Những con số biết nói về kiểm định chất lượng giáo dục đại học sau 20 năm

dogamer05

Senior Member
Trải qua 20 năm triển khai và thực hành vấn đề bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đến nay hoạt động này đã trở thành yếu tố mang tính sống còn đối với các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao chất lượng, khẳng định uy tín, vị thế và là phương tiện để hội nhập với nền giáo dục toàn cầu.

Hoạt động kiểm định chất lượng được khởi nguồn đầu tiên tại Hoa Kỳ vào khoảng cuối thế kỉ 19, sau đó lan tỏa mạnh mẽ tới các nước châu Âu, châu Úc và châu Á.

Bên cạnh đó, hiện ở nước ta còn có 10 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoạt động tại Việt Nam, bao gồm: HCERES, AUN-QA, QAA, FIBAA, AQAS, ASIIN, ABET, ACBSP, THE-ICE, ACQUIN.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (1).png

Như vậy, trong tổng số 244 cơ sở giáo dục đại học (chưa tính các cơ sở giáo dục thuộc khối quân đội, công an), hiện cả nước đã có 187/244 cơ sở giáo dục được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục (theo tiêu chuẩn trong nước), đạt khoảng 76,64%; Còn lại khoảng 57 cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định hoặc chưa được công nhận đạt chuẩn (theo tiêu chuẩn trong nước), tương ứng 23,36%.

Trong số này, có 1.125 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước (chiếm 69,83%); 486 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài (chiếm 30,17%). Như vậy số lượng chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài có tỉ lệ gần bằng một nửa số lượng chương trình kiểm định theo chuẩn trong nước.

 
Nói chung bước đầu nên tham gia để chuẩn hoá quy trình, làm việc quy củ, khẳng định tên tuổi. Sau này đủ vững rồi thì nên dựa vào chất lượng để đi lên. Nhiều trường tây tàu sau nhiều năm đua xếp hạng nhận ra những thứ này chả giúp ích gì cho nghiên cứu lâu dài mà cản trở hợp tác, biến các trường thành đối thủ thay vì mở rộng hợp tác nghiên cứu.

 
Nói chung bước đầu nên tham gia để chuẩn hoá quy trình, làm việc quy củ, khẳng định tên tuổi. Sau này đủ vững rồi thì nên dựa vào chất lượng để đi lên. Nhiều trường tây tàu sau nhiều năm đua xếp hạng nhận ra những thứ này chả giúp ích gì cho nghiên cứu lâu dài mà cản trở hợp tác, biến các trường thành đối thủ thay vì mở rộng hợp tác nghiên cứu.


Kiểm định chương trình đào tạo và đua xếp hạng là 2 câu chuyện khác nhau rất rất nhiều .... :whistle: :whistle: :whistle: :whistle:
 
Nói chung bước đầu nên tham gia để chuẩn hoá quy trình, làm việc quy củ, khẳng định tên tuổi. Sau này đủ vững rồi thì nên dựa vào chất lượng để đi lên. Nhiều trường tây tàu sau nhiều năm đua xếp hạng nhận ra những thứ này chả giúp ích gì cho nghiên cứu lâu dài mà cản trở hợp tác, biến các trường thành đối thủ thay vì mở rộng hợp tác nghiên cứu.

VN hình như đang xây VQF, rồi theo đó phát triển khung trình độ ĐH, nhớ trước đọc đâu đó thằng Úc có tham vấn cái AQF của nó k biết đúng k.

Kể ra nếu áp đúng quy trình bên Úc vào thì ncl khá ổn (ổn cả về dạy nghề lẫn phát triển giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu),... Nhưng mà quy hoạch đại học bên mình đang k ổn lắm
 
VN hình như đang xây VQF, rồi theo đó phát triển khung trình độ ĐH, nhớ trước đọc đâu đó thằng Úc có tham vấn cái AQF của nó k biết đúng k.

Kể ra nếu áp đúng quy trình bên Úc vào thì ncl khá ổn (ổn cả về dạy nghề lẫn phát triển giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu),... Nhưng mà quy hoạch đại học bên mình đang k ổn lắm
Tôi thì không chắc lắm, trên các bảng xếp hạng thì trường Úc xếp hạng rất cao. Thậm chí trên QS, U Melbourne còn cao hơn cả trường top Mỹ như CMU, Princeton hay Yale. Tất nhiên là so với VN thì Úc hơn đứt mọi thứ, mình được một góc của nó là đã tốt lắm rồi, nhưng cảm giác bọn này có xu hướng làm kinh doanh với thương hiệu nhiều hơn là nghiên cứu chuyên sâu và tính hàn lâm khoa học.
 
Tôi thì không chắc lắm, trên các bảng xếp hạng thì trường Úc xếp hạng rất cao. Thậm chí trên QS, U Melbourne còn cao hơn cả trường top Mỹ như CMU, Princeton hay Yale. Tất nhiên là so với VN thì Úc hơn đứt mọi thứ, mình được một góc của nó là đã tốt lắm rồi, nhưng cảm giác bọn này có xu hướng làm kinh doanh với thương hiệu nhiều hơn là nghiên cứu chuyên sâu và tính hàn lâm khoa học.
Làm kinh doanh và thương hiệu thì Úc cũng thua Mỹ đứt đuôi con nòng nọc 100% chứ chưa nói về nghiên cứu vậy mà ranking lại cao hơn ?Có chính xác không vậy ?
Tôi tìm ra cái link này
1710100218428.png

Yale so vơi Havard thì cũng gần như là ngang ngửa nên cái xếp hạng kia đanh giá trường Úc > Mỹ tôi bảo là sai bét nhè đấy Bưởi
 
Kiểm định chương trình đào tạo và đua xếp hạng là 2 câu chuyện khác nhau rất rất nhiều .... :whistle: :whistle: :whistle: :whistle:
anh kể cái vụ danh sách BXH mới mà rank FTU NEU thấp với, sao e mãi k tìm đc cái BXH đó, giờ 2 trường đó rank cao hơn chưa
 
Làm kinh doanh và thương hiệu thì Úc cũng thua Mỹ đứt đuôi con nòng nọc 100% chứ chưa nói về nghiên cứu vậy mà ranking lại cao hơn ?Có chính xác không vậy ?
Tôi tìm ra cái link này
View attachment 2376388
Yale so vơi Havard thì cũng gần như là ngang ngửa nên cái xếp hạng kia đanh giá trường Úc > Mỹ tôi bảo là sai bét nhè đấy Bưởi
Thì rõ ràng trường Mỹ chất lượng hơn nhiều với Úc đấy. Nhưng mấy bảng xếp hạng phổ biến dễ thấy như QS hay THE lại xếp đh Úc ở rank rất cao, cao hơn cả trường Mỹ.
 
Thì rõ ràng trường Mỹ chất lượng hơn nhiều với Úc đấy. Nhưng mấy bảng xếp hạng phổ biến dễ thấy như QS hay THE lại xếp đh Úc ở rank rất cao, cao hơn cả trường Mỹ.

đúng vậy đó thím, chưa kể đó là chất lượng giảng dạy ở bên Úc cũng rất nhẹ nhàng và các đại học dạy gần như tương đương nhau. Nếu du học để kiếm đường định cư hay đánh bóng tên tuổi thì đi du học Úc, chứ còn không thì không nên chọn Úc để đi du học.
Bọn Úc chỉ cần IELTS là đủ, trong khi thằng Mỹ cần thêm AP SAT, thằng UK Singapore cần A-Level.
 
anh kể cái vụ danh sách BXH mới mà rank FTU NEU thấp với, sao e mãi k tìm đc cái BXH đó, giờ 2 trường đó rank cao hơn chưa

FTU NEU ranking trên bxh thấp nhưng chất lượng người học hơn hẳn đám sinh viên VN học RMIT - 1 trường top 140 QS.

Thím đã thấy người học từ RMIT học thạc sĩ, tiến sĩ trường top tier ở Mỹ chưa? Chứ FTU thì tôi biết nhiều trường hợp rồi đấy.
Mà nếu lấy ranking trường làm tiêu chí thì Đại Học Duy Tân > Đại Học Bách Khoa nhé.
 
FTU NEU ranking trên bxh thấp nhưng chất lượng người học hơn hẳn đám sinh viên VN học RMIT - 1 trường top 140 QS.

Thím đã thấy người học từ RMIT học thạc sĩ, tiến sĩ trường top tier ở Mỹ chưa? Chứ FTU thì tôi biết nhiều trường hợp rồi đấy.
Mà nếu lấy ranking trường làm tiêu chí thì Đại Học Duy Tân > Đại Học Bách Khoa nhé.
RMIT đứa nào học hệ 3 năm thì k được phép sang Mẽo học Master
Muốn sang Mẽo học phải học hệ 4 năm (honours) của Úc. Mà học honours thì hoặc học tiếp PhD bên Úc hoặc Châu Âu chứ k có sang Mẽo học Master làm gì cho mệt (mà sang Mẽo cũng học thẳng PhD luôn chứ k thèm học qua Master đâu)

K chỉ RMIT mà bất kỳ trường nào của Úc cũng vậy. Thường bọn nó sang Mẽo học PhD, chứ k sang tiếp Master

Riêng về độ thả điểm đầu ra thì bọn Úc phải gọi NEU FTU bằng cụ
 
Thì rõ ràng trường Mỹ chất lượng hơn nhiều với Úc đấy. Nhưng mấy bảng xếp hạng phổ biến dễ thấy như QS hay THE lại xếp đh Úc ở rank rất cao, cao hơn cả trường Mỹ.
Úc nhợn có đám ngành bên truyền thông, kinh doanh gánh lại
Chưa kể chính sách ưu đãi giảng viên khá tốt nên kéo được nhiều giáo sư bên UK, US về (về giảng dạy, nghiên cứu, làm việc trực tiếp tại trường chứ k phải thỉnh giảng dăm ba bữa)
 
Back
Top