kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Các anh giúp tôi tên tựa sách này với ạ. Nội dung tôi nhớ mang máng là lấy ngôi kể của một bé gái lúc này đang là một linh hồn, đã chết sau khi bị cưỡng hiếp. Linh hồn cô bé vẫn theo dõi về người thân đang sống.....
lovely bones?
 
lovely bones?
Đúng rồi anh ạ. Sáng thấy tiệm sách cũ nào đó quảng cáo sách, lướt chỉ kịp nhớ mỗi chừng đó, còn chưa kịp nhấn li kê để lưu lại, giờ nhờ các anh tôi tìm được rồi ạ, cảm ơn các anh nhieefuuu.
z3HR8gc.png
 
Theo em thì cái hồn không thể nắm nếu không được đào sâu. Sự tự do có 1 thứ tha lực rất lớn khiến con người cứ lạc vào trong vòng tự do ấy mãi. Bác nhìn 1 con khỉ, có có 1 sự tự do hơn con người chúng ta rất nhiều. Nhưng nó chuyền từ cành này sang cành khác, chứ không như con người suy suy tưởng về tri thứ, về cuộc đời. 1 đứa trẻ lớn lên nuôi dưỡng trong môi trường gia đình xã hội ấy cũng đã là 1 giới hạn của nó về mặt thể chất và tâm thức rồi. Em cũng khuyến khích sự tư do nhưng đến 1 thời điểm nào đó sự tự do đó phải chấm dứt nhường chỗ cho việc đào sâu vào cái nền tảng. Việc đào sâu rồi sẽ nhìn thấy được sâu hơn các môn khác nhưng chỉ là nhìn chứ không dụng được. Không thể bắt 1 nhà thơ đi làm kinh tế, 1 anh phụ hồ đi dạy học được. Biết được cái tinh nhưng dụng cái tinh đó vào cuộc sống cần phải đào sâu vào thứ đó!!
Đi quá xa rồi. Nietzsche chống biện chứng pháp, Nietzsche chống chủ nghĩa hư vô mà tại sao lại hiểu Nietzsche theo chủ nghĩa hư vô??

Ở một post trong thread này mỗ đã nói là không có ai lao vào đọc ngay Zarathustra mà hiểu được cả, cuốn sách đó cực kì nhiều biểu tượng. Nó chỉ là tấm vé bước vào giáo đường thôi, phải đọc hết những trước tác còn lại, những Antichrist, bên kia thiện ác, Ecce homo.... Nhưng muốn biết khởi nguồn tư tưởng của Nietzsche thì phải đọc lại chủ nghĩa phiếm thần cổ điển trong Ethica của Spinoza (hiện tại đã có bản dịch tiếng Việt). Phải xem lại khởi nguồn nơi The world as will and representation của Schopenhauer (có một bản dịch chương Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết, nói đến "ý chí"). Không đọc những cuốn này thì làm sao biết được những khởi nguồn "Ý chí", những "phả hệ luân lý", "sự quy hồi vĩnh cửu".... Một Nietzsche dám chống lại Biện chứng pháp của Hegel, chống lại đạo đức học của Kant và tuyên bố "triết học phê phán" của Kant là gỉa hiệu, vì không có điều gì được phê phán trong đó cả. Một Nietzsche làm nên một cuộc "đảo hoán các giá trị" thì làm sao dám bảo là ông ta không sâu sắc hay tư tưởng của ông ấy không sâu sắc được.

Bây giờ có cuốn "Zarathustra đã nói như thế" thì lật ra, mỗ sẽ giải thích một vài biểu tượng trong đó cho anh dễ hiểu.
1. Sự đối lập trong cách tiếp cận của Nietzsche và Kant, 1*.Khi Kant nói về tư duy thì Nietzsche nói về hữu thể của tư duy, tức chính bản thân người tư duy, là quyền của trái tim, của tình cảm, cả thất thường hay của đam mê.2.* Hữu thể tư duy của Nietzsche không phải là nhà lập pháp theo kiểu Kant mà là nhà phả hệ học. Nhà lập pháp kiểu Kant là kẻ phụng sự cho những giá trị hiện hành là một thẩm phán, vừa là mục sư vừa là tín đồ, một nô lệ chiến thắng cùng lúc với nô lệ của thất bại. Là con người "phản ứng" <Sức mạnh thực thi bằng cách đảm bảo các cơ chế và mục đích, bằng cách thoả mãn các điều kiện của cuộc sống, làm tròn các chức năng , các nhiệm vụ, bảo tồn, mang lại lợi ích phục vụ cho chính mình>. Nhà phả hệ của Nietzsche là con người "hoạt năng" <Sức mạnh vượt lên ý thức, hoạt động chính và quan trọng thuộc về vô thức. Hướng tới quyền lực, tức chiếm hữu chiếm đoạt, chế ngự---->Ý chí quyền lực/ Ý chí hùng cường (dịch hùng cường sẽ hợp lý hơn vì nó tránh cái hiểu nhầm đáng tiếc), cái quyền lực ở đây ko phải là mục đích, không phải thứ ý chí tìm kiếm. Quan niệm này hoàn toàn mới, do Nietzsche tự tạo ra ("quan niệm về tâm lý theo cách của tôi dưới hình thái học và di truyền học về ý chí quyền lực, đó là một ý tưởng chưa ai chạm tới.."-Nguồn gốc của bi kịch), cái sai lớn nhất sau này của những người đọc Nietzsche là biến Ý chí quyền lực của Nietzsche thành một đối tượng của biểu hiện và hiểu rất trần trụi là ý chí thèm khát, tìm kiến quyền lực. "Ai muốn biểu hiện như vượt trội và thậm chí biểu hiện sự thua kém của mình như là sự hơn người?, chính kẻ nô lệ tìm cách thuyết phục chúng ta đánh giá cao anh ta, chính kẻ nô lệ đó lập tức tỏ ý kính trọng sự đánh giá này cứ như thể không phải chính anh ta tạo ra nó. Quyền lực này là cách lý giải tầm thường và hèn kém nhất. <đoạn này khá trừu tượng và khó hiểu,Có một đoạn trong Đạo Đức Kinh rất thích hợp để giải thích đoạn này : Đạo của Thánh nhân là làm mà không tranh,Vì không tranh nên thiên hạ không ai có thể tranh >

2. Kant không đặt vấn đề về giá trị của sự thật và cũng không đặt vấn dề về các lý do khiến ta phục tùng sự thật. Đây chính là điểm khiến Kant giáo điều. Từ Kant trở việc trước các triết gia đều cho rằng tư duy trong tư cách là tư duy tìm kiếm sự thật, rằng về mặt pháp lý nó "yêu thích" sự thật. Đây chính là điểm Nietzsche tập trung phê phán khi vì mải mê tìm kiến sự thật dưới một tiền giả định mà con người liệu có tự hỏi "sự thật" có giá trị gì, liệu cái không-sự-thật có phải vô giá trị không. Vì chính cái tiền giả định này tạo ra mối liên hệ đến luân lý và tôn giáo, cuối cùng là sa chân vào mâu thuẫn của chủ nghĩa khổ hạnh. Một con người chối bỏ cuộc sống, đó vẫn là người muốn cuộc sống bị suy giảm, muốn cuộc đời mình tàn lụi và suy giảm, muốn bảo tồn kiểu của anh ta.

3. Nietzsche trách cứ sự nhận thức rằng nó có tham vọng đối lập lại với đời sống. Nó có tham vọng đánh giá và phán xét đời sống và tự coi mình là mục đích. <Đây cũng là lí do về cuối đời Nietzsche đoạn tuyệt với Schopenhauer khi cho rằng ông vì quá cực đoan với cái bi quan mà chuyển sang phán xét đời sống bằng đức hạnh> Nietzsche đơn giản coi nhận thức là một "phương diện" bổ sung cho đời sống nhưng rút cuộc nhận thức tự xem mình là mục đích tự thân, như là quan toà với "Thẩm quyền" tối cao. Nên Nietzsche phê phán Sokrates vì mệnh đề "phụng sự tri thức" Vì Sokrates đối lập ý niệm với cuộc sống, ông ta đánh giá cuộc sống bằng ý niệm, ông ta cho rằng cuộc sống cần phải được đánh giá, được bào chữa, được cứu chuộc bởi ý niệm. Vì Nietzsche quan niệm cuộc sống là "vô tội", ông lên án Hy lạp đã kết tội cuộc sống, sa chân vào chủ nghĩa hư vô.

4.Phả hệ luân lý, cái này phải đã từng đọc "Phê phán lý tính thuần tuý" của Kant thì mới giải thích để hiểu được, vì hệ thống của Nietzsche tham vọng viết lại toàn bộ các nghịch lý (Antinomie), các ngộ nhận (Paralogisme). <Về triết học phê phán sự phê phán có tính phê phán rất tương đồng với ý định của Marx đối với Hegel, nhưng 2 người này cách rất xa nhau>. Có thể hiểu đơn giản là Nietzsche cho rằng phê phán của Kant chỉ tác động lên tham vọng hiểu biết, tham vọng khám phá sự thật chứ không tác động lên bản thân sự hiểu biết và bản thân sự thật, cũng như tác động lên tham vọng luân lý chứ không phải bản thân luân lý---> sinh ra một chính sách thoả hiệp. Phê Phán năng lực phán đoán của Kant không khác gì hơn một lời bào chữa bắt đầu bằng việc tin vào những gì nó phê phán. Nietzsche tố cáo thứ "Đức hạnh ti tiện" không phải đức hạnh theo luân lý của Kant, của Sokrates hay bất cứ ai, mà chính bản thân "đức hạnh", ông gọi nó là sự nhỏ mọn, xoàng xĩnh.

5.Mối quan hệ nhận thức-luân lý-tôn giáo, cái này tạm gác lại để lần sau viết chi tiết và đầy đủ hơn để gói thêm cả những cái mặc cảm, phẫn hận <Ai muốn xem trước thì có thể đọc Hồi ký viết dưới hầm của Dostoyevski>

6. Chủ nghĩa hư vô: Hư vô ở đây không có nghĩa là không tôn tại, mà trước hết là một giá trị hư vô, đời sống giá trị hư vô khi người ta phủ định nó, làm nó mất giá trị. Ảo tượng về một huyễn tượng về những giá trị vượt cao hơn đời sống, hậu quả của chúng là làm mất giá đời sống, sự phủ định thế giới. Ý chí hư vô hoá đời sống là ý chí tự phủ định chính mình trong các giá trị cao siêu như thể đối diện với thần thành chúng ta sẽ được giải thoát khỏi sự ràng buộc của ý chí. Chủ nghĩa hư vô phủ định Chúa, phủ định cái thiện, phủ định sự thật. Sau tất cả nó phủ định tất cả mọi ý chí. "khắp nơi tuyết phủ, ở đây đời sống câm lặng, ta nghe thấy tiếng kêu của những con quạ cuối cùng: Để làm gì? vô ích! nada!, ở đây không gì mọc lên, không gì sinh trưởng nữa. <Về quan điểm này, khá thú vị là tương đồng với quan niệm của Trang Chu trong truyện "Ta cũng muốn kéo lê cái đuôi trong bùn"-Nam Hoa Kinh>
7.Chúa đã chết và về lòng thương.
Chúa đã chết, nhưng ông ta chết vì cái gì?, vì lòng thương. Một cái chết vì mệt mỏi, kiệt quệ và già nua, mệt mỏi với mong muốn. "Cuối cùng một ngày Chúa dập tắt lòng thương bao la của mình". Cái chết của một hành vi tội lỗi," tình thương của ông ta là vô liêm sỉ, ông ta luồn lách vào những chổ đau khổ, nhơ nhớp, ô uế nhất, kẻ tò mò trong số những kẻ tò mò, kẻ vô ý thức, kẻ khoan dung độ lượng này cần phải chết đi. Ông ta không ngừng xoi mói tôi: tôi muốn trả thù kẻ nhân chứng ấy, hay chính tôi chết đi. Vị Chúa nhìn thấy tất cả thậm chí cả con người: vị Chúa ấy cần phải chết ! con người không chịu đựng được một nhân chứng như thế tiếp tục sống". Vì lòng thương là tìn hyêu cuộc sống nhưng đó là cuộc sống yếu đuối, bệnh tật, và phản ứng. Nó là chiến sĩ thông báo chiến thắng đến cho người nghèo, người đau khổ, người bất lực. Những kẻ chịu đựng cuộc sống mới cần những chiến thắng đó. những kẻ dựng đền thờ của mình trên vùng đất sình lầy của đời sốgn như thế. Những kẻ ghét cuộc đời mình, nó dùng cuộc đời mình để phủ định và làm mất giá cuộc sống để đối lập với chính nó. Chúa bị bóp nghẹt bởi lòng thương, con người phản ứng giết chết Chúa vì nó không chịu đựng nổi lòng thương của ông ta nữa, nó ko chịu nổi nhân chứng nữa, nó muốn tồn tại một mình với chiến thắng của nó. Nhân-Chúa, con người luân lý, con người đích thực, con người xã hội, đó là những giá trị mới mà người ta đề nghị chúng ta thay thế cho các giá trị cao siêu, những người cuối cùng của loài ngừoi nói "chúng tôi đã phát minh ra hạnh phúc" <Đoạn này ý của Nietzsche chủ nghĩa hư vô không phải là một sự kiện lịch sử mà là động lực của lịch sử với tư cách là lịch sử phổ quát được dánh dấu bởi Do thái-Ki tô-Kháng Cách-vô tính ngưỡng....>, đoạn này còn một phần diễn giải rất dài xuyên suốt từ Chúa Do Thái, đến chúa trên thập giá, Chúa Cha chết, Chúa con làm lại cho chúng ta một Chúa khác, yêu cầu chúng ta chỉ cần yêu thương. Thánh Paul chiếm lĩnh cái chết và đưa cho nó một cách diễn giải. Từ cách diễn giải này chúng ta có Ki tô Giáo. Phúc Âm đã bắt đầu bằng một sự xuyên tạc vỹ đại và Thánh Paul đẩy nó lên hoàn hảo.
8.Lý thuyết về con người thượng đẳng (nằm ở đoạn IV trong Zarathustra): Viên bốc sư,hai ông vua , người bị đỉa bám, phù thuỷ, giáo hoàng cuối cùng, kẻ gớm nhất loại người, kẻ ăn mày tình nguyện và cái bóng.
Viên bốc sư: thầy bói của sự mệt mỏi, đại diện cho chủ nghĩa hư vô. ông ta muốn cái chết nhưng là cái chết của một sự huỷ diệt thụ động.
Phù thuỳ: mặc cảm tội lỗi
Hai ông vua: hai thái cực của văn hoá, hai thái cự của đạo đức và phong tục, 2 ông vua tuyệt vọng vì phải thamd ự vào chiến thắng của "đám bình dân"
Người bị đỉa bám: Kẻ cặm cụi của tinh thần "thà không biết gì còn hơn biết nửa vời"---> khoa học không chỉ là hiểu biết về con đỉa, mà là bộ não của con đỉa~suy nghĩa giống nó và phục tùng nó --->kiến thức là đời sống chống lại đời sống, là đời sống cắt vào da thịt của đời sống
Giáo hoàng cuối cùng: Biến đời sống mình thành một sự phụng sự lâu dài, ông ta phục vụ chúa cho đến cùng và qua đó bị chột một con mắt-con mắt từng dùng để nhìn ngắm những vị thần "hoạt năng", con mắt còn lại là con mắt hư vô. "Tôi không còn ông chủ nhưng tôi vẫn không được tự do, tôi cũng không bao giờ được vui sướng nữa, trừ trong những kỷ niệm"
kẻ ăn mày tình nguyện: đã ngao du khắp cõi nhân sinh, từ kẻ giàu đến người nghèo. Hắn tìm kiếm "vương quốc thiên đàng", "hạnh phúc trên trần gian" như những phần thưởng.
Cái bóng: kẻ lãng du đánh mất nguyên tắc và phẩm chất của mình và giờ điên cuồng tìm kiếm chúng
Zarathustra không ngừng nói với những "người khách" của mình là các ngươi bất thành, các ngươi là những tạo vật bất thành.Tức họ không phải là những người thượng đẳng giả mạo mà con người thượng đẳng-chính họ-là một cái gì giả mạo. Siêu nhân của Nietzsche không phải là hiện thực hoá và thậm chí xác định bản chất của con người. Vì bản chất nhân loại đã được xác đinh chứ không chờ Siêu nhân, "nhân văn, quá nhân văn". <Đây là đoạn kết nối với đoạn Chúa đã chết> Tình thương với con người thượng đẳng của Zarathustra sẽ khiến ông phải chết. Nietzsche biểu đạt trung tâm của sự thiếu sót của loài người qua :1* người thượng đẳng không biết cười (khẳng định cuộc sống), chơi(khẳng định tính ngẫu nhiên), khiêu vũ (khẳng định cái trở thành~ khẳng định cái tồn tại). 2* Bản chất con người thừa nhận con lừa như một vị chúa là bề trên của họ, vì con lừa chỉ biết IA( dạ, đây là từ tiếng Đức rất thú vị, vì chỉ có tiếng Việt mới dịch được nó đúng nghĩa và biểu tượng), con vật khẳng định, không biết nói không. Con vật già nua 3* Cái bóng: là biểu tượng con người nhưng nó chỉ hoạt động khi có thẩm quyền cao nhất là ánh sáng. và nó thay đổi bản chất vào giữa trưa. 4*2 con chó lửa , con này là biếm hoạ con kia. Một con hoạt động ở bề mặt trong tiềng ồn ào và sương khói, nó khiến bùn sôi lên sùng sục: có nghĩa hoạt động của nó chỉ để nuôi dưỡng, sưởi ấm, để duy trì sự-trở-thành-phản-ứng trong vũ trụ, một sự trở thành vô liêm sỉ. Con kia là con vật khẳng định: con vật này thực sự nói về cốt lõi của trái đất " tiếng cười phấp phới xung quanh nó như mây ngũ sắc".

Zarathustra ca tụng con người biết tự chủ động huỷ diệt "ta yêu kẻ nào sống để nhận thức và muốn nhận thức, để rồi một ngày có cuộc sống của siêu nhân, vì thế kẻ đó cũng muốn suy vong chính mình. Ý của Zarathustra là:ta yêu kẻ nào dùng chủ nghĩa hư vô làm "cơ sở nhận biết" của ý chí quyền lực nhưng tìm thấy trong ý chí quyền lực một "cơ sở tồn tại" trong đó con người bị vượt lên, thế nên chủ nghĩa hư vô bị đánh bại.
<Trong tư tưởng của Nietzsche còn một mảng nhỏ hơn nói về văn hoá và nghệ thuật, góp phần trả lời câu hỏi mà sau này tranh cãi liên miên là "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh">
Còn một đoạn chống Biện Chứng Pháp và quy hồi vĩnh cửu, mà cơ sở cho cái này phải viết rất dài. Nên thôi hẹn một ngày đẹp trời.
 
Đọc còm của bác làm em nghĩ về chương Viên Đại pháp quan tôn giáo trong tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov. Có đoạn Viên Đại pháp quan nói với Chúa như thế này:
“Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do cho lương tâm nhưng cũng không có gì khổ ái hơn. Thế mà thay cho những nguyên tắc nền tảng vững chắc để làm cho lương tâm con người mãi mãi yên ổn, Chúa lại chọn tất cả những gì là phi thường, bí ẩn và vu vơ, tất cả những cái không vừa sức con người, vì vậy Chúa hành động như thể hoàn toàn không yêu họ, thế mà Chúa đã hiến cả sinh mạng của mình cho họ đấy! Đáng lẽ chiếm lấy tự do của con người, Chúa lại cứ tăng thêm mãi lên và làm cho thế giới tinh thần của họ chồng chất thêm những dằn vặt vì tự do. Chúa muốn con người yêu tự do, để họ tự do đi theo Chúa, bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của Chúa. Thay cho luật pháp cứng rắn thời cổ, con người từ nay với trái tim tự do của mình, phải tự quyết định cái gì là thiện, cái gì là ác, mà chỉ lấy hình ảnh của Chúa trước mắt để định hướng cho mình. Nhưng chẳng lẽ Chúa không nghĩ rằng con người rốt cuộc sẽ chối bỏ và thậm chí bài bác cả hình ảnh của Chúa và sự thật của Chúa, nếu như họ bị đè ép dưới một sức nặng khủng khiếp là sự tự do lựa chọn? Cuối cùng họ sẽ la lên rằng sự thật không phải ở nơi Chúa, vì không thể nào đẩy họ vào tình cảnh bối rối và dằn vặt hơn là Chúa đã làm, Chúa đã để lại cho họ biết bao nhiêu lo âu và những nhiệm vụ không thể giải quyết nổi. Như vậy chính bản thân Chúa đã sắp đặt cho nước Chúa sụp đổ và đừng đổ lỗi cho ai nữa.”
Đọc thêm Nghệ Nhân và Margarita của Bulgakov đi cho liền mạch dòng suy tư. Đoạn đối thoại của Quan Tổng Trấn Pontius Pilate trong phiên xử cũng rất thú vị. hoặc Đọc Đường Sống-Văn Thư Nghị Luận chọn lọc để thấy cái khác nhau về quan niệm giữa Dostoevsky và Tolstoy khi cùng suy tư về tôn giáo và con người.
 
Em đang muốn tìm một cuốn truyện tiếng Anh, truyện nào càng cuốn càng tốt. Kiểu hành văn mới cho dễ đọc, để vừa đọc vừa học tiếng Anh luôn. Các thím có recommend cho mình cuốn nào k các thím?
Tiện thể có thím nào có eBook tiếng việt cuốn nghệ thuật tư duy rành mạch không. Mình đọc bản tiếng Anh được 50% rồi. Nhưng thấy đọc bản tiếng Anh không hiểu sâu được. Nên muốn tìm đọc bản tiếng Việt các thím ạ.
 
Đúng rồi anh ạ. Sáng thấy tiệm sách cũ nào đó quảng cáo sách, lướt chỉ kịp nhớ mỗi chừng đó, còn chưa kịp nhấn li kê để lưu lại, giờ nhờ các anh tôi tìm được rồi ạ, cảm ơn các anh nhieefuuu.
z3HR8gc.png
Anh inbox tôi lại nhé. Cuốn kia tôi không chắc tìm được đâu nhưng mai rảnh tìm giúp anh. Anh chặn inbox tôi tưởng nick bị ban.
 
Bác ấy uyên bác thật. Tui băn khoăn không biết hình dáng bác ấy ngoài đời như nào, ở đâu, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì...
Em cũng tò mò, chắc cũng phải làm ở thư viện hoặc ít cũng phải nghiên cứu ở 1 viện nào đó. Hôm nào có dịp thỉnh giảng bác ấy được 1 bữa qua zoom thì tuyệt
 
Back
Top