kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

thích tìm những cuốn nói đúng hơn về sự thật, về những người đã từng sống ở giai đoạn lịch sử và nói lên cảm nhận thật sự của họ, chứ sách mà đã qua tuyên giáo duyệt thì chắc hay như thơ tố hữu
Thế thì chỉ có tìm sách dạng "Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm" thôi, là chân thực nhất.
Không thì cảm nhận qua hình ảnh thời chiến. Vì ngôn ngữ có thể dối trá, chứ hình ảnh thì không.
Chiến tranh VN nhiều ảnh dạng tư liệu lắm, xem có khi còn sởn gai ốc, ko nuốt trôi luôn.
 
thích tìm những cuốn nói đúng hơn về sự thật, về những người đã từng sống ở giai đoạn lịch sử và nói lên cảm nhận thật sự của họ, chứ sách mà đã qua tuyên giáo duyệt thì chắc hay như thơ tố hữu
Những người nổ như thế này thường không đọc cả 2 loại sách trên, cũng như những người chê lịch sử là tuyên truyền thì nửa trang sách sử không đọc, vì chê dễ hơn mà, đọc làm gì cho đau đầu
 
văn học TQ cũ, đầu những năm 2k dịch ở VN thì coi như chả bao giờ có cửa tái bản luôn rồi nhỉ? Những cuốn như Bảo bối thượng hải, Búp bê bắc kinh thì chắc chôn vùi luôn rồi, coi bộ VN không đầu tư mạnh vào mảng này cho lắm, trong khi nhìn văn học kinh điển phương tây tái bản miết mà mắc mệt đít.
 
Gần tết rồi. Anh em tư vấn xem những quyển tiểu thuyết đáng đọc dịp tết ạ. Đã đọc gần đây suối nguồn, hai số phận, bắt trẻ đồng xanh, lược sử loài người, có mua cuốn theo chiều gió mà chưa đọc...
 
Gần tết rồi. Anh em tư vấn xem những quyển tiểu thuyết đáng đọc dịp tết ạ. Đã đọc gần đây suối nguồn, hai số phận, bắt trẻ đồng xanh, lược sử loài người, có mua cuốn theo chiều gió mà chưa đọc...
Vậy đọc cho xong Gone With The Wind đi đã, cuốn này dài lắm.
 
Gần tết rồi. Anh em tư vấn xem những quyển tiểu thuyết đáng đọc dịp tết ạ. Đã đọc gần đây suối nguồn, hai số phận, bắt trẻ đồng xanh, lược sử loài người, có mua cuốn theo chiều gió mà chưa đọc...
Tây Du Ký.
 
Ok bạn. Cuối năm hơi bận không có thời gian, tầm 25 rảnh bắt đầu đi cafe nhâm nhi 1 mình đọc sách. Định mua thêm chứ nhìn độ dày cuốn đó chắc đọc 3,4 ngày. 🙂
Thế thêm cuốn War And Peace.
Mà thím đọc nhanh thế, như cuốn trên tập trung 4h/ngày thì ít nhất cũng mất 1 tháng e mới đọc xong. :surrender:
 
H3UPiZy.jpg
🕮 Thư gửi bố (*) ― Franz Kafka ― Đinh Bá Anh dịch​
Bố yêu quý,
Gần đây bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ, con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chính vì nỗi sợ đó, phần để lí giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói. Và ngay cả bây giờ, khi con đang cố gắng trả lời bố qua thư, thì chắc chắn sẽ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, bởi ngay cả khi viết, nỗi sợ bố cùng những hệ quả của nó vẫn ngăn cản con, và cũng còn vì qui mô của vấn đề vượt quá kí ức và trí lực của con.​
 
chừng nào truyện ngắn Kafka có dịch mới hoặc tái bản nhỉ? để mấy thằng gian thương nâng quá khét quá, tội chúng rao mãi không ai mua :amazed:
 
Tết đến nơi rồi, các thím gợi ý giúp em 1 vài sách văn học Việt Nam về mùa xuân/Tết để tìm hiểu văn hóa cũng như thư thái đầu óc với ạ :big_smile:
Về tết/mùa xuân thì mỗ chưa liên tưởng được đọc cái gì, nhưng đọc sách để thư thả đầu óc đón những ngày đầu xuân thì có thể đọc các tập tuỳ bút của Vũ Bằng đặc biệt là các loại về món ăn như Thương Nhớ Mười Hai, Miếng Ngon Hà Nội, thậm chí chính luận như "40 năm nói láo" cũng rất thú vị. Còn vài cuốn tản văn hiện đại hơn của Phi Tân "Bên sông Ô Lâu", "Về Huế ăn cơm", đọc tạm được tuy là hơi nặng cảm xúc và mang màu sắc địa phương thái quá.

Nhân tiện về tuỳ bút có thể đọc thêm các tuỳ bút của Tràng Thiên-Võ Phiến, vì mang danh là người "dinh tê" nên ít phổ biến hơn. Tuy là những "Quê Hương Tôi" của Tràng thiên, cá nhân mỗ cho là không hề kém cạnh các tuỳ bút của Nguyễn Tuân. "Quê Hương Tôi", mang hoài niệm da diết về văn hoá, về con người (đặc biệt là về Huế, về Miền Trung- Những nơi mà Võ Phiến từng sống).

Về văn hoá thì cót hể đọc "Việt Nam Văn Hoá-Sử Cương"Đào Duy Anh, "Phong tục"-Phan Kế Bính, "Một nhận thức về Văn Hoá VN"-Phan Ngọc, Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX – Lê Thành Khôi có vài phần nói về văn hoá và dân tộc có thể đọc tạm.Ngàn Năm Áo Mũ,"Nghệ Thuật và nghệ nhân Huế" thì xem thêm cho vui<Bọn Huế có mấy tủ sách về văn hoá Huế rất hay, nhưng không biết vì sao ít được phổ biến rộng, chỉ có tới nơi mới đọc được>. Có thể đọc thêm Bộ "Tiếng Việt giàu đẹp", nói về tiếng Việt, nhưng cũng là nói về văn hoá. Sự liên quan giữa ngôn ngữ và văn hoá gắn bó tới mức không một bộ phận nào thuộc về văn hoá của một dân tộc lại có thể được nghiên cứu tách rời khỏi ngôn ngữ. Bộ sách "Văn hoá Việt nhìn từ tiếng Việt" nói khá hay, không chỉ là lý thuyết, mà là trải nghiệm là những đúc rút của tác giả Lê Minh Quốc. Trong"Việt Nam văn hoá trong ngôn ngữ", "nói khá chi tiết nhưng viết hơi khô khan. Thật không hợp với cảnh xuân những ngày ấm áp nắng nhẹ.

Nhưng mà dù đọc bao nhiêu sách cũng không bằng phải đi tham quan các bảo tàng các lễ hội. Ở đó có nhiều hiện vật với những thuyết minh, những câu chuyện thực tế hay ho hơn.
 
Về tết/mùa xuân thì mỗ chưa liên tưởng được đọc cái gì, nhưng đọc sách để thư thả đầu óc đón những ngày đầu xuân thì có thể đọc các tập tuỳ bút của Vũ Bằng đặc biệt là các loại về món ăn như Thương Nhớ Mười Hai, Miếng Ngon Hà Nội, thậm chí chính luận như "40 năm nói láo" cũng rất thú vị. Còn vài cuốn tản văn hiện đại hơn của Phi Tân "Bên sông Ô Lâu", "Về Huế ăn cơm", đọc tạm được tuy là hơi nặng cảm xúc và mang màu sắc địa phương thái quá.

Nhân tiện về tuỳ bút có thể đọc thêm các tuỳ bút của Tràng Thiên-Võ Phiến, vì mang danh là người "dinh tê" nên ít phổ biến hơn. Tuy là những "Quê Hương Tôi" của Tràng thiên, cá nhân mỗ cho là không hề kém cạnh các tuỳ bút của Nguyễn Tuân. "Quê Hương Tôi", mang hoài niệm da diết về văn hoá, về con người (đặc biệt là về Huế, về Miền Trung- Những nơi mà Võ Phiến từng sống).

Về văn hoá thì cót hể đọc "Việt Nam Văn Hoá-Sử Cương"Đào Duy Anh, "Phong tục"-Phan Kế Bính, "Một nhận thức về Văn Hoá VN"-Phan Ngọc, Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ XX – Lê Thành Khôi có vài phần nói về văn hoá và dân tộc có thể đọc tạm.Ngàn Năm Áo Mũ,"Nghệ Thuật và nghệ nhân Huế" thì xem thêm cho vui<Bọn Huế có mấy tủ sách về văn hoá Huế rất hay, nhưng không biết vì sao ít được phổ biến rộng, chỉ có tới nơi mới đọc được>. Có thể đọc thêm Bộ "Tiếng Việt giàu đẹp", nói về tiếng Việt, nhưng cũng là nói về văn hoá. Sự liên quan giữa ngôn ngữ và văn hoá gắn bó tới mức không một bộ phận nào thuộc về văn hoá của một dân tộc lại có thể được nghiên cứu tách rời khỏi ngôn ngữ. Bộ sách "Văn hoá Việt nhìn từ tiếng Việt" nói khá hay, không chỉ là lý thuyết, mà là trải nghiệm là những đúc rút của tác giả Lê Minh Quốc. Trong"Việt Nam văn hoá trong ngôn ngữ", "nói khá chi tiết nhưng viết hơi khô khan. Thật không hợp với cảnh xuân những ngày ấm áp nắng nhẹ.

Nhưng mà dù đọc bao nhiêu sách cũng không bằng phải đi tham quan các bảo tàng các lễ hội. Ở đó có nhiều hiện vật với những thuyết minh, những câu chuyện thực tế hay ho hơn.
Văn hoá VN thì rì com men cuốn này, rất đáng đồng tiền bát gạo, tuy nhiên sách dày chống chỉ định người ngại đọc, Tiki có bán ship tận giường

Screenshot_2022-01-23-10-05-35-979_vn.tiki.app.tikiandroid.jpg
 
Hỏi mà rộng thế Tây nó giả nhời, lịch sử thế giới hay VN hay nước nào, lịch sử thời đại nào, địa lý cũng thế, hỏi như anh thì tôi khuyên vào box lịch sử địa lý của tve 4u mà lựa
à ừ, tôi thích lịch sử + địa lý châu Mỹ
1/ Jerusalem, The Biography
2/ American History In 50 Events.
3/ A History Of East Asia.
4/ The Rise And Fall Of Third Reich.
thanks mẹ nó. list này có vietsub ko nhỉ :D
 
Back
Top