kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Sách vừa về lúc chiều, cả ship hết 235k. Về hình thức in ấn thì không trông mong gì cuốn sách in lậu cả, nội dung lướt qua thấy khá ok, nói chung khá hài lòng với một quyển lưu hành nội bộ

View attachment 1466896
View attachment 1466898
View attachment 1466899

View attachment 1466900
Tôi cũng đoán là bác nhìn bọn sách lậu chạy quảng cáo rồi mới đi hỏi, thật ra về chiến tranh VN thì tài liệu các bên, đặc biệt là Mỹ rất phong phú, nên cuốn này bất quá là tổng hợp tư liệu có sẵn thôi, chứ không có thông tin gì bí hiểm, tuy nhiên với người không có thời gian thì sách tổng hợp thông tin dạng này cũng có ích
 
mới đọc qua cuốn đúng việc của giản tư trung, thấy bác ấy ko chỉ viết sách mà còn mở cả trường dạy học
không biết bác @Zarathustra ver 2 có nhận xét gì về cuốn này và tác giả không?
/ảnh này là slide giới thiệu nội dung một lớp học
1667017255517.png
 
mới đọc qua cuốn đúng việc của giản tư trung, thấy bác ấy ko chỉ viết sách mà còn mở cả trường dạy học
không biết bác @Zarathustra ver 2 có nhận xét gì về cuốn này và tác giả không?
/ảnh này là slide giới thiệu nội dung một lớp học
View attachment 1467635
Năm 1517 tại Đức, Martin Luther đã lần đầu tiên công khai thách thức thẩm quyền của Giáo Hoàng về bán phép giải tội, đấy là những mầm mống đầu tiên nảy sinh nên tinh thần cải cách Tin Lành, mà sau đó đã diễn ra trên đảo Anh với thần học Calvin áp dụng vào nếp sống người dân Cơ Đốc. Nền thần học Tin Lành mang tính chất thế tục đã tạo ra tinh thần sơ khai của chủ nghĩa tư bản với khái niệm "beruf"- thiên mệnh, sau này được thế tục hoá với khái niệm nghề nghiệp, từ đó hình thành các phường hội, hình thức sơ khai nhất của nền sản xuất TBCN . Những người Thanh Giáo đã mang theo tinh thần của nền Đaọ đức tin lành dấn thân tới New England hình thành nên xã hội tự quản tại Tân Thế Giới <Tinh thần đó được phản ánh trong "Lẽ Thường"-Thomas Paine, một ngôi sao chỉ loé sáng tại đúng thời khắc>.

Những người Trung Hoa sau "Cách Mạng liên tục" dưới thời Mao đã như một đống gạch vụn, nhưng chỉ có duy nhất xã hội Trung Hoa mới không vỡ vụn sau những hoạt động như vậy, dù có trải qua bao nhiêu biến cố, tính gắn kết xã hội của cư dân tại Trung Nguyên vẫn không suy chuyển.

Điểm chung phản ảnh 2 câu chuyện là gì ? Đó là ý thức xã hội. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội của mỗi vùng đất đều có quá trình phát triển khác nhau mang tính chất đặc thù. Trong đó thực tiễn xã hội luôn diễn ra và phản ánh vào ý thức xã hội, ý thức xã hội ảnh hưởng ngược trở lại thực tiễn. Không có một ý thức xã hội nào xuất hiện từ hư không, việc áp đặt ý thức xã hội lên tồn tại xã hội không phù hợp tất yếu sinh ra những rạn nứt, thậm chí đổ vỡ.

Phải mở đề rong dài với anh để nói rằng, vấn đề xã hội có tính phức, tức tính tương quan trong mệnh đề nguyên nhân-kết quả rất phức tạp, nó không đơn giản và bất biến như là bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông của tam giác. Không phải cứ là thầy giáo thì hay mà thợ dạy thì dở, một sự việc hôm nay có thể đúng nhưng ngày mai không còn đúng nữa là rất bình thường. Nên dùng tư duy thường nghiệm thông thường, bằng việc tổng hợp các sự kiện đơn lẻ để khái quát hoá thành tổng thể là phương pháp rất sai lầm trong nghiên cứu xã hội nói chung.

Sách của Giản Tư Trung sai ngay từ cách tiếp cận, khi không cho thấy được cơ sở lý luận của mình ngoài niềm tin mù quáng rằng "mọi người làm tốt nhiệm vụ của mình thì xã hội sẽ tự vận hành êm xuôi", lại chẳng quan tâm "tồn tại xã hội" ở VN như thế nào <Vấn đề này mỗ có nói đôi lần trên Voz, anh có thể search thử>. Mà ở trên mỗ nói, chỉ có kết cấu xã hội với niềm tin mạnh mẽ về "beruf" tại các xã hội tin lành và tinh thần đẳng cấp trong các xã hội Khổng Giáo mới có ý thức xã hội cần thiết để bàn về chuyện "đúng việc". Đối với ý thức xã hội thời hiện đại, không còn tồn tại ở đâu các ý thức xã hội để thực hiện ý tưởng của Giản Tư Trung. Mang ý tưởng về Đạo Đức "làm người" nói với Jean Valjean liệu có ngăn được Jean Valjean ăn cắp mẩu bánh mì cho Codet. Rating 5* trên app của Grab mới là thứ ngăn Taxi bờ hồ tính tiền láo chứ không phải đạo đức của người lái Taxi ngăn chặn được. Nên những điều Giản Tư Trung viết chắc chỉ lên Thiên Đường bàn luận với Socrates rồi cùng nhau khen nhau xuýt xoa, thế gian vô minh chỉ có 2 ta là người hiểu sự đời, Socrates cầm đũa mà nghe thấy nói vậy chắc cũng giật mình mà đánh rơi đũa.

Nhiều tác giả không phải người nghiên cứu, viết về các vấn đề xã hội ở VN thường mắc bệnh đại ngôn. Rất thích trích dẫn các triết gia đao to búa lớn, rất thích nói về những cái vỹ đại, tầm vóc. Cùng về một chủ đề thì nhìn cách Mashahiko triển khai các ý tưởng, đi từ cơ sở lý luận của Kant và tập quán địa phương ở Nhật để trình bày ý tưởng của mình trong "Phẩm cách quốc gia" khác một trời một vực, dù không phải người Nhật nào cũng đồng tình với ý tưởng của Masahiko nhưng không ai chê trách phương pháp tiếp cận của ông. Thay vì tuyên bố về những việc phải làm, ông ta kể một câu chuyện cũ và những trải nghiệm của ông để người đọc tự lựa chọn quan điểm của mình. Đó là tính khiêm nhường của người nghiên cứu, cái vốn rất thiếu với những nhà báo đầy thiển cận như trên góc nhìn của Tàu Nhanh.
 
Năm 1517 tại Đức, Martin Luther đã lần đầu tiên công khai thách thức thẩm quyền của Giáo Hoàng về bán phép giải tội, đấy là những mầm mống đầu tiên nảy sinh nên tinh thần cải cách Tin Lành, mà sau đó đã diễn ra trên đảo Anh với thần học Calvin áp dụng vào nếp sống người dân Cơ Đốc. Nền thần học Tin Lành mang tính chất thế tục đã tạo ra tinh thần sơ khai của chủ nghĩa tư bản với khái niệm "beruf"- thiên mệnh, sau này được thế tục hoá với khái niệm nghề nghiệp, từ đó hình thành các phường hội, hình thức sơ khai nhất của nền sản xuất TBCN . Những người Thanh Giáo đã mang theo tinh thần của nền Đaọ đức tin lành dấn thân tới New England hình thành nên xã hội tự quản tại Tân Thế Giới <Tinh thần đó được phản ánh trong "Lẽ Thường"-Thomas Paine, một ngôi sao chỉ loé sáng tại đúng thời khắc>.

Những người Trung Hoa sau "Cách Mạng liên tục" dưới thời Mao đã như một đống gạch vụn, nhưng chỉ có duy nhất xã hội Trung Hoa mới không vỡ vụn sau những hoạt động như vậy, dù có trải qua bao nhiêu biến cố, tính gắn kết xã hội của cư dân tại Trung Nguyên vẫn không suy chuyển.

Điểm chung phản ảnh 2 câu chuyện là gì ? Đó là ý thức xã hội. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội của mỗi vùng đất đều có quá trình phát triển khác nhau mang tính chất đặc thù. Trong đó thực tiễn xã hội luôn diễn ra và phản ánh vào ý thức xã hội, ý thức xã hội ảnh hưởng ngược trở lại thực tiễn. Không có một ý thức xã hội nào xuất hiện từ hư không, việc áp đặt ý thức xã hội lên tồn tại xã hội không phù hợp tất yếu sinh ra những rạn nứt, thậm chí đổ vỡ.

Phải mở đề rong dài với anh để nói rằng, vấn đề xã hội có tính phức, tức tính tương quan trong mệnh đề nguyên nhân-kết quả rất phức tạp, nó không đơn giản và bất biến như là bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông của tam giác. Không phải cứ là thầy giáo thì hay mà thợ dạy thì dở, một sự việc hôm nay có thể đúng nhưng ngày mai không còn đúng nữa là rất bình thường. Nên dùng tư duy thường nghiệm thông thường, bằng việc tổng hợp các sự kiện đơn lẻ để khái quát hoá thành tổng thể là phương pháp rất sai lầm trong nghiên cứu xã hội nói chung.

Sách của Giản Tư Trung sai ngay từ cách tiếp cận, khi không cho thấy được cơ sở lý luận của mình ngoài niềm tin mù quáng rằng "mọi người làm tốt nhiệm vụ của mình thì xã hội sẽ tự vận hành êm xuôi", lại chẳng quan tâm "tồn tại xã hội" ở VN như thế nào <Vấn đề này mỗ có nói đôi lần trên Voz, anh có thể search thử>. Mà ở trên mỗ nói, chỉ có kết cấu xã hội với niềm tin mạnh mẽ về "beruf" tại các xã hội tin lành và tinh thần đẳng cấp trong các xã hội Khổng Giáo mới có ý thức xã hội cần thiết để bàn về chuyện "đúng việc". Đối với ý thức xã hội thời hiện đại, không còn tồn tại ở đâu các ý thức xã hội để thực hiện ý tưởng của Giản Tư Trung. Mang ý tưởng về Đạo Đức "làm người" nói với Jean Valjean liệu có ngăn được Jean Valjean ăn cắp mẩu bánh mì cho Codet. Rating 5* trên app của Grab mới là thứ ngăn Taxi bờ hồ tính tiền láo chứ không phải đạo đức của người lái Taxi ngăn chặn được. Nên những điều Giản Tư Trung viết chắc chỉ lên Thiên Đường bàn luận với Socrates rồi cùng nhau khen nhau xuýt xoa, thế gian vô minh chỉ có 2 ta là người hiểu sự đời, Socrates cầm đũa mà nghe thấy nói vậy chắc cũng giật mình mà đánh rơi đũa.

Nhiều tác giả không phải người nghiên cứu, viết về các vấn đề xã hội ở VN thường mắc bệnh đại ngôn. Rất thích trích dẫn các triết gia đao to búa lớn, rất thích nói về những cái vỹ đại, tầm vóc. Cùng về một chủ đề thì nhìn cách Mashahiko triển khai các ý tưởng, đi từ cơ sở lý luận của Kant và tập quán địa phương ở Nhật để trình bày ý tưởng của mình trong "Phẩm cách quốc gia" khác một trời một vực, dù không phải người Nhật nào cũng đồng tình với ý tưởng của Masahiko nhưng không ai chê trách phương pháp tiếp cận của ông. Thay vì tuyên bố về những việc phải làm, ông ta kể một câu chuyện cũ và những trải nghiệm của ông để người đọc tự lựa chọn quan điểm của mình. Đó là tính khiêm nhường của người nghiên cứu, cái vốn rất thiếu với những nhà báo đầy thiển cận như trên góc nhìn của Tàu Nhanh.
cám ơn bác, em phải đọc thêm cuốn phẩm cách quốc gia mới được
----
mình có tìm thấy một post cũ của bác Zarathustra ver 2, bác nào quan tâm chủ đề này thì đọc thêm
https://voz.vn/t/nguoi-viet-duy-nhat-lam-den-chuc-te-tuong-nha-duong.369912/post-11846766
 
mới đọc qua cuốn đúng việc của giản tư trung, thấy bác ấy ko chỉ viết sách mà còn mở cả trường dạy học
không biết bác @Zarathustra ver 2 có nhận xét gì về cuốn này và tác giả không?
/ảnh này là slide giới thiệu nội dung một lớp học
Giản Tư Trung lúc lướt qua post này thấy quen quá, hóa ra trước xuất hiện trên video/podcast của Quốc Khánh cho 1 video chủ đề về giáo dục, không hạp lắm nên chỉ xem một lúc rồi thôi.

Thím này đọc sách rồi chắc cũng xem podcast này rồi. M cũng đang đọc cuốn "Một đời thương thuyết" của Phan Văn Trường, do xem podcast của bác thấy thú vị nên kiếm cuốn này đọc thử
 
Giản Tư Trung lúc lướt qua post này thấy quen quá, hóa ra trước xuất hiện trên video/podcast của Quốc Khánh cho 1 video chủ đề về giáo dục, không hạp lắm nên chỉ xem một lúc rồi thôi.

Thím này đọc sách rồi chắc cũng xem podcast này rồi. M cũng đang đọc cuốn "Một đời thương thuyết" của Phan Văn Trường, do xem podcast của bác thấy thú vị nên kiếm cuốn này đọc thử
mình ko thím ơi, trước đây nghe người quen kể về nghề nghiệp nên có chút ấn tượng thôi thím, chứ mới đọc sách kia hôm qua.
còn bác phan văn trường mình có đọc thử một ít trong cuốn một đời như kẻ tìm đường nhưng thấy ko hợp lắm, hình như 2 cuốn còn lại ổn hơn thì phải
 
Lol. Tao đọc bản tiếng Anh cuốn này.
Tưởng sách bựa bựa, ai ngờ sách dạy đời. Sách thì viết đừng quan tâm người khác nghĩ gì nhưng trong sách toàn ví dụ thằng này làm gì, con kia như thế nào, ... thì là quan tâm người ta nghĩ gì rồi chứ éo gì nữa! :boss:
Đừng quan tâm người khác nghĩ gì thế sao ta phải quan tâm ông tác giả nghĩ gì trong sách của ổng
333yKOG.gif
 
Các bác biết bộ nào của TQ cuốn như Danh gia cổ vật hay Ma thổi đèn (4 tập đầu) không nhỉ? Mình đã đọc qua Mật mã Tây Tạng như không hợp cho lắm.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Có thím nào đọc bản dịch của nhóm 1980novel chưa ạ, cụ thể là cuốn Brave new world. Em tìm bản của nxb Văn Hoá thì hết bán rồi (với trên tiki review dịch khá tệ). Còn bản mới dịch nhưng thấy để cả nhóm, không liệt kê, thấy ghê răng
https://ti.ki/H5mnEYSZ/96AD624C
 
Mấy hôm nay lướt social hay gặp clip về cuốn Tâm lý học- tâm thần hay kẻ điên, không biết có ai đọc chưa cho mình xin ít review với :adore:
sách rác nhé :nosebleed:
thanh niên thì đề nghị đọc: bàn về khế ước xã hội, phân tâm học, tâm lý học đám đông, tâm lý dân tộc an nam nhé :doubt:

muốn hiểu thêm về đời thì đọc combo sách của Trí Việt bên shopee sale áp mã 5 cuốn có trên 250k tí: đạo làm người, hiểu người để dùng người, trí tuệ của người xưa, đạo lý của người xưa,... Mỗ nhận đơn 9 cuốn = 450k, được tặng thêm 1 cuốn truyện cổ tích rất dễ thương :big_smile:
 
sách rác nhé :nosebleed:
thanh niên thì đề nghị đọc: bàn về khế ước xã hội, phân tâm học, tâm lý học đám đông, tâm lý dân tộc an nam nhé :doubt:

muốn hiểu thêm về đời thì đọc combo sách của Trí Việt bên shopee sale áp mã 5 cuốn có trên 250k tí: đạo làm người, hiểu người để dùng người, trí tuệ của người xưa, đạo lý của người xưa,... Mỗ nhận đơn 9 cuốn = 450k, được tặng thêm 1 cuốn truyện cổ tích rất dễ thương :big_smile:
Ko có nhu cầu hiểu đạo, hiểu đời, cần sách đọc giải trí, thêm tí darkdeep càng tốt thôi :canny:
 
Back
Top