Ông Trần Hùng Huy: ACB chưa muốn nhận sáp nhập ngân hàng khác

4 More Years

Senior Member

Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy cho biết ban lãnh đạo có quan sát 1 vài đơn vị có thể thực hiện M&A. Tuy nhiên, sau khi khảo sát, ACB vẫn chưa muốn thực hiện kế hoạch này.


Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 ngày 4/4. Ảnh: ACB.
acb_3_1712198797460986305032_1_.jpg

acb_3_1712198797460986305032_1_.jpg
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 ngày 4/4. Ảnh: ACB.


Ngày 4/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 để thông qua kết quả kinh doanh năm 2023, trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2024, cũng như bàn về vấn đề chia cổ tức và các hoạt động khác của nhà băng.

Chốt chia cổ tức 25%​

Tại phiên họp, lãnh đạo ACB cho biết năm 2023, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bám sát thị trường, tình hình trong nước và quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng linh hoạt.
Trong bối cảnh này, ACB tiếp tục tăng trưởng về quy mô và tài sản, hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu trọng yếu được cổ đông giao năm 2023.
Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2023 của nhà băng này đạt 20.068 tỷ đồng, tăng 17% so với năm liền trước. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ theo quy định, lãnh đạo ACB cho biết ngân hàng còn lại hơn 13.300 tỷ đồng lợi nhuận, cộng với hơn 6.500 tỷ đồng lợi nhuận để lại từ các năm trước, tổng cộng là 20.000 tỷ đồng.
Với nguồn lực này, ACB dự tính trích ra hơn 9.700 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông với tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận về 15 cổ phiếu mới) và 10% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận 1.000 đồng).
Sau chia cổ tức, ACB vẫn còn hơn 10.000 tỷ đồng giữ lại.

HĐQT ACB cho rằng việc tăng vốn điều lệ hiện nay là rất cần thiết để ngân hàng có thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu...
Vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng là 38.840 tỷ đồng. Dự kiến sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 5.800 tỷ, lên 44.666 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành việc tăng vốn dự kiến trong quý III năm nay.
Về kế hoạch kinh doanh 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ, tăng 10%. Tổng tài sản dự kiến tăng lên 805.050 tỷ đồng (+12%); tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 593.779 tỷ đồng (+11%) và dư nợ cho vay khách hàng đạt 555.866 tỷ (+14%), theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Chưa có kế hoạch nhận sáp nhập ngân hàng khác​

Tại phiên họp, một trong những nội dung được cổ đông quan tâm là kế hoạch nhận sáp nhập ngân hàng khác hay mở chi nhánh nước ngoài, ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB cho rằng ngân hàng có quan sát một vài đơn vị có khả năng làm sáp nhập - mua lại (M&A).
Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát thì ban lãnh đạo nhận thấy vẫn cần duy trì phát triển nội tại để không bị chệch hướng mong muốn cổ đông. Do đó, ACB chưa có kế hoạch M&A trong năm nay.
Bên cạnh đó, ông Huy cũng cho rằng thị trường nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng nên không có ý định mở thêm chi nhánh nước ngoài trong thời gian tới.
Tại đại hội, cổ đông ACB cũng đặt câu hỏi về định hướng chuyển nhượng một phần vốn tại ACBS của ngân hàng. Ông Trần Hùng Huy cho biết ACB luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác và đem lại giá trị tốt nhất cho cổ đông.
Trước đây, có nhiều đối tác hợp tác nhìn thấy khả năng mang lại lợi ích cho ACBS, nhưng sau đó không nhìn thấy cơ hội hợp tác nên ngân hàng tự phát triển. Do đó, ACBS cũng tự tăng vốn. Về phía ACB, ngân hàng cũng sẽ cởi mở để tạo cơ hội tăng vốn nếu có cơ hội hợp tác tốt hơn trong thời gian tới.

Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của ACB diễn ra ngày 4/4. Ảnh: ACB.
ACB anh 1

ACB anh 1
Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của ACB diễn ra ngày 4/4. Ảnh: ACB.


Về kết quả kinh doanh quý I, Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy cho biết 3 tháng đầu năm ngân hàng đã ghi nhận tín dụng tăng trưởng 3,7% so với cuối năm 2023, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 4.900 tỷ đồng.
Về lãi suất, ông Huy thông báo ACB dự kiến duy trì lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ở mức 4,9%/năm và cho vay cá nhân ở 6-8%/năm.
Đặc biệt, lãnh đạo ACB khẳng định ngân hàng không cho vay đầu tư dự án bất động sản mà chỉ cho vay cá nhân vay tiền mua nhà - đất, do đó nợ xấu cũng thấp hơn nhiều mức thị trường chung, chỉ dưới 1%.
"Riêng trái phiếu doanh nghiệp, ACB không đầu tư vào mảng này và thời gian tới cũng không có ý định đầu tư", ông Huy nhấn mạnh thêm.
 
Vậy là đang diễn ra rồi đúng không các fen? Anh này có quả cô đơn sofa nhìn ngon choét.
 
Big4 ăn đủ thôi, bọn 0 đồng cực khốn nạn. Trước lúc sát nhập nó tuyển 1 đống vào, kệ mie luôn :D. Đội big4 cay mũi mà éo làm gì được, nhân sự cao cấp thì lìu tìu, toàn đội lâu nhâu là đông.
 
  • Ưng
Reactions: hug
Đang 1 mình làm ăn ngon nhận sáp nhập mấy thằng 0 đồng vào để cùng nhau đi xuống à? Quả này thì ủng hộ a Huy nhé. :byebye:
 
NHNN chỉ ép đc 4 thằng có vốn Nhà nước là BIDV, VCB, CTG, Agri thôi chứ ACB là TMCP ko có vốn của Nhà nước chi phối nên chuyện nó nhận hay ko nhận sáp nhập là do nó tự quyết.
sao HDBank cũng bị xích cổ sát nhập thằng nào á, lẽ nào tự nó muốn sao ? mấy thằng 0 đồng toàn báo cô, mình nghĩ là ai cũng muốn né thôi chứ rước về làm gì đâu
 
Đang yên đang lành lại muốn nhận xác nhập vậy.
Chẳng có gì là tự nhiên cả. Mớ ngân hàng tiếp cận 0 đ vẫn đang tồn tại. Chỉ là NHNN chia ra xử lý dần dần thôi.
Còn cái ngân hàng bị cấm điểm báo kia là to quá, ko dám biến thành 0 đ nên mới phải bơm vốn để cứu
 
nhận sáp nhập mấy NH 0 đ có được ưu đâi gì ko mấy fen, chứ đang yên đang lành nhận thằng nghiện về thì khác báo cô ah
 
Back
Top