thấy như có con gì như con rắn thả lũng lẵng trong nhà, choàng mở mắt dòm kỹ thì cha mẹ ơi, ngay trước mắt anh dưới ánh đèn sáng, có lúc nhúc những bóng đen xì ở trên những cái xà nhà như những bóng người, nhưng không rõ có phải người hay không, và họ thè những cái lưỡi dài và đen xuống phía nồi cháo anh để, liếm cháo trong đó, có cả những bóng người lờ mờ thập thò xung quanh bộ bàn ghế, trông họ thật ghê rợn với những cái bóng đó chỉ có một nửa thân, trên hoặc dưới, hoặc nửa thân trái hay phải, những cánh tay lều nghều như những cành củi khô thò thụt chập chờn..
Anh đã ngã lộn xuống, rớt khỏi cái võng và chạy vào nhà, nhưng khi vào nhà thì những hình ảnh đó vụt biến mất ngay như chưa từng xuất hiện, và có một mùi thối hoắc như nồng nặc xung quanh.

Anh Ba nói, khi đó anh thật sự rất hoang mang và lạ lẫm, anh không biết có phải mình vừa nhìn lộn gì đó không, nhưng khi múc cháo ra thì anh Ba thật sự lạ..nồi cháo mới nấu trước đó còn chưa nguội hẳn nhưng đã có mùi lạ và có vị chua chua và như kéo nhớt…
Rồi khi đứa con đầu lòng vừa tròn tháng thì chuyện lạ bắt đầu diễn ra thường xuyên hơn.
Đứa trẻ cứ chập tối xuống là khóc, nó khóc có khi tới sáng, cứ ra rả liên tục, nếu ôm bế nó trong tay thì nó im được chút xíu, vừa lỏng tay là nó giật mình và gào khóc tiếp, cha anh nghe nhiều người mách những mẹo chữa con nít khóc dạ đề, ông cụ cũng thử làm nhưng không ăn thua..
Tới khi cả anh chị Ba đều đổ bệnh, vì ngày thì phải lao động tối đến lại con khóc không ngủ nổi..bà cụ mẹ anh đành bế cháu qua nhà trông hộ, thì lạ thay, qua nhà cha anh thì thằng bé lại không khóc nữa và ngủ ngoan luôn..
Một buổi trưa, trời mưa..mệt quá nên anh nằm nghỉ, anh cột cái võng trong nhà và nằm ngủ, vừa chợp mắt được chút thôi thì anh thấy ngực mình như có ai leo lên nhảy nhót chứ không phải bóng đè, nửa tỉnh nửa mê anh hé mắt thấy có một thân người, chỉ có đoạn trên từ đầu tới ngang bụng đang đè trên ngực anh, cái đầu nó cứ ngửa ra như cười và hai tay như đang bơi thuyền..lạ là nhìn thấy được nhưng anh không thể hất cái bóng đó ra được, rồi hai bên võng anh cũng lần lượt xuất hiện những cặp chân người khẳng khiu và chỉ là khúc chân từ đầu gối trở xuống, không có phía trên, có vài cặp như vậy như đang bu xung quanh anh coi…
Lần đầu tiên anh có cảm giác ớn lạnh và sợ, một cảm giác sợ hãi, sự sợ hãi thế giới vô hình, thứ mà ngày trước anh không tin là có..

Cố gắng lắm anh mới tỉnh táo được và hét lên, ngồi dậy, mồ hôi đổ dòng như tắm..
Những thứ anh thấy lúc nãy đã không còn, chỉ còn cảm giác tức ngực, dợm ngồi dậy thì một lần nữa anh lại té xuống võng..
Một người đàn ông chừng 7-80 tuổi, tóc búi sau ót gương mặt dữ tợn với bộ đồ màu nâu tối sẫm, tay chống một cây gậy như khúc cây khô, như hiện ra giữa căn nhà anh, cặp mắt ma quái lạnh lẽo nhìn lướt qua anh vì đi bình thản ra phía cửa, thân hình thì đi hướng ra cửa nhưng cái đầu như quay hẳn ra sau lưng và ánh mắt vẫn nhìn anh trừng trừng..
Anh không hề mơ hay nhìn nhầm, vì trước đó anh mới vùng được ngồi dậy, chưa kịp hoàn hồn thì anh thấy hình ảnh người đàn ông đó, người này đi thẳng ra cửa và như đi hút vào màn mưa ngoài trời..
Anh đã không thể kêu nổi hay làm được gì, anh ngồi đó trên võng rất lâu sau đó, hoang mang và sợ hãi tột độ, chưa bao giờ anh bị như vậy.
Tới khi chị Ba từ bên nhà ông bà nội qua gọi anh về ăn cơm, vì từ sau vài chuyện lạ xảy ra thì anh chị lại quay về nhà ông bà nội ăn cơm và gửi cháu nhỏ ở đó, chị Ba vào nhìn thấy anh như người mất hồn đang mặt xanh như chàm đổ, tay chân run lẩy bẩy, chị tưởng anh trúng gió, tính lấy dầu gió sức cho anh thì anh xua tay..
Ngày hôm sau, anh lặng lẽ nghỉ làm qua Gò Bảy tìm một ông thày coi bói, anh lặng lẽ lén lút đi một mình không dám nói với ai vì sợ mọi người cười, vì anh vốn dĩ xưa nay là người nổi tiếng cứng và luôn miệng dè bỉu những chuyện dị đoan hay tâm linh mà khi đó nơi anh chị ở người ta kể khá nhiều..

Ông thày coi bói là người Miên, chưa cần anh hỏi đã nói vanh vách những chuyện xảy ra trong nhà anh, qua ông thày này thì anh biết cái mảnh đất nơi anh ở xưa là nhà của một ông cũng là thày bùa pháp gì đó, người này đã chết từ lâu, và “âm binh” của người thày pháp này vẫn còn ở đó, sở dĩ anh ở được nơi đó mà không bị ảnh hưởng nhiều tới tính mạng cũng là nhờ anh có sát khí và “tinh tướng” mạnh hơn người khác, chứ nếu người khác e là không bán xới thì cũng mất mạng lâu rồi.
Do cố chấp và cũng chẳng có đất đai gì nên anh cố gắng nhờ ông thày pháp này làm lễ xin đất, và “trấn yểm” hộ, nhưng ông này từ chối và giới thiệu anh với một ông thày khác, ông thày này ở miết sâu khu kinh Thầy Ba Đàn, giáp Gò Chùa gần biên giới..
Ông thầy này ở ẩn trong rừng đi đâu cũng có một đàn chó đi theo, đàn chó này rất giỏi bắt cá, chim..ông thầy này cho anh Ba bốn đạo bùa, dặn anh Ba về, đợi lúc mặt trời lên tới ngọn cây ( tầm 9-10 giờ sáng) thì bắt một con chó mực cột cổ lại lôi nó đi theo, tới nhà thì lôi con chó vào nhà chó nó đi khắp nhà, leo lên bàn uống nước, chui xuống cả gầm giường, bế cho nó thò cả đầu lên ban thờ, rồi cuối cùng leo lên nóc nhà cho nó đi trên đó..
Sau đó nấu cháo thí múc vào lá cây bày chính giữa cửa nhưng cách xa ngôi nhà, rồi dắt theo con chó đi bốn góc miếng đất có căn nhà nhưng không được quá 30 bước chân, có nghĩa là bốn chiều mỗi chiều chỉ được 30 bước chân, đóng bốn cây cọc sắt có quấn đạo bùa xuống đó, lấp đất lên..xong xuôi mới được thả con chó mực đó ra..
Tuy rằng khá xấu hổ nhưng anh Ba vẫn phải làm theo lời ông thày pháp đặng cho yên ổn mà làm ăn..

Sau đó thì mọi chuyện trong căn nhà có vẻ tạm yên, nhưng phía ngoài căn nhà thì lại có chuyện..
Đàn vịt và bò của anh Ba thỉnh thoảng lại có hiện tượng tối không chịu vào chuồng, cứ đứng ngoài kêu rống lên..vịt thì chạy quanh tán loạn ầm ĩ, tưởng có rắn trong chuồng anh Ba có vào xem thì không có gì cả, nhưng lũ vịt vẫn không chịu vào, và có đêm thì chúng bỗng toán loạn như bị cáo chồn rắn đuổi, thậm chí có con còn bay vọt lên trời ra khỏi khu quây nhốt.
Nghe mấy người nói phải cúng kiếng gì đó, anh chị Ba cũng nghe theo, cúng đồ cô hồn và rắc gạo, muối tháng hai lần, bữa nào quên là vài bữa sau lại có chuyện..
Anh Ba kể, sau khi đóng “đạo bùa” bốn góc thì những đứa con của anh chị sinh sau này đều không quấy khóc hay khó nuôi, đồ ăn cũng bớt ôi thiu, và ở đó thì chỉ nuôi được chó có màu đen..
Nhiều lần anh chị có nghe thấy nửa đêm có những tiếng gào rú hoặc cười đâu đó vẳng lại nghe rõ mồn một, dù quanh đó lúc trước rất vắng vẻ và gần như chẳng có nhiều nhà ở, có đêm thì mấy con bò của anh cứ lồng lên phi lụp cụp ngoài bãi như có ai cưỡi trên lưng nó, có con phi tới gần sáng rồi nằm bệt ngày hôm sau không đi ăn nổi anh chị Ba phải đi cắt cỏ gom về cho nó ăn, may là không con nào bị chết.
Tới sau anh chị quây đìa nuôi cá cũng vậy, thỉnh thoảng có đêm cá tự nhảy lên bờ cả đàn, sáng ra chết kiến bu đen mà chẳng rõ lý do..
..
Sau này khấm khá hơn anh chị cất nhà phía trong, gần nhà cha mẹ anh Ba ở cũ giờ chia cho người em út ở, cha mẹ anh đều đã mất.
Mảnh đất đó giờ vẫn còn và xung quanh người ta cũng ở khá nhiều, cũng chăn nuôi hay thả câu đêm.
Tôi từng đến tận nơi đó, căn nhà cũ của anh chị xưa vẫn còn, qua nhiều lần sửa chữa và gác mái tôn, giờ làm như nhà vườn chứ không ai ngủ đó nữa, con cái anh chị đứa vào quân đội đứa đi làm cũng quanh quanh đó gần chứ không xa.
Buổi tối hai anh em tôi rủ anh qua đó nhậu đêm coi sao, anh cũng ra, tới đêm rủ anh ra chỗ xưa nhốt bò giờ trồng cây, có căn chòi lá kế mấy cái vuông thì anh không đi..
Còn mình tôi loanh quanh ra đó nghe ngóng coi có gì không, những cây thốt nốt vẫn còn, cây sao cũng còn, thân cây vươn cao tàn lá đen thui um tùm im lặng trong trời đêm nhìn như những hình ảnh quái dị im lìm, thỉnh thoảng có vài tiếng chim đêm kêu..
Anh Ba nói, gần đây thì những người làm công cho anh vẫn xì xào với nhau vài câu chuyện lạ mà họ vô tình nhìn thấy khi làm việc ở đây lúc chiều muộn hay tối…, những bóng đen đi ngúc ngoắc ngúc ngoắc..hay là những âm thanh kỳ lạ, nghe như tiếng khóc hay cười..
Trước thì anh Ba không tin nhưng giờ thì anh chỉ im lặng trầm ngâm chứ không nói gì nữa.
Tôi thì tôi tin câu chuyện anh chị Ba Th kể, người miền Tây thiệt thà có sao nói vậy thôi, anh chị cùng mấy người bạn hàng xóm của anh chị chẳng rảnh mà đi dựng chuyện lên kể với tôi làm gì cả.
Tin hay không thì cũng chỉ là đọc cho vui thôi bà con ạ.
Chúc mọi người tháng mới bình an, tuần mới làm việc vui vẻ nhé.
Ẹc, chuyện này kinh phết.
Tình tiết anh bạn không tin rồi bị quật đầu sao giống chuyện tôi từng đọc.
Chuyện kể về 2vc. Bà vợ ngoại tình hình như bị ông chồng giết. Rồi sau đó bà vợ tự nhiên hiển linh và bên nhà vợ xây miếu thờ. Ông bạn chồng đến chơi nghe bảo linh thiêng thì cười không tin vì ổng vốn là lính chiến trường về. Ngay tối đó ổng bị cuốn trong cái võng và sợ mất mật.
Mà sao ông thầy bùa thứ 2, đã biết có âm binh mà không giúp họ giải thoát đi nhỉ. Để ở đó như 1 biện pháp trấn thôi. Lúc nào bùa mà yếu đi thì họ lại ra hại người. :angry:
 
Ẹc, chuyện này kinh phết.
Tình tiết anh bạn không tin rồi bị quật đầu sao giống chuyện tôi từng đọc.
Chuyện kể về 2vc. Bà vợ ngoại tình hình như bị ông chồng giết. Rồi sau đó bà vợ tự nhiên hiển linh và bên nhà vợ xây miếu thờ. Ông bạn chồng đến chơi nghe bảo linh thiêng thì cười không tin vì ổng vốn là lính chiến trường về. Ngay tối đó ổng bị cuốn trong cái võng và sợ mất mật.
Mà sao ông thầy bùa thứ 2, đã biết có âm binh mà không giúp họ giải thoát đi nhỉ. Để ở đó như 1 biện pháp trấn thôi. Lúc nào bùa mà yếu đi thì họ lại ra hại người. :angry:
Bùa thì như tạm thôi, có thời hạn, hết là nó múc ngay
 
Back
Top