kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Tớ thì thích đọc những cuốn sách thuộc thể loại tâm lý Phật giáo, vừa chân thực, vừa lay chuyển tâm hồn. Ngày xưa, đọc mấy dạng kiểu "Đắc Nhân Tâm'' tưởng là hay rồi, nhưng khi tìm hiểu tâm lý học Phật giáo thì ôi thôi, những gì mình đọc trước kia giống như tiểu học vậy. Và phần lớn sách PG lại miễn phí và định dạng phong phú, nên cũng dễ tiếp cận. Giới thiệu các bạn cuốn "An Lạc Từng Bước Chân'' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Mong rằng nhiều người sẽ "lọt hố'' vào thế giới quan Phật giáo để các bạn có được niềm vui hạnh phúc trong tâm hồn và cuộc sống
 
Thím nào đọc cuốn này rồi thì cho em hỏi chất lượng dịch thuật có tốt không ạ, có bị cắt xén, thêm bớt gì, em đọc sách lịch sử chính trị ghét nhất bị cắt xén thêm bớt :beat_brick:

2vUa4RC.jpg
Anh lội lại mấy pages cũ, mô có nhắc tới. Sách mang tính bổ sung góc nhìn cho đa dạng. Tuy có đôi chút lý thú nhưng cơ bản là ko cung cấp thêm dẫn chứng hay cách suy luận gì mới. Một số phần được viết khá sơ sài, ko biết là do trải nghiệm hay do hạn chế về cứ liệu.
Trước em có đọc 1 2 cuốn của Thích Nhất Hạnh dạng ebook. Em không có gì để chê về nội dung nhưng nói về tính ứng dụng thì các sách về triết lý đạo đức hay về văn hóa ứng xử như đắc nhân tâm cũng có hạn chế. Đấy là tính ứng dụng của nó gặp nhiều khó khăn do không đề cập đến các vấn đề thực tế mà xã hội gặp phải như các vấn đề bên kinh tế học nói như mâu thuẫn lợi ích, thế tiến thoái lưỡng nan của người tù, bi kịch của công.... Sách về triết lí đạo đức nếu một quần thể xã hội nhỏ và gần gũi sống và lấy đó làm quy chuẩn thì rất tốt, nhưng nếu quần thể lớn mà ở đó nhiều quan hệ phát sinh mà có tính phức tạp cao thì khó áp dụng thực tế.

Mâu thuẫn về đạo đức mà em thấy khá hay mà nhiều vấn đề chưa được giải quyết được đề cập đến trong "Trolley problem". Bác nào hứng thú có thể đọc thêm.
Phật Giáo Việt Nam có nhiều hệ phái với quan niệm Phật Học và giới luật có đôi chút khác nhau trong đó 2 nhánnh chính Đại Thừa và Thượng Toạ bộ là có sự khác biệt nhiều hơn cả, Trong số các hệ phái này có một nhánh tách ra từ Đại Thừa nhưng ko công nhận mình thuộc 2 nhánh chính trên là Thiền Tông, Phái Thiền Tông này cùng với tâm pháp huyền hoặc của Lão Gíao, taọ ra một hệ phái lớn ở TQ,VN và Nhật. Tuy nhiên trường hợp khá đặc biệt trong số đó là thầy Hạnh, một khái niệm mới về Phật Giáo dấn thân, tuy có đôi chút tranh cãi nhưng tựu chung lại là mang Phật Giáo đến gần hơn với quảng đại quần chúng thay vì các kinh kệ viết theo lối cũ, giảng giải đạo pháp sáo rỗng theo kinh sách. Thêm vào đó Thầy Hạnh vượt qua được sự sáo mòn của khuôn khổ,xoá nhoà khoảng cách giữa các hệ phái, thay vì cố bám víu vào Phật bảo và Pháp Bảo. Thầy Hạnh chú trọng nhiều hơn ở truyền dạy trực tiếp của tăng ni và phát triển một số kiến giải mới về "Pháp của ta".

Nói về thầy Hạnh và Thiền Tông một chút để có thể hiểu được nền tảng Đạo Đức Viễn Đông nói chung là giảng dạy về tư tưởng "Dĩ bất biến ứng vạn biến" nó không đi vào chi tiết mà chủ yếu phát triển nền tảng nhận thức, phần còn lại sẽ do chủ thể tự suy niệm. Phật học, Lão Học cùng với Khắc Kỷ là 3 tư tưởng rất khác biệt so với phần còn lại của loài người. Vì thay vì đi bên ngoài, nó đi vào trong, nó chú trọng giải quyết các vấn đề chủ thể bằng chính chủ thể. Đối chiếu với nhận thức của Triết học Phương Tây thì ở đây các tư tưởng này đang quan niệm về "tính thụ nhận" của nhận thức <Tức con người có quan năng nhận thức được thế giới, nhưng con người không có quan năng thay đổi được nhận thức của thế giới, chỉ có thể tự "khởi phát" suy tưởng chính bản thân mình, nên các vấn đề gặp phải của con người chỉ có thể là do bản thân nhận thức chủ quan, không ảnh hưởng bởi vật chất khác quan>.

Điểm qua một số nét về nền tảng của các vấn đề anh nêu trên, Các nan đề anh nêu có nguồn gốc khá lâu dài. Xuất phát đầu tiên có thể kể tới là từ thời Empicurus với thuyết hưởng lạc (hoàn toàn ko hề có ý nghĩa giống với nghĩa của chữ này trong tiếng Việt), Tuy nhiên người thật sự đặt nền móng cho nó là Jeremy Bentham, và rất nổi tiếng với tác phẩm "Thuyết Công Lợi" (Utilitarianism) của Mill . Trong số các trường phái của Thuyết Vị Lợi/ Công Lợi, Mill là người hơn tất cả phản đối việc "lượng hoá" sự hữu ích, trong đó cho rằng không thể tính toán được việc thoả mãn cao thơn hay thoả mãn thấp hơn. <Ngoài lề, Trong suốt giai đoạn phát triển của Thuyết vị lợi, nó dấy lên rất nhiều tranh cãi về "Theo đuổi hạnh phúc", Aristotle trong một chương của Nicomamchean ethics nói rằng chấp nhận một cuộc sống tốt đẹp đi cùng với một cuộc sống hưởng thụ là thích một cuộc sống phù hợp với những con thú>. Cho đến giữa TK XX, thuyết Công lợi lại một lần nữa được bàn tán với bước phát triển mới của Chủ nghĩa thực tế hành động và chủ nghãi thực tế nguyên tắc. Tranh cãi lớn nhất giữa 2 chủ nghĩa này vì : Chủ nghĩa thực tế nguyên tắc thất bại hoàn toàn trước Chủ nghĩa thực tế hành động, vì dù có bất kì nguyên tắc nào, trong trường hợp phá bỏ Luật để làm được những việc hữu ích, các nguyên tắc có thể được sửa đổi bằng cách thêm một số nguyên tắc phụ để giải quyết những trường hợp được xem là ngoại lệ.Điều này sẽ đúng cho tất cả các trường hợp ngoại lệ, và vì vậy các “nguyên tắc” có bao nhiêu trường hợp ngoại lệ thì có bấy nhiêu nguyên tắc phụ được thêm vào, điều này, về mặt mục đích, làm cho các nhà kinh tế có thể làm bất kì điều gì để tạo ra lợi ích cho mình. <Nguyên gốc của Trolley Problem chính được đưa ra trong giai đoạn này>.

Giờ nói về các ví dụ của anh, thực ra nó chỉ mới bắt đầu được lật trở lại khoảng năm 2009-2010 khi GS M.Sandle cho phát sóng miễn phí khoá học Công Lý của ông ở Trường Luật Harvard gây nên tranh luận sôi nổi. Cơ sở lý luận thực ra khá hạn chế, vì nó dựa trên tiên đề "hệ quả được dự đoán trước", ví dụ trong Trolley Problem của anh, khi anh bẻ cua nhưng hoá ra cái cua đấy ko thực hiện đựợc, tàu vẫn chạy như cũ. Anh đứng nguyên về nhìn thấy một Fatman đang đứng trên lan can của ray, và nếu anh đã lựa chọn đẩy người đàn ông đấy xuống thì vừa cứu được 5 người công nhân vừa cứu được đoàn tàu. Nhưng liệu anh có làm ko??? Mỗ có thể chỉ cho anh hàng đống nan đề mà thuyết Vị Lợi ko thể giải quyết được vì nó còn một số vấn đề khó khăn hơn nữa là
  • Những mục tiêu để tối đa hoá lợi ích: Anh liệu còn vô tư khi thực hiện khi cái anh Fatman kia chính là người cướp mất bạn gái của anh, ko ai biết được điều đó ngoài anh. Liệu lựa chọn của anh là gì?
  • Tính toán lợi ích tối đa taọ ra sự thất bại: Trong thời gian anh chờ cân nhắc thì thời cơn để anh thực hiện nó đã qua, lúc đấy ai là người đáng trách?
  • Lợi ích tổng hợp: Trong cảnh quay cuối của Batman 2008, có cảnh 2 chiếc phà được cài chất nổ một chiếc chở toàn tù nhân và một chiếc phà chở dân thường nhiều trẻ em. Kíp nổ được giữ chéo, trong trường hợp 1 trong 2 ko kích nổ thì sẽ tự động kích nổ cả 2. Anh thử dùng Công Lợi giải quyết nan đề này xem.
Mỗ ở đây chỉ lướt qua vài điểm cơ sở và phân tích ví dụ cho anh thấy, còn Marx trong bộ Tư Bản còn chỉ trích nó dữ dội hơn mà không trích ra ở đây vì nó khá trừu tượng.
 
Các bạn cho mình hỏi có cuốn sách nào viết về tâm lý và động lực làm việc. Kiểu như bình thường thì mình rất lười biếng, đến khi có việc như thi cử, hay đi phỏng vấn mới chịu ôn luyện kiến thức trở lại.
 
Bác nào giới thiệu em vài tựa sách thể loại Hồi ký, tự truyện; hoặc nói về văn hoá của Việt Nam, tác giả VN với ạ :D
Ah, bác nào đọc cuốn Việt Nam hôm nay và ngày mai rồi cho em xin review luôn ạ :beauty:
 
View attachment 525683
Đây không chỉ là niềm kiêu hãnh của văn học Áo mà còn của toàn địa cầu này.
Trước đây tôi chỉ đọc qua truyện ngắn của Stefan và tôi luôn tự hỏi liệu khi viết tiểu thuyết có gọi là quá mạo hiểm đối với ông? hay chi ít là sự tinh tế, xúc tích trong tài năng của ông khi trình diễn với truyện ngắn có còn giữ được chất khi viết tiểu thuyết? đọc xong thì tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, ông là 1 người hoàn toàn có thể viết tiểu thuyết.

Tới nay thì hiếm có nhân vật trong novel nào khiến mình thương nhiều được như main nữ của cuốn này, những cam chịu, những mất mát mà đệ nhất thế chiến đã để lại cho cô và gia đình, sự tan rã của đế chế hùng mạnh 1 thời là Áo-Hung đã làm thay đổi phần lớn bản đồ châu âu, những ngày tháng mắc kẹt trong 4 bức tường bưu điện nên cô làm việc ở những miền vùng quê nước Áo trong khi cô ước chi được một lần được hòa mình vào thủ đô Vienna, một sự khao khát đổi đời trong tâm hồn nữ nhi làm rạo rực đến cả những độc giả trai tráng như tôi.
Tôi nghĩ đoạn kết của 2 main nam nữ là mang dấp dáng 1 phần hình ảnh của Stefan và bà vợ trong những ngày cuối cùng họ tự sát bên khẩu súng lục và thuốc độc.
Thế là sad ending ạ? Truyện của tác giả này lôi cuốn, xúc động nhưng buồn.
 
Bác nào đã đọc quyển "Những kẻ xuất chúng" chưa nhỉ?
Nếu bác đang nói đến cuốn Outliers thì nên đọc qua cho biết nhé, cũng ko tốn nhiều thời gian lắm, đây gần như sách "nhập môn" của trường t học bên Cad nè

Tiết đầu tiên giới thiệu cuốn sách, Tiểu luận cuối kì viết tóm tắt nội dung và bài học và trả lời một số câu hỏi từ nội dung sách :)
 
Các bạn cho mình hỏi có cuốn sách nào viết về tâm lý và động lực làm việc. Kiểu như bình thường thì mình rất lười biếng, đến khi có việc như thi cử, hay đi phỏng vấn mới chịu ôn luyện kiến thức trở lại.
Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề thói quen thôi anh ạ. Là cả một quá trình thay đổi, chứ một cuốn sách chẳng phải là thứ tiên dược có thể khiến anh quay ngoắt 180 độ, thay đổi con người anh ngay sau khi đọc được.
 
Anh lội lại mấy pages cũ, mô có nhắc tới. Sách mang tính bổ sung góc nhìn cho đa dạng. Tuy có đôi chút lý thú nhưng cơ bản là ko cung cấp thêm dẫn chứng hay cách suy luận gì mới. Một số phần được viết khá sơ sài, ko biết là do trải nghiệm hay do hạn chế về cứ liệu.

Phật Giáo Việt Nam có nhiều hệ phái với quan niệm Phật Học và giới luật có đôi chút khác nhau trong đó 2 nhánnh chính Đại Thừa và Thượng Toạ bộ là có sự khác biệt nhiều hơn cả, Trong số các hệ phái này có một nhánh tách ra từ Đại Thừa nhưng ko công nhận mình thuộc 2 nhánh chính trên là Thiền Tông, Phái Thiền Tông này cùng với tâm pháp huyền hoặc của Lão Gíao, taọ ra một hệ phái lớn ở TQ,VN và Nhật. Tuy nhiên trường hợp khá đặc biệt trong số đó là thầy Hạnh, một khái niệm mới về Phật Giáo dấn thân, tuy có đôi chút tranh cãi nhưng tựu chung lại là mang Phật Giáo đến gần hơn với quảng đại quần chúng thay vì các kinh kệ viết theo lối cũ, giảng giải đạo pháp sáo rỗng theo kinh sách. Thêm vào đó Thầy Hạnh vượt qua được sự sáo mòn của khuôn khổ,xoá nhoà khoảng cách giữa các hệ phái, thay vì cố bám víu vào Phật bảo và Pháp Bảo. Thầy Hạnh chú trọng nhiều hơn ở truyền dạy trực tiếp của tăng ni và phát triển một số kiến giải mới về "Pháp của ta".

Nói về thầy Hạnh và Thiền Tông một chút để có thể hiểu được nền tảng Đạo Đức Viễn Đông nói chung là giảng dạy về tư tưởng "Dĩ bất biến ứng vạn biến" nó không đi vào chi tiết mà chủ yếu phát triển nền tảng nhận thức, phần còn lại sẽ do chủ thể tự suy niệm. Phật học, Lão Học cùng với Khắc Kỷ là 3 tư tưởng rất khác biệt so với phần còn lại của loài người. Vì thay vì đi bên ngoài, nó đi vào trong, nó chú trọng giải quyết các vấn đề chủ thể bằng chính chủ thể. Đối chiếu với nhận thức của Triết học Phương Tây thì ở đây các tư tưởng này đang quan niệm về "tính thụ nhận" của nhận thức <Tức con người có quan năng nhận thức được thế giới, nhưng con người không có quan năng thay đổi được nhận thức của thế giới, chỉ có thể tự "khởi phát" suy tưởng chính bản thân mình, nên các vấn đề gặp phải của con người chỉ có thể là do bản thân nhận thức chủ quan, không ảnh hưởng bởi vật chất khác quan>.

Điểm qua một số nét về nền tảng của các vấn đề anh nêu trên, Các nan đề anh nêu có nguồn gốc khá lâu dài. Xuất phát đầu tiên có thể kể tới là từ thời Empicurus với thuyết hưởng lạc (hoàn toàn ko hề có ý nghĩa giống với nghĩa của chữ này trong tiếng Việt), Tuy nhiên người thật sự đặt nền móng cho nó là Jeremy Bentham, và rất nổi tiếng với tác phẩm "Thuyết Công Lợi" (Utilitarianism) của Mill . Trong số các trường phái của Thuyết Vị Lợi/ Công Lợi, Mill là người hơn tất cả phản đối việc "lượng hoá" sự hữu ích, trong đó cho rằng không thể tính toán được việc thoả mãn cao thơn hay thoả mãn thấp hơn. <Ngoài lề, Trong suốt giai đoạn phát triển của Thuyết vị lợi, nó dấy lên rất nhiều tranh cãi về "Theo đuổi hạnh phúc", Aristotle trong một chương của Nicomamchean ethics nói rằng chấp nhận một cuộc sống tốt đẹp đi cùng với một cuộc sống hưởng thụ là thích một cuộc sống phù hợp với những con thú>. Cho đến giữa TK XX, thuyết Công lợi lại một lần nữa được bàn tán với bước phát triển mới của Chủ nghĩa thực tế hành động và chủ nghãi thực tế nguyên tắc. Tranh cãi lớn nhất giữa 2 chủ nghĩa này vì : Chủ nghĩa thực tế nguyên tắc thất bại hoàn toàn trước Chủ nghĩa thực tế hành động, vì dù có bất kì nguyên tắc nào, trong trường hợp phá bỏ Luật để làm được những việc hữu ích, các nguyên tắc có thể được sửa đổi bằng cách thêm một số nguyên tắc phụ để giải quyết những trường hợp được xem là ngoại lệ.Điều này sẽ đúng cho tất cả các trường hợp ngoại lệ, và vì vậy các “nguyên tắc” có bao nhiêu trường hợp ngoại lệ thì có bấy nhiêu nguyên tắc phụ được thêm vào, điều này, về mặt mục đích, làm cho các nhà kinh tế có thể làm bất kì điều gì để tạo ra lợi ích cho mình. <Nguyên gốc của Trolley Problem chính được đưa ra trong giai đoạn này>.

Giờ nói về các ví dụ của anh, thực ra nó chỉ mới bắt đầu được lật trở lại khoảng năm 2009-2010 khi GS M.Sandle cho phát sóng miễn phí khoá học Công Lý của ông ở Trường Luật Harvard gây nên tranh luận sôi nổi. Cơ sở lý luận thực ra khá hạn chế, vì nó dựa trên tiên đề "hệ quả được dự đoán trước", ví dụ trong Trolley Problem của anh, khi anh bẻ cua nhưng hoá ra cái cua đấy ko thực hiện đựợc, tàu vẫn chạy như cũ. Anh đứng nguyên về nhìn thấy một Fatman đang đứng trên lan can của ray, và nếu anh đã lựa chọn đẩy người đàn ông đấy xuống thì vừa cứu được 5 người công nhân vừa cứu được đoàn tàu. Nhưng liệu anh có làm ko??? Mỗ có thể chỉ cho anh hàng đống nan đề mà thuyết Vị Lợi ko thể giải quyết được vì nó còn một số vấn đề khó khăn hơn nữa là
  • Những mục tiêu để tối đa hoá lợi ích: Anh liệu còn vô tư khi thực hiện khi cái anh Fatman kia chính là người cướp mất bạn gái của anh, ko ai biết được điều đó ngoài anh. Liệu lựa chọn của anh là gì?
  • Tính toán lợi ích tối đa taọ ra sự thất bại: Trong thời gian anh chờ cân nhắc thì thời cơn để anh thực hiện nó đã qua, lúc đấy ai là người đáng trách?
  • Lợi ích tổng hợp: Trong cảnh quay cuối của Batman 2008, có cảnh 2 chiếc phà được cài chất nổ một chiếc chở toàn tù nhân và một chiếc phà chở dân thường nhiều trẻ em. Kíp nổ được giữ chéo, trong trường hợp 1 trong 2 ko kích nổ thì sẽ tự động kích nổ cả 2. Anh thử dùng Công Lợi giải quyết nan đề này xem.
Mỗ ở đây chỉ lướt qua vài điểm cơ sở và phân tích ví dụ cho anh thấy, còn Marx trong bộ Tư Bản còn chỉ trích nó dữ dội hơn mà không trích ra ở đây vì nó khá trừu tượng.
bác có đề cập tới " Phật học, Lão Học cùng với Khắc Kỷ là 3 tư tưởng rất khác biệt so với phần còn lại của loài người. Vì thay vì đi bên ngoài, nó đi vào trong, nó chú trọng giải quyết các vấn đề chủ thể bằng chính chủ thể.'' thì chủ nghĩa Hiện sinh nó khác 3 tư tưởng trên hả bác ? Em thấy cũng hướng tới giải quyết các chủ thể bằng chính chủ thể ? Có gì sai sót bác giải thích dùm em :whistle:
 
Nếu bác đang nói đến cuốn Outliers thì nên đọc qua cho biết nhé, cũng ko tốn nhiều thời gian lắm, đây gần như sách "nhập môn" của trường t học bên Cad nè

Tiết đầu tiên giới thiệu cuốn sách, Tiểu luận cuối kì viết tóm tắt nội dung và bài học và trả lời một số câu hỏi từ nội dung sách :)

Em đọc xong rồi, hay thật sự bác ạ. :)
 
bác có đề cập tới " Phật học, Lão Học cùng với Khắc Kỷ là 3 tư tưởng rất khác biệt so với phần còn lại của loài người. Vì thay vì đi bên ngoài, nó đi vào trong, nó chú trọng giải quyết các vấn đề chủ thể bằng chính chủ thể.'' thì chủ nghĩa Hiện sinh nó khác 3 tư tưởng trên hả bác ? Em thấy cũng hướng tới giải quyết các chủ thể bằng chính chủ thể ? Có gì sai sót bác giải thích dùm em :whistle:
Cái này mỗ phải nói giải đơn đi để tránh đi vào chi tiết và dùng các từ ngữ ít thông dụng làm bài viết trở nên khó hiểu nên thành ra anh thấy có vẻ giống với mô tả của Hiện Sinh.

Trong quá trình phát triển của các thực thể tưởng tượng của loài người, thì mặc dù Phật Giáo và Đạo Giáo cùng mang chữ Giáo, nhưng thực ra hệ thống lý luận của nó mang rất ít các tính chất của một Tôn Giáo <Ở đây đang nói đến tính nguyên thủy của Phật Học và Lão Học, quá trình cải biến của nó sau này ở Phương Đông hình thành nên các tục lệ, thờ cúng đã xa rời triết lý ban đầu của nó, cái này mỗ ko bàn tới, chỉ nói về tri thức lý luận cốt lõi>.

Bản thân cả 3 hệ tư tưởng này đều đề cao tính cân bằng, tính nội tại và tính "có thể rèn luyện". Trong lịch sử của "Các loại hình tưởng tượng" thì 3 hệ tư tưởng này khá đặc biệt, nó ko được xếp vào nhóm "tôn giáo lấy thần thánh làm trung tâm", hay "Hệ thống vô thần dựa trên quy luật tự nhiên".< Cũng có thể nó thuộc nhóm 2, nó có những dấu hiệu của nhóm 2. Tuy đến nay chưa có các bằng chứng bằng nhận thức con người có thể xác định được nó thuộc nhóm 2>

Ở chiều hướng ngược lại, nếu Thượng Đế là trung tâm của giáo lý Ki tô giáo thì Nhân-Thần là trung tâm của hệ thống Hiện Sinh. Trong thuyết Hiện Sinh, Thượng Đế đã chết và con người được tôn lên là trung tâm của học thuyết, cùng với đó là 300 năm gần đây với sự phát triển của chủ nghĩa thế tục đã hình thành nên một nhóm lớn là nhóm "tư tưởng nhân văn" mang ý nghĩa phụng sự nhân loại. Nhóm nhân văn này dựa trên việc định nghĩa "nhân loại" được phân thành 3 hệ tư tưởng chính (loại thứ 3 ko liên quan trực tiếp nên ko bàn ở đây):
<ở đây cần phải nói thêm một tí là mỗ ko có các hiểu biết chắc chắn để khẳng định được là chủ nghĩa thế tục và Hiện sinh nó ảnh hưởng lên nhau như thế nào chỉ có thể nói đến vậy>
a. Chủ nghĩa nhân văn tự do, với chủ trương "nhân tính" là phẩm chất quan trọng nhất của mỗi cá nhân, sự tự do của mỗi cá nhân là thiêng liêng ("tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được...."). Kéo theo đó là các khái niệm nhân đaọ, nhân quyền. Đây là di sản của Ki tô giáo, khi thần thánh hoá con người mà vẫn tôn sùng một "đấng tạo hoá" với những khái niệm về tự do, linh hồn vĩnh cửu xuất phát từ ki tô giáo.

b. Chủ nghĩa nhân văn tiến hoá đây là đặc trưng của Đức Quốc Xã, khi đề cao thuyết tiến hoá. Với niềm tin rằng, nhân loại không phải là cái gì đó phổ quát và vĩnh cữu. Loài người vẫn là một giống loài có thể thay đổi, tiến hoá thành các cá nhân siêu việt hoặc thoái hoá và biến mất như những loài khác (Neanderthal,rhodesiensis....). Xét theo đó, Đức Quốc xã chủ trương bảo vệ nòi giống Arya- hình thức tiên tiến nhất của loài người khỏi các loại hình thoái hoá khác.

Mấy cái này hơi trừu tượng, nên khó thể nói quá chi tiết, vì sẽ rất dài. Mỗ chỉ điểm qua một số nét chính. Anh quan tâm thì có thể tìm hiểu thêm, còn qua vài lời mà lột tả được thì thật là quá khó.
 
Mình có đọc sơ thử cuốn tiếng Anh của thầy Thích Nhất Hạnh về thiền. Nói thật đọc không đúng cái mình cần. Mình cần cuốn chỉ dẫn rõ ràng. Đọc sách tiếng A của thầy mà như kiểu tiếng Việt hồi xưa ấy. Nên mình chuyển sang đọc mấy cuốn tiếng A của tác giả khác.
 
Bác nào giới thiệu em vài tựa sách thể loại Hồi ký, tự truyện; hoặc nói về văn hoá của Việt Nam, tác giả VN với ạ :D
Ah, bác nào đọc cuốn Việt Nam hôm nay và ngày mai rồi cho em xin review lun
Em cũng mới đọc cuốn Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, đọc xong biết rất nhiều về xuất thân, con đường sự nghiệp, văn hóa mà những nơi tác giả đã sống.
 
Mình thấy sách cụ Nguyễn Duy Cần là nên đọc nhất, cuốn nào cũng nên đọc. Đây là một học giả có tầm nhìn rất rộng, kiến thức uyên thâm từ Đạo cho tới cách vận hành Đạo (theo ý của học giả). Người đọc có thể sẽ chán vì thấy sự lặp đi lặp lại trong việc diễn đạt ý tưởng nhưng tinh mắt thì sẽ nhận ra đây là sách viết theo lối giảng dạy, tức là kiến thức sẽ bị trôi giãn một đoạn rồi lại quay lại một luận điểm phía trước, lối giảng cuốn chiếu và ứng dụng để người đọc có thể vừa thoải mái đọc mà ít khi phải lật lại trang trước và có thể hiểu cách ứng dụng vào đời sống luôn. Mình thích nhất là cuốn Toàn Chân Triết Luận.
Em cũng đọc sách của cụ, sách của cụ rất hay nhất là sách dạy làm người và sách biên khảo. Nói không đâu xa em cũng đã thay đổi khá nhiều về cách nhìn nhận vấn đề khi đọc cuốn Thuật tư tưởng, óc sáng suốt. Cách viết của cụ giản dị, tự nhiên và dễ hiểu, trình bày các ý tưởng đều lồng ghép các điển tích xưa làm cho câu văn hấp dẫn và chân thực. Các sách học làm người là dễ đọc nhất, sau dần đần đến sách biên khảo như Nam hoa kinh, đạo đức kinh, kinh dịch. Cuốn Toàn chân triết luận là kết tinh đạo học của cụ, nếu không đọc những cuốn trước thì không hiểu hết được nhân sinh quan xuyên suốt các tác phẩm đó .Cùng với thời cụ Cần thì có Cụ Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt đều là những học giả nổi tiếng trong thời đó, mỗi người mỗi vẻ.
 
Mình có đọc sơ thử cuốn tiếng Anh của thầy Thích Nhất Hạnh về thiền. Nói thật đọc không đúng cái mình cần. Mình cần cuốn chỉ dẫn rõ ràng. Đọc sách tiếng A của thầy mà như kiểu tiếng Việt hồi xưa ấy. Nên mình chuyển sang đọc mấy cuốn tiếng A của tác giả khác.
Nếu bác muốn tìm hiểu về thiền tỉnh thức một cách khoa học thì thử đọc cuốn Search Inside Yourself coi bác
 
Back
Top