kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

truyện này xây dựng nhân vật được lấy cảm hứng từ kinh thánh đó.
Thế à bác. Trong truyện đấy hai anh em có giết nhau không. Mấy lần đi nhà sách có cuốn này mà em thấy không hấp dẫn lắm nên là không mua. Hình như tên gốc của sách là tên 2 nhân vật mà nhỉ. Dịch ra thành Hai số phận mất đi kha khá ý nghĩa rồi.
 
Thế à bác. Trong truyện đấy hai anh em có giết nhau không. Mấy lần đi nhà sách có cuốn này mà em thấy không hấp dẫn lắm nên là không mua. Hình như tên gốc của sách là tên 2 nhân vật mà nhỉ. Dịch ra thành Hai số phận mất đi kha khá ý nghĩa rồi.
Truyện nói về cuộc đời của 2 nhân vật. Abel thì sinh ra ở Balan nghèo khó, Kane thì sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống làm ngân hàng giàu có ở Mĩ. Dòng đời đưa đẩy khiến 2 con người này gặp nhau và do những hiểu lầm nên 2 bên rất thù nhau. Lúc kinh tế Mĩ suy thoái, Abel nghĩ những quyết định ngân hàng của Kane đã khiến bạn của Abel bị dồn đến đường cùng đến mức nhảy tự tử nên Abel luôn tìm cách để hại Kane, nhưng biết đâu được rằng Kane đã âm thầm giúp đỡ Abel để Abel xây dựng được đế chế khách sạn to nhất thế giới.
Đến khi Kane lìa đời thì Abel mới biết được ân nhân của mình đó chính là Kane chứ không phải ai khác. Và trước khi Kane chết thì ông mới nhận ra Abel là người cứu mình khỏi cái chết cận kề khi nước Mĩ tham gia chiến tranh.
Mặc dù Abel và Kane có mối thù đậm sâu nhưng con gái của Abel và con trai của Kane lại yêu và cưới nhau. 2 người con không nhận được sự ủng hộ của 2 ông bố, họ quyết định bỏ nhà ra đi để xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Tuy thế nhưng ông bố Abel âm thầm giúp đỡ đứa con gái Florentina của mình. Florentina đã xây dựng được 1 đế chế thời trang nổi tiếng. Mãi đến về sau 2 ông bố kia mới chấp nhận sự kết hôn này.

Phần 2 của truyện có tên "đứa con gái hoang đàng" kể về cuộc đời của con gái Abel- Florentina, từ nhỏ cho đến lớn. Cô quyết tâm theo đuổi mục tiêu và lý tưởng của mình, đó là trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên. Cuộc đời cô, giống như người cha của mình, gặp vô cùng nhiều trắc trở mà người phụ nữ này nhất định phải vượt qua

Nghe nói còn phần 3 nữa nhưng chưa được dịch
-------------------------------

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
Tiểu thuyết Đứa con gái hoang đàng được dịch từ tên gốc The Prodigal Daughter. Cái tên này được Jeffrey Archer đặt theo một Dụ ngôn trong Kinh Thánh – The Prodigal Son. Ở Việt Nam, tích này được biết đến với cái tên Người con hoang đàng, hay Đứa con hoang đàng trở về. Cách đặt tên này tạo ra một sự kết nối chặt chẽ vói phần 1 – Hai số phận. Tiểu thuyết Hai số phận với tên gốc là Kane and Abel – vốn dĩ cũng là một biến thể của Cain and Abel – một Dụ ngôn khác trong Kinh Thánh.
1630544627923.png
 
Last edited:
Mịa cãi nhau cho lắm toàn là tiểu thuyết. Mấy thể loại đó với tôi chỉ coi nó hơn xem phim một tí. Non-fiction chuyên ngành tháng chắc xào đi xào bị 1 2 cuốn chưa xong.

Anh Tinker miệng hùng hổ đọc tiểu thuyết nhiều mà viết vẫn sai chính tả nhiều quá nhỉ,chắc anh đọc ngoại ngữ chủ yếu.

Thực ra đọc tiểu thuyết là cách đọc thụ động rất dễ gần tương đương với một hoạt động giải trí, nên cái mà 25trên30cũng hoàn toàn không khó. Đặc biệt là nếu dùng cả TTS .

Sent from ONYX MaxLumi using vozFApp
 
Mịa cãi nhau cho lắm toàn là tiểu thuyết. Mấy thể loại đó với tôi chỉ coi nó hơn xem phim một tí. Non-fiction chuyên ngành tháng chắc xào đi xào bị 1 2 cuốn chưa xong.

Anh Tinker miệng hùng hổ đọc tiểu thuyết nhiều mà viết vẫn sai chính tả nhiều quá nhỉ,chắc anh đọc ngoại ngữ chủ yếu.

Thực ra đọc tiểu thuyết là cách đọc thụ động rất dễ gần tương đương với một hoạt động giải trí, nên cái mà 25trên30cũng hoàn toàn không khó. Đặc biệt là nếu dùng cả TTS .

Sent from ONYX MaxLumi using vozFApp
Thì đương nhiên chủ yếu là tiểu thuyết rồi anh. Sách chuyên ngành mỗi người mỗi khác, bàn ở đây làm gì?!?

Và vì đọc là để giải trí cho nên không có lý do gì mà phải nhồi nhét một số lượng như thế trong một thời gian không phù hợp cả. Đã là giải trí thì phải tận hưởng, thư thái, tôi không nghĩ nhét một số lượng như kia vào đầu là một cách tận hưởng đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
tiểu thuyết hơn phim có một tí nhưng cuối cùng điện ảnh vẫn không đủ khả năng chuyển thể thành công loạt tác phẩm như Đồi gió Hú, Tội ác và hình phạt, Trà Hoa Nữ...vv, rồi văn chương tầm Kafka hay Joyce thì miễn nói tới ý tưởng chuyển thể luôn là vừa :confuse::confuse:
chả muốn hơn thua gì giữa sách với phim đâu nhưng bên nào cũng có lợi thế riêng nhưng cái giới hạn của phim nó rõ rành rành ra như thế và tất nhiên nó không cần phải mang mác một bản sao chuyển thể từ sách mà nó vẫn có những phim độc lập giá trị riêng.:whistle::whistle:
cơ mà anh nói đúng, đọc nhiều quá về một thể loại thì chả thụ động, cá nhân tôi thấy người chỉ đọc mỗi non fiction thì cũng chả hơn gì người đọc fiction, cả 2 tương đương nhau khi luôn thiếu về một lợi thế am hiểu nào đó, quan trọng tôi chấp nhận sự thụ động đó của minh :shame:
i-am-a-fool-with-a-heart-but-no-brains-57799528.png
 
Last edited:
Thím nào có cuốn "Lâu đài trên mây" của Diana Wynne Jones không ạ? Tìm mãi ko có trên mạng kể cả mua online cũng ko có...
 
tiểu thuyết hơn phim có một tí nhưng cuối cùng điện ảnh vẫn không đủ khả năng chuyển thể thành công loạt tác phẩm như Đồi gió Hú, Tội ác và hình phạt, Trà Hoa Nữ...vv, rồi văn chương tầm Kafka hay Joyce thì miễn nói tới ý tưởng chuyển thể luôn là vừa :confuse::confuse:
chả muốn hơn thua gì giữa sách với phim đâu nhưng bên nào cũng có lợi thế riêng nhưng cái giới hạn của phim nó rõ rành rành ra như thế và tất nhiên nó không cần phải mang mác một bản sao chuyển thể từ sách mà nó vẫn có những phim độc lập giá trị riêng.:whistle::whistle:
cơ mà anh nói đúng, đọc nhiều quá về một thể loại thì chả thụ động, cá nhân tôi thấy người chỉ đọc mỗi non fiction thì cũng chả hơn gì người đọc fiction, cả 2 tương đương nhau khi luôn thiếu về một lợi thế am hiểu nào đó, quan trọng tôi chấp nhận sự thụ động đó của minh :shame:
View attachment 743859

Ah dĩ nhiên đó là lựa chọn của anh. Tại thấy anh hùng hổ chê bai này nọ quá nên tôi chỉ đưa ra nhận định mấy thể loại đó thì đến thế nào nó cũng chỉ là tiểu thuyết thôi, đọc 25 cuốn thì cũng như xem 25 bộ phim hay, tùy người hưởng thụ khác nhau, ko phải ai cũng rảnh để đi hard core nghiền ngẫm mấy cái áng văn chương đó, đừng làm quá.

Mà có vẻ anh không hiểu từ thụ động mà tôi đề cập là gì, nên thôi. Với tôi đọc là để chủ động tìm hiểu về một đề tài mình muốn tìm hiểu và thích, dạng đọc thứ 2 là đọc tiểu thuyết để giải trí và thụ động hưởng thụ.

P/S: Please, tiểu thuyết thôi mà, trừ khi anh là nhà văn, chứ anh nâng tầm nó thành am hiểu gì đó thấy to tát quá. Thực sự bản thân tôi cũng có đọc tiểu thuyết (sci-fi, mystery ..) nhưng chỉ khi nào cần giải trí, thấy vì xem một bộ phim tôi đọc để có trí tưởng tượng bay xa hơn. Còn việc đọc nên lấy chú trọng vào đọc để nghiên cứu, đọc để hưởng thụ ko nên là hoạt động chính, trừ khi a có hình thức nghiên cứu khác.

Sent from ONYX MaxLumi using vozFApp
 
Last edited:
Thì đương nhiên chủ yếu là tiểu thuyết rồi anh. Sách chuyên ngành mỗi người mỗi khác, bàn ở đây làm gì?!?

Và vì đọc là để giải trí cho nên không có lý do gì mà phải nhồi nhét một số lượng như thế trong một thời gian không phù hợp cả. Đã là giải trí thì phải tận hưởng, thư thái, tôi không nghĩ nhét một số lượng như kia vào đầu là một cách tận hưởng đâu.

via theNEXTvoz for iPhone

Non-fiction là tất cả các thể loạt reference, nghiên cứu khác mà không phải là tiểu thuýêt. Chuyên ngành có thể là chuyên ngành mình làm việc, có thể là một chuyên ngành mình yêu thích (social science, history, memoir ..). Đính chính lại đọc không phải chỉ là giải trí, đã đọc là giải trí thì tùy cách người giải trí, họ thấy giải trí còn anh không thấy thì làm sao anh lên án họ được ? Hay cách giải trí của anh thượng đẳng hơn ? Còn chuyện bú fame Facebook thì ok có thể lên án, nhưng 25 cuốn với nội dung giải trí hời hợt trên 30 ngày, thì không có gì là fake là làm màu cả, nó đơn giản thôi mà.

Sent from ONYX MaxLumi using vozFApp
 
Non-fiction là tất cả các thể loạt reference, nghiên cứu khác mà không phải là tiểu thuýêt. Chuyên ngành có thể là chuyên ngành mình làm việc, có thể là một chuyên ngành mình yêu thích (social science, history, memoir ..). Đính chính lại đọc không phải chỉ là giải trí, đã đọc là giải trí thì tùy cách người giải trí, họ thấy giải trí còn anh không thấy thì làm sao anh lên án họ được ? Hay cách giải trí của anh thượng đẳng hơn ? Còn chuyện bú fame Facebook thì ok có thể lên án, nhưng 25 cuốn với nội dung giải trí hời hợt trên 30 ngày, thì không có gì là fake là làm màu cả, nó đơn giản thôi mà.

Sent from ONYX MaxLumi using vozFApp
Quan điểm của tôi và quan điểm của anh khác nhau quá. :embarrassed:
 
mọi thứ anh nói tôi đều có thể hiểu phần nào, ngoại trừ việc anh bảo ít ai rảnh mới đọc mớ văn chương kinh điển quá nhiều?
chính ra mà nói thì ban đầu chả có ai rảnh hay tài năng gì hơn ai cả, tất cả đều là qua quá trình trui rèn và chăm chỉ mới làm nên sự khác biệt giữa từng cá thể, gã oldbie nào bây giờ thì trước cũng xuất thân từ một newbie gà chọi thôi
không nghiên cứu về một thứ gì đó thì làm gì có ai còn động lực để đọc nhiều về một thể loại hả anh? đọc classic novel cho nhiều lợi ích nhưng lợi ích cao nhất là tôi được phép hiểu thêm về con người, mà con người là từ gọi chung chung, mổ xẻ từ đó ra thì có thể nói novel đáp ứng cho tôi hiểu biết về tâm lí, hành vi, tư tưởng của toàn bộ lứa tuổi từ trẻ em, thanh niên, trung niên, người già cũng như mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội
cũng nhờ đọc novel mà tôi cải thiện được suy nghĩ mình trước khi đem nó vào giao tiếp trong đời thực, bởi như tôi đã từng nói một lần và tôi sẽ nói lại thêm lần nữa, chưa từng có dàn nhân vật hư cấu nào mang tính chân thực được như nhân vật novel, chắc anh cũng biết những tay như Joyce, Kafka sẵn sàng đem bản thân họ vào làm nhân vật chính trong novel của chính họ
tất cả đều nằm ở mức trong quá trình chứ không phải xong quá trình, gấp sách lại và ra đời thực chưa chắc mình đã hơn ai nếu như chỉ tiếp thu giá trị từ sách mà thiếu đi sự học hỏi thêm từ những người xung quanh trong đời thực, cũng như mạng xã hội
 
Last edited:
tôi chả mấy khi giận hay tỏ ra kích động khi bất kì ai gọi đọc tiểu thuyết là thụ động, bởi họ nói vậy là đúng, chỉ là liệu họ có biết đó là bước thụ động tuyệt vời nhất trong mọi cách chọn đọc hay không mà thôi :confident: :confident:
gọi là nghề nhà văn nhưng chưa bao giờ nhà văn chỉ là một nhà văn khi mà Chekhov là một nhà y học, Tolstoy, Hemingway và Orwell từng hoạt động cách mạng, Csath Geza là một nhà phê bình âm nhạc, Turgenev, Joyce, Stefan Zweig là các nhà phiêu du ở EU nhưng không ngừng đóng góp văn học cho quê nhà, Dostoevski và Ayn Rand nói không ngoa lại là một nhà triết học
ừ thì anh cứ nghĩ tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết đi
 
🕮 Trăng cười ― tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản ― Hoàng Long tuyển dịch
⍞ (trích) Sự thú vị của tiểu thuyết ― Dazai Osamu
✑ Tiểu thuyết, tự bản thân nó vốn là thứ dành cho đàn bà con nít, nghĩa là không phải có tính chất khiến những người lớn thông minh phải đổi sắc diện hay ánh mắt khi đọc và sau khi đọc xong phải đập bàn luận thuyết gì cả. Người đọc tiểu thuyết mà nghiêm trang chỉnh sửa quần áo, nghiêm túc tập trung cúi đầu kính cẩn thì hoặc là đùa chơi hoặc là vì có tình tiết truyện nào đó thú vị. Nhưng thực tế nếu có cách hành xử đến mức như thế thì phải nói đó là điệu bộ của kẻ tâm thần. Ta có thể lấy ví dụ như trong một gia đình kia người vợ đang đọc tiểu thuyết còn ông chồng thì đang soi gương thắt cà vạt chuẩn bị đi làm. Khi đó ông chồng hỏi vợ dạo này có truyện gì thú vị không em thì người vợ trả lời "Dạ truyện "Chuông nguyện hồn ai” của Hemingway thú vị lắm ạ”. Người chồng vừa bắt đầu cài nút áo gilet vừa hỏi tiếp với giọng điệu của một kẻ đần độn rằng tình tiết câu chuyện ra sao em. Thế là người vợ được dịp kể lể chi tiết về câu chuyện rồi bị sự giải thích của chính mình làm cho cảm kích mà sụt sùi nước mắt. Ông chồng mặc áo vest vào và nói "Chà, có vẻ thú vị đấy nhỉ”. Sau đó người chồng đi làm, đến tối nếu có dịp xuất hiện nơi salon văn nghệ nào đó sẽ nói đại khái là "À nếu như có tiểu thuyết nào đáng đọc gần đây thì chắc hẳn phải là "Chuông nguyện hồn ai” của Hemingway đấy nhỉ”.
✑ Tiểu thuyết là thứ tệ hại khốn khổ như vậy nên thực sự nếu có thể lừa gạt được đàn bà con nít là đã thành công rực rỡ rồi. Cách thức lừa đàn bà con nít thì rất phong phú đa dạng. Hoặc là khoác lấy dáng vẻ nghiêm trang, hoặc thể hiện ra vẻ kiều diễm, hoặc dối trá rằng mình xuất thân danh gia vọng tộc, hoặc phô bày kiến thức vớ vẩn chẳng ra gì, hoặc phát biểu về gia cảnh bất hạnh của mình bất chấp xấu hổ và thể diện, tức là mặc dù ý đồ của anh đã hết sức rõ ràng là muốn mua chuộc lòng thông cảm của phụ nữ thì cũng có những thằng ngu ngốc như nhà phê bình vì miếng cơm manh áo sẽ tung hô tận mây xanh đến mức làm cho anh phải kinh ngạc sửng sốt.​
Mộ hoa cúc dạiThe Wild Daisy ― Ito Sachio
Trăng cườiThe Laughing Moon ― Abe Kobo
Thư gửi Kawabata YasunariA Letter to Kawabata Yasunari ― Dazai Osamu​
 
Back
Top