kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Mấy cái này bàn thì mang tính chất phiếm đàm là chính. Vì bản chất xã hội, bản chất của ngành xã hội và bản chất của ngành dân tộc học hay dân tộc chí đã không thể có "đúng" mà chỉ có gần đúng. Qua mỗi thời kỳ qua mỗi lăng kính và qua mỗi phương pháp luận thì lại có những kiến giải rất khác nhau. Tư tưởng của Phương Tây luôn chỉ trích Marx, nhưng không có phương pháp luận duy vật (Đặc biệt là lý thuyết mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp)thì không thể nghiên cứu xã hội được.

Nên muốn bàn vấn đề xã hội, đầu tiên phải cố định các phương pháp, như bước vào một phiên tòa phải xác định được biên giới của luật pháp. Lúc đấy mới không sa đà vào các dữ kiện lan man. Trong các vấn đề xã hội, vì tính chất gần đúng của nó nên sự khác biệt giữa "có sự liên quan" , "ảnh hưởng tới", "nguyên do" .....đều rất mong manh, sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và chức năng của hiện tượng rất thường xuyên xảy ra <Như ví dụ ở trên là sự "vỡ vụn của xã hội", mỗ cho là không có sự vỡ vụn nào cả, tới Hồng Vệ Binh của Mao còn không đập vỡ nổi xã hội TQ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì mỗ không nghĩ có định nghĩa nào cho "sự vỡ vụn xã hội" cả, Sự đấu tranh mâu thuẫn của các ý thức trong xã hội suy thoái diễn ra đặc biệt mạnh cũng như sự xâm lấn của các ý thức ngoại lai không làm tha hóa xã hội. Sự tha hóa của xã hội khỏi tiêu chuẩn đạo đức của chính nó đã diễn ra trước, ý thức ngoại lai chỉ cung cấp biểu hiện cho sự tha hóa>. Sự liên kết các dữ kiện để tạo ra liên kết chuỗi đã rất khó có tính đồng nhất về mặt tri thức. Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ tất cả các cảm tính về mặt đạo đức, sau đó lược bỏ các dữ kiện không liên quan, tách chủ thể ra khỏi tổng thể, không áp đặt các "định kiến" lên thì thì họa chăng lúc đó mới có thể bàn luận được. Ví dụ nói về chủ nghĩa tiêu dùng, trên phương diện kinh tế nó là một trong những mô thức tăng trưởng tốt nhất từng tạo ra, tuy nhiên cái rủi ro đi kèm là bần cùng hóa một bộ phận dân cư, do các mô hình cũ phân phối thành quả lao động không đều, từ đó tạo ra các khủng khoảng xã hội. Đó là nguồn gốc để sinh ra mô hình kinh tế tuần hoàn. Từ đó mới giải quyết các cuộc khủng hoảng xã hội được. Chỉ nghiên cứu ý thức xã hội mà không tính đến tồn tại xã hội, thì gần như chỉ thấy biểu hiểu mà không thấy căn nguyên.

Nên trong ngành này người ta có thể cãi nhau cả ngày như vozer nhưng khán giả không thể nhìn thấy ai đúng ai sai, cũng không biết đứng về phía ai, tất cả đều đúng và tất cả cũng đều sai. Tất cả đều như thầy bói xem voi.

Mỗ cho rằng các vấn đề này càng bàn luận ở quy mô nhỏ thì tính "gần đúng" càng được dễ xác định. Như nói về xu hướng của "một gia đình" dễ hơn rất nhiều so với "một bộ lạc". Còn đến quy mô một dân tộc thì quá nhiều biến số. Muốn nói về nó cần trừu tượng hóa tất cả các phần râu ria. Nên tất thảy từ Durkheim tới Mauss hay Levi-Strauss đều chỉ nói được ở quy mô bộ lạc sơ khai dưới giả định đây là một tập hợp quá khứ của những người hiện đại. Đây là một giả định hết sức nguy hiể mà càng về cuối đời Levi-Strauss đã dần tự bác bỏ và chính những lý thuyết khác cũng bác bỏ chính ông.

Vậy có chăng không thể có câu trả lời cho chuyện bàn luận xã hội học? Như mỗ đã nói ở trên, hiểu về chi tiết tổng thể thì rất khó, nhưng nói phét những điều mơ hồ thì lại không quá khó. Chúng ta có văn chương lưu giữ ý thức xã hội, văn chương mang hơi thở của thời đại. Nhìn văn chương từng thời kỳ sẽ thấy sự khác biệt. Nhìn vào tư tưởng của văn chương thì việc phân tách địa lý theo kiểu "Đông Á" chẳng có ý nghĩa trong xã hội học cả, những thiết chế xã hội của các nước đều quá khác nhau. Ngay trong Sinophere chúng ta cũng thấy tư tưởng văn chương hậu chiến Postimperial Latecapitalism của Nhật có có tí nào giống kiểu Postcolonialism của Việt Nam. Văn chương hậu chiến của Mạc Ngôn quá khác biệt những Bảo Ninh hay Trung Trung Đỉnh. Hay như những khủng hoảng danh tính của tiểu tư sản trong văn của Murakami liệu có thể nhìn thấy trong văn của ai cùng thời tại VN hay TQ, thậm chí còn chẳng tìm thấy ở đâu trong Sinophere, tư tưởng trong đó hết sức xa lạ.
Cho xin hỏi là trong các lý thuyết Claude Lévi-Strauss tự bác bỏ có lý thuyết về tương quan lịch sử - huyền thoại không?
663DF8CF-A598-49C7-968C-A6A84771C2DD.jpeg

Đây là một ý của Claude Lévi-Strauss rất quan trọng với tôi nên tôi rất quan tâm.

Suy nghĩ về text của anh.

Tôi nghĩ những tác phẩm khoa học (cả tự nhiên lẫn xã hội) và nghệ thuật là hình thức nắm bắt thực tại độ 2. Bản thân thực tại là độ 0. Lương tri, ý luận, những quan niệm thịnh hành đương thời về thực tại là độ 1. Các tác phẩm (khoa học và nghệ thuật) là độ 2, nó có mục đích là nắm bắt thực tại, điều đó đúng, nhưng nó nắm bắt thực tại trong tương quan với lương tri đương thời. Các tác phẩm không hình thành từ việc cần khẳng định lại những thứ đã có chỗ ở độ 1, mà mục tiêu của chúng là tạo ra một khả thể khác cho môi trường độ 1 (khả thể cũng có thể mang tính âm bản, tức là tạo một vùng cấm vào). Như thế, độ 2 có tự do tuyệt đối, tức là trông như hỗn loạn, môi trường của lý thuyết. Nhưng độ 1 mới là độ chi phối thực hành (praxis), một quyền lực tồn tại khi đa số công nhận quyền lực đó, ý luận chi phối xã hội. Các tác phẩm ở độ 2 muốn đẩy cho lương tri ở độ 1 di chuyển vào khả thể mà nó đặt ra. Nhưng các tác phẩm (về cùng một đối tượng) ở độ 2 đều đẩy lương tri (về cùng đối tượng đó) cùng một lúc (với lực khác nhau), nên di chuyển của lương tri không thể như dự đoán. Chính bản thân thực tại (độ 0) có vai trò gì không, nó là lực ma sát, và như thế di chuyển của lương tri càng khó dự đoán hơn. Nhưng vẫn nhìn được hướng di chuyển của lương tri (bằng cách so sánh với vị trí trước đó) và nhìn các tác phẩm độ 2 đã làm gì trong chuyển động đó.

Nói cách khác, các lý thuyết phát triển một cách hỗn loạn ở độ 2, nhưng ở thời điểm then chốt của lịch sử, khi nhu cầu thực hành xuất hiện, các lý thuyết đều hội tụ về một điểm ở độ 1, vì tổ chức xã hội thường chọn một giải pháp (giải pháp này có thể đến từ nhiều lý thuyết, quả có nhiều nhân). Tại điểm này, một ván cược được tổ chức. Sau khi lương tri kết thúc chuyển động, con bạc lựa chọn xong, nhà cái lật bài, thực tại trình hiện, các con bạc cần một lúc để nhìn rõ bài nhau, lịch sử từ giai đoạn nóng chuyển sang lạnh, giá trị của mỗi lý thuyết lộ ra, và như thế, đánh giá được. Deleuze, trong một cuộc phỏng vấn, bình luận khi nào một cuộc Cách mạng (dưới hình thức bạo lực, như Cách mạng Pháp 1789 chẳng hạn) là chấp nhận được, đã nói là khi mà những người tham gia Cách mạng không còn khả thể nào tốt hơn ngoài thực hiện Cách mạng, vị trí hiện có ở độ 1 đã trở nên không thể chịu nỗi buộc phải di chuyển.

Do hành động đẩy, tác phẩm lớn tạo thành nhân quả, tức là có sử tính. Khi đã có sử tính, trở thành một câu chuyện kể được. Độc giả vẫn có thể thấy được trật tự trong cuộc tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Với điều kiện, độc giả phải là một người kiên tâm, đi từ điểm khởi đầu chuyển động của lương tri, chứ không phải điểm cuối ảo của mốt, ở đó chỉ thấy hỗn loạn. Như con đường Dante đi vào địa ngục, Alain nói đại ý (trong “Đoản luận về Giáo dục”) là việc giáo dục (trong nhà trường) cần giúp học sinh đi theo những đường tròn dần ôm sát sự thật, ưu tiên học cách đi đến sự thật, chứ không phải bản thân sự thật (điều mà học sinh phải tự làm sau khi không còn học nữa). Không phải Newton và Einstein nhìn cùng một thực tại rồi 2 người thấy 2 cái khác nhau, mà là Einstein nhìn thực tại cộng với Newton mới thấy điều Newton không thấy.
 
Last edited:
Diệt vong, của Thomas Bernhard, tôi cũng rất thích, đặc biệt là scene người kể chuyện ngồi nhìn người em rể vừa xực đồ ăn vừa đọc bài báo về thảm kịch nhà vợ, hình thức độc thoại lặp lại đặc biệt Thomas Bernhard làm cảnh càng lúc càng lộ.
Trong khi trc đó mới ngấu nghiến xong, thế mới là murau :LOL: tui ko rõ bản gốc ntn nhưng bản dịch tao đàn (hoàng đăng lãnh) đọc sướng thật. Văn phong nhai lại thì cuốn từ đầu luôn rồi, kiểu tò mò khi nhà có đại tang mà suy nghĩ thằng main cứ lan man, chả ăn nhập gì... luôn lạnh lùng hằn học, khăng khăng cái lối áp đặt tư duy của mình cho mọi thứ... thế mà qua từng trang, bắt đầu bản thân main lòi ra những mâu thuẫn, từng tí một (kiểu cứ nhai hoài cái cổ dài bà mẹ, tính an phận của cha, độ ngáo của ace trong nhà... - thực ra ai hắn cũng chửi - để rồi thừa nhận "kiêu ngạo chỉ là để chặn trước, để sống sót, ko vênh vang ắt hẳn tiêu ngay", hay cách hắn thần tượng lão tình nhân của mẹ mình nhưng đồng thời bỉ bôi là kẻ giả dối)... cứ thế murau gần gũi dần, "người" dần, tác giả thì ko hề cho hắn thay đổi gì, mà đúng hơn là dần phơi hắn ra... về phần nào đó, murau cũng chật vật và cô đơn... Viết 1 lần để diệt vong mãi mãi? Tặng cả trang viên tuổi thơ cho người do thái? Đến cuối sách murau vẫn vậy, dù hắn tự hoặc đến mấy đại tang đó như một sự giải thoát, một khởi đầu mới, ta vẫn nhìn ra murau như đứa trẻ thông minh mong muốn thoát ly khỏi gia đình thượng lưu hủ bại của mình, cứ mãi xù lông như con nhím vậy... ý tại ngôn ngoại thì nhiều tác giả áp dụng rất thuần thục, nhưng tui thích kiểu truyện này, thích murau, mọi thứ diễn ra rất tự nhiên, ko cần kẻ thứ 3 giải thích, ko có sự biến chuyển nhiều tính cách nhân vật (sự kiện quá ngắn), chỉ đơn giản là quăng cho ng đọc cái đèn pin vào một thế giới dần hé lộ, để họ tự mò mẫm, ai trải nghiệm ra sao tùy vào chính họ :v
 
Trong khi trc đó mới ngấu nghiến xong, thế mới là murau :LOL: tui ko rõ bản gốc ntn nhưng bản dịch tao đàn (hoàng đăng lãnh) đọc sướng thật. Văn phong nhai lại thì cuốn từ đầu luôn rồi, kiểu tò mò khi nhà có đại tang mà suy nghĩ thằng main cứ lan man, chả ăn nhập gì... luôn lạnh lùng hằn học, khăng khăng cái lối áp đặt tư duy của mình cho mọi thứ... thế mà qua từng trang, bắt đầu bản thân main lòi ra những mâu thuẫn, từng tí một (kiểu cứ nhai hoài cái cổ dài bà mẹ, tính an phận của cha, độ ngáo của ace trong nhà... - thực ra ai hắn cũng chửi - để rồi thừa nhận "kiêu ngạo chỉ là để chặn trước, để sống sót, ko vênh vang ắt hẳn tiêu ngay", hay cách hắn thần tượng lão tình nhân của mẹ mình nhưng đồng thời bỉ bôi là kẻ giả dối)... cứ thế murau gần gũi dần, "người" dần, tác giả thì ko hề cho hắn thay đổi gì, mà đúng hơn là dần phơi hắn ra... về phần nào đó, murau cũng chật vật và cô đơn... Viết 1 lần để diệt vong mãi mãi? Tặng cả trang viên tuổi thơ cho người do thái? Đến cuối sách murau vẫn vậy, dù hắn tự hoặc đến mấy đại tang đó như một sự giải thoát, một khởi đầu mới, ta vẫn nhìn ra murau như đứa trẻ thông minh mong muốn thoát ly khỏi gia đình thượng lưu hủ bại của mình, cứ mãi xù lông như con nhím vậy... ý tại ngôn ngoại thì nhiều tác giả áp dụng rất thuần thục, nhưng tui thích kiểu truyện này, thích murau, mọi thứ diễn ra rất tự nhiên, ko cần kẻ thứ 3 giải thích, ko có sự biến chuyển nhiều tính cách nhân vật (sự kiện quá ngắn), chỉ đơn giản là quăng cho ng đọc cái đèn pin vào một thế giới dần hé lộ, để họ tự mò mẫm, ai trải nghiệm ra sao tùy vào chính họ :v
Thế hệ của Thomas Bernhard là thế hệ phải xử lý quá khứ Phát-xít của Áo. Một số quyết định lờ nó đi, không phải Thomas Bernhard, con đường của Thomas Bernhard khó, nhưng rất có thể, nó mới ngăn lịch sử lặp lại. Thomas Bernhard thường make fun tinh thần philistine của Áo. Trong “Gathering Evidence”, một dạng hồi ký, Thomas Bernhard có kể chuyện hồi nhỏ, bị bắt hát nhạc tụng ca Hitler trong dàn đồng ca. Vài tháng sau, chính quyền Phát-xít sụp đổ, cũng chính bản nhạc đó, có sửa lại một vài từ, dùng để hát ca tụng Jesus Christ trong lễ nhà thờ.

Nếu thích Murau, tôi nghĩ chắc cũng sẽ thích tác phẩm “Cháu trai Wittgenstein” của Thomas Bernhard, cũng một nhân vật xưng tôi, và một văn xuôi độc thoại có nhịp đặc biệt.
 
Last edited:
Gathering Evidence mua lúc đọc xong Diệt vong, đọc cũng hơn n6 năm ko nhớ lắm mà ông này kể khổ với có cái kiểu văn châm biếm.

Ngoài ra có mấy cái truyện ngắn nữa.

1000020197.jpg


Ko biết giờ có cuốn nào của Bernard ra tiếng Việt nữa chưa
 
Nhà giả kim, Những câu chuyện kỳ là của darrenshan (Hay như harry potter về thế giới ma cà rồng), Kỳ thủ cờ vây bản manga (cực kỳ tạo động lực học tập và tiến lên)
 
Haha bó tay cái thái độ
Chưa kể cái đứa chịu trách nhiệm hiệu đính? Chắc là chỉ để mang danh thôi nhỉ. Nhớ nhất slogan của cái đơn vị này khi hoạt động: chúng tôi nâng giá sản phẩm để trả trả công nhiều hơn cho dịch giả. Quả dịch thuật này mang tính kinh tế phết. Hẳn là mở cả tủ sách luôn. Thế hoá ra là đến dịch giả đọc còn chả hiểu cm gì thì người mua hoá thành đồ ngớ ngẩn mới mua vào.
 
Chưa kể cái đứa chịu trách nhiệm hiệu đính? Chắc là chỉ để mang danh thôi nhỉ. Nhớ nhất slogan của cái đơn vị này khi hoạt động: chúng tôi nâng giá sản phẩm để trả trả công nhiều hơn cho dịch giả. Quả dịch thuật này mang tính kinh tế phết. Hẳn là mở cả tủ sách luôn. Thế hoá ra là đến dịch giả đọc còn chả hiểu cm gì thì người mua hoá thành đồ ngớ ngẩn mới mua vào.
Đọc xong ngáo cmn luôn. Mà cái thể loại sách này chắc phải học tiếng Anh để đọc thôi, thị trường dịch thuật bát nháo quá :sad:
 
Đọc xong ngáo cmn luôn. Mà cái thể loại sách này chắc phải học tiếng Anh để đọc thôi, thị trường dịch thuật bát nháo quá :sad:
Tớ nghĩ nếu thực sự muốn hiểu chỉ có đọc ngôn ngữ gốc. Vì mấy tác giả kiểu kinh điển thường chọn lọc từ ngữ rất có dụng ý. Còn muốn biết đại khái mới học từ ngôn ngữ thứ 3.
 
Tớ nghĩ nếu thực sự muốn hiểu chỉ có đọc ngôn ngữ gốc. Vì mấy tác giả kiểu kinh điển thường chọn lọc từ ngữ rất có dụng ý. Còn muốn biết đại khái mới học từ ngôn ngữ thứ 3.
Đúng rùi fen, mà học sao nổi, tiếng Anh còn khó nói gì tiếng Đức :too_sad:
 
Đúng rùi fen, mà học sao nổi, tiếng Anh còn khó nói gì tiếng Đức :too_sad:
Mình có đăng đi đăng lại mấy cuốn sách trong thread này rồi đấy. Trên voz cũng có chuyên 1 box về học ngoại ngữ. Tham vọng lớn thì phải đánh đổi thôi chứ ai gánh hộ được. Ko thì cứ mơ một giấc mơ bình thường và sống 1 cuộc sống hạnh phúc. Cũng không ai trách được cả.
 
Có bác nào giới thiệu giúp em vài bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, về khám phá vũ trụ, vật lý, AI, có plot twist hay với. Như bộ ba tiểu thuyết Tam Thể ấy. Em cảm ơn.
 
Back
Top