kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Mịa. Hôm bữa có bị mời vào mấy Group sách. Các con giời review Bên Phía Nhà Swann và Dưới Bóng Những Cô Cái Đương Hoa với bút pháp như những thánh nhân, cơ mà giống nhau lắm mấy anh ạ.
qZV215Z.png
Tôi cảm giác như chép cùng một mẫu ra rồi mỗi đứa chỉnh lại một tẹo.
Khí không phải giờ em mới biết 2 quyển này :)) Chắc do thích văn cổ hơn nên toàn đọc mấy quyển cổ. Bác đọc được quote ra cho anh em đọc chơi gọi là tham khảo đa chiều hơn
 
Khí không phải giờ em mới biết 2 quyển này :)) Chắc do thích văn cổ hơn nên toàn đọc mấy quyển cổ. Bác đọc được quote ra cho anh em đọc chơi gọi là tham khảo đa chiều hơn
Không anh ạ. Thực sự là tôi không đủ trình đọc hai cuốn đó. Tết tôi có khóc ở đây chắc cũng hơn 10 còm.
qZV215Z.png
Chắc thời gian sau thử sức lại chớ hiện tại thì chưa đủ sức.
9NN5SUy.png
 
Không anh ạ. Thực sự là tôi không đủ trình đọc hai cuốn đó. Tết tôi có khóc ở đây chắc cũng hơn 10 còm.
qZV215Z.png
Chắc thời gian sau thử sức lại chớ hiện tại thì chưa đủ sức.
9NN5SUy.png
Kể ra yêu mấy cô genZ thì chắc cũng nên đọc cho biết xem người ta nghĩ gì!!!

Kinh sử lâu năm khéo cũng nhàm
Học chi cho cố cũng bằng tham
Công danh hai chữ thèm tay với
Bận rộn quay đi hết một đời

Lâu lâu hứng lên em có làm bài này mời bác đọc chơi. Đọc kinh điển mãi lâu năm cũng thành sáo rỗng giáo điều cũng nên biết thời đại ngày nay người ta suy nghĩ như thế nào. Đầu óc có thể bay bổng nhưng đôi chân canà phải đứng trên mặt đất
 
Kể ra yêu mấy cô genZ thì chắc cũng nên đọc cho biết xem người ta nghĩ gì!!!

Kinh sử lâu năm khéo cũng nhàm
Học chi cho cố cũng bằng tham
Công danh hai chữ thèm tay với
Bận rộn quay đi hết một đời

Lâu lâu hứng lên em có làm bài này mời bác đọc chơi. Đọc kinh điển mãi lâu năm cũng thành sáo rỗng giáo điều cũng nên biết thời đại ngày nay người ta suy nghĩ như thế nào. Đầu óc có thể bay bổng nhưng đôi chân canà phải đứng trên mặt đất
Quanh đi quẩn lại mấy cuốn thị trường toàn được tổng hợp từ mấy cuốn nền tảng các ngành. Có chăng giờ xuất hiện nhiều lĩnh vực mới, chưa khai phá nên trông nó thô sơ kì quặc, phát kiến tưởng mới nhưng là kế thừa từ cơ bản mà phát huy. Cứ học hết cơ bản tự biến chuyển.

Đi đâu học hết dù cả đời
Đầu óc tinh nhạy vẫn thấy mới
Bao điều phù phiếm ở muôn nơi
Kinh điển nhìn sâu, chẳng cách rời.
 
Chưa gì tôi đã thấy nó thú vị rồi đấy. Tôi nghĩ anh Tinker nên có lòng vị tha với các múi mít có thành tích tốt trong việc đọc nhiều sách.
Có gì hot bác update cho anh em
Quanh đi quẩn lại mấy cuốn thị trường toàn được tổng hợp từ mấy cuốn nền tảng các ngành. Có chăng giờ xuất hiện nhiều lĩnh vực mới, chưa khai phá nên trông nó thô sơ kì quặc, phát kiến tưởng mới nhưng là kế thừa từ cơ bản mà phát huy. Cứ học hết cơ bản tự biến chuyển.

Đi đâu học hết dù cả đời
Đầu óc tinh nhạy vẫn thấy mới
Bao điều phù phiếm ở muôn nơi
Kinh điển nhìn sâu, chẳng cách rời.
Đúng rồi bác. Nhưng thi thoảng em cũng đổi gió đọc những quyển nhẹ nhàng mang tính chất giải trí hơn. Đi về gốc rồi ta lại trở về ngọn, ngao du tự tại!!! Cột mình vào 1 thứ là em không có thích. Hihi
 
thôi đi ông, đã kiểm chứng cái gì thì phải kiểm dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình thì mới tăng phần độ tin cậy không thì chỉ toàn lý thuyết thôi, nhanh hay chậm không phải lúc nào cũng tùy người, gặp ngay bản dịch hoặc cách hành văn nhọc nhằng tí thôi là cũng tốn kha khá thời gian đấy
Tạp hóa namiya, Kiêu hãnh định kiến ngốn của tôi hết 6 ngày
cái list 25/30 đó là hư cấu nhé hoặc cheat, đọc lướt, drop các kiểu mới thành vậy, nó đã vạch cả trang ra đếm để khoe thành tích thì có sự đáng tin dành cho hành động của nó
còn thím nào đánh đồng "dạng" tiểu thuyết gì thì làm ơn nên biết mỗi cuốn sách là mỗi cách hành văn khác nhau, có cái hành văn thân thiện, có cái đánh đố, không phải cứ hễ auto tiểu thuyết là tức nó tương đồng chất lượng nhau như loạt phim rạp giới hạn 2h chiếu
đọc 5 cuốn của Nhật Ánh còn nhanh hơn đọc 1 cuốn của Vũ Trọng Phụng đấy như Giông Tố, Trúng Số Độc Đắc, Vỡ Đê... văn của chú Phụng cần thời gian ngẫm nghĩ từ từ nó mới sảng khoái đầu óc, còn văn chú Ánh cuốn méo nào cũng hao hao cũng nào, đọc tỉ mỉ làm gì trong khi biết trước kết quả vẫn như cũ, đòi đọc nhanh bằng cách áp dụng văn chú Ánh vào chú Phụng thì thôi khuyên nên bỏ xuống sách xuống và ra đường làm gì có ích hơn còn hơn
Ủa sao tôi nghe như thể a đang khoe mình đọc nhiều ấy nhỉ? Mỗi ngày 1 quyển tiểu thuyết không phải là nhiều, nhưng sẽ không có tg cho việc khác thôi. A đang chứng minh điều gì? Nếu tính khoe hay chứng minh anh đọc nhiều tiểu thuyết, truyện thì xin đừng quote tôi
 
Mịa. Hôm bữa có bị mời vào mấy Group sách. Các con giời review Bên Phía Nhà Swann và Dưới Bóng Những Cô Cái Đương Hoa với bút pháp như những thánh nhân, cơ mà giống nhau lắm mấy anh ạ.
qZV215Z.png
Tôi cảm giác như chép cùng một mẫu ra rồi mỗi đứa chỉnh lại một tẹo.

điều hư cấu nhất trong toàn bộ những điều hư cấu, đợt đọc review trên tiki là thấy mấy bài khen câu văn sao từa tựa nhau đến thế, như lập trình sẵn một kiểu: khó nhưng hay :byebye::byebye::byebye: trong khi sách bán ế lòi ra, tiki ngừng nhập về từ lâu lắm rồi, có hôm còn sale off 70% (chính tôi mua đây)

một lần trong cuộc đời này tôi xin thú nhận dù là bây giờ hay 10 năm sau tôi cũng không đủ trình đọc 2 quyển này (tính riêng bản phát hành của Nhã Nam, còn sau này được dịch lại thì chưa biết được)
Faulkner, Joyce, Kafka, Proust nó thuộc tầm không phải thích đọc là đọc được, mà nó phụ thuộc vào kinh nghiệm đời sống bản thân và độ ăn mắn nữa, việc đọc được 4 ông trên không hẳn gọi là giỏi mà là bản thân có tiềm năng từ đầu, một dạng bẩm sinh và văn 4 ông trên tuyệt đối không được phép trở nên quá nổi tiếng thành phong trào khi mà nó chỉ để phục vụ một bộ phận đọc giả thực sự yêu thích và quan tâm:giggle:

Ủa sao tôi nghe như thể a đang khoe mình đọc nhiều ấy nhỉ? Mỗi ngày 1 quyển tiểu thuyết không phải là nhiều, nhưng sẽ không có tg cho việc khác thôi. A đang chứng minh điều gì? Nếu tính khoe hay chứng minh anh đọc nhiều tiểu thuyết, truyện thì xin đừng quote tôi

vâng chưa ai đánh mà anh đã tự khoe 1 ngày 1 quyển, phét còn to hơn con 25/30 ngày và anh quay ra bảo tôi tự thú 6 ngày 2 quyển tức là kiêu căng, khoe mẽ

1 ngày 1 quyển thì tự sát đi anh, bởi điều đó chỉ chứng minh kẻ đó ăn không rồi chả dám làm việc gì mà chỉ 24/7 vùi đầu vào sách
quyển novella nào bèo đến đâu tôi cũng chia ra thành 2 ngày đọc bởi vì tôi muốn được thả mình vào ngâm trong những dòng văn thơ còn hơn là xâu xé, nuốt sống nó trong vòng 1 ngày
 
Chưa gì tôi đã thấy nó thú vị rồi đấy. Tôi nghĩ anh Tinker nên có lòng vị tha với các múi mít có thành tích tốt trong việc đọc nhiều sách.

Anh đang nghĩ gì thế? đọc nhiều tôi càng nể chứ sao, tôi chỉ bênh vực và nể trọng cái thực tế chứ không phải cái ba hoa, bốc phét... bà mẹ bốc phét nghe thì oai, ăn like trên fb trước thiên hạ thì nhiều đấy nhưng tự hỏi bản thân mình coi có vui thực sự không, nếu như tòa án lương tâm của kẻ ấy còn khả năng hoạt động và đặc biệt là thay vì tập trung vào số lượng thì có thể trích hiểu biết từng cuốn của mình ra để thảo luận, sẽ hữu ích cho cộng đồng rất nhiều:confident::confident:


Tôi cũng nói thêm về vấn đề đọc nhiều này: mới bắt đầu chân ướt, chân ráo bước vào làng sách thì nên đọc nhiều, thay vì đắn đo giữa 2 cuốn thì thà đọc 10 cuốn luôn. Đọc xong 10 cuốn đó thì dành thời gian ngẫm lại coi trong số đó có cuốn nào va chạm gần nhất với sỡ thích của mình, từ đó hình thành dần khả năng chọn lọc thú vui để phục vụ chính mình, giữ lại phần thiết yếu và loại bỏ những phần còn quá xa lạ với mình.
Chẳng hạn tôi thích tiểu thuyết lịch sử như Cuốn Theo Chiều Gió và châm biếm hài hước về xã hội như Tom Jones Đứa Trẻ Vô Thừa Nhận thì đó là cánh cửa đầu tiên mở ra cho tôi biết tới loạt tiểu thuyết khác có chung thể loại. Còn thể loại xuyên không, bùa chúa, kiếm hiệp, đam mỹ, phép thuật, ma quỷ điêu ngoa thì xin kiếu. Vừa drop cuốn Tấm Vải Đỏ xong vì nửa đầu nó kể theo lối kinh dị siêu thực, nửa sau bắt đầu chém nhau như kiếm hiệp nên thôi bỏ nhanh còn kịp :still_dreaming::still_dreaming:
 
điều hư cấu nhất trong toàn bộ những điều hư cấu, đợt đọc review trên tiki là thấy mấy bài khen câu văn sao từa tựa nhau đến thế, như lập trình sẵn một kiểu: khó nhưng hay :byebye::byebye::byebye: trong khi sách bán ế lòi ra, tiki ngừng nhập về từ lâu lắm rồi, có hôm còn sale off 70% (chính tôi mua đây)

một lần trong cuộc đời này tôi xin thú nhận dù là bây giờ hay 10 năm sau tôi cũng không đủ trình đọc 2 quyển này (tính riêng bản phát hành của Nhã Nam, còn sau này được dịch lại thì chưa biết được)
Faulkner, Joyce, Kafka, Proust nó thuộc tầm không phải thích đọc là đọc được, mà nó phụ thuộc vào kinh nghiệm đời sống bản thân và độ ăn mắn nữa, việc đọc được 4 ông trên không hẳn gọi là giỏi mà là bản thân có tiềm năng từ đầu, một dạng bẩm sinh và văn 4 ông trên tuyệt đối không được phép trở nên quá nổi tiếng thành phong trào khi mà nó chỉ để phục vụ một bộ phận đọc giả thực sự yêu thích và quan tâm:giggle:



vâng chưa ai đánh mà anh đã tự khoe 1 ngày 1 quyển, phét còn to hơn con 25/30 ngày và anh quay ra bảo tôi tự thú 6 ngày 2 quyển tức là kiêu căng, khoe mẽ

1 ngày 1 quyển thì tự sát đi anh, bởi điều đó chỉ chứng minh kẻ đó ăn không rồi chả dám làm việc gì mà chỉ 24/7 vùi đầu vào sách
quyển novella nào bèo đến đâu tôi cũng chia ra thành 2 ngày đọc bởi vì tôi muốn được thả mình vào ngâm trong những dòng văn thơ còn hơn là xâu xé, nuốt sống nó trong vòng 1 ngày
Trời đất, nhét chữ vào mồm? Xin đừng quote t nữa. T biết a đọc nhiều rồi, được chưa ạ
 
Trời đất, nhét chữ vào mồm? Xin đừng quote t nữa. T biết a đọc nhiều rồi, được chưa ạ

Bảo tôi khoe? Khoe làm gì anh? Ai ở topic này cũng đọc nhiều thôi, quan trọng họ chịu chia sẻ hay không? Càng khoe nhiều càng dễ bị pro vozer dù là ẩn thân hay không ẩn, trồi lên dập toi mình thôi, mà cái phận tôi nó chỉ tập trung vào văn học thôi chứ mấy dòng sách phi hư cấu chỉ đọc tàm tạm vài quyển để gọi là biết thêm tí chữ và nền tảng kiến thức để hiểu thêm về bối cảnh văn học, chứ nghĩa vụ của tôi không thuộc về bất cứ thứ gì xa hơn văn học, làm ơn đừng kéo tôi vào những thứ nằm ngoài trách nhiệm của mình, với tôi người đọc tiểu thuyết ngang hàng với những người coi điện ảnh, game gủng, truyện tranh :confuse::confuse:
 
Tại sao người ta đọc tiểu thuyết ngôn tình thì nhanh mà đọc mấy cuốn kinh điển thì rề rà. Bởi ngôn tình quanh đi quẩn lại toàn các tình huống lặp đi lặp lại trong cuộc sống, ăn sâu vào cách ứng xử của ta như cảm xúc bị bồ đá, ngoại tình, cắm sừng,... Nó ăn vào gene, hoặc bị tác động kiểu thụ động, mở mắt là thấy, rồi chướng mắt đầu óc ong thủ
Tại sao các vấn đề siêu hình thì ta ngốn rất chậm và đọc như đánh vật tay bo, vì nó không xuất hiện rành rành trong cuộc sống ta, không tác động thụ động và trong gene cũng không. Nó xuất hiện kiểu đặc thù, không tìm thì không thấy
Do vậy muốn hiểu sâu lĩnh vực nào cần đưa lĩnh vực đó đi sâu vào cuộc sống thường nhật, và móc nối biến tấu nó như một trò chơi, như vậy mình mới rành luật lệ mà thi triển, hoặc hiểu sâu.
 
🕮 Tình yêu và tuổi trẻ (*) ― Valery Larbaud ― Huỳnh Phan Anh dịch
Tình yêu và tuổi trẻ (nguyên tác tiếng Pháp: Fermina Márquez) là câu chuyện xảy ra dưới một mái trường trung học trong một bầu không khí đầy thơ và mộng. Một nữ sinh Nam Mỹ, quý phái và thánh thiện, bị quyến rũ và phải lòng trước hai cậu thiếu niên.
Một cậu đã sành sỏi, già dặn trong sự chinh phục và một cậu có tâm hồn đầy phức tạp và đầy thao thức, bị xâu xé giữa những khát vọng sâu thẳm và âm u nhất. Câu chuyện của tuổi học trò, của thời niên thiếu. Có lẽ không phải tình cờ mà Valery Larbaud đã chọn những tâm hồn niên thiếu làm nhân vật chính cho tác phẩm. Bởi ai còn lạ gì, đó là lứa tuổi nhiều phép lạ nhất của đời người. Với Tình yêu và tuổi trẻ, Larbaud không mô tả, không phân tích, không kể; trái lại, ông gợi lên một thế giới, ông làm sống lại cái thế giới đó không phải dưới mắt mà ngay trong tâm hồn người đọc, cũng như chính ông, ông không tìm kiếm những chất liệu làm nên cái thế giới đó từ bên ngoài mà ở chính nơi ông.
Tình yêu và tuổi trẻ chính là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta, là cuộc “phiêu lưu” kỳ diệu của tâm hồn niên thiếu mãi mãi còn là tâm hồn bạn của mỗi người trong chúng ta. Cuốn truyện được viết bằng ngôi thứ nhất. Và khi xếp quyển sách lại, dường như người đọc không còn nhớ rõ hay phân biệt lúc nào ngôi thứ nhất đó là “tôi” và lúc nào nó là “chúng tôi”; và có lẽ sau khi kết thúc câu chuyện kể, chính tác giả cũng không còn phân biệt được điều đó. Hơn thế nữa, cái “tôi” của tác giả cũng chính là cái “tôi” của người đọc. Và cái “chúng tôi” đã trở thành cái “chúng ta”. Bởi từ lúc nào (từ lúc nào? Có phải từ dòng chữ thứ nhất khi “ánh phản chiếu từ khung cửa kính của phòng khách chợt lướt qua trên sân cát” báo hiệu sự xuất hiện rực rỡ của người con gái có tên là Fermina?) người ta đã không còn đóng vai khán giả nữa, người đọc đã thực sự bước vào sân khấu muôn đời của lứa tuổi thần tiên. Bạn đã có mặt trong ngôi trường trung học đó, đang ngồi trong lớp học, hoặc đứng cười khúc khích bên hàng rào sim, hoặc đang sánh bước bên nàng Fermina kiều diễm: bạn là Santos, bạn là Léniot, bạn là Camille Moûlier, bạn là tất cả mọi người, bạn là từng người một. Bạn chuyện trò, nói năng, mơ ước, khát vọng... Lớp học kia là lớp học của bạn. Những tâm hồn bạn kia là những tâm hồn bạn của chính bạn. Và lời kể kia không còn là lời kể của người kể chuyện mà của chính người nghe chuyện. Kỳ lạ thay, người đọc không ngừng viết và viết lại câu chuyện. Hãy cảm ơn Valery Larbaud đã cho ta cái cơ hội đó, cảm ơn ông đã đưa chúng ta trở về lớp học ngày nào, ngồi vào chỗ ngồi của chính mình. “Không có gì thay đổi, thêm một ít bụi trên các bàn học, chỉ có thế.” Chỉ có thế. Mỗi người đều nhận ra điều đó, một sự thật vô cùng đơn giản nhưng cũng vô cùng khốc liệt. Bởi lớp bụi mỏng kia đã đủ vùi lấp một đoạn đời, một thế giới. Đó là cái gì còn lại khi thời gian đã vỗ cánh bay xa và cùng bay xa theo nó cả một lứa tuổi vàng. Ta vẫn ngồi đó, trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Tiếng bước đâu đây, tiếng cười đâu đó... Không, chỉ có mình ta thảng thốt kêu lên: Đâu mất cả rồi, những tâm hồn bạn trìu mến ngày nào, họ đã đi về đâu, ai còn, ai mất giữa dòng đời đầy bất trắc, tang thương? “nhiều người đã chết, cậu ơi, nhiều người đã chết!”
Nhiều người đã chết, như Léniot, người học sinh xuất sắc với tâm hồn tối tăm, đày ải, như bao người khác “đã chết cho tổ quốc”... Và những ai còn sống, họ trôi dạt về đâu? Còn Fermina Márquez, nàng tiên đã từng ngự giữa “triều đình tình ái” ngày nào, nàng hiện sống ra sao dưới vòm trời Colombie xa lắc? Hãy tưởng tượng rằng nàng hạnh phúc. Vâng, hãy tưởng tượng... Quyển sách xếp lại, dường như ta vẫn ngồi đó trong lớp học cũ, nơi bàn học cũ. Mãi mãi ngồi đó. Ngậm ngùi...​
 
Last edited:
Tên gốc là Fermina Marquez (đây có vẻ là tên riêng của nhân vật?) sao bản dịch lại là Tình Yêu Và Tuổi Trẻ vậy các anh? Lều dịch giả tự bịa à?
OG0lsXv.png
Chuyện này bình thường mà anh, tìm một cái tên mới để hút khách hơn thôi
SL7A3NS.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Chuyện này bình thường mà anh, tìm một cái tên mới để hút khách hơn thôi
SL7A3NS.png


via theNEXTvoz for iPhone
Cá nhân tôi dị ứng kiểu dịch bịa này anh ạ.
9NN5SUy.png
Tôi vẫn ưng dịch sát nghĩa hơn. Cơ mà nghe cái tên "Tình Yêu Và Tuổi Trẻ'' tôi thấy hơi sến sẩm.
h1kRuMc.jpg
 
Tên gốc là Fermina Marquez (đây có vẻ là tên riêng của nhân vật?) sao bản dịch lại là Tình Yêu Và Tuổi Trẻ vậy các anh? Lều dịch giả tự bịa à?
OG0lsXv.png
Như cuốn 2 số phận ấy, abel and kane cũng vứt đâu
 
Back
Top