thảo luận Những sai lầm Khi mua và dùng Bộ lưu điện UPS, gần như không ai nói, và tôi cũng đã từng bị hỏng nhiều cái

DanThuongDang

Junior Member
Xem thêm:
Hội Những Người Thượng Đẳng bỏ thêm tiền mua Bộ lưu điện UPS dùng pin LifePo4, chứ quyết không chọn UPS dùng acquy truyền thống, chán lắm rồi !


Lâu nay cứ nghĩ là mua Bộ lưu điện UPS, cứ thế dùng, nhưng không phải.
Rất nhiều sai lầm khi mua và dùng UPS mà gần như không người bán hàng nào nói với chúng ta.

Nên tôi cũng bị hỏng nhiều cái.
Từ đó, nghiên cứu thêm và dựa vào việc hỏng nhiều cái, tôi viết ra vài kinh nghiệm Khi mua và dùng UPS:

1. Không phải Bộ lưu điện UPS nào cũng có nguyên lý hoạt động như nhau, có cái bị kỹ sư mua bằng cấp thiết kế gây hỏng nhiều

Nếu tôi mà gặp kỹ sư thiết kế cái UPS APC 650VA thì chắc tôi đấm nó vài cái, chắc loại mua bằng cấp, thiết kế mạch quá sai mà vẫn bán ra thị trường, đã thế còn quảng cáo tràn lan khiến tôi nghe theo và mua 1 loạt. Giờ thì tới 80% bộ lưu điện UPS này bị hỏng.

Các lỗi thường gặp của UPS APC 650VA:
  1. Yếu bình acquy, kêu e e liên tục, bật mãi không lên.
  2. trường hợp tiếp theo hay gặp với UPS APC 650VA hỏng mạch bên trong, cứ cắm điện là kêu e é và không cấp điện cho thiết bị máy tính, kể cả thay acquy mới khác.
  3. rồi thêm trường hợp gây hỏng hóc nữa là thay bình acquy mới, bật lên được 1 giây rồi tự tắt luôn.
  4. Bó tay với ông nào thiết kế cái Bộ lưu điện APC 650VA luôn, chắc mua bằng cấp chứ chẳng biết người dùng họ dùng thế nào.

xdfyg.jpg



Trong khi dùng Eaton, Santak, hay Delta thì không hề bị mấy lỗi trên, chạy khá ổn trong vài năm qua. Bình yếu vẫn bật lên được, nhất là Eaton và Delta, còn Santak thì yếu bình không bật lên được, nhưng thay cái bình acquy khác, hoặc nếu chưa kịp đề xuất mua bình acquy khác thì để đó tầm 10-20 phút thì lại bật lên được.

2. Thông số 650VA khác hoàn toàn với 650W.

Nhiều người quên bài học vật lý thời còn nhỏ, cứ nghĩ 650VA là 650W, nhưng thực ra không phải.

Quy đổi giữa Công suất VA và W:

Công suất VA (S) X Hệ số công suất (Pf hay Cos Ø) = Công suất W

Ví dụ:

Bộ Lưu Điện UPS SongSin 1000VA của Dakia Tech có Pf = 0.7
Vậy công suất tải thực của nó sẽ là: 1000 * 0.7 = 700 W

hoặc bộ lưu điện APC 650VA thực ra chỉ có 325W là tối đa mà thôi.

https://dakiatech.com/cach-phan-biet-don-vi-cong-suat-va-va-w/

3. Cứ nghĩ mua UPS 650VA thì được phép dùng 650VA, mà quên mất thông số chịu đựng tối đa của acquy chỉ là 1/10 của 650VA mà thôi. Đôi khi 650VA mà chỉ được phép dùng có 50VA thì mới bền bình acquy được. Đây mới là sai lầm nghiêm trọng trong việc dùng Bộ lưu điện.

Phần này kiến thức và kinh nghiệm của tôi còn ít và chưa sâu sắc, nên ông nào đọc và bổ sung giúp tôi nhé.

Tôi bị hỏng nhiều bình acquy hoặc nhiều bộ lưu điện UPS có lẽ là vì mấy cái này, không chú ý đến dòng xả C của acquy hay pin, tin vào quảng cáo quá lố của hãng sản xuất.

Độ bền của Bộ lưu điện UPS phụ thuộc vào cả UPS và cả acquy hay pin dùng trong UPS nữa. Đúng là UPS 650VA có thể chịu được 500VA hoặc 600VA cũng không hỏng, nhưng không có nghĩa là bộ pin hay acquy trong UPS cũng chịu nổi 500VA hay 600VA, chỉ cần quá tải là bị hỏng ngay sau thời gian tính bằng giây hoặc bằng phút.

Chạy được, khác hoàn toàn với chạy ổn định và chạy bền. Các nhà sản xuất toàn quảng cáo lố, họ quảng cáo trong trường hợp Chạy được, chứ họ không nói là điều kiện chạy ổn định, chạy bền là bao nhiêu. Mỗi người tự trang bị kiến thức để tăng tính hiệu quả thôi.

Ngoài khả năng chịu tải bao nhiêu của UPS, như APC 650VA chỉ chịu tải 325W đi, rồi vô tư dùng tầm 250W hoặc 300W vì nghĩ dưới mức 325W tối đa là sai lầm.
còn 1 cái phải chịu đựng nữa, mà cái này quá tải là bị hỏng rất nhanh, có khi chỉ vài phút là hỏng rồi, đó là acquy bên trong UPS.

Có 1 thông số C của acquy rất quan trọng, nó đại điện cho việc acquy 12V 6Ah có thể chịu được tối đa bao nhiêu W thì sẽ rất nhanh hỏng.

Thường thì acquy có nhiều loại, nhưng acquy 12V 6Ah chỉ có thể nên dùng ở mức 1/10 tới tối đa 3/10 thôi, nghĩa là chỉ dùng được tầm 7.2W tới 20W thì acquy mới bền, thấy vô lý và ngạc nhiên chưa? trong khi APC quảng cáo chịu tải 650VA là 325W là họ đang nói trong trường hợp quảng cáo lố quá mức gây hiểu sai cho nhiêu người không rành về công nghệ.
325W mà chỉ được phép dùng 10-20W thì mới bền bình acquy được, quá lố lăng.

Còn với pin Lithium thì được 0.5C là 12V 6Ah dùng được tầm 40W, còn pin sắt LifePo4 có thể xả an toàn ở mức 1C tầm 72W, hoặc vài pin LifePo4 có thể xả ở mức 2C hoặc 3C vẫn an toàn.


Xem thêm:
https://linhkien888.vn/kien-thuc-co-ban-ve-pin


https://hdtsolar.vn/pin-lithium-ion-lifepo4-la-gi/#:~:text=Thường pin Lithium LiFePo4 cho,và ở 10% là 3V.

https://solardh.com/don-vi-c-trong-pin-lithium-lifepo4-la-gi-pin-luu-tru-lithium-oliter/

650020310.jpg

Dòng xả của Pin
Có nhiều người thường nhầm lần giữa 2 thông số dòng xả tối đa và dung lượng của một viên pin thực tế không phải vậy

Dòng xả là khả năng cấp dòng điện của Pin, tùy theo các thiết bị người ta sử dụng pin có dòng xả khác nhau

ví dụ: như máy khoan máy cắt cầm tay có chỉ số dòng xả cao để điện áp của pin không bị sụt xuống

còn các thiết bị như bộ đàm, Micro bluetooh, sạc dự phòng không cần dòng xả cao vì tải của nó sử dụng dòng thấp

Thông số này có đơn vị là C ( 1C, 2C, 5C, 10C, 20C …)

Ví dụ Pin có dòng xả 1C, dung lượng 2000 mAh thì pin có thể xả tối đa 2000 mA, nêu xả quá mức này có thể làm giảm tuổi thọ của pin thậm chí gây cháy nổ

Pin có dòng xả 2C, dung lượng 2000mAh thì pin có thể xả tối đa 4000 mA

Lưu ý dòng xả tối đa của pin dựa vào dung lượng thực tế của một viên pin

Các pin Li-Ion thường có dòng xả không quá 2C, pin Li-Fe thì có dòng xả lớn hơn lên tới 10C 20C, thậm chí 40C 50C
 
Last edited:
Mua và dùng UPS đúng cách không hề dễ dàng, vì chỉ cần sai 1 lần là có thể làm hỏng bình acquy trong vài phút.


solarv_vu_phong___acquy_31.png



Ta thấy rằng, nếu các bạn cứ xả 100% dung lượng ắc quy (xả tới 10.8V theo tiêu chuẩn nhé) thì sau 250 chu kỳ nạp xả, dung lượng ắc quy sẽ giảm dưới 60%. Ồ, 250 chu kỳ, mỗi ngày 1 chu kỳ thế thì không tới 1 năm nhỉ. Nhưng nếu các bạn xả chỉ 50% rồi nạp lại, thì sau khoảng 500 chu kỳ dung lượng ắc quy mới giảm dưới 60%. Và nếu các bạn chỉ xả 30% rồi nạp lại, thì sau hơn 1300 chu kỳ dung lượng ắc quy mới giảm dưới 60%.

https://vuphong.vn/phan-tich-ky-thuat-ac-quy-de-biet-cach-su-dung-ac-quy-ben-nhat/

Kết luận này rất quan trọng, nghĩa là càng xả xả nông (ngắt ở mức điện áp cao) chừng nào rồi nạp lại, thì thời gian sử dụng ắc quy càng dài, thay vì ít hơn 1 năm thì có thể kéo dài tới 5-7 năm ở mức dung lượng trên 60%.

Và các bạn sẽ thấy tác hại của việc xả sâu dưới 10.8V, các bạn đang tự phá huỷ ắc quy của mình đấy! Nhiều người cứ xả thoải mái khi nào không ra điện nữa thì thôi. Giờ thì các bạn hiểu là không được làm vậy rồi nhé.


https://vuphong.vn/mot-so-cau-hoi-hay-ve-su-dung-ac-quy/

Vậy một ắc quy thì nên phát với dòng điện bằng bao nhiêu là hợp lý? Người ta khuyên rằng chỉ nên chấp nhận phát với dòng điện bằng dung lượng ắc quy trong thời gian ngắn (phục vụ việc khởi động các động cơ hoặc trong thời điểm quá độ khi bật các thiết bị sử dụng điện); Nên phát với dòng dưới 1/3 dung lượng bình trong thời gian dài hơn (như vậy với ắc quy 100Ah thì nên phát dưới 33A).

Cá nhân tôi cho rằng chỉ nên phát với dòng điện bằng dòng điện nạp cho phép – tức là ắc quy kín khí thì phát với dòng bằng 1/4 dung lượng bình (25A cho bình 100Ah) và với ắc quy axít kiểu hở thì phát dòng bằng 1/10 dung lượng bình – tức 10A cho bình 100Ah. Mặc dù chưa thấy các tài liệu nào nói về điều này là hợp lý, nhưng tôi suy luận từ việc nạp điện với mức dòng này là được phép thì việc phát điện với mức dòng đó (quá trình phát là ngược lại với quá trình nạp) là an toàn là phù hợp.

Như vậy bạn có thể chọn mức công suất phát với dòng bằng 1/3 dung lượng bình (tức công suất 12V x 33A = xấp xỉ 400VA với một bình 100Ah) hoặc tốt hơn là với dòng điện bằng 1/4 hoặc 1/10 dung lượng bình để ắc quy đạt được tuổi thọ cao nhất. Trong trường hợp muốn phát các công suất cao hơn mức này thì nên mắc song song với chúng thêm các ắc quy nữa cùng dung lượng.
 
Last edited:
Nên mua UPS nào khi máy tính dùng cỡ 800W điện:

Quan trọng là UPS nào dùng loại acquy nào, hay là loại pin Lithium nào và Pin LifePo4 nào, dòng xả C là bao nhiêu.

rồi nhân với công thức:

1/10 với acquy hoặc có thể mức 3/10 với một số acquy đời mới.
1C với pin Lithium hoặc bằng 30% mức dòng xả C được quảng cáo với vài pin Lithium đời mới.
2C với pin LifePo4 hoặc bằng 50% mức dòng C được quảng cáo với pin LifePo4 đời mới.

Đừng tin lời nhà sản xuất, họ toàn công bố thông số lý thuyết để quảng cáo, cứ dùng max dòng xả C mà họ đưa ra trong thời gian dài là hỏng pin hay hỏng bình acquy ngay.

Đôi khi dùng 800W, thì có thể phải dùng tới loại UPS cỡ 10.000VA cơ đấy, như vậy mới bền bình acquy bên trong UPS được :v

chứ cứ mua loại cỡ 1000VA hoặc 2000VA về dùng sợ không có bền, dùng sai 1 lần là hỏng bình acquy ngay.

Còn nếu dùng pin LifePo4 trong UPS thì có thể mua loại UPS có VA thấp hơn nhiều, đỡ được kha khá chi phí ban đầu.
 
Muốn bền pin thì mua loại có tính năng tự động ngắt sau 15 phút thì chẳng bao giờ xả sâu quá, chẳng bao giờ kiệt pin, do có 15 phút là ngắt dù pin còn nhiều điện, như một số dòng Santak.

Nhưng như thế thì hơi phí khi mua pin hay acquy dung lượng cao.

nên thị trường mới có loại UPS có thêm cổng UPS kết nối NAS hoặc máy tính, và cài phần mềm để Windows hiểu UPS sắp kiệt pin, sẽ tự động tắt máy tính.

Vì vậy, ưu tiên mua loại UPS có cổng USB kết nối máy tính sẽ bền pin hơn, vừa tận dụng được dung lượng cao của pin, vừa bền pin. Chú ý thông số dòng xả C của pin là được.
 
Last edited:
cái vụ ups này xôm phết bác, em đang xem vụ pin sắt cho chạy lưu trữ pin mặt trời mà thị trường quá trời là các chủng loại hoa mắt, bác kinh nghiệm vụ pin sắt không chia sẻ cho em phát
 
Các lỗi thường gặp của UPS APC 650VA:
  1. Yếu bình acquy, kêu e e liên tục, bật mãi không lên.
  2. trường hợp tiếp theo hay gặp với UPS APC 650VA hỏng mạch bên trong, cứ cắm điện là kêu e é và không cấp điện cho thiết bị máy tính, kể cả thay acquy mới khác.
  3. rồi thêm trường hợp gây hỏng hóc nữa là thay bình acquy mới, bật lên được 1 giây rồi tự tắt luôn.
  4. Bó tay với ông nào thiết kế cái Bộ lưu điện APC 650VA luôn, chắc mua bằng cấp chứ chẳng biết người dùng họ dùng thế nào.
kêu e é thì coi chừng bật công tắc UPS nhưng chưa nghe được 2 tiếng tạch tạch phát ra từ contactor đã mở máy tính thì sao!
 
Back
Top