Niềm say mê bất tận với những nhạc hiệu chương trình phát thanh- truyền hình

joey_wong

Senior Member
VOV.VN - Nhiều người hỏi mình: Vì sao lại thích sưu tầm nhạc hiệu? Mình trả lời rằng: vì em rất thích nghe đài, và sưu tầm đoạn nhạc hiệu chương trình của các đài phát thanh, truyền hình cả nước


Không chỉ nhờ các nguồn nhạc hiệu được đăng tải trên Internet, bản thân mình còn là một người rất hay đi nhiều nơi, cùng với tính thích nghe truyền thanh, xem truyền hình; vì vậy mình cũng ghi âm thu lại các đoạn nhạc hiệu tại nơi mình đến. Dần dần kho tàng nhạc hiệu của mình thêm phong phú.



“Xin chào quý thính giả, quý giả đang nghe chương trình thời sự của Đài Truyền thanh thành phố Tuy Hòa trên sóng FM tần số 89.8 MHz” - câu xướng quen thuộc trên sóng phát thanh của Đài Truyền thanh TP Tuy Hòa có thể với nhiều người, đó chỉ là thể thức mở đầu cho một chương trình phát thanh; nhưng với mình, một phóng viên, một người dẫn chương trình của sóng FM… là một câu chuyện rất dài và là một hành trình cố gắng.

Gần nhà mình có một loa phát thanh. Cứ 5g30 sáng, nhạc hiệu của đài Truyền thanh thành phố Tuy Hòa lại lại vang lên. Ngày nào, âm thanh quen thuộc ấy cũng đánh thức mình dậy đi học, vang lên trong lúc tôi ăn sáng và đến trường. Cứ thế, giọng nói của các cô chú phát thanh viên đã trở thành người bạn thân thiết của mình hàng ngày và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Và cứ thế, tôi đam mê với phát thanh, mong ước trở thành một phóng viên, phát thanh viên không biết tự lúc nào.

Mình nhớ như in, lúc nhỏ được mua một chiếc mấy radio có bắt được các đài băng tần thấp, có thể nghe được các đài truyền thanh phường, xã. Sau một hồi dò sóng, mình bắt được sóng các đài truyền thanh xã Hòa An, xã Hòa Định Đông, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa các phường khu vực nội thành Tuy Hòa. Một hôm dò được đài truyền thanh phường 4, nghe các chương trình hay, nhất là có chương trình âm nhạc theo yêu cầu, mình mạnh dạn gọi điện thoại, gặp một người tên anh Thoại Kỳ, biên tập viên của Đài Truyền thanh phường 4, nay là Biên tập viên Đài PTTH Phú Yên.
Anh Kỳ hỏi: Sao em biết đến đài truyền thanh phường 4?



Mình trả lời: Em … nghe qua đài radio!

Anh Kỳ nói: Nghe radio??? – Anh nói giọng hơi ngạc nhiên, bởi các đài truyền thanh phường, xã phát chủ yếu qua loa công cộng và FM dải băng tần thấp.
Mình trả lời: Dạ thì em nghe đài trên loa phát thanh mỗi lúc đi học, rồi về nhà tò mò dò đài mở thử.
Sau đó, mình xin đăng ký bài hát “Hai lúa lên đời” và “Tây Du Ký” trong chương trình quà tặng âm nhạc.
Kể từ đây, mình có thêm đam mê nghe các chương trình phát thanh. Mỗi chương trình các Đài phát lên bắt đầu đoạn nhạc hiệu quen thuộc, đây là đoạn thông báo bắt đầu một chương trình.

(Nhạc hiệu đài Phát thanh tỉnh Cửu Long)
Đó là một nhạc hiệu của đài Phát thanh Cửu Long cách đây 33 năm về trước (hiện chia thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh). Để sưu tầm được đoạn nhạc hiệu này, bản thân mình rất khó khăn để tìm kiếm, vì hầu như đa phần các tư liệu đều mất và không lưu trữ lại, tình cờ mình tìm trong phim tư liệu kỷ niệm 40 năm ngày phát sóng đầu tiên của Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long, mình đã nghe được và lưu trữ lại.
Từ những nhạc hiệu đầu tiên, đến nhạc hiệu thứ hai, thứ ba được thu bằng chiếc điện thoại nhỏ tăng dần theo cấp số nhân. Tuy nhiên sau đó, trong quá trình sử dụng máy tính cá nhân bị hư, tất cả các tư liệu đều bị mất hết, trong đó có bộ sưu tập nhạc hiệu, mọi thứ dường như là một số 0 với bản thân. Chỉ sau một thời gian ngắn, mình tiếp tục hành trình sưu tầm nhạc hiệu với một trang mới. Lúc này, mình là sinh viên năm nhất của ngành Báo chí trường CĐ Phát thanh-Truyền hình II, thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ được học tập kỹ thuật với phần mềm Cool Edit Pro, vì vậy sau khi lưu trữ nhạc hiệu càng dễ dàng và thuận tiện hơn, đặc biệt âm thanh lưu trữ chất lượng hơn trước đây.
niem say me bat tan voi nhung nhac hieu chuong trinh phat thanh- truyen hinh hinh anh 1


Nhiều người hỏi mình: Vì sao lại thích sưu tầm nhạc hiệu?
Mình không biết trả lời như thế nào, chỉ cười và trả lời rằng: vì em rất thích nghe đài, và sưu tầm nhạc hiệu các đài phát thanh, truyền hình cả nước.
Đến thời điểm tháng 1/2024, trong bộ sưu tập của mình có hơn 550 nhạc hiệu, trong đó, có sự góp mặt của nhạc hiệu 63 Đài Phát thanh, Truyền hình của nước, khoảng 490 nhạc hiệu của các Đài Truyền thanh-Truyền hình, Trung tâm Văn hóa – thể thao và Truyền thông, Truyền thanh các quận, huyện, thị xã, thành phố của nước.
Trong kho bộ sưu tầm nhạc hiệu của mình, có thể ghi lại quá trình hình thành phát triển của địa phương (từ huyện lên thị xã và lên thành phố), nhiều lần thay đổi nhạc hiệu theo thời gian, thậm chí có các nhạc hiệu của các huyện thời trước đây, bây giờ không cò vì sáp nhập, hay đổi nhạc hiệu từ Đài Truyền thanh sang Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Truyền thanh.
Bây giờ bản thân mình đang công tác tại Trung tâm Văn Hóa-Thể thao và Truyền thanh thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đúng với chuyên môn và làm việc tại một vị trí mình từng mong ước, vì vậy, càng thôi thúc mình có niềm đam mê với phát thanh và sưu tầm các nhạc hiệu thời gian đến. Một ngày chiếc radio gắn bó với mình như một người bạn thân, đi cùng mình muôn nơi, từ trung tâm thành phố đến với vùng huyện xa xôi hẻo lánh. Nhờ những thông tin trên đài truyền thanh đã giúp bản thân mình có thể cập nhật nhiều thông tin bổ ích, từ kinh tế -chính trị-văn hóa-xã hội, đồng thời qua đó, giúp mình học hỏi nhiều kỹ năng để nâng cao chất lượng công tác truyên truyền của địa phương, từ cách xây dựng chương trình, làm nhạc hiệu, biên tập âm thanh.
Nhiều nhạc hiệu lưu trữ, bản thân mình chỉ cần được nghe những âm thanh đầu tiên trong đoạn nhạc hiệu là có thể thể biết là nhạc hiệu của Đài nào. Việc sưu tầm nhạc hiệu của mình không phải vì mình siêng, rảnh, nhưng vì bản thân có niềm đam mê rất đặc biệt với phát thanh, xem nó nhưng một món ăn tinh thần, trước tiên là để thỏa niềm đam mê của mình, từ đây góp phần thêm phong phú kho tàng sưu tầm nhạc hiệu của các địa phương cả nước.
Thời gian trôi đi, đến bây giờ, trước khi lên sóng mỗi ngày và xướng câu chào: “Xin chào quý thính giả đang nghe Đài Truyền thanh TP Tuy Hòa, mình vẫn luôn nghĩ phải đem những câu chuyện thú vị, hấp dẫn đến với thính giả của mình, phải luôn nỗ lực để thính giả không rời xa làn sóng phát thanh. Mình cũng luôn tự “thắp” lên ngọn lửa đam mê cho chính mình với làn sóng FM, để mỗi ngày lên sóng đều là những niềm vui.

 
Back
Top