kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

thanh niên idmreset ngoài đảo về chưa? hôm bữa hỏi sách kiến trúc khoa học thường thức à? nãy ăn cơm ngồi xem vtv2 có cái chương trình 10 công trình nghệ thuật kiến trúc hàng đầu, hay phết, nãy xem tập 1, google thấy có 10 tập. link này, lỗi thì mở tab ẩn danh mà xem:
http://vn.tvnet.gov.vn/video/144040/244930/tap-1
Thanks. Mà lần sau tag cho đàng hoàng tí nhé, may mà lướt page nên mới thấy. :sweat:
 
Tôi thuộc vào loại người tin tưởng rằng cái to lớn xuất phát từ cái nhỏ bé. Đứa trẻ nhỏ bé, nhưng nó chứa đựng con người; khối óc nhỏ bé, nhưng nó chứa đựng tư duy; con mắt chỉ là một cái chấm, nhưng nó nhìn xa tới chục dặm trường.

novel: Trà Hoa Nữ

449ab66dadeb2fbc26aace107d2a9bbd.jpg
 
Nếu nói tự do giới hạn tự do thì đó chỉ là trò chơi chữ, giống như vô cực lại giới hạn bởi vô cực vậy. Chúa đây là thần tượng lớn nhất và độc tôn. Vì độc tôn nên khiến mọi thứ dưới nó bị giới hạn và đích đến cuối cùng kiểu gì cũng lòng vòng về Chúa. Câu thượng đế đã chết của ông nổi tiếng bởi vòng kìm hãm của đạo kitô với phương tây thời điểm ông ấy sống lớn, cần dẹp bỏ để thêm một cơ hội.
Khi ta tự do tự do thì ta thích gì thì làm, thể lý ta thích gì, tâm tưởng ta thích gì. Cả 2 đều có thể kiểm soát lẫn nhau nếu nó đủ lớn. (Ai nghĩ được gì lúc đói khi còn trẻ, ai làm được gì lúc buồn khi người ấy già) Nietzsche ca ngợi cái năng lực tự nhiên của con người, gồm có thể lý và tâm tưởng. Thứ lúc đó bị chi phối và truyền thụ đời này sang đời khác - suy tưởng về chúa nắm giữ, cộng dồn khiến những thể lý (vốn có thời lượng sống hữu hạn, liên tục được sản sinh, làm mới) bị kềm chế và mài mòn. Nietszche yêu cầu hãy trả lại sự cân bằng, và không gian để nó phát triển. Và trả lại sự trong sáng cho chúa, dưới một hình dung khác, một xuất phát điểm khác. (Trong sách có đoạn ông nói: ta chỉ tin vào một vị thần linh biết nhảy múa)
Em có thêm ví dụ ở bên dưới rồi đó bác. Ngay cả trong tự do cũng có cái khiếm khuyết của nó. Hãy tưởng tượng hiện tượng giới là không gian 3 chiều. Thì theo em hiểu như Nietzsche phát biểu thì ông phủ nhận việc tự giới hạn và đào sâu về 1 thứ gì đó theo trục X. Ta có thể tự do ở 1 khoảng thời gian nào đó để tìm kiếm thứ khiến ta chuyên chú đào sâu tận gốc rễ vấn đề. Như là 1 cậu học trò tự do lựa chọn trong tất cả các môn học của cậu, môn nào cậu cũng thích môn nào cậu cũng muốn học cuối cùng thì cậu chẳng giỏi (chuyên sâu) được môn gì. Đó là khiếm khuyết mà em thấy ở tư tưởng của Nietzsche và cũng là thứ em muốn diễn giải tư do nhưng bị giới hạn bởi "tự do" chứ không phải em chơi chữ
Bác đã xem nhạc kịch Don Giovanni của Mozart chưa nhỉ. Theo bác đánh giá thì Don Giovanni có gần với tư tưởng này của Nietzsche không?
 
Em có thêm ví dụ ở bên dưới rồi đó bác. Ngay cả trong tự do cũng có cái khiếm khuyết của nó. Hãy tưởng tượng hiện tượng giới là không gian 3 chiều. Thì theo em hiểu như Nietzsche phát biểu thì ông phủ nhận việc tự giới hạn và đào sâu về 1 thứ gì đó theo trục X. Ta có thể tự do ở 1 khoảng thời gian nào đó để tìm kiếm thứ khiến ta chuyên chú đào sâu tận gốc rễ vấn đề. Như là 1 cậu học trò tự do lựa chọn trong tất cả các môn học của cậu, môn nào cậu cũng thích môn nào cậu cũng muốn học cuối cùng thì cậu chẳng giỏi (chuyên sâu) được môn gì. Đó là khiếm khuyết mà em thấy ở tư tưởng của Nietzsche và cũng là thứ em muốn diễn giải tư do nhưng bị giới hạn bởi "tự do" chứ không phải em chơi chữ
Bác đã xem nhạc kịch Don Giovanni của Mozart chưa nhỉ. Theo bác đánh giá thì Don Giovanni có gần với tư tưởng này của Nietzsche không?
À ý bạn còn cái tôn giáo đã hiện hữu với những trầm tích nó đã gây dựng, liệu có bỏ phí nó không chứ gì. Nietzsche thì chủ trương sáng tạo ra cái mới, thượng đế mới, tâm tưởng mới, tôn giáo mới, khi xuất hiện một đối tượng quy mô tương đồng, nhưng nietzsche cũng nói (kẻ nào muốn tri thức cũng phải học rửa mặt bằng nước bẩn), vậy là cũng có tính gạn đục khơi trong. Chỉ là cái bóng của chúa lớn quá, nó gây bất tương xứng và áp lực lên thứ khác, nhân loại hãy nhìn lại. Nãy comment mình chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại không biết có được cập nhật đủ không, nếu đủ, mong tròn ý.
Bạn nói một đứa mà học nhiều môn kém một đứa chỉ học có một môn mình không đồng tình chút nào. Cùng một thời gian nhưng cách chúng nó trải nghiệm môn học như nào sẽ quyết định chúng nó học giỏi như thế nào. Và nếu nó nắm được cái hồn của mỗi môn học thì nó sẽ đi nhanh hơn so với đứa cứ đi lòng vòng trong mỗi một môn học của nó mà chưa đi đúng cái thế của môn học. Và chưa kể sự cộng hưởng khi nhìn ra cái hồn khớp từ môn này sang môn kia
Mình không nghiên cứu nhiều về kịch nên không góp ý được
 
Bạn nói một đứa mà học nhiều môn kém một đứa chỉ học có một môn mình không đồng tình chút nào. Cùng một thời gian nhưng cách chúng nó trải nghiệm môn học như nào sẽ quyết định chúng nó học giỏi như thế nào. Và nếu nó nắm được cái hồn của mỗi môn học thì nó sẽ đi nhanh hơn so với đứa cứ đi lòng vòng trong mỗi một môn học của nó mà chưa đi đúng cái thế của môn học. Và chưa kể sự cộng hưởng khi nhìn ra cái hồn khớp từ môn này sang môn kia
Theo em thì cái hồn không thể nắm nếu không được đào sâu. Sự tự do có 1 thứ tha lực rất lớn khiến con người cứ lạc vào trong vòng tự do ấy mãi. Bác nhìn 1 con khỉ, có có 1 sự tự do hơn con người chúng ta rất nhiều. Nhưng nó chuyền từ cành này sang cành khác, chứ không như con người suy suy tưởng về tri thứ, về cuộc đời. 1 đứa trẻ lớn lên nuôi dưỡng trong môi trường gia đình xã hội ấy cũng đã là 1 giới hạn của nó về mặt thể chất và tâm thức rồi. Em cũng khuyến khích sự tư do nhưng đến 1 thời điểm nào đó sự tự do đó phải chấm dứt nhường chỗ cho việc đào sâu vào cái nền tảng. Việc đào sâu rồi sẽ nhìn thấy được sâu hơn các môn khác nhưng chỉ là nhìn chứ không dụng được. Không thể bắt 1 nhà thơ đi làm kinh tế, 1 anh phụ hồ đi dạy học được. Biết được cái tinh nhưng dụng cái tinh đó vào cuộc sống cần phải đào sâu vào thứ đó!!
À ý bạn còn cái tôn giáo đã hiện hữu với những trầm tích nó đã gây dựng, liệu có bỏ phí nó không chứ gì. Nietzsche thì chủ trương sáng tạo ra cái mới, thượng đế mới, tâm tưởng mới, tôn giáo mới, khi xuất hiện một đối tượng quy mô tương đồng, nhưng nietzsche cũng nói (kẻ nào muốn tri thức cũng phải học rửa mặt bằng nước bẩn), vậy là cũng có tính gạn đục khơi trong. Chỉ là cái bóng của chúa lớn quá, nó gây bất tương xứng và áp lực lên thứ khác, nhân loại hãy nhìn lại. Nãy comment mình chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại không biết có được cập nhật đủ không, nếu đủ, mong tròn ý.
Cũng khá hay, lan man 1 chút sang Phật giáo tý bác nhé. Bên Phật giáo có 1 danh xưng là Thiện Tài Đồng Tử. Đồng Tử nghe qua là đứa trẻ còn nhưng không chỉ mang 1 ý nghĩa đó. Đồng Tử còn chỉ những người suy nghĩ được như đứa trẻ (không có thiên kiến, và không sở kiến) Nhưng khi muốn đạt đạo. Đồng Tử phải tầm đạo (tìm đường). Không thể đi nay đi đông mai đi tây được, thế thì con đường đó sẽ trở thành 1 tổ hợp của những thứ đứt đoạn khiến chúng ta mãi đắm chìm trong "tự do đó" mà không cách nào thoát khỏi ra được. (Nhà Phật gọi là luân hồi, bánh xe quay mãi, quay mãi)
 
Theo em thì cái hồn không thể nắm nếu không được đào sâu. Sự tự do có 1 thứ tha lực rất lớn khiến con người cứ lạc vào trong vòng tự do ấy mãi. Bác nhìn 1 con khỉ, có có 1 sự tự do hơn con người chúng ta rất nhiều. Nhưng nó chuyền từ cành này sang cành khác, chứ không như con người suy suy tưởng về tri thứ, về cuộc đời. 1 đứa trẻ lớn lên nuôi dưỡng trong môi trường gia đình xã hội ấy cũng đã là 1 giới hạn của nó về mặt thể chất và tâm thức rồi. Em cũng khuyến khích sự tư do nhưng đến 1 thời điểm nào đó sự tự do đó phải chấm dứt nhường chỗ cho việc đào sâu vào cái nền tảng. Việc đào sâu rồi sẽ nhìn thấy được sâu hơn các môn khác nhưng chỉ là nhìn chứ không dụng được. Không thể bắt 1 nhà thơ đi làm kinh tế, 1 anh phụ hồ đi dạy học được. Biết được cái tinh nhưng dụng cái tinh đó vào cuộc sống cần phải đào sâu vào thứ đó!!

Cũng khá hay, lan man 1 chút sang Phật giáo tý bác nhé. Bên Phật giáo có 1 danh xưng là Thiện Tài Đồng Tử. Đồng Tử nghe qua là đứa trẻ còn nhưng không chỉ mang 1 ý nghĩa đó. Đồng Tử còn chỉ những người suy nghĩ được như đứa trẻ (không có thiên kiến, và không sở kiến) Nhưng khi muốn đạt đạo. Đồng Tử phải tầm đạo (tìm đường). Không thể đi nay đi đông mai đi tây được, thế thì con đường đó sẽ trở thành 1 tổ hợp của những thứ đứt đoạn khiến chúng ta mãi đắm chìm trong "tự do đó" mà không cách nào thoát khỏi ra được. (Nhà Phật gọi là luân hồi, bánh xe quay mãi, quay mãi)
"Mà tự do thì cũng phải lên phương án, tự do mà không có điểm dựa thì dẫn đến sự hủy diệt. Nếu bạn được tự do, sau cái chết là phương án, bạn có làm ko?, đương nhiên trong chuyện của nietzsche thì hủy diệt ý niệm về chúa, nhưng bù lại không hủy diệt ý niệm về tự thân, tự thân là cái được bảo tồn đầu tiên. Ưu tiên. Mà tự do là sáng tạo, vậy tự do của chúa với tự do không có chúa cái nào hơn. Trước mắt là tự do không có chúa thì có nhiều phương án hơn. Và dễ kiểm chứng hơn ..." mình định viết như này cho bạn, mà va vào khái niệm quy hồi vĩnh cửu do nietzsche đề ra, như con gà với quả trứng.
Nếu mà nói đồng tử phải tầm đạo, thì dù đi đông hay đi tây, đồng tử cũng tự xây dựng con đường của riêng mình, đến đông hay tây chỉ là phương tiện, con đường không trước mắt, nó ở trong trái tim
Bởi vậy nói về sáng tạo thì nó vô cùng, nhưng sáng tạo nào ưu việt hơn.
 
Last edited:
🕮 Lãnh địa ánh sáng (*) ― Yuko Tsushima​
Về tác phẩm Lãnh địa ánh sáng

- Lãnh địa ánh sáng là câu chuyện về cuộc sống của một người phụ nữ vừa ly thân với chồng, đang trong thời gian chuẩn bị để ra toà ly hôn. Đây là quãng thời gian vô cùng khó khăn của cô. Sau khi quyết định ly thân, cô chuyển ra sống cùng con gái ba tuổi ở 1 căn hộ thuê ngoài. Đó là một căn hộ có cửa sổ trổ ra tứ phía, tràn ngập ánh sáng. Tình cờ sao, đây dường như là thế giới dành riêng cho 2 mẹ con cô, khi cô đang muốn tránh mặt chồng, tránh mặt mẹ đẻ và sắp xếp lại cuộc sống để bước vào hành trình làm mẹ đơn thân đầy cô đơn, tủi thân, vất vả... của người phụ nữ vẫn còn yêu chồng và bị anh ta bỏ rơi.

- Lãnh địa ánh sáng, với cách kể và lối viết vừa chân thực vừa lãng mạn, Yuko Tsushima đã đưa người đọc bước vào thế giới đầy riêng tư của nhân vật trong giai đoạn cuộc sống mới đầy khó khăn nhưng cũng đầy khát khao. Không gian đó như nép mình bên cạnh thị trấn nhộn nhịp để ngắm nhìn cuộc sống, vừa đủ là "bí thất” đầy riêng tư của hai mẹ con, cũng vừa đủ để không bỏ xa sự nhộn nhịp bên ngoài. Những giấc mơ, những mộng tưởng, sự trỗi dậy của trực giác và cả những ý nghĩ kỳ quặc của người mẹ… hay là sự thay đổi từ nội lực của người phụ nữ từ lúc chỉ biết dựa vào chồng nay phải tự mình làm trụ cột của gia đình. Một câu chuyện chân thực đủ buồn nhưng cũng rất đẹp và lấp lánh, là lời khẳng định rằng trong hôn nhân, phụ nữ cũng có quyền từ bỏ nếu gặp phải người đàn ông không thể đem lại hạnh phúc cho mình và những đảm bảo để cậy tin.

- Lãnh địa ánh sáng ra đời năm 1979, là tác phẩm giành giải Gương mặt văn học Noma lần thứ nhất nhưng tính thời sự của vấn đề đặt ra trong tác phẩm vẫn còn nhiều tác động đến ngày nay, về những đổ vỡ trong hôn nhân và cuộc sống của phụ nữ đơn thân nuôi con sau khi chia tay chồng.

Về tác giả Yuko Tsushima

Yuko Tsushima
(1947 - 2016): Là nhà văn, nhà phê bình văn học Nhật Bản, sinh ra tại Tokyo. Cha của bà là nhà văn nổi tiếng, Dazai Osamu. Bà đã giành được nhiều giải thưởng văn học hàng đầu của Nhật Bản như giải Izumi Kyoka Văn học, giải Gương mặt văn học Noma, giải thưởng Yomiuri và giải Tanizaki. Thời báo New York đánh giá Yuko Tsushima là "một trong những nhà văn quan trọng nhất trong thế hệ của bà ấy.”​
 
"Mà tự do thì cũng phải lên phương án, tự do mà không có điểm dựa thì dẫn đến sự hủy diệt. Nếu bạn được tự do, sau cái chết là phương án, bạn có làm ko?, đương nhiên trong chuyện của nietzsche thì hủy diệt ý niệm về chúa, nhưng bù lại không hủy diệt ý niệm về tự thân, tự thân là cái được bảo tồn đầu tiên. Ưu tiên. Mà tự do là sáng tạo, vậy tự do của chúa với tự do không có chúa cái nào hơn. Trước mắt là tự do không có chúa thì có nhiều phương án hơn. Và dễ kiểm chứng hơn ..." mình định viết như này cho bạn, mà va vào khái niệm quy hồi vĩnh cửu do nietzsche đề ra, như con gà với quả trứng.
Nếu mà nói đồng tử phải tầm đạo, thì dù đi đông hay đi tây, đồng tử cũng tự xây dựng con đường của riêng mình, đến đông hay tây chỉ là phương tiện, con đường không trước mắt, nó ở trong trái tim
Bởi vậy nói về sáng tạo thì nó vô cùng, nhưng sáng tạo nào ưu việt hơn.
Cũng đúng đa phần bây giờ tôn giáo do những lực lượng tu sĩ nắm quyền lực quá lớn. Họ diễn giải giáo lý theo duy ý chí để đạt được lợi ích của mình. Rồi dần già trầm tích văn hoá tích tụ lại nhiều quá lại trở thành ra giáo điều. Nên là nhìn lại chứ đừng lặp lại
 
Xin lỗi các bác cho em lạc đề xíu, hiện em muốn tìm mua bộ 3 cuốn Tam thể để đọc mùa dịch này mà giờ em ở SG đang giãn cách khá gắt. Em gọi tiki, fahasa hay nhã nam đều ko giao được (phải đợi đến chỉ thị tiếp theo). Có bác nào có file ebook chuẩn của 3 cuốn này ko cho em xin với ạ (em search trên mạng toàn file gg trans đọc thử mà nản). Hay có bác nào ở SG gần quận 3 có bộ 3 cuốn này mà muốn bán lại có thể liên hệ em mua lại được ko (em đặt shipper qua lấy sách)? Cảm ơn các bác. :p:p

Gửi từ Xiaomi M2012K11AG bằng vozFApp
 
"Mà tự do thì cũng phải lên phương án, tự do mà không có điểm dựa thì dẫn đến sự hủy diệt. Nếu bạn được tự do, sau cái chết là phương án, bạn có làm ko?, đương nhiên trong chuyện của nietzsche thì hủy diệt ý niệm về chúa, nhưng bù lại không hủy diệt ý niệm về tự thân, tự thân là cái được bảo tồn đầu tiên. Ưu tiên. Mà tự do là sáng tạo, vậy tự do của chúa với tự do không có chúa cái nào hơn. Trước mắt là tự do không có chúa thì có nhiều phương án hơn. Và dễ kiểm chứng hơn ..." mình định viết như này cho bạn, mà va vào khái niệm quy hồi vĩnh cửu do nietzsche đề ra, như con gà với quả trứng.
Nếu mà nói đồng tử phải tầm đạo, thì dù đi đông hay đi tây, đồng tử cũng tự xây dựng con đường của riêng mình, đến đông hay tây chỉ là phương tiện, con đường không trước mắt, nó ở trong trái tim
Bởi vậy nói về sáng tạo thì nó vô cùng, nhưng sáng tạo nào ưu việt hơn.
Đọc còm của bác làm em nghĩ về chương Viên Đại pháp quan tôn giáo trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov. Có đoạn Viên Đại pháp quan nói với Chúa như thế này:
“Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do cho lương tâm nhưng cũng không có gì khổ ái hơn. Thế mà thay cho những nguyên tắc nền tảng vững chắc để làm cho lương tâm con người mãi mãi yên ổn, Chúa lại chọn tất cả những gì là phi thường, bí ẩn và vu vơ, tất cả những cái không vừa sức con người, vì vậy Chúa hành động như thể hoàn toàn không yêu họ, thế mà Chúa đã hiến cả sinh mạng của mình cho họ đấy! Đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người, Chúa lại cứ tăng thêm mãi lên và làm cho thế giới tinh thần của họ chồng chất thêm những dằn vặt vì tự do. Chúa muốn con người yêu tự do, để họ tự do đi theo Chúa, bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của Chúa. Thay cho luật pháp cứng rắn thời cổ, con người từ nay với trái tim tự do của mình, phải tự quyết định cái gì là thiện, cái gì là ác, mà chỉ lấy hình ảnh của Chúa trước mắt để định hướng cho mình. Nhưng chẳng lẽ Chúa không nghĩ rằng con người rốt cuộc sẽ chối bỏ và thậm chí bài bác cả hình ảnh của Chúa và sự thật của Chúa, nếu như họ bị đè ép dưới một sức nặng khủng khiếp là sự tự do lựa chọn? Cuối cùng họ sẽ la lên rằng sự thật không phải ở nơi Chúa, vì không thể nào đẩy họ vào tình cảnh bối rối và dằn vặt hơn là Chúa đã làm, Chúa đã để lại cho họ biết bao nhiêu lo âu và những nhiệm vụ không thể giải quyết nổi. Như vậy chính bản thân Chúa đã sắp đặt cho nước Chúa sụp đổ và đừng đổ lỗi cho ai nữa.”
 
Đọc còm của bác làm em nghĩ về chương Viên Đại pháp quan tôn giáo trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov. Có đoạn Viên Đại pháp quan nói với Chúa như thế này:
“Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do cho lương tâm nhưng cũng không có gì khổ ái hơn. Thế mà thay cho những nguyên tắc nền tảng vững chắc để làm cho lương tâm con người mãi mãi yên ổn, Chúa lại chọn tất cả những gì là phi thường, bí ẩn và vu vơ, tất cả những cái không vừa sức con người, vì vậy Chúa hành động như thể hoàn toàn không yêu họ, thế mà Chúa đã hiến cả sinh mạng của mình cho họ đấy! Đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người, Chúa lại cứ tăng thêm mãi lên và làm cho thế giới tinh thần của họ chồng chất thêm những dằn vặt vì tự do. Chúa muốn con người yêu tự do, để họ tự do đi theo Chúa, bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của Chúa. Thay cho luật pháp cứng rắn thời cổ, con người từ nay với trái tim tự do của mình, phải tự quyết định cái gì là thiện, cái gì là ác, mà chỉ lấy hình ảnh của Chúa trước mắt để định hướng cho mình. Nhưng chẳng lẽ Chúa không nghĩ rằng con người rốt cuộc sẽ chối bỏ và thậm chí bài bác cả hình ảnh của Chúa và sự thật của Chúa, nếu như họ bị đè ép dưới một sức nặng khủng khiếp là sự tự do lựa chọn? Cuối cùng họ sẽ la lên rằng sự thật không phải ở nơi Chúa, vì không thể nào đẩy họ vào tình cảnh bối rối và dằn vặt hơn là Chúa đã làm, Chúa đã để lại cho họ biết bao nhiêu lo âu và những nhiệm vụ không thể giải quyết nổi. Như vậy chính bản thân Chúa đã sắp đặt cho nước Chúa sụp đổ và đừng đổ lỗi cho ai nữa.”
Thực ra thì, con người cần thêm thời gian, để thấu rõ mọi thứ. Lý lẽ bộp chộp đến khi con người nhìn bằng đôi mắt bộp chộp
 
Last edited:
Thực ra thì, con người cần thêm thời gian, để thấu rõ mọi thứ. Lý lẽ bộp chộp đến khi con người mang đôi mắt bộp chộp mà nhìn sâu.
Em tán thành với ý kiến của bác. Trong câu chuyện mà e trích dẫn trong cuốn sách trên, cuối cùng thì Chúa, sau khi lắng nghe Viên đại pháp quan chỉ trích bản thân mình, đã không nói gì cả, chỉ hôn Viên đại pháp quan này rồi lặng lẽ ra đi “vào sự tăm tối của đô thành”. Đúng là con người cần thêm thời gian để thấu hiểu rõ mọi thứ.
 
Các anh giúp tôi tên tựa sách này với ạ. Nội dung tôi nhớ mang máng là lấy ngôi kể của một bé gái lúc này đang là một linh hồn, đã chết sau khi bị cưỡng hiếp. Linh hồn cô bé vẫn theo dõi về người thân đang sống.....
 
Back
Top