kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Em vừa đọc xong quyển Khi loài vật lên ngôi của Karel Capek, sách viết khá lâu nhưng vẫn dự báo một cách châm biếm các vấn đề ngày nay vẫn xuất hiện: giao thoa và áp đặt văn hóa; các phong trào, cuộc vận động núp bóng nhằm tự tạo danh tiếng cho bản thân, nạn phân biệt chủng tộc, chạy đua vũ trang,... Mong các bác giới thiệu cho em vài quyển tương tự.
 
Cảm ơn bác vì đã giải thích, vậy thì ý a) nên hiểu thế nào. Theo đó thì "...không phải phán đoán sai lạc bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tưởng tượng...", vậy "tưởng tượng" nên hiểu thế nào?

Vì theo như câu này, thì tưởng tượng không thể là trực giác (vậy nó là gì?), và còn "cấu trúc" nên hiểu thế nào?. Cấu trúc của tưởng tượng? "tưởng tượng" là gì mà lại có cấu trúc?

Vì em chỉ hiểu "cấu trúc" của một cái gì đó rất cụ thể, ví dụ cái bàn thì có cấu trúc gồm bốn cái chân, với mặt bàn nằm trên (đại loại thế).

Phần sau của ý a) thậm chí còn khó hiểu hơn, "...chăm chú, minh mẫn,... đến mức ...thoát khỏi hoài nghi về điều ta nhận thức". Vì theo em hiểu "chăm chú", "minh mẫn" là các trạng thái tâm lý của con người, nhưng vì nó vẫn chỉ là các trạng thái tâm lý, nên tại sao nó lại làm ta "thoát khỏi sự hoài nghi", vì đúng ra là càng "minh mẫn", "chăm chú", ta lại càng hoài nghi

Ví dụ, trước đây ta nhìn qua cái vòi voi, ta nghĩ con voi giống con rắn, nhưng khi ta "chăm chú" hơn, ta thấy nó có thêm cái chân, nên ta càng hoài nghi, "con voi" thực sự sẽ như thế nào, thậm chí khi ta "chăm chú" đến mức ta nhìn thấy cả con voi, ta lại càng hoài nghi có phải mọi con voi đều thế hay không, hay có con voi trông khác, hay ta hoài nghi liệu con voi và con bò có phải là cùng loại (mặc dù chúng có vẻ khác nhau đấy, con voi có ngà, còn con bò có sừng, nhưng liệu "ngà" và "sừng" chẳng qua chỉ là cùng một cơ quan.
thím hỏi hay quá, góp chút cho vui

theo mình thì
"tưởng tượng" ở đây nói đến việc phân tích, suy nghĩ,...
"cấu trúc" là cách mà chúng ta phân tích
như vậy đoạn này "...bằng chứng ... của giác quan ... phán đoán ... bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng" là nói về việc chúng ta dùng ý thức chủ quan để phân tích một điều gì đó nên sẽ có hoài nghi

trong khi trực giác thì nó thuộc về tiềm thức,
"chăm chú", "minh mẫn" thì mình hiểu là một trạng thái mà mình "hiểu hết mọi việc" ấy, nó ko phải là trạng thái tâm lý.
như vậy, trực giác sẽ làm cho mình "hiểu" ngay vấn đề mà mình đang gặp phải. đi thẳng hay đi vòng đều phải đi, còn trực giác thì như teleport ấy

và theo mình thì vì trực giác nó nằm ở tiềm thức nên không thể trang bị được, trực giác có thể là kết quả của kinh nghiệm, nhưng mình ko thể chủ động dùng nó được.

có chôm vài ý của thím @The Script nhưng mà mình hiểu ngược lại
hóng ae khác cho ý kiến
 
Nhân tiện thím cho hỏi đặt sách về VN qua Amazon bằng cách nào thế?. Mình mới về VN được hơn 2 tháng, giờ muốn mua cuốn sách mà không biết đặt kiểu gì cho nhanh, vì nếu sách về muộn quá thì mình có khi sang lại rồi,
T mua thông qua Fado thôi thím, mà giao hàng khá chậm nên chắc khó cho thím. T mua lần ~10 cuốn thì chờ từ 1-2 tháng lận, nên không rõ mua 1-2 cuốn thì ntn :sad:
 
T mua thông qua Fado thôi thím, mà giao hàng khá chậm nên chắc khó cho thím. T mua lần ~10 cuốn thì chờ từ 1-2 tháng lận, nên không rõ mua 1-2 cuốn thì ntn :sad:
Thím mua us hả? Mình đang me một cuốn mà us mắc hơn uk, ko biết bên fado có nhận uk ko, thấy giá trên amz cả ship thì mắc vcl :beat_brick:
 
Thím mua us hả? Mình đang me một cuốn mà us mắc hơn uk, ko biết bên fado có nhận uk ko, thấy giá trên amz cả ship thì mắc vcl :beat_brick:
T mua cả US lẫn UK thím, bên nào rẻ hơn thì múc thôi. Giá cả thì bên Fado cũng same same bên amazon thôi thím. Mà tại có bà chị làm bên vận chuyển kêu mua fado để nó lo thuế má này nọ cho khoẻ, chứ VN mình đánh thuế nước ngoài về cũng ghê lắm. Mà sách nước ngoài mua về thì cứ xác định rẻ nhất 300k/cuốn thím à, trừ khi là có giảm giá thì mới có giá 200k :too_sad:
 
T mua cả US lẫn UK thím, bên nào rẻ hơn thì múc thôi. Giá cả thì bên Fado cũng same same bên amazon thôi thím. Mà tại có bà chị làm bên vận chuyển kêu mua fado để nó lo thuế má này nọ cho khoẻ, chứ VN mình đánh thuế nước ngoài về cũng ghê lắm. Mà sách nước ngoài mua về thì cứ xác định rẻ nhất 300k/cuốn thím à, trừ khi là có giảm giá thì mới có giá 200k :too_sad:
vâng thím, mới check, 500k :beat_brick:
 
thím hỏi hay quá, góp chút cho vui

theo mình thì
"tưởng tượng" ở đây nói đến việc phân tích, suy nghĩ,...
"cấu trúc" là cách mà chúng ta phân tích
như vậy đoạn này "...bằng chứng ... của giác quan ... phán đoán ... bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng" là nói về việc chúng ta dùng ý thức chủ quan để phân tích một điều gì đó nên sẽ có hoài nghi

trong khi trực giác thì nó thuộc về tiềm thức,
"chăm chú", "minh mẫn" thì mình hiểu là một trạng thái mà mình "hiểu hết mọi việc" ấy, nó ko phải là trạng thái tâm lý.
như vậy, trực giác sẽ làm cho mình "hiểu" ngay vấn đề mà mình đang gặp phải. đi thẳng hay đi vòng đều phải đi, còn trực giác thì như teleport ấy

và theo mình thì vì trực giác nó nằm ở tiềm thức nên không thể trang bị được, trực giác có thể là kết quả của kinh nghiệm, nhưng mình ko thể chủ động dùng nó được.

có chôm vài ý của thím @The Script nhưng mà mình hiểu ngược lại
hóng ae khác cho ý kiến
Cảm ơn thím đã trả lời. Thú thật là giờ mình lại còn rối trí hơn cả lúc trước, vì hóa ra có rất nhiều cách hiểu với cùng một từ.

Cái "trạng thái" mà thím nói thì mình hiểu nó theo nghĩa "ngộ" (hay là tự nhiên mà mọi thứ trở nên "sáng bừng", hiểu rõ ngọn ngành), nhưng làm sao mà con người tự nhiên đạt tới trạng thái đó được, nhất là xét theo nghĩa "khách quan" (tức là cái mình "ngộ" đúng là chân lý khách quan). Vả lại dùng chữ "ngộ" ở đây lại mang tính chất tôn giáo thần bí quá, cái mà mình không muốn đưa vào đây.

Theo mình hiểu thì "trực giác" bao giờ cũng bắt đầu với những cái rất "ngây thơ". Ví dụ như hồi xưa, khi chưa hiểu nhiệt độ là gì, thì người ta nghĩ rằng nhiệt nó như một dạng chất lỏng, chảy từ vật này sang vật khác, nhưng về sau thì khoa học đã có câu trả lời thỏa đáng cho nhiệt độ qua khái niệm entropie.

Rồi quan niệm về "ether" (lúc đầu giả thuyết là môi trường tuyệt đối cho các dao động điện từ, cụ thể là sóng ánh sáng), rồi về sau người ta (Einstein) phát hiện ra rằng vẫn có thể xây dựng lý thuyết để đưa ra các tiên đoán rất chính xác với thực tế mà chẳng cần phải có sự có mặt của "ether", nhưng rất nhiều nhà vật lý (rất vĩ đại) cho rằng "ether" vẫn tồn tại (với vài chỉnh sửa cho phù hợp với quan sát). Đến tận bây giờ, "ether" vẫn được giả thuyết là tồn tại (mặc dù mang các ý nghĩa mới).

Những cái trực giác ngây thơ này có đóng vai trò (nhiều khi rất quan trọng) cho việc tiến gần đến chân lý khách quan, nhưng không thể dựa hoàn toàn vào nó được, vì trực giác cũng dẫn đến sai lầm (thậm chí tuyệt đại đa số là dẫn đến sai lầm).

Chính vì vậy, với một công trình khoa học được công bố, tác giả không thể nói rằng "trực giác tôi bảo thế", mà là phải có các phương trình, các chứng minh, là những thứ không thể có chỗ đứng cho sự nhập nhằng.

Vậy câu hỏi "trực giác" là gì cũng chưa thể trả lời được, nói nó là "sự thấu hiểu chân lý khách quan" thì hiển nhiên là không phải vì ban đầu mọi thứ đều là "trực giác" ngây thơ, trải qua "kinh nghiệm" thì có "trực giác" đúng đắn hơn.

Nhưng giờ ta lại có thêm câu hỏi mới "kinh nghiệm" là gì? Là quá trình suy nghĩ theo ý của thím? Tức là nó là "tưởng tượng"? Vậy "trực giác" là kết quả của "tưởng tượng" (hay là ngược lại)?

Khó hiểu hơn nữa là vẫn theo ý a), thì "tưởng tượng" lại là sai lầm, tức là không thể dựa vào "suy nghĩ" được (mà phải dùng "trực giác").

Thế "trực giác" và "tưởng tượng" (hay "kinh nghiệm") giờ trở thành "quả trứng" và "con gà", chẳng cái gì có trước cái gì, thậm chí ta còn thấy chúng phủ nhận lẫn nhau (chứ không phải bổ sung cho nhau), tức là cái nọ tuyên bố rằng cái kia là không thể dùng được. Cứ thế, cứ thế, và ta sa vào vòng luẩn quẩn, càng ngày càng rối rắm.

Thú thật là mình nhiều lần cũng có ý định thử tìm hiểu triết học, nhưng thấy nó mơ hồ quá. Mình cũng không biết phương pháp nào để có thể tiếp cận được với các tư tưởng triết học.
 
Last edited:
Cảm ơn thím đã trả lời. Thú thật là giờ mình lại còn rối trí hơn cả lúc trước, vì hóa ra có rất nhiều cách hiểu với cùng một từ.

Cái "trạng thái" mà thím nói thì mình hiểu nó theo nghĩa "ngộ" (hay là tự nhiên mà mọi thứ trở nên "sáng bừng", hiểu rõ ngọn ngành), nhưng làm sao mà con người tự nhiên đạt tới trạng thái đó được, nhất là xét theo nghĩa "khách quan" (tức là cái mình "ngộ" đúng là chân lý khách quan). Vả lại dùng chữ "ngộ" ở đây lại mang tính chất tôn giáo thần bí quá, cái mà mình không muốn đưa vào đây.

Theo mình hiểu thì "trực giác" bao giờ cũng bắt đầu với những cái rất "ngây thơ". Ví dụ như hồi xưa, khi chưa hiểu nhiệt độ là gì, thì người ta nghĩ rằng nhiệt nó như một dạng chất lỏng, chảy từ vật này sang vật khác, nhưng về sau thì khoa học đã có câu trả lời thỏa đáng cho nhiệt độ qua khái niệm entropie.

Rồi quan niệm về "ether" (lúc đầu giả thuyết là môi trường tuyệt đối cho các dao động điện từ, cụ thể là sóng ánh sáng), rồi về sau người ta (Einstein) phát hiện ra rằng vẫn có thể xây dựng lý thuyết để đưa ra các tiên đoán rất chính xác với thực tế mà chẳng cần phải có sự có mặt của "ether", nhưng rất nhiều nhà vật lý (rất vĩ đại) cho rằng "ether" vẫn tồn tại (lý thuyết của Einstein không phủ nhận sự tồn tại của "ether", lý thuyết đó được xây dựng mà không cần dùng đến khái niệm "ether"). Đến tận bây giờ, "ether" vẫn được giả thuyết là tồn tại (mặc dù mang các ý nghĩa mới).

Những cái trực giác ngây thơ này có đóng vai trò (nhiều khi rất quan trọng) cho việc tiến gần đến chân lý khách quan, nhưng không thể dựa hoàn toàn vào nó được, vì trực giác cũng dẫn đến sai lầm (thậm chí tuyệt đại đa số là dẫn đến sai lầm).

Chính vì vậy, với một công trình khoa học được công bố, tác giả không thể nói rằng "trực giác tôi bảo thế", mà là phải có các phương trình, các chứng minh, là những thứ không thể có chỗ đứng cho sự nhập nhằng.

Vậy câu hỏi "trực giác" là gì cũng chưa thể trả lời được, nói nó là "sự thấu hiểu chân lý khách quan" thì hiển nhiên là không phải vì ban đầu mọi thứ đều là "trực giác" ngây thơ, trải qua "kinh nghiệm" thì có "trực giác" đúng đắn hơn. Nhưng giờ ta lại có thêm câu hỏi mới "kinh nghiệm" là gì? Là quá trình suy nghĩ theo ý của thím? Tức là nó là "tưởng tượng"? Vậy "trực giác" là kết quả của "tưởng tượng" (hay là ngược lại)?

Thế "trực giác" và "tưởng tượng" (hay "kinh nghiệm") giờ trở thành "quả trứng" và "con gà", chẳng cái gì có trước cái gì. Cứ thế, cứ thế, và ta sa vào vòng luẩn quẩn, càng ngày càng rối rắm.

Thú thật là mình nhiều lần cũng có ý định thử tìm hiểu triết học, nhưng thấy nó mơ hồ quá. Mình cũng không biết phương pháp nào để có thể tiếp cận được với các tư tưởng triết học.
bác Zarathustra ver 2 nói "Trực giác không phải là bằng chứng phù dù của giác quan cũng không phải phán đoán sai lạc bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng,..."

trong khi theo như thím nói thì lại thành "Trực giác không phải bằng chứng phù dù của giác quan cũng không phải phán đoán sai lạc bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng,..."

mình nghĩ đây là chỗ làm thím rối
hoặc do mình cũng rối :byebye:
 
bác Zarathustra ver 2 nói "Trực giác không phải là bằng chứng phù dù của giác quan cũng không phải phán đoán sai lạc bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng,..."

trong khi theo như thím nói thì lại thành "Trực giác không phải bằng chứng phù dù của giác quan cũng không phải phán đoán sai lạc bắt nguồn từ cấu trúc sai lầm của tượng tượng,..."

mình nghĩ đây là chỗ làm thím rối
hoặc do mình cũng rối :byebye:
Mình chắc bỏ cuộc tại đây, không cố hiểu nữa. Khi nào có thời gian thì quay lại vậy.
 
Bài viết sâu sắc thật, nhưng thú thật là chỉ hiểu được rất ít những cái bác nói (thậm chí còn không chắc có hiểu đúng không nữa).

Trong phần a), cái "trực giác" được hiểu như thế nào hả bác Zarathustra? Đến giờ em cũng không rõ thế nào là "trực giác" (là kết luận mà không cần tuân theo các bước lập luận tuần tự nào? hay dạng "tín hiệu thô" mà các giác quan đem lại: nóng/lạnh, ban đêm thì trời tối không thấy gì, etc.?).
Mọi người đang dùng hiểu biết về nghĩa tại thời hiện đại để hiểu cái cũ, nhiều từ ngữ đã bị chuyển nghĩa do đó khi dịch đặc biệt các triết phẩm rất phức tạp là vì vậy. Cái trực giác của Descartes không phải là trực giác như là các giác quan. Cái này phải quay lại 2 phần sau của các đặc điểm của "Tôi Tư Duy", do chúng ta thấy Descartes xuất phát từ hoài nghi để xác định đối tượng, tức là trong cùng một "thời điểm" ta "trực giác" được cả "tư tưởng" và "hữu thể". Đối với Descartes khả thể của siêu hình học là một sự xác tín tiên nghiệm. Không phải hình thành thông qua kinh nghiệm-các giác quan. Tiếp nối truyền thống siêu hình học của Platon.
<Về điểm này do ở trên để vắn tắt mỗ đã không giải thích niềm tin về "xác tín tiên nghiệm của siêu hình học" do đó mọi thứ trở nên khó hiểu, để điểm lại một tí về phát triết của Siêu hình tính cho đến trước Descartes:

Theo Parmenides, "tồn tại " chứ không phải "biến dịch" <Theo truyền thống Heraclitus, chúng ta hay nghe cái câu "không ai tắm hai lần trên một dòng sông"> mới là chìa khóa mở ra cánh cửa đi đến thực tại. Còn theo Plato, điều gì vĩnh cửu mới có thật, điều gì thay đổi chỉ là vẻ ngoài; điều vĩnh hằng thì trổi vượt hơn điều thay đổi. Men theo ý tưởng đó, Plato đòi triết gia thứ thiệt phải nắm bắt cái vĩnh hằng, không biến dịch < Thuyết Plato phủ nhận thực tại của thế giới vật chất, coi nó chỉ là hình ảnh hoặc bản sao của thế giới thực, truyền thống này được tiếp nối tới tận khi Marx đánh đổ tất cả để lộn ngược Hegel lại>. Để được như thế, người ấy phải hội đủ nhân đức cộng với khả năng, đặc biệt “có phong cách và ý thức về tầm vóc,” nhờ đó tâm trí sẽ tự nhiên và dễ dàng nhận thức cái "Eidos" của mỗi thực tại. "Eidos" của Chân Thiện là “cái đem lại chân lý cho những sự vật khả tri và đem lại năng lực nhận thức cho kẻ tri nhận. Vì chân thiện là nguyên nhân của hiểu biết và sự thật,Chân Thiện là nguồn gốc chân lý, tức là, Chân Thiện làm khởi phát sự hiểu biết nơi người nhận thức và làm phát sinh chân lý nơi thực tại, vì Chân Thiện còn xa vượt cả tri thức lẫn chân lý. Hơn thế, Chân Thiện không chỉ khiến các đối tượng của tri thức được nhận biết, đó còn là “tồn tại và hiện hữu của chúng” >.

Khi "hoài nghi", không những tôi phủ nhận giá trị của những giác quan mà đôi khi tôi còn phải phủ nhận cả những chân lý xác thực của Toán học nữa, vì “tà thần” có thể đánh lừa tôi. Với Descartes, chính tác động của ý chí mới quả quyết được rằng: một đối tượng của phán đoán là đích thực nhưng dù sao lý trí cũng đã bắt đầu quan niệm những chân lý một cách thụ động và bằng trực giác, nghĩa là: cả khởi điểm của mọi khoa học, cả những đơn chất, rồi cả những tương quan hiển nhiên làm nền tảng cho tri thức đều được phản ánh do một trực giác thụ động như trong triết học của Platon.

Cái này hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu đã đọc "Phê phán lý tình thuần túy" của Kant, chúng ta sẽ dễ hiểu hơn , với Kant lý trí lại đóng vai trò "hoạt động" trong quá trình tri thức, vì nó sử dụng những chất liệu do kinh nghiệm giác quan đem lại để thông qua cảm năng học quan năng có tính thụ nhận từ đó hình thành nên tri thức một cách có trật tự và khách quan. Công việc cấu tạo ấy là do hoạt động riêng tư của lý trí (giác tính-Kant), chứ không phải thụ động như của Descartes. Cái này mà nói cho rõ ràng là phải đi sâu vào chi tiết so sánh về mô thức chủ thể-bản thể của Descartes và chủ thể-hình thức của Kant. Hơi phức tạp một cách không cần thiết.
 
Các thím cho mình hỏi có ai đọc American God bản dịch của VN chưa nhỉ? Đang mua 14-15 cuốn sách từ nước ngoài định mua luôn American God mà ngó lại thấy VN có dịch với xuất bản. Nhưng không biết chất lượng dịch thế nào nên cũng hơi chùng tay :beat_brick:

Đúng rồi thím, nghe đâu trilogy là làm cho 2 cuốn đầu. :still_dreaming:
Series này t tính đọc lâu rồi, mà cứ lý do lý trấu mãi nên nó cứ trong danh sách TBR. Đợt này nhân dịp ra phim nên đọc luôn để xem phim cho nó hay :shame:
IMG_20221026_134617.jpg

Mình thấy dịch ổn nha thím:big_smile:
 
Em mới kiếm được 1 chỗ bán bộ 4 quyển hannibal của thomas harris giá 250k cả ship, hàng mới nguyên seal + được kiểm hàng, giá này có hơi ảo quá không các thím nhỉ :burn_joss_stick:
 
Em mới kiếm được 1 chỗ bán bộ 4 quyển hannibal của thomas harris giá 250k cả ship, hàng mới nguyên seal + được kiểm hàng, giá này có hơi ảo quá không các thím nhỉ :burn_joss_stick:
mình search thấy giá gốc là 530k đúng ko thím, nếu vậy mình thấy 250k ok mà
mình vừa hỏi chỗ kia bộ của Harvard Business Review giá gốc 990k, pass lại 400k, nguyên box nguyên seal, mà chỗ đó thì chắc chắn bán thiệt
với lại tụi sách giả nó ko rảnh làm box làm seal đâu
mà sách giả nó in lởm lắm, nhìn cái bìa nhiều khi là biết rồi, thím được kiểm hàng mà sợ gì
 
mình search thấy giá gốc là 530k đúng ko thím, nếu vậy mình thấy 250k ok mà
mình vừa hỏi chỗ kia bộ của Harvard Business Review giá gốc 990k, pass lại 400k, nguyên box nguyên seal, mà chỗ đó thì chắc chắn bán thiệt
với lại tụi sách giả nó ko rảnh làm box làm seal đâu
mà sách giả nó in lởm lắm, nhìn cái bìa nhiều khi là biết rồi, thím được kiểm hàng mà sợ gì
Em thấy ads trên fb xong inbox hỏi, rồi giờ nó hiện 1 đống page bán sách xả kho luôn :eek:
Screenshot_20221026_154728_com.facebook.lite_edit_145013580945579.jpg
 

Attachments

  • Screenshot_20221026_154736_com.facebook.lite_edit_145006720621621.jpg
    Screenshot_20221026_154736_com.facebook.lite_edit_145006720621621.jpg
    704.7 KB · Views: 47
Em thấy ads trên fb xong inbox hỏi, rồi giờ nó hiện 1 đống page bán sách xả kho luôn :eek:
View attachment 1461858
ủa mà ads thì hên xui à, do sách cũ thì có 1-2 bộ chứ đâu ra cả đống để sale mà chạy ads
mới thấy bạn bán sách cũ có sách thím cần, hộp nha thím
Bán sách mà chạy ads sale xả kho, mua dư hoặc đc cho được tặng đích thị là scam 100% nhé
Nhiều khi nó chạy ads bùng
 
Em thấy ads trên fb xong inbox hỏi, rồi giờ nó hiện 1 đống page bán sách xả kho luôn :eek:
View attachment 1461858
mới xem cái ảnh thím gửi, thím để ý là thấy cái bìa nó mỏng dính, chất liệu nhìn không "xịn", bìa cuốn mật mã da vinci mặc dù thấy in ok nhưng chỗ khung màu vàng bên ngoài với mép sách bị cắt ko đều, nói chung là sách giả :big_smile:
 
“Tôi Tỉnh thức, là tôi không tư duy!”
Bởi lẽ chính những tư duy, suy nghĩ, tư tưởng, tâm trí,… đã tạo ra vòng cương toả kìm nén sáng tạo, tự do và phát triển của con người. Tôi tư duy, nên tôi Tồn tại. Có gì nhầm lẫn ở đây không? Không, không nhầm lẫn. Nó là đúng, nhưng nó không phải là cái Toàn thể. Nó là phân mảnh, nó không phải là Hiện hữu
Con người đã đồng nhất tư duy, đồng nhất suy nghĩ, đồng nhất tư tưởng, đồng nhất tri thức, đồng nhất tâm trí,… với bản thể của mình. Con người là đồng nhất với những cái đó, với Hiện hữu
Không tư duy, không phải là không nhận biết. Không tư duy để tới mức nhận biết cao hơn. Để con người có thể nhận biết mình đang nhận biết. Đó là Chứng kiến.
Trạng thái tách rời khỏi cái gì đó, không bị đồng nhất, thì gọi là Chứng kiến. Khi một người tách rời với mọi kinh nghiệm của mình, nó là giận dữ hay vui vẻ, dù nó là đau đớn hay niềm hoan lạc, dù nó là sống hay chết,… không thành vấn đề cái gì đang xảy ra; tâm thức người đó không trở thành một với bất kì cái gì đang xảy ra mà vẫn còn ở ngoài nó; thì đó là Chứng kiến
Nếu có một người, bị người khác xúc phạm; mũi tên xúc phạm xuyên vào người đó, khoảng cách giữa hai con người người xúc phạm và người bị xúc phạm không bị phá vỡ; không có bất kể cái gì bị phá vỡ. Người đó quên luôn, không nhớ rằng có ai đó người đang xúc phạm, có ai đó người bị xúc phạm. Thế thì người đó, đã vượt ra ngoài; người đó trở thành người quan sát. Quan sát cả hai người xúc phạm và người bị xúc phạm; người đó trở thành người Chứng kiến
Chứng kiến là không có sự đồng nhất với bất kì kinh nghiệm về bất kì cái gì. Không kinh nghiệm nào chạm vào con người cả. Con người đó đứng ở một khoảng cách, bên ngoài nó; tách rời tất cả. Tách rời tư duy, tách rời suy nghĩ, tách rời tư tưởng, tách rời tri thức, tách rời tâm trí, tách rời trí tuệ ( trích Thiền Chữa Lành )

To be or not to be, that is the question​

Nó cao siêu quá rồi fen.
 
Chưa đọc tiểu thuyết trinh thám bao giờ dạo này tự nhiên lại muốn đọc, theo các thím e nên đọc những quyển j đầu tiên. Vừa mua phía sau nghi can x về đọc , thấy 60 trang đầu chưa thấy hay j cả, chỉ thấy biết đc trc hung thủ là ai r

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top