kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Em tình cờ thấy cái list này, "50 tiểu thuyết Việt Nam xuất sắc nhất thế kỷ 20" do bên Zzz Review tổ chức bình chọn hồi năm 2022. Zzz Review đã tiến hành khảo sát 488 người, bao gồm 149 người là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình và nghiên cứu văn học (gọi chung là chuyên gia) và 339 độc giả. Mỗi người được chọn tối đa 5 tiểu thuyết. Kết quả được chia thành hai danh sách chuyên gia và danh sách độc giả. Vốn em định lập thread riêng nhưng thấy mấy thread kiểu này trên Voz thường không xôm tụ mấy, nên em xin phép đăng ở đây để mọi người tham khảo.
50 tiểu thuyết Việt Nam xuất sắc nhất thế kỷ 20
(Nguồn: Zzz Review)
  1. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
  2. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
  3. Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần
  4. Thời xa vắng của Lê Lựu
  5. Sống mòn của Nam Cao
  6. Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn
  7. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
  8. Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
  9. Thiên sứ của Phạm Thị Hoài
  10. Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
  11. Chùa Đàn của Nguyễn Tuân
  12. Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi
  13. Miền hoang tưởng của Nguyễn Xuân Khánh
  14. Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà
  15. Lều chõng của Ngô Tất Tố
  16. Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền
  17. Những thiên đường mù của Dương Thu Hương
  18. Bến không chồng của Dương Hướng
  19. Đêm núm sen của Trần Dần
  20. Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán
  21. Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn
  22. Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài
  23. Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng
  24. Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
  25. Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
  26. Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương
  27. Bướm trắng của Nhất Linh
  28. Tuổi nước độc của Dương Nghiễm Mậu
  29. Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải
  30. Marie Sến của Phạm Thị Hoài
  31. Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
  32. Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng
  33. Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng
  34. Gia tài người mẹ của Dương Nghiễm Mậu
  35. Đoạn tuyệt của Nhất Linh
  36. Đò dọc của Bình Nguyên Lộc
  37. Mẫn và tôi của Phan Tứ
  38. Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên
  39. Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai
  40. Tắt đèn của Ngô Tất Tố
  41. Trúng số độc đắc của Vũ Trọng Phụng
  42. Đôi bạn của Nhất Linh
  43. Xóm Rá của Ngọc Giao
  44. Thanh Đức của Khái Hưng
  45. Trư cuồng của Nguyễn Xuân Khánh
  46. Khung rêu của Nguyễn Thị Thụy Vũ
  47. Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn
  48. Hành trình ngày thơ ấu của Dương Thu Hương
  49. Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái
  50. Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương
  1. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
  2. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
  3. Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần
  4. Sống mòn của Nam Cao
  5. Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán
  6. Thời xa vắng của Lê Lựu
  7. Chùa Đàn của Nguyễn Tuân
  8. Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
  9. Tắt đèn của Ngô Tất Tố
  10. Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn
  11. Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi
  12. Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà
  13. Thiên sứ của Phạm Thị Hoài
  14. Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài
  15. Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
  16. Bến không chồng của Dương Hướng
  17. Đêm núm sen của Trần Dần
  18. Trư cuồng của Nguyễn Xuân Khánh
  19. Giông tố của Vũ Trọng Phụng
  20. Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
  21. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
  22. Miền hoang tưởng của Nguyễn Xuân Khánh
  23. Những thiên đường mù của Dương Thu Hương
  24. Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng
  25. Đoạn tuyệt của Nhất Linh
  26. Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng
  27. Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền
  28. Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
  29. Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
  30. Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng
  31. Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan
  32. Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng
  33. Sóng ở đáy sông của Lê Lựu
  34. Lều chõng của Ngô Tất Tố
  35. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
  36. Bướm trắng của Nhất Linh
  37. Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
  38. Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn
  39. Thanh Đức của Khái Hưng
  40. Lan Hữu của Nhượng Tống
  41. Bên kia bờ ảo vọng của Dương Thu Hương
  42. Trúng số độc đắc của Vũ Trọng Phụng
  43. Gánh hàng hoa của Khái Hưng và Nhất Linh
  44. Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội của Nguyễn Bính
  45. Mù khơi của Thanh Tâm Tuyền
  46. Gia tài người mẹ của Dương Nghiễm Mậu
  47. Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải
  48. Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên
  49. Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác
  50. Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương

Theo Zzz Review thì một số tác phẩm nằm ngoài top 30 có số lượng bình chọn bằng nhau. Trong trường hợp đó thì tác phẩm nào xuất bản trước thì sẽ được xếp lên trên, vì họ quan niệm đó là tác phẩm đã vượt qua được sự thử thách của thời gian. (Em đồng ý với quan điểm này)

Điều em thấy thú vị là các tác phẩm được lựa chọn trong hai danh sách này tương đối giống nhau. Đặc biệt 3 vị trí đầu trùng hoàn toàn. 2 vị trí tiếp theo chỉ khác nhau một tác phầm (Thời xa vắng so với Tuổi thơ dữ dội) và thứ tự của tác phẩm Sống mòn (5 so với 4).

Đương nhiên, lẽ đời "văn vô đệ nhị", không có danh sách nào có thể thỏa mãn tất cả. Quy mô cuộc khảo sát cũng tương đối nhỏ và chưa biết có biased không. Một số tác phẩm (theo em) khá lớn như Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương không có trong danh sách. Nhưng dù sao đây vẫn là một nguồn tư liệu đáng tham khảo, hoặc đọc cho vui cũng được.

Với tư cách một độc giả, hai cuốn đầu tiên em nghĩ tới cũng là Nỗi buồn chiến tranhSố đỏ. Quyển Những ngã tư... thì chưa được đọc. Mong được nghe ý kiến của cách anh chị em. 😁
PS: Có anh chị em nào đọc hết hai danh sách này chưa nhỉ?
Mình và họ của Nguyễn Bình Phương ở thế kỷ 21 rồi. Thoạt kỳ thủy trong danh sách cũng vậy, tuy viết xong năm 95 nhưng 2004 mới phát hành.

Danh sách trên đáng để tham khảo cho những ai muốn tìm đọc văn học Việt Nam.
 
Tiện nói về văn chương Việt Nam, tôi mới đọc hai tác phẩm, thấy thích lắm, để giới thiệu luôn.

“Mộng Kinh Sư” của Phan Du. Phan Du viết về thời kỳ làm chúa phương Nam của dòng họ Nguyễn, từ lúc Nguyễn Hoàng vào nam.
C8751FD3-821A-459B-B31F-1202D1200964.jpeg

BA1D7739-2C66-4E2D-B500-1152FC89AE77.jpeg

9EBD179D-CAA2-4332-A097-3E54FBAB7A43.jpeg

Đọc mới biết, Việt Nam cũng từng có một nàng mỹ nhân - Tống thị làm khuynh quốc khuynh thành.
C13EBA2D-8705-4518-8FB8-0665CA2BD76B.jpeg

174B35DA-B062-448B-8586-7B183C531215.jpeg

“Ngồi tù khám lớn” của Phan Văn Hùm. Phan Văn Hùm, nhà cách mạng, bị thực dân Pháp bắt vào Khám Lớn Sài Gòn. Tác phẩm này miêu tả cuộc sống trong đó.
E10B59D2-34BB-4023-B1A1-6DAE54673909.jpeg

385AC1B9-8CEA-4A33-A682-70B66A72D68A.jpeg
 
Last edited:
2 bản dịch mới Thần Khúc của Dante của Đình Chẩn với Những khúc ca thần diệu của Phạm Ngọc Liên bản nào dịch ổn hơn mấy thím?
 
1717845553956.png

Thím nào đọc cuốn này chưa ạ. Cho em xin review cuốn này dịch ok không ạ. Tại sách đắt mà Nhã Nam vốn dịch ý ẹ nên chưa quyết mua.
 
View attachment 2537238
Thím nào đọc cuốn này chưa ạ. Cho em xin review cuốn này dịch ok không ạ. Tại sách đắt mà Nhã Nam vốn dịch ý ẹ nên chưa quyết mua.
Nhìn tên người dịch chắc là dịch từ bản tiếng Anh.

Cuốn này gồm 3 tập bản tiếng Anh còn đầy đủ hơn tiếng Nga. Nó giống Chiến Tranh Và Hòa Bình nhưng là thời WW2. Tác giả thì bị KGB tịch thu sách may là tuồn được ra ngoài Liên Xô.

Nhã Nam dịch khá tốt mà, tệ là thằng Alpha books dịch như GG
 
Last edited:
View attachment 2516236 dành cho ai thấy bản thân ưa nói chuyện vĩ mô nhưng thay vì được người khác thấu hiểu họ lại bảo bạn viển vông :v
có quá nhiều vấn đề trong 7 ý này mà nhất thời mình lười gõ ra, chỉ xin trích dẫn một quan niệm phản-Wittgenstein của Beckett: Cái gì không thể nói ra, ta càng phải nói về nó.
 
Last edited:
Không biết tác giả có đang hiểu những gì mình nói không? Đã "chân lý" lại còn tầm thường hay là cao siêu!?
Luôn khẳng định mình không biết, nhưng lại muốn nói đến cái mình không biết!? Tác giả tự diss bản thân à?

"Tôi không hiểu những gì họ nói, tôi cũng không muốn dấn thân tìm hiểu nó là gì, cơ mà tôi muốn nói về nó. Nhưng tôi lại không thể nói những cái "cao siêu" vì tôi không hiểu nó là gì, vì vậy tôi chọn cách nói những cái "tầm thường", dù tôi cũng chẳng biết cái "tầm thường" này với cái "cao siêu" kia có liên quan gì không."!? :surrender:
Mình không đồng ý với ông ấy nhưng bạn đang không hiểu lời ông ấy. Có thể hiểu ngắn gọn ông ta đang đứng về phái thực chứng để bài bác cả một truyền thống triết học, thần học đầy những tư biện siêu hình. Ổng nói toàn điều cũ rích bằng thứ diễn đạt trẻ con.
 
Mình không đồng ý với ông ấy nhưng bạn đang không hiểu lời ông ấy. Có thể hiểu ngắn gọn ông ta đang đứng về phái thực chứng để bài bác cả một truyền thống triết học, thần học đầy những tư biện siêu hình. Ổng nói toàn điều cũ rích bằng thứ diễn đạt trẻ con.
Còm trên mình đâu có nói nghiêng về nội dung (nhấn mạnh luôn là mình ko biết gì về triết để bàn). Mình chỉ đang nói về cách lý luận của chủ tút thôi. Nếu vậy thì mình sai chỗ nào?
 
Thấy vụ này, tôi nhớ tới Gilles Deleuze, nên viết một chút để homage ông ấy (Hôm nay tôi đến mộ người để ngắm, nhánh hoa đen của Cioran.), đây là một người rất đặc biệt của tôi - ông thầy truyền khẩu (ý là tôi từng xem interview của ông ấy, link ở dưới. Hình như series mất mấy clip rồi). Với lại, Gilles Deleuze cũng là người chống Wittgenstein kịch liệt nhất tôi biết, thản nhiên nói triết học Wittgenstein không phải là triết học.

Hết trữ tình ngoại đề.

Gilles Deleuze từng nói là có hành động hỏi và hành động phỏng vấn (interrogation). Hỏi thì mới có vấn đề, còn phỏng vấn thì không, và nhiệm vụ của triết gia là hỏi. Để tôi nghĩ xem có nên lấy luôn ví dụ (Chúa có tồn tại?) của Deleuze trong clip hay không, chắc không. Dù sao, hãy hình dung là có hai nô lệ đang giết nhau mua vui cho chủ. Dưới góc nhìn của mỗi nô lệ thì nô lệ còn lại là thù, còn ông chủ - người ban thưởng là bạn. Nhưng cần nhìn như một triết gia, tức là trừu tượng lên một chút, sẽ thấy hai người nô lệ là như nhau và đang mâu thuẫn với chủ nô. Tức là triết gia thì nhìn từ trên cao xuống để thấy vấn đề, rồi đặt câu hỏi đúng.

Ở một diễn biến khác ngoài đời thực, các nhà tư tưởng chuẩn bị cho Đại Cách mạng Pháp (1789), đến một lúc, bỗng dưng xúm vào câu hỏi về sự hình thành của xã hội, và dễ thấy, câu hỏi này hoàn toàn không thể “thực chứng”. Những người khôn và thực tế thời đấy hẳn đã phỏng vấn nhau rất nhiệt tình về việc hoàng đế nên đối xử với thần dân mình như thế nào. Nhưng nhìn từ hiện tại, Deleuze thấy là, à nhầm, tôi thấy là câu hỏi của các nhà tư tưởng mới thực sự đặt ra vấn đề, còn việc phỏng vấn kia không có nhiều ý nghĩa lắm - ít nhất nó không giúp phương Đông có chuyển động lớn. Dĩ nhiên, khế ước xã hội có thể cũng hư cấu ngang ngửa chân mệnh thiên tử, nhưng câu hỏi chứa vấn đề đúng mới là phát minh lớn của triết gia, câu hỏi đúng thì câu trả lời tốt lắm.

Clip phỏng vấn:
 
Last edited:
Nỗi buồn chiến tranhSố đỏ
Hai cuốn này đều hay. Cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" đọc có cảm giác ngộp thở, đọc xong không dám đọc lại (giống như khi đọc cuốn "Tội ác và sự trừng phạt"). Môt mặt trái của chiến tranh được một người cũng từng cầm súng chiến đấu mô tả làm mình cảm thấy ám ảnh rợn người. Cuốn này mà viết trong giai đoạn chiến tranh thì chắc chắn không được xuất bản.

Đọc cuốn "Số đỏ" thì thấy xã hội Việt Nam cả trước đây và bây giờ, những cái rởm rít vẫn y hệt như nhau, tài năng của Vũ Trọng Phụng là khắc họa được điều đó.
 
Last edited:
Thấy vụ này, tôi nhớ tới Gilles Deleuze, nên viết một chút để homage ông ấy (ở một số dịp đặc biệt thì tôi nổi hứng muốn quay lại homage người này người kia ấy mà), đây là một người rất đặc biệt của tôi - ông thầy truyền khẩu (ý là tôi từng xem interview của ông ấy, link ở dưới. Hình như series mất mấy clip rồi). Với lại, Gilles Deleuze cũng là người chống Wittgenstein kịch liệt nhất tôi biết, thản nhiên nói triết học Wittgenstein không phải là triết học.

Hết trữ tình ngoại đề.

Gilles Deleuze từng nói là có hành động hỏi và hành động phỏng vấn (interrogation). Hỏi thì mới có vấn đề, còn phỏng vấn thì không, và nhiệm vụ của triết gia là hỏi. Để tôi nghĩ xem có nên lấy luôn ví dụ (Chúa có tồn tại?) của Deleuze trong clip hay không, chắc không. Dù sao, hãy hình dung là có hai nô lệ đang giết nhau mua vui cho chủ. Dưới góc nhìn của mỗi nô lệ thì nô lệ còn lại là thù, còn ông chủ - người ban thưởng là bạn. Nhưng cần nhìn như một triết gia, tức là trừu tượng lên một chút, sẽ thấy hai người nô lệ là như nhau và đang mâu thuẫn với chủ nô. Tức là triết gia thì nhìn từ trên cao xuống để thấy vấn đề, rồi đặt câu hỏi đúng.

Ở một diễn biến khác ngoài đời thực, các nhà tư tưởng chuẩn bị cho Đại Cách mạng Pháp (1789), đến một lúc, bỗng dưng xúm vào câu hỏi về sự hình thành của xã hội, và dễ thấy, câu hỏi này hoàn toàn không thể “thực chứng”. Những người khôn và thực tế thời đấy hẳn đã phỏng vấn nhau rất nhiệt tình về việc hoàng đế nên đối xử với thần dân mình như thế nào. Nhưng nhìn từ hiện tại, Deleuze thấy là, à nhầm, tôi thấy là câu hỏi của các nhà tư tưởng mới thực sự đặt ra vấn đề, còn việc phỏng vấn kia không có nhiều ý nghĩa lắm - ít nhất nó không giúp phương Đông có chuyển động lớn. Dĩ nhiên, khế ước xã hội có thể cũng hư cấu ngang ngửa chân mệnh thiên tử, nhưng câu hỏi chứa vấn đề đúng mới là phát minh lớn của triết gia, câu hỏi đúng thì câu trả lời tốt lắm.

Clip phỏng vấn:
Nhưng dường như trong một vài lĩnh vực thì bất cứ câu hỏi nào cũng đều quan trọng ngang nhau? Câu hỏi nào trong toán học cũng quan trọng? Nếu như có tồn tại một ngoại lệ thì lập luận có vấn đề phải ko ạ?


Mà sao em tư biện về nghĩa của vấn và hỏi nó lại có vẻ không khớp như ý kiến của bác nhỉ? Hỏi thì không nhất thiết phải có đối tượng, còn vấn thì liên tục tương tác giữa 2 đối tượng?
 
Last edited:
Nhưng dường như trong một vài lĩnh vực thì bất cứ câu hỏi nào cũng đều quan trọng ngang nhau? Câu hỏi nào trong toán học cũng quan trọng? Nếu như có tồn tại một ngoại lệ thì lập luận có vấn đề phải ko ạ?


Mà sao em tư biện về nghĩa của vấn và hỏi nó lại có vẻ không khớp như ý kiến của bác nhỉ? Hỏi thì không nhất thiết phải có đối tượng, còn vấn thì liên tục tương tác giữa 2 đối tượng?
Đúng vậy, “vấn” cũng có thể là thẩm vấn, nên trò chuyện thì dù muốn hay không cũng dính líu với kiếm đồng minh. Trong series, Deleuze cũng nói rất rõ đấy.

Nhưng có thể đọc Alain cho ngắn hơn, về sự khác nhau giữa đọc và nghe, hỏi và vấn.
Trích “Đoản luận: Văn chương” của Alain.
“Cuộc trò chuyện thì không dẫn dạy
Cuộc trò chuyện thì không dẫn dạy, thậm chí bị quy định. Tôi thấy ở đó sự bất tiện này, cho cả hai, rằng ý nghĩ chuyển dòng không ngừng, và quên mất điều ban đầu đã dừng nó lại; hay, nói cách khác, người giải thích ý nghĩ của mình luôn đánh mất thứ gì đó, và thường là thứ tốt nhất. Trạng thái phản tư, điều duy nhất quan trọng, giả định sự dừng trước một đối tượng người mà ta không thể ngăn mình tra vấn, và đối tượng ấy không hồi đáp gì. Chỉ có các tượng đài khiến suy nghĩ. Tôi cũng hiểu, dưới danh nghĩa tượng đài, các thi sĩ, được che chở tốt hơn tất cả các tác giả khác chống lại sự thay đổi; nhưng tất cả các tác giả đều thủ đắc đặc tính đồ sộ nào đó qua lòng sùng kính, cái ngăn làm thay đổi họ, và luôn dẫn ta về lại hình thức cứng rắn. Điệu vũ của các ý nghĩ, vốn là bất ổn định nhất trong các điệu vũ, do vậy tìm thấy một trung tâm và như một ban thờ. Chưa từng có ai nghĩ khác với dưới thẩm quyền của điều được viết ra, và theo định kiến căn cốt rằng cái được viết ra là đúng. Không có ý này, độc giả sẽ bị quăng vào một ý nghĩ khác và rồi một ý nghĩ khác nữa; chuỗi vòng đứt và các hạt ngọc lăn lóc. Tốt cho lũ khuyển đuổi theo những gì lăn.”
 
Last edited:
Thấy vụ này, tôi nhớ tới Gilles Deleuze, nên viết một chút để homage ông ấy (ở một số dịp đặc biệt thì tôi nổi hứng muốn quay lại homage người này người kia ấy mà), đây là một người rất đặc biệt của tôi - ông thầy truyền khẩu (ý là tôi từng xem interview của ông ấy, link ở dưới. Hình như series mất mấy clip rồi). Với lại, Gilles Deleuze cũng là người chống Wittgenstein kịch liệt nhất tôi biết, thản nhiên nói triết học Wittgenstein không phải là triết học.

Hết trữ tình ngoại đề.

Gilles Deleuze từng nói là có hành động hỏi và hành động phỏng vấn (interrogation). Hỏi thì mới có vấn đề, còn phỏng vấn thì không, và nhiệm vụ của triết gia là hỏi. Để tôi nghĩ xem có nên lấy luôn ví dụ (Chúa có tồn tại?) của Deleuze trong clip hay không, chắc không. Dù sao, hãy hình dung là có hai nô lệ đang giết nhau mua vui cho chủ. Dưới góc nhìn của mỗi nô lệ thì nô lệ còn lại là thù, còn ông chủ - người ban thưởng là bạn. Nhưng cần nhìn như một triết gia, tức là trừu tượng lên một chút, sẽ thấy hai người nô lệ là như nhau và đang mâu thuẫn với chủ nô. Tức là triết gia thì nhìn từ trên cao xuống để thấy vấn đề, rồi đặt câu hỏi đúng.

Ở một diễn biến khác ngoài đời thực, các nhà tư tưởng chuẩn bị cho Đại Cách mạng Pháp (1789), đến một lúc, bỗng dưng xúm vào câu hỏi về sự hình thành của xã hội, và dễ thấy, câu hỏi này hoàn toàn không thể “thực chứng”. Những người khôn và thực tế thời đấy hẳn đã phỏng vấn nhau rất nhiệt tình về việc hoàng đế nên đối xử với thần dân mình như thế nào. Nhưng nhìn từ hiện tại, Deleuze thấy là, à nhầm, tôi thấy là câu hỏi của các nhà tư tưởng mới thực sự đặt ra vấn đề, còn việc phỏng vấn kia không có nhiều ý nghĩa lắm - ít nhất nó không giúp phương Đông có chuyển động lớn. Dĩ nhiên, khế ước xã hội có thể cũng hư cấu ngang ngửa chân mệnh thiên tử, nhưng câu hỏi chứa vấn đề đúng mới là phát minh lớn của triết gia, câu hỏi đúng thì câu trả lời tốt lắm.

Clip phỏng vấn:
Xin được quote lại vì thực ra comment trước của em không hoàn toàn hiểu rõ lời trình bày.

Thường các câu hỏi sẽ có giới hạn của nó đúng không, do vậy các triết gia này phải để dành câu hỏi đúng cho các triết gia khác. Tại sao có người thì kết thúc, trong khi có người lại sa vào trò võ mồm. Điều Gì quyết định các giới hạn đó khi nó dừng lại và không thể dừng lại? Hình như việc phỏng vấn và hỏi đã lẫn vào nhau. Trở lại việc có thể sẽ kết thúc, vậy mục đích của câu hỏi là đi tìm các nghịch lý (ngoại lệ), trong khi mục đích của việc sa vào võ mồm là khiến nó không thể giải thích được? Nhưng ta đều biết kể cả khiến nó kết thúc hay nhì nhằng thì vẫn sẽ có những câu hỏi khác luôn đúng và chả liên quan gì đến 2 câu hỏi trước xuất hiện vậy thì làm sao là ta Lúc Này đủ khả năng "biết đúng"? Nhỡ nếu nó giống như Lúc Trước thì sao?
 
Xin được quote lại vì thực ra comment trước của em không hoàn toàn hiểu rõ lời trình bày.

Thường các câu hỏi sẽ có giới hạn của nó đúng không, do vậy các triết gia này phải để dành câu hỏi đúng cho các triết gia khác. Tại sao có người thì kết thúc, trong khi có người lại sa vào trò võ mồm. Điều Gì quyết định các giới hạn đó khi nó dừng lại và không thể dừng lại? Hình như việc phỏng vấn và hỏi đã lẫn vào nhau. Trở lại việc có thể sẽ kết thúc, vậy mục đích của câu hỏi là đi tìm các nghịch lý (ngoại lệ), trong khi mục đích của việc sa vào võ mồm là khiến nó không thể giải thích được? Nhưng ta đều biết kể cả khiến nó kết thúc hay nhì nhằng thì vẫn sẽ có những câu hỏi khác luôn đúng và chả liên quan gì đến 2 câu hỏi trước xuất hiện vậy thì làm sao là ta Lúc Này đủ khả năng "biết đúng"? Nhỡ nếu nó giống như Lúc Trước thì sao?
Những vấn đề này hiện giờ thì tôi cũng không biết câu trả lời. Có thể sau kì nghỉ hè với Wittgenstein thì tôi có thể hiểu thêm gì đó. Tôi đang định cheating với bên đó một chút, đọc theo kiểu hiện giờ: một nhân vật = một khái niệm, tôi gần như mù ở một số phương diện của văn chương. Định post ảnh tác phẩm “Ba truyện đời” của Gertrude Stein, như một ví dụ, mà voz vẫn không cho.
 
Last edited:
có sách gì nói về tuổi thơ thời kỳ những năm 90-2000 ko các bác nhỉ, có mua quyển Thương nhớ thời bao cấp về coi mà có vẻ nó không thích hợp lắm. Lâu lâu mình lại muốn sống lại tuổi thơ chút :D
 
Có tác phẩm văn học nào của việt nam nói về văn hoá của xã hội thời mấy "con đầm pháp" không nhỉ các mai fen :v
 
Last edited:
Back
Top