kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Bác có hiểu những gì bác viết ra không? Mình hỏi thật.
sách được chia ra thành nhiều loại, trong đó có fiction và non-fiction , nhưng xin khẳng định rằng fiction và non-fiction luôn gắn bó với nhau, không thể rời xa. Tiểu thuyết nó cũng là một trong những dạng được định dạng là fiction. Tại sao lại nói rằng “Cổ vũ đọc sách là đọc các loại sách bổ sung…” còn “… đọc HP hay chúa nhẫn, Tây du ký, giết chết con chim nhại… thì không phải…”
Tiểu thuyết có thể gọi là gắn liền với chuỗi dài của lịch sử. Đọc lịch sử nhưng không đọc những tác phẩm văn học gắn liền với chuỗi thời gian của lịch sử thì cũng chưa thể gọi là hiểu hết lịch sử được. Đọc Lịch Sử Văn Minh Thế Giới nhưng không đọc Nghìn Lẻ Một Đêm thì làm sao hiểu được văn hóa Ba Tư, đọc lịch sử Trung Hoa mà không đọc Tứ Đại Danh Tác thì làm sao hiểu hết được tinh túy trong ý tại ngôn ngoại? Đọc lịch sử nước Đức mà không đọc von Goethe thì hiểu được gì về tinh thần Đức. Thử vượt qua đêm trường Trung Cổ nhưng không đọc Thần Khúc thì thật là sống mà thiếu tâm hồn.
Bác thử đọc tiểu sử Elon Musk xem ổng xem StarWar hay Chúa Nhẫn nhiều thế nào?! Non-Fiction giúp bác lập luận sắc bén, nhưng fiction lại giúp bác có trí tưởng tượng tuyệt vời.
Mà trên hết, bác cần đọc lại những gì bác viết xem, rất linh tinh và thiếu thống nhất. Tác hại của việc không đọc tiểu thuyết đó.
Tiểu thuyết cũng đáng để đọc, nhưng đọc chậm thưởng thức văn chương cũng thú vị, mình đang mê mấy cuốn tiểu thuyết dã sử của tàu khựa ha ha.
 
Em mới đọc sách, nên lụm được mấy quyển
6EiLA74.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
 
1. Đã đọc và thấy khá hay:
Sự kết thúc của thời đại giả kim
Kinh tế học thiêng liêng
Thiên nga đen
Khả năng cải thiện nghịch cảnh
Trò đùa của sự ngẫu nhiên
Da thịt trong cuộc chơi
Vĩ đại do lựa chọn
2. Đọc một phần và thấy hay:
Từ tốt đến vĩ đại- Đọc được tầm 1/10, khá hay mà đau đầu quá
Nhà đầu tư thông minh - Đọc được tầm 1/10, khá hay mà đau đầu quá
Của cải của các dân tộc - Đọc được tầm 1/10, khá hay mà đau đầu quá
3. Chưa đọc nhưng biết đến nên đề cử:
Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ - sách của Keynes, biết về ổng chứ chưa đọc bao giờ, các ngân hàng trung ương ngày nay ra quyết định dựa trên nền tảng lý luận của ổng.
Ủa quyển từ tốt đến vĩ đại của jim collins đúng ko. Cái này là quản trị doanh nghiệp mà nhỉ, nếu tớ nhớ ko nhầm thì nó phân biệt 1 công ty tốt và 1 công ty vĩ đại. Mai fen dạy tớ cách nhìn ra chiều sâu kinh tế đi. Vì có thể quyển này mình đọc cũng chả hiểu đúng.
 
Có thể đọc “Tư bản thế kỷ 21” của Thomas Piketty, thoát được lương tri, như hình dưới.
View attachment 2358710


Trích “Tư bản thế kỷ 21” của Thomas Piketty.
View attachment 2358718
View attachment 2358721

Về tinh thần lạc quan của Mỹ khi còn trẻ, rất trẻ, có thể đọc “Jacket-trắng” của Melville, một người của nước Mỹ trẻ.
View attachment 2358734
View attachment 2358735

Đến tận Thế chiến 2, Curzio Malaparte, một người Ý, khi gặp lính Mỹ vẫn thấy đó là một dân tộc ngây thơ như vừa bước ra từ vườn Địa Đàng. Nhưng sự trẻ của Mỹ đi đâu mất rồi? Rất có thể liên quan đến Việt Nam. Simone Weil (một triết gia, học trò xuất sắc của Alain, Simone Weil cả đời đấu tranh phản đối chủ nghĩa thực dân, đặc biệt là ở Đông Dương, bà từng nói: “Đây là một ngày hội lớn đối với xứ Đông Dương” khi Pháp tuyên bố đầu hàng Đức trong Thế Chiến 2) nói sự suy đồi của Châu Âu (search “Fin de siècle” ấy, nhưng phong trào Hippy của Mỹ cũng không khác mấy, thế là thế nào?) thông nhau với tội ác ở thuộc địa. Có thể hiểu đúng như Proust viết trong “Dưới bóng những cô gái đương hoa”, có những cái xấu dính liền, có những đức hạnh dính liền, không thể vừa thế này mà không vừa thế kia luôn.

Trong những xã hội mất tinh thần, những xã hội không có số phận, xã hội của những người ngái ngủ mà bước đi, triết học của Schopenhauer thịnh hành ở Đức trong giai đoạn ngay sau sự thất bại của Cách mạng 1848 (theo “Lịch sử (ngắn) văn chương Đức” của György Lukacs), nhưng Schopenhauer là triết gia rất gần với các tôn giáo phương Đông như Phật giáo (có vẻ ở mỗi thời kỳ lịch sử có rất ít điều thực sự mới), một nhà văn lớn nắm bắt tinh thần của xã hội như vậy, trích “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecq.
View attachment 2358801
View attachment 2358802

À ý tôi muốn nói là không thể tăng dân số một xã hội không có tinh thần.
Tinh thần của xã hội đông á vụn vỡ tới cái mức mà tương lai không còn gì đáng mong chờ, cũng không có thứ gì đáng để lưu giữ cho mai sau tới mức đó sao.
 
Mình thuộc dạng lậm truyện, nhất là truyện văn học, kiểu như người mơ mộng, thích hóa thân vào ng kể, nv chính để trải nghiệm 1 chút cái ko khí, văn hóa, con ng, lối tuy duy của thời đại câu chuyện xảy ra, dù là thực hay hư cấu... ngoài ra mình ko đọc bất cứ thể loại sách nào khác :v
 
Ủa quyển từ tốt đến vĩ đại của jim collins đúng ko. Cái này là quản trị doanh nghiệp mà nhỉ, nếu tớ nhớ ko nhầm thì nó phân biệt 1 công ty tốt và 1 công ty vĩ đại. Mai fen dạy tớ cách nhìn ra chiều sâu kinh tế đi. Vì có thể quyển này mình đọc cũng chả hiểu đúng.

Đúng rồi bác, cuốn đó là quản trị doanh nghiệp. Các học thuyết kinh tế vĩ mô chỉ là các học thuyết, không chắc nó đúng hay sai, nhưng các doanh nghiệp đã được vận hành hàng chục, hàng trăm năm thì triết lý đằng sau nó chắc chắn là phù hợp.
Còn để nhìn được về chiều sâu kinh tế fen cần biết nhiều thứ từ phần vĩ mô như các học thuyết kinh tế vĩ mô, triết học, chính trị cho đến phần vi mô bản chất con người, tâm lý học hành vi, quản trị doanh nghiệp. Vì bản chất nền kinh tế là một hệ thống phức hợp gồm vô hạn các thành phần chồng chéo lên nhau của các nhân tố kinh tế là các hệ thống doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, người tiêu dùng, người làm công,... Đầu vào của hệ thống này là đầu ra của hệ thống khác, kéo dài đến vô hạn.
 
Tinh thần của xã hội đông á vụn vỡ tới cái mức mà tương lai không còn gì đáng mong chờ, cũng không có thứ gì đáng để lưu giữ cho mai sau tới mức đó sao.
Xã hội Đông Á đang vụn vỡ như chính xã hội Kitô giáo đã vụn vỡ (đọc lịch sử gây cấn, khó chịu thì đúng hơn, không phải ở những gì đã diễn ra mà ở những gì đang lặp lại, Søren Kierkegaard có viết cả một cuốn sách về sự lặp lại, sự lặp lại rất quan trọng). Tôi nghĩ xã hội Việt Nam (và cả Hàn, Trung, maybe) đang trải qua những gì mà xã hội Châu Âu (đặc biệt là Pháp) đã trải qua vào thế kỷ 19.
 
Xã hội Đông Á đang vụn vỡ như chính xã hội Kitô giáo đã vụn vỡ (đọc lịch sử gây cấn, khó chịu thì đúng hơn, không phải ở những gì đã diễn ra mà ở những gì đang lặp lại, Søren Kierkegaard có viết cả một cuốn sách về sự lặp lại, sự lặp lại rất quan trọng). Tôi nghĩ xã hội Việt Nam (và cả Hàn, Trung, maybe) đang trải qua những gì mà xã hội Châu Âu (đặc biệt là Pháp) đã trải qua vào thế kỷ 19.
Nãy thấy bác đăng 1 bài dài mà nhỉ hehe. Thật ra e chỉ nói tới đông á thôi chứ xã hội Việt Nam đi theo hướng rất khác r, xã hội VN thì giống với đông âu ( đều bắt đầu muộn, không đc hưởng cái sung sướng của chủ nghĩa tiêu dùng sớm và hiện tại đang chớm xuất hiện, đều nằm bên rìa những nền văn minh khổng lồ, đều đang làm thuê cho các xã hội " cao cấp hơn" , đều còn lưu lại nhiều nét cũ do chưa pt mạnh đến mức làm thay đổi ý thức xã hội như các anh hàng xóm)
Cái màu sắc phẫn uất, bi quan đến mức cực đoan (đặc biệt là hàn) kho còn nhiều niềm tin vào tương lai. Điều này e chưa thấy chiếm ưu thế ở VN như mấy anh bạn hàng xóm.
 
đag đọc cuốn chủ nghĩak hắc kỷ, mà tạp niệm còn lớn quá. Cảm thấy k thể dung nạp một mớ ý nghĩa từ sách đc. Chắc 99% con người là muốn có nhà có xe, vợ đẹp con khôn tài sản nhiều rồi :sweat:
 
Mình thuộc dạng lậm truyện, nhất là truyện văn học, kiểu như người mơ mộng, thích hóa thân vào ng kể, nv chính để trải nghiệm 1 chút cái ko khí, văn hóa, con ng, lối tuy duy của thời đại câu chuyện xảy ra, dù là thực hay hư cấu... ngoài ra mình ko đọc bất cứ thể loại sách nào khác :v
Vậy ý bạn bạn là một diễn viên nhưng không đủ khả năng lãnh vác vai diễn?
 
đag đọc cuốn chủ nghĩak hắc kỷ, mà tạp niệm còn lớn quá. Cảm thấy k thể dung nạp một mớ ý nghĩa từ sách đc. Chắc 99% con người là muốn có nhà có xe, vợ đẹp con khôn tài sản nhiều rồi :sweat:
Tạp niệm ở phía sách hay phía bác thế ạ
 
Nãy thấy bác đăng 1 bài dài mà nhỉ hehe. Thật ra e chỉ nói tới đông á thôi chứ xã hội Việt Nam đi theo hướng rất khác r, xã hội VN thì giống với đông âu ( đều bắt đầu muộn, không đc hưởng cái sung sướng của chủ nghĩa tiêu dùng sớm và hiện tại đang chớm xuất hiện, đều nằm bên rìa những nền văn minh khổng lồ, đều đang làm thuê cho các xã hội " cao cấp hơn" , đều còn lưu lại nhiều nét cũ do chưa pt mạnh đến mức làm thay đổi ý thức xã hội như các anh hàng xóm)
Cái màu sắc phẫn uất, bi quan đến mức cực đoan (đặc biệt là hàn) kho còn nhiều niềm tin vào tương lai. Điều này e chưa thấy chiếm ưu thế ở VN như mấy anh bạn hàng xóm.
Tôi định nắm bắt thế kỷ 19, mà nhận ra mình không làm nổi nên xoá rồi. Nếu thế thì tốt, người Việt dễ vui. Các triệu chứng này tôi thấy ở các xã hội Châu Âu khi bước vào thời hiện đại.
Trong thế kỷ 19, nhiều căn bệnh tâm thần xuất hiện, không phải ngẫu nhiên Freud là người của thế kỷ 19, bệnh động kinh trong tiểu thuyết Dostoievski, chứng spleen của Baudelaire. Ở các xã hội cổ xưa, tôn giáo là một hình thức để kiểm soát bệnh tâm thần, những người có thần kinh đặc biệt yếu sẽ được cho lên cơn (lên đồng hoặc ecstasy) trong các sự kiện tôn giáo được tổ chức định kỳ và theo một hướng định trước. Tức là, các lễ nghi tôn giáo khai thác các thiên hướng tâm thần nhưng cũng nhào nặn chúng về một hướng và ổn định chúng. Hiện nay có rất nhiều “chữa lành”, nhưng như Alain nói (đại ý) trong “Đoản luận về giáo dục”, thay đổi con người tốt hơn tìm hiểu con người. Trích Claude Lévi-Strauss trong “Luận về biếu tặng” (của Marcel Mauss).
6994299D-DD5A-4037-BF4B-9CE13F84EB62.jpeg


Số vụ tự tử cũng tăng nhiều trở thành một hiện tượng xã hội (chứ không còn là một hành vi tội lỗi) được nghiên cứu (Émile Durkheim, chẳng hạn). Nhìn chung, tự tử là một khả thể chấp nhận được nếu mục đích cuộc đời là thoả mãn dục vọng. Buồn chán, theo Schopenhauer, là khi dục vọng liên tục được thoả mãn, đến mức mà dục vọng ham muốn nhưng lại không biết nó ham muốn cái gì, tức là dục vọng luôn ở đó, dục vọng không có hình cái tháp mà đúng hơn là hình cầu, lực hấp dẫn mù quáng của Schopenhauer. Người phương Đông thì tìm đến đạo Phật trong lúc dục vọng không thể thoả mãn, nhưng ai cũng biết, Thích Ca đi tu lúc cuộc đời đủ đầy nhất, rất đáng kinh ngạc.

Khi mà dân số giảm hoặc không đổi, tư bản tích luỹ từ các thế hệ trước tăng độ quan trọng (Thomas Piketty). Văn chương thế kỷ 19 có rất nhiều vụ phân chia tài sản thừa kế kịch tính. Và ngược lại, chênh lệch tài sản làm mất tinh thần, thế là dân số lại giảm. And so on. Đây là thời điểm để đọc lại Michel Houellebecq và Thomas Piketty. Trích “Tư bản thế kỷ 21”.
180AE90C-326A-4D73-8623-594B0E007364.jpeg


Những thế hệ ngay sau một cuộc Cách mạng rơi vào sự hoài nghi, tức là liberty (liberty dịch là tự do thì rất sai, và hoài nghi và liberty là như nhau). Nhưng liberty tức là không có kế thừa, nếu thực sự ý nào cũng đúng thì không ai cần đi tiếp nhận ý của người khác mà tự suy nghĩ lấy, tức là giống đọc sách để xem ý tác giả có hợp ý mình không, liberty cũng từ chối luôn biện chứng. Không có kế thừa thì cũng không có phát triển. Nhưng đề cao cá nhân dưới dạng phổ quát chính là đề cao đám đông, và như vậy đi thẳng vào sự tầm thường. Không có gì bất ngờ khi xã hội liberty phương Tây lại gặp vấn đề mất căn cước, vì tất tật đều chạy theo mốt. Nhưng Roland Barthes, trong một tiểu luận về thời trang, cho thấy mốt có chu kỳ lặp lại, váy ngắn-váy dài chẳng hạn, như vậy là khi cố tỏ ra đặc biệt, con người vẫn lặp lại.
Trích “Bộ sưu tập cát” của Italo Calvino.
B5963170-57F5-4630-8159-20A0AADF9545.jpeg
 
Last edited:
Vậy ý bạn bạn là một diễn viên nhưng không đủ khả năng lãnh vác vai diễn?
Ko ý tui là mỗi cuốn sách văn học đối vs tui là 1 chuyến du lịch rất đặc biệt, một game nhập vai rất rất hay. Nơi tui đc song hành hay hóa thân một phần vào nhân vật, mơ hồ trải nghiệm lại những trải nghiệm của họ trong bối cảnh câu chuyện qua góc nhìn giản lược của con chữ, thử đi theo bước tư duy của họ và so sánh với lối suy nghĩ, phản ứng trc sự kiện của mình... nó giống như là bạn đc thoải mái lắng nghe và hình dung lại cuộc đời một ông cụ qua lời kể của ông, rất mơ hồ và bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm cuộc đời của chính bạn, để rồi mỗi lần nghe lại chuyện của ông cụ lại ngộ ra bài học mới, ko hoàn toàn hẳn là từ tác giả haynhân vật, bản thân, mà từ việc đọc đó, trải nghiệm, rồi lại đọc... những kiểu nhập vai khác, game hay phim ảnh, du lịch... hướng đến các giác quan nhiều hơn, rõ ràng hơn, phũ phàng hơn... còn cảm giác đọc truyện cứ như lạc vào một thế giới tưởng tượng, với những màn sương lãng đãng khuyết thiếu của ngôn từ, những vùng biên giới hạn của sự khác biệt, vốn liếng với đời giữa 2 bên độc - tác giả... thành ra mỗi lần đọc lại, hay quay lại nơi đó thì nó lại khác ở những cái vùng lãng đãng mơ hồ đó do có những thay đổi từ mình đắp vào... kkk nói chug là nghiện, đọc nhiều vs đọc đi đọc lại những cuốn hay... nói như khoa học thì bất cứ ta làm gì cũng theo cơ chế trả thưởng của não ấy, khi đã tạo ra thói phản xạ có điều kiện là nghiện lòi kiểu ng ko nghiện nhìn vào ối dời ơi lắm (thật ra môn gì chả v kkk)... tui mà lụm được cuốn ưng là tui nghiến bằng sạch, bỏ hết mọi thứ qua bên hoặc xử lý mviec xong là nghiến như mọt, có khi đọc xong cái quay lại nghiến từ đầu, từng chữ từng câu, hình dung nó trong bối cảnh nguyên bản tiếng gốc, trong bối cảnh văn hóa của họ, trong lối tư duy phổ biến theo thời kì... nghiến tí lại ngẫm, lại nghiến... vl lắm ô ah :))
 
Tôi định nắm bắt thế kỷ 19, mà nhận ra mình không làm nổi nên xoá rồi. Nếu thế thì tốt, người Việt dễ vui. Các triệu chứng này tôi thấy ở các xã hội Châu Âu khi bước vào thời hiện đại.
Trong thế kỷ 19, nhiều căn bệnh tâm thần xuất hiện, không phải ngẫu nhiên Freud là người của thế kỷ 19, bệnh động kinh trong tiểu thuyết Dostoievski, chứng spleen của Baudelaire. Ở các xã hội cổ xưa, tôn giáo là một hình thức để kiểm soát bệnh tâm thần, những người có thần kinh đặc biệt yếu sẽ được cho lên cơn (lên đồng hoặc ecstasy) trong các sự kiện tôn giáo được tổ chức định kỳ và theo một hướng định trước. Tức là, các lễ nghi tôn giáo khai thác các thiên hướng tâm thần nhưng cũng nhào nặn chúng về một hướng và ổn định chúng. Hiện nay có rất nhiều “chữa lành”, nhưng như Alain nói (đại ý) trong “Đoản luận về giáo dục”, thay đổi con người tốt hơn tìm hiểu con người. Trích Claude Lévi-Strauss trong “Luận về biếu tặng” (của Marcel Mauss).
View attachment 2365318

Số vụ tự tử cũng tăng nhiều trở thành một hiện tượng xã hội (chứ không còn là một hành vi tội lỗi) được nghiên cứu (Émile Durkheim, chẳng hạn). Nhìn chung, tự tử là một khả thể chấp nhận được nếu mục đích cuộc đời là thoả mãn dục vọng. Buồn chán, theo Schopenhauer, là khi dục vọng liên tục được thoả mãn, đến mức mà dục vọng ham muốn nhưng lại không biết nó ham muốn cái gì, tức là dục vọng luôn ở đó, dục vọng không có hình cái tháp mà đúng hơn là hình cầu, lực hấp dẫn mù quáng của Schopenhauer. Người phương Đông thì tìm đến đạo Phật trong lúc dục vọng không thể thoả mãn, nhưng ai cũng biết, Thích Ca đi tu lúc cuộc đời đủ đầy nhất, rất đáng kinh ngạc.

Khi mà dân số giảm hoặc không đổi, tư bản tích luỹ từ các thế hệ trước tăng độ quan trọng (Thomas Piketty). Văn chương thế kỷ 19 có rất nhiều vụ phân chia tài sản thừa kế kịch tính. Và ngược lại, chênh lệch tài sản làm mất tinh thần, thế là dân số lại giảm. And so on. Đây là thời điểm để đọc lại Michel Houellebecq và Thomas Piketty. Trích “Tư bản thế kỷ 21”.
View attachment 2365331

Những thế hệ ngay sau một cuộc Cách mạng rơi vào sự hoài nghi, tức là liberty (liberty dịch là tự do thì rất sai, và hoài nghi và liberty là như nhau). Nhưng liberty tức là không có kế thừa, nếu thực sự ý nào cũng đúng thì không ai cần đi tiếp nhận ý của người khác mà tự suy nghĩ lấy, tức là giống đọc sách để xem ý tác giả có hợp ý mình không, liberty cũng từ chối luôn biện chứng. Không có kế thừa thì cũng không có phát triển. Nhưng đề cao cá nhân dưới dạng phổ quát chính là đề cao đám đông, và như vậy đi thẳng vào sự tầm thường. Không có gì bất ngờ khi xã hội liberty phương Tây lại gặp vấn đề mất căn cước, vì tất tật đều chạy theo mốt. Nhưng Roland Barthes, trong một tiểu luận về thời trang, cho thấy mốt có chu kỳ lặp lại, váy ngắn-váy dài chẳng hạn, như vậy là khi cố tỏ ra đặc biệt, con người vẫn lặp lại.
Trích “Bộ sưu tập cát” của Italo Calvino.
View attachment 2365336
Tự dưng em lại nghĩ đến sự thức tỉnh của người máy và việc học hỏi của con người. Liệu những trí tuệ nhân tạo, hay AI có được sự nhận thức, hay là sự ngụy trang trong cộng đồng loài người là do lựa chọn đúng thuật toán, hay là đến một thời đỉnh điểm, cái gì đến rồi sẽ đến. Các công trình của loài người tự tìm ra điểm yếu của nó và lấp đầy nó y như một dạng trí tuệ đám đông vốn có 1 nhận thức riêng biệt. Một dạng vô thức tập thể rất sơ khai và trong sáng. Đó là văn minh của con người.

Quay trở lại việc học, em thấy não bộ hấp thu kiến thức khi hoà nhập rất khác so với khi tu thân. Vì rõ ràng tu thân chỉ làm cho con người ta đi vào đường cụt nếu không có thêm dữ kiện ở thế giới bên ngoài. Việc đóng cửa tu thân chỉ để chuẩn bị một thân thể với một tâm trí không bồng bột. Ngoài ra chả giúp gì nhiều nếu không có thêm kiến thức từ bên ngoài. Rốt cuộc cơ thể và tâm trí chỉ hoạt động trên một số nguyên tắc. Nhưng chúng ta không được quên ta sinh sống trong tự nhiên. Tiền tệ là gì nếu nó không có sức lưu thông? Chỉ có thể là một đống giấy vụn. Và thế là ta có tri thức.

Tiếp tục quay lại việc học. Khi ta tiếp cận môi trường văn hoá, hay gọi theo nhận định của em là nền tảng văn hoá của văn minh. Dường như ta cần chuẩn bị một con người khác thì đầu óc mới dễ nảy số được. Một con người quá vội vã chỉ hợp cho đánh nhau chứ không phải là nghiền ngẫm và học bài. Do vậy không thể hoà nhập với đúng thực thể của tri thức. Tức cái thể loại trí tuệ đám đông còn sơ khai kia -"não thức", thì đúng hơn.

Điều này đang gợi ý đến một cuộc chiến của hai thực thể đó là trí tuệ đám đông (không biết rằng chính nó có nội tâm, được sinh ra từ trực giác) với trí tuệ nhân tạo (vốn được tạo ra từ đam mê của con người, không biết rằng chính nó có tương lai).
 
Last edited:
Nay gần sáng, lướt youtube tình cờ thấy cái review phim Lolita, vì cũng là 1 trong những truyện gối đầu giường của tui nên tui cũng vô xem lên phim thì các nv sẽ ntn... rồi đọc cmt... thấy đa phần chê là bệnh hoạn các kiểu ^^ rồi đầu óc tác giả có vấn đề các kiểu... cá nhân tui thấy Lolita rất hay, nên đọc. Hy vọng chủ thớt đưa vào list. Nội dung truyện là lời kể của Humbert, một văn sĩ vĩ cuồng có niềm đam mê lệch lạc với các bé gái vị thành niên. Với văn phong cầu kì, nhiều kiểu chơi đùa con chữ, mạch truyện nhàn tản nhưng lồng ghép motyp phá án lôi cuốn, dù nguyên bản hay bản dịch Dương Tường đều tuyệt... núp bóng câu chuyện của quỷ, Lolita lại như 1 cái gai sắc nhọn, một nan đề triết học khó giải quyết vẹn toàn, nêu bật sự mâu thuẫn giữa 1 bên là luân lý, đạo đức, những quy chuẩn trong xã hội hiện đại và 1 bên là bản năng, phần gốc gác thú vật bên trong mỗi ng (thời điểm bộ truyện ra đời là mấy chục năm sau thuyết tiến hóa, khi thuyết này nổi tiếng và phổ cập ra toàn thế giới). Nabokov đã khéo léo khi dẫn dắt ng đọc từ vị thế của một phần trong "bồi thẩm đoàn" lắng nghe cáo trạng của H, rơi vào góc nhìn của hắn từ lúc nào ko hay, cảm giác thú vị đến từ những câu chữ hoa mĩ, xen lẫn kinh ngạc, ngột ngạt bức bối trc thế giới quan của kẻ lạc loài... tận đến khi gấp sách lại, độc giả mới giật mình nhận ra 1 phần quỷ quyệt nào đó câu chuyện của H hay những nan đề Nabokov đưa ra cũng có lý ở mức nào đó, và cái ranh giới đạo đức hay vô đạo đức, đúng hay sai, bệnh hoạn và bình thường... nó mong manh và có thể lẫn lộn đến mức nào, tùy vào thời điểm, nhận thức của mỗi cá nhân và quy chuẩn xã hội đường thời...
một truyện nữa cũng motyp quỷ già học sĩ và con nai đẹp xinh là "chết ở venice" cũng rất hay, đáng đọc, tui đảo lại 3 4 lần gì r
Tiện nhờ thớt add list thì tui liệt lun mấy cuốn đọc gần đây mà tui cực thích (do thuộc type thích đọc lại những tác phẩm kết quá nên list những cuốn đã đọc nhiều lần thôi chứ sách hay thì nhiều lắm luôn):
Nàng tóc đỏ: câu chuyện về cậu bé đào giếng làm rơi cái xô lên đầu thầy mình (mà vs cậu cũng như 1 ng cha) rồi sợ hãi bỏ trốn, sau này thành đạt quay lại thì bị con trai vô tình bắn chết bên miệng giếng, lồng ghép vào là những câu chuyện sử thi có những tình tiết mất mát chia cắt giữa các thế hệ trong gia đình, bao hay bao đọc lại
Diệt vong: cuốn này mới đầu đọc cứ sao sao, mà sau đọc lại cực kì hay, lại khó mà nói ra đc vì sao hay, xuyên suốt phần 1 là lời kể của một triết gia, trâm anh thế phiệt, chán ghét gia đình nên ly khai ra đi dạy tự do, nhận đc tin bố mẹ anh trai mất nên bắt đầu hồi tưởng lại về gia đình mình, phần 2 là lên đg về quê lo tang lễ... các câu chuyện nhỏ, lời thoại, bối cảnh từ sự tưởng tượng của nhân vật chính đan xen lẫn lộn hết vào nhau, nhưng lại rất mượt mà hợp lý, như thái độ bình thản thậm chí có phần quá quắt của anh ta che phủ lên sự mất mát ko lời nào diễn tả
Bản sonata kreutzer: lắng nghe câu chuyện của một ng đã từng giết vợ mình, những góc nhìn từ nhiều khía cạnh về 2 giới, hôn nhân và gia đình, về cuộc sống... cuốn này là một trong những cuốn tui thích nhất của lev tolstoy hơn cả chiến tranh và hòa bình (thực ra mới đọc có 2 cuốn này hehe, dự tới là anna), do nó mỏng mà hay quá tui đọc cả chục lần cmn vẫn cứ thấy hay dã man
Jude kẻ vô danh: chả biết phải diễn tả thế nào về độ hay cuốn này, ko đao to búa lớn, chỉ kể chuyện về Jude, một kẻ mơ mộng mà thôi, mỗi lần đóng sách lại là một lần tấm tắc...
Nhiều cuốn thớt list ra rồi, hoặc nổi tiếng như bắt trẻ đồng xanh, tiếng chim hót trong bụi mận gai... nói chung danh tác nhiều cuốn đọc ko dứt mắt... thớt có vẻ thích trại súc vật hay 1984 có thể đọc cuốn "thế giới mới tươi đẹp" brave new world cũng khá hay ^^
 
Nay gần sáng, lướt youtube tình cờ thấy cái review phim Lolita, vì cũng là 1 trong những truyện gối đầu giường của tui nên tui cũng vô xem lên phim thì các nv sẽ ntn... rồi đọc cmt... thấy đa phần chê là bệnh hoạn các kiểu ^^ rồi đầu óc tác giả có vấn đề các kiểu... cá nhân tui thấy Lolita rất hay, nên đọc. Hy vọng chủ thớt đưa vào list. Nội dung truyện là lời kể của Humbert, một văn sĩ vĩ cuồng có niềm đam mê lệch lạc với các bé gái vị thành niên. Với văn phong cầu kì, nhiều kiểu chơi đùa con chữ, mạch truyện nhàn tản nhưng lồng ghép motyp phá án lôi cuốn, dù nguyên bản hay bản dịch Dương Tường đều tuyệt... núp bóng câu chuyện của quỷ, Lolita lại như 1 cái gai sắc nhọn, một nan đề triết học khó giải quyết vẹn toàn, nêu bật sự mâu thuẫn giữa 1 bên là luân lý, đạo đức, những quy chuẩn trong xã hội hiện đại và 1 bên là bản năng, phần gốc gác thú vật bên trong mỗi ng (thời điểm bộ truyện ra đời là mấy chục năm sau thuyết tiến hóa, khi thuyết này nổi tiếng và phổ cập ra toàn thế giới). Nabokov đã khéo léo khi dẫn dắt ng đọc từ vị thế của một phần trong "bồi thẩm đoàn" lắng nghe cáo trạng của H, rơi vào góc nhìn của hắn từ lúc nào ko hay, cảm giác thú vị đến từ những câu chữ hoa mĩ, xen lẫn kinh ngạc, ngột ngạt bức bối trc thế giới quan của kẻ lạc loài... tận đến khi gấp sách lại, độc giả mới giật mình nhận ra 1 phần quỷ quyệt nào đó câu chuyện của H hay những nan đề Nabokov đưa ra cũng có lý ở mức nào đó, và cái ranh giới đạo đức hay vô đạo đức, đúng hay sai, bệnh hoạn và bình thường... nó mong manh và có thể lẫn lộn đến mức nào, tùy vào thời điểm, nhận thức của mỗi cá nhân và quy chuẩn xã hội đường thời...
một truyện nữa cũng motyp quỷ già học sĩ và con nai đẹp xinh là "chết ở venice" cũng rất hay, đáng đọc, tui đảo lại 3 4 lần gì r
Tiện nhờ thớt add list thì tui liệt lun mấy cuốn đọc gần đây mà tui cực thích (do thuộc type thích đọc lại những tác phẩm kết quá nên list những cuốn đã đọc nhiều lần thôi chứ sách hay thì nhiều lắm luôn):
Nàng tóc đỏ: câu chuyện về cậu bé đào giếng làm rơi cái xô lên đầu thầy mình (mà vs cậu cũng như 1 ng cha) rồi sợ hãi bỏ trốn, sau này thành đạt quay lại thì bị con trai vô tình bắn chết bên miệng giếng, lồng ghép vào là những câu chuyện sử thi có những tình tiết mất mát chia cắt giữa các thế hệ trong gia đình, bao hay bao đọc lại
Diệt vong: cuốn này mới đầu đọc cứ sao sao, mà sau đọc lại cực kì hay, lại khó mà nói ra đc vì sao hay, xuyên suốt phần 1 là lời kể của một triết gia, trâm anh thế phiệt, chán ghét gia đình nên ly khai ra đi dạy tự do, nhận đc tin bố mẹ anh trai mất nên bắt đầu hồi tưởng lại về gia đình mình, phần 2 là lên đg về quê lo tang lễ... các câu chuyện nhỏ, lời thoại, bối cảnh từ sự tưởng tượng của nhân vật chính đan xen lẫn lộn hết vào nhau, nhưng lại rất mượt mà hợp lý, như thái độ bình thản thậm chí có phần quá quắt của anh ta che phủ lên sự mất mát ko lời nào diễn tả
Bản sonata kreutzer: lắng nghe câu chuyện của một ng đã từng giết vợ mình, những góc nhìn từ nhiều khía cạnh về 2 giới, hôn nhân và gia đình, về cuộc sống... cuốn này là một trong những cuốn tui thích nhất của lev tolstoy hơn cả chiến tranh và hòa bình (thực ra mới đọc có 2 cuốn này hehe, dự tới là anna), do nó mỏng mà hay quá tui đọc cả chục lần cmn vẫn cứ thấy hay dã man
Jude kẻ vô danh: chả biết phải diễn tả thế nào về độ hay cuốn này, ko đao to búa lớn, chỉ kể chuyện về Jude, một kẻ mơ mộng mà thôi, mỗi lần đóng sách lại là một lần tấm tắc...
Nhiều cuốn thớt list ra rồi, hoặc nổi tiếng như bắt trẻ đồng xanh, tiếng chim hót trong bụi mận gai... nói chung danh tác nhiều cuốn đọc ko dứt mắt... thớt có vẻ thích trại súc vật hay 1984 có thể đọc cuốn "thế giới mới tươi đẹp" brave new world cũng khá hay ^^
Diệt vong, của Thomas Bernhard, tôi cũng rất thích, đặc biệt là scene người kể chuyện ngồi nhìn người em rể vừa xực đồ ăn vừa đọc bài báo về thảm kịch nhà vợ, hình thức độc thoại lặp lại đặc biệt Thomas Bernhard làm cảnh càng lúc càng lộ.
 
Last edited:
Nãy thấy bác đăng 1 bài dài mà nhỉ hehe. Thật ra e chỉ nói tới đông á thôi chứ xã hội Việt Nam đi theo hướng rất khác r, xã hội VN thì giống với đông âu ( đều bắt đầu muộn, không đc hưởng cái sung sướng của chủ nghĩa tiêu dùng sớm và hiện tại đang chớm xuất hiện, đều nằm bên rìa những nền văn minh khổng lồ, đều đang làm thuê cho các xã hội " cao cấp hơn" , đều còn lưu lại nhiều nét cũ do chưa pt mạnh đến mức làm thay đổi ý thức xã hội như các anh hàng xóm)
Cái màu sắc phẫn uất, bi quan đến mức cực đoan (đặc biệt là hàn) kho còn nhiều niềm tin vào tương lai. Điều này e chưa thấy chiếm ưu thế ở VN như mấy anh bạn hàng xóm.
Mấy cái này bàn thì mang tính chất phiếm đàm là chính. Vì bản chất xã hội, bản chất của ngành xã hội và bản chất của ngành dân tộc học hay dân tộc chí đã không thể có "đúng" mà chỉ có gần đúng. Qua mỗi thời kỳ qua mỗi lăng kính và qua mỗi phương pháp luận thì lại có những kiến giải rất khác nhau. Tư tưởng của Phương Tây luôn chỉ trích Marx, nhưng không có phương pháp luận duy vật (Đặc biệt là lý thuyết mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp)thì không thể nghiên cứu xã hội được.

Nên muốn bàn vấn đề xã hội, đầu tiên phải cố định các phương pháp, như bước vào một phiên tòa phải xác định được biên giới của luật pháp. Lúc đấy mới không sa đà vào các dữ kiện lan man. Trong các vấn đề xã hội, vì tính chất gần đúng của nó nên sự khác biệt giữa "có sự liên quan" , "ảnh hưởng tới", "nguyên do" .....đều rất mong manh, sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và chức năng của hiện tượng rất thường xuyên xảy ra <Như ví dụ ở trên là sự "vỡ vụn của xã hội", mỗ cho là không có sự vỡ vụn nào cả, tới Hồng Vệ Binh của Mao còn không đập vỡ nổi xã hội TQ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì mỗ không nghĩ có định nghĩa nào cho "sự vỡ vụn xã hội" cả, Sự đấu tranh mâu thuẫn của các ý thức trong xã hội suy thoái diễn ra đặc biệt mạnh cũng như sự xâm lấn của các ý thức ngoại lai không làm tha hóa xã hội. Sự tha hóa của xã hội khỏi tiêu chuẩn đạo đức của chính nó đã diễn ra trước, ý thức ngoại lai chỉ cung cấp biểu hiện cho sự tha hóa>. Sự liên kết các dữ kiện để tạo ra liên kết chuỗi đã rất khó có tính đồng nhất về mặt tri thức. Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ tất cả các cảm tính về mặt đạo đức, sau đó lược bỏ các dữ kiện không liên quan, tách chủ thể ra khỏi tổng thể, không áp đặt các "định kiến" lên thì thì họa chăng lúc đó mới có thể bàn luận được. Ví dụ nói về chủ nghĩa tiêu dùng, trên phương diện kinh tế nó là một trong những mô thức tăng trưởng tốt nhất từng tạo ra, tuy nhiên cái rủi ro đi kèm là bần cùng hóa một bộ phận dân cư, do các mô hình cũ phân phối thành quả lao động không đều, từ đó tạo ra các khủng khoảng xã hội. Đó là nguồn gốc để sinh ra mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ đó mới giải quyết các cuộc khủng hoảng xã hội được. Chỉ nghiên cứu ý thức xã hội mà không tính đến tồn tại xã hội, thì gần như chỉ thấy biểu hiểu mà không thấy căn nguyên.

Nên trong ngành này người ta có thể cãi nhau cả ngày như vozer nhưng khán giả không thể nhìn thấy ai đúng ai sai, cũng không biết đứng về phía ai, tất cả đều đúng và tất cả cũng đều sai. Tất cả đều như thầy bói xem voi.

Mỗ cho rằng các vấn đề này càng bàn luận ở quy mô nhỏ thì tính "gần đúng" càng được dễ xác định. Như nói về xu hướng của "một gia đình" dễ hơn rất nhiều so với "một bộ lạc". Còn đến quy mô một dân tộc thì quá nhiều biến số. Muốn nói về nó cần trừu tượng hóa tất cả các phần râu ria. Nên tất thảy từ Durkheim tới Mauss hay Levi-Strauss đều chỉ nói được ở quy mô bộ lạc sơ khai dưới giả định đây là một tập hợp quá khứ của những người hiện đại. Đây là một giả định hết sức nguy hiể mà càng về cuối đời Levi-Strauss đã dần tự bác bỏ và chính những lý thuyết khác cũng bác bỏ chính ông.

Vậy có chăng không thể có câu trả lời cho chuyện bàn luận xã hội học? Như mỗ đã nói ở trên, hiểu về chi tiết tổng thể thì rất khó, nhưng nói phét những điều mơ hồ thì lại không quá khó. Chúng ta có văn chương lưu giữ ý thức xã hội, văn chương mang hơi thở của thời đại. Nhìn văn chương từng thời kỳ sẽ thấy sự khác biệt. Nhìn vào tư tưởng của văn chương thì việc phân tách địa lý theo kiểu "Đông Á" chẳng có ý nghĩa trong xã hội học cả, những thiết chế xã hội của các nước đều quá khác nhau. Ngay trong Sinophere chúng ta cũng thấy tư tưởng văn chương hậu chiến Postimperial Latecapitalism của Nhật có có tí nào giống kiểu Postcolonialism của Việt Nam. Văn chương hậu chiến của Mạc Ngôn quá khác biệt những Bảo Ninh hay Trung Trung Đỉnh. Hay như những khủng hoảng danh tính của tiểu tư sản trong văn của Murakami liệu có thể nhìn thấy trong văn của ai cùng thời tại VN hay TQ, thậm chí còn chẳng tìm thấy ở đâu trong Sinophere, tư tưởng trong đó hết sức xa lạ.
 
Mấy cái này bàn thì mang tính chất phiếm đàm là chính. Vì bản chất xã hội, bản chất của ngành xã hội và bản chất của ngành dân tộc học hay dân tộc chí đã không thể có "đúng" mà chỉ có gần đúng. Qua mỗi thời kỳ qua mỗi lăng kính và qua mỗi phương pháp luận thì lại có những kiến giải rất khác nhau. Tư tưởng của Phương Tây luôn chỉ trích Marx, nhưng không có phương pháp luận duy vật (Đặc biệt là lý thuyết mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp)thì không thể nghiên cứu xã hội được.

Nên muốn bàn vấn đề xã hội, đầu tiên phải cố định các phương pháp, như bước vào một phiên tòa phải xác định được biên giới của luật pháp. Lúc đấy mới không sa đà vào các dữ kiện lan man. Trong các vấn đề xã hội, vì tính chất gần đúng của nó nên sự khác biệt giữa "có sự liên quan" , "ảnh hưởng tới", "nguyên do" .....đều rất mong manh, sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và chức năng của hiện tượng rất thường xuyên xảy ra <Như ví dụ ở trên là sự "vỡ vụn của xã hội", mỗ cho là không có sự vỡ vụn nào cả, tới Hồng Vệ Binh của Mao còn không đập vỡ nổi xã hội TQ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì mỗ không nghĩ có định nghĩa nào cho "sự vỡ vụn xã hội" cả, Sự đấu tranh mâu thuẫn của các ý thức trong xã hội suy thoái diễn ra đặc biệt mạnh cũng như sự xâm lấn của các ý thức ngoại lai không làm tha hóa xã hội. Sự tha hóa của xã hội khỏi tiêu chuẩn đạo đức của chính nó đã diễn ra trước, ý thức ngoại lai chỉ cung cấp biểu hiện cho sự tha hóa>. Sự liên kết các dữ kiện để tạo ra liên kết chuỗi đã rất khó có tính đồng nhất về mặt tri thức. Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ tất cả các cảm tính về mặt đạo đức, sau đó lược bỏ các dữ kiện không liên quan, tách chủ thể ra khỏi tổng thể, không áp đặt các "định kiến" lên thì thì họa chăng lúc đó mới có thể bàn luận được. Ví dụ nói về chủ nghĩa tiêu dùng, trên phương diện kinh tế nó là một trong những mô thức tăng trưởng tốt nhất từng tạo ra, tuy nhiên cái rủi ro đi kèm là bần cùng hóa một bộ phận dân cư, do các mô hình cũ phân phối thành quả lao động không đều, từ đó tạo ra các khủng khoảng xã hội. Đó là nguồn gốc để sinh ra mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ đó mới giải quyết các cuộc khủng hoảng xã hội được. Chỉ nghiên cứu ý thức xã hội mà không tính đến tồn tại xã hội, thì gần như chỉ thấy biểu hiểu mà không thấy căn nguyên.

Nên trong ngành này người ta có thể cãi nhau cả ngày như vozer nhưng khán giả không thể nhìn thấy ai đúng ai sai, cũng không biết đứng về phía ai, tất cả đều đúng và tất cả cũng đều sai. Tất cả đều như thầy bói xem voi.

Mỗ cho rằng các vấn đề này càng bàn luận ở quy mô nhỏ thì tính "gần đúng" càng được dễ xác định. Như nói về xu hướng của "một gia đình" dễ hơn rất nhiều so với "một bộ lạc". Còn đến quy mô một dân tộc thì quá nhiều biến số. Muốn nói về nó cần trừu tượng hóa tất cả các phần râu ria. Nên tất thảy từ Durkheim tới Mauss hay Levi-Strauss đều chỉ nói được ở quy mô bộ lạc sơ khai dưới giả định đây là một tập hợp quá khứ của những người hiện đại. Đây là một giả định hết sức nguy hiể mà càng về cuối đời Levi-Strauss đã dần tự bác bỏ và chính những lý thuyết khác cũng bác bỏ chính ông.

Vậy có chăng không thể có câu trả lời cho chuyện bàn luận xã hội học? Như mỗ đã nói ở trên, hiểu về chi tiết tổng thể thì rất khó, nhưng nói phét những điều mơ hồ thì lại không quá khó. Chúng ta có văn chương lưu giữ ý thức xã hội, văn chương mang hơi thở của thời đại. Nhìn văn chương từng thời kỳ sẽ thấy sự khác biệt. Nhìn vào tư tưởng của văn chương thì việc phân tách địa lý theo kiểu "Đông Á" chẳng có ý nghĩa trong xã hội học cả, những thiết chế xã hội của các nước đều quá khác nhau. Ngay trong Sinophere chúng ta cũng thấy tư tưởng văn chương hậu chiến Postimperial Latecapitalism của Nhật có có tí nào giống kiểu Postcolonialism của Việt Nam. Văn chương hậu chiến của Mạc Ngôn quá khác biệt những Bảo Ninh hay Trung Trung Đỉnh. Hay như những khủng hoảng danh tính của tiểu tư sản trong văn của Murakami liệu có thể nhìn thấy trong văn của ai cùng thời tại VN hay TQ, thậm chí còn chẳng tìm thấy ở đâu trong Sinophere, tư tưởng trong đó hết sức xa lạ.
Thật ra e chỉ bàn chơi thôi chứ cũng chả có ý định cao xa gì, nói xã hội đông á nhưng e chỉ chú ý tới vấn đề tỷ lệ sinh đặc biệt là anh hàn quốc (đất nc đặc biệt bị ảnh hưởng bởi lực ngoại lai quá nhiều) chứ chả quan tâm tới cái chuyện đạo đức nhân phẩm xã hội đâu. Tuy nhiên đúng là ta không thể nào nhìn ra được các biến số đang xảy ra là gì, nhưng ta nhìn thấy rõ một hiện tượng đó là "tỷ lệ sinh" chứng tỏ có gì đó không đúng đang xảy ra dù không biết đó là gì hoặc là chỉ mù mờ nhìn ra. Chủ nghĩa tiêu dùng thì mang lại thành tựu quá lớn cho loài người ( mấy anh bị ẩn ức xã hội sẽ lờ tịt đi cái này) dù là nó đã bắt đầu bộc lộ những hiệu ứng phụ rồi. Với một tỷ lệ sinh như thế khó mà nói xã hội khu đông á đang mong chờ một tương lai tươi sáng được (ít nhất thì thời hồng vệ binh vẫn chịu đẻ). Phép biện chứng duy vật hướng đến cách giải quyết lạc quan tuy nhiên để giải quyết xong vấn đề trên chắc phải chờ hơi lâu tới thế kỷ sau.
 
Last edited:
Back
Top