Phát hiện đột biến gene làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Một nhóm các nhà khoa học tại Việt Nam đã xác định được các đột biến gene có liên quan đến Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trên trẻ em Việt Nam.

Phát hiện này nằm trong nghiên cứu được đăng tải trên trên tạp chí khoa học uy tín thế giới Nature, được thực hiện bằng cách phân tích gene của 250 trẻ tự kỷ tại bệnh viện Trung ương Huế.

Nghiên cứu nhằm xác định các đột biến có khả năng gây bệnh hoặc liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh.

Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện 23 đột biến gene, trong đó một số đột biến gene được cho là có liên quan chặt chẽ đến ASD. Một số đột biến khác được cho là có liên quan đến các đặc điểm tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác.

Nghiên cứu này góp phần phát triển các giải pháp chẩn đoán, phòng ngừa và can thiệp sớm rối loạn phổ tự kỷ cũng như các rối loạn phát triển thần kinh từ giai đoạn sớm nhất của trẻ.

TS Bùi Thanh Duyên - nhà đồng sáng lập Genetica, TS ngành di truyền học và sinh học phân tử tại Đại học Cornell (New York, Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện trẻ tự kỷ ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 'phát triển vàng' từ 6 tháng đến 3 tuổi của trẻ”.

Theo TS Duyên, phương pháp đánh giá lâm sàng như tiêu chuẩn chẩn đoán DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) đánh giá qua khả năng ngôn ngữ đàm thoại vốn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Hơn nữa, một số triệu chứng tự kỷ trùng lặp với các triệu chứng gặp trong các rối loạn phát triển khác, chẳng hạn như rối loạn ngôn ngữ và chậm phát triển, khiến cho việc xác định chẩn đoán - cũng như lựa chọn các nhóm đối tượng nghiên cứu phù hợp trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, một số đặc điểm khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội của người châu Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng ảnh hưởng đến nhận thức đầy đủ của các bậc phụ huynh đối với rối loạn phổ tự kỷ ở con em họ.

“Vì thế việc chẩn đoán tự kỷ ở trẻ phải được phối hợp toàn diện cùng các phương pháp khác, trong đó có xét nghiệm gene di truyền. Là những nhà nghiên cứu nhiều năm về lĩnh vực di truyền tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết của một nghiên cứu tìm ra đột biến gene trên chính trẻ em Việt Nam, để góp phần hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ cũng như khả năng tự kỷ di truyền trong gia đình Việt Nam”, TS Duyên chia sẻ.

...........
 
Cháu tôi bị tự kỷ, do gia đình chủ quan ko đi khám sớm để can thiệp :cry: giờ nhìn nó mà thương, ko nói được nhưng hiểu môi trường xung quanh, kêu ngồi xuống ăn cơm chứ đừng đứng thì ngồi ngay :too_sad:. Các anh có con cháu thì đừng coi thường mấy chuyện đi khám tự kỷ sớm, càng phát hiện sớm thì càng có cơ hội cao can thiệp được
 
giờ thấy tăng động ở con nít nhiều ghê, mới có em bé giờ sợ quá, cái tăng động này là do đâu nhỉ ?
 
Cháu tôi bị tự kỷ, do gia đình chủ quan ko đi khám sớm để can thiệp :cry: giờ nhìn nó mà thương, ko nói được nhưng hiểu môi trường xung quanh, kêu ngồi xuống ăn cơm chứ đừng đứng thì ngồi ngay :too_sad:. Các anh có con cháu thì đừng coi thường mấy chuyện đi khám tự kỷ sớm, càng phát hiện sớm thì càng có cơ hội cao can thiệp được

ASD là hội chứng kinh khủng, theo tôi nó còn tệ hơn cả cụt tay cụt chân
Tôi chưa hiểu lắm, cuối cùng là bị ASD cụ thể nó thế nào, có hại thế nào?
 
Tôi chưa hiểu lắm, cuối cùng là bị ASD cụ thể nó thế nào, có hại thế nào?
Là 1 dạng khiếm khuyết thần kinh của não bộ và ko có phương pháp can thiệp nào đảm bảo 100% và sẽ tồn tại suốt cuộc đời. Trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn lên (nhấn mạnh là tốt hơn lên chứ ko thể phát triển như người bình thươngg) thì chiếm quá nửa là may mắn, phần còn lại là do can thiệp đúng cách thời gian sớm

Trẻ tự kỷ lớn lên hiểu đơn giản như mọi người sẽ nói là bị thần kinh/bị điên
 
Giờ thẩy cho nó cái ipad, coi j coi, mà trên đó toàn đứa khùng điên hỏi sao tui nó ko học theo.
Thứ đầu tiên mà nó nhớ là đám nhảy nhảy tào lao j đó thì chả nô hope.
Nhiều đứa đi ra ngoài ăn, con còn chưa biết đi đã cho coi dt vcl.
 
Con người bây giờ gần như ko có chọn lọc tự nhiên nên các gene bệnh ngày càng tích tụ qua các thế hệ rồi :sad: mong trong tương lai phát triển công nghệ chỉnh sửa gene thì may ra
Con người bây giờ ai bảo không có chọn lọc tự nhiên ? Cha mẹ khám sớm phát hiện phôi thai bất thường rồi lựa chọn bỏ hay không cũng là một kiểu chọn lọc tự nhiên còn gì. Luật pháp cấm kết hôn cận huyết, người ta kỳ thị những người mang bệnh hiểm nghèo sao không phải là một kiểu chọn lọc. Chọn lọc tự nhiên chỗ nào chả có :big_smile:
 
Giờ thẩy cho nó cái ipad, coi j coi, mà trên đó toàn đứa khùng điên hỏi sao tui nó ko học theo.
Thứ đầu tiên mà nó nhớ là đám nhảy nhảy tào lao j đó thì chả nô hope.
Nhiều đứa đi ra ngoài ăn, con còn chưa biết đi đã cho coi dt vcl.
Rất nhiều người hiểu sai như anh

Xem điện thoại nhiều ko tốt cho trẻ, đúng, nhưng nó ko phải nguyên nhân dẫn đến tự kỷ
 
Chăc gic nó đã bị tự kỉ mà gắn nhãn nó liền vậy, nó chỉ học theo những thứ nó thấy thôi.
Vấn đề là các bé chỉ có thời gian vàng để can thiệp là trước 3 tuổi, và các dấu hiệu của tự kỷ hay rối loạn tâm vận động như chậm nói, chậm pt... từa tựa như nhau. Nói nôm na là có 1 cái phổ dài gồm rất nhiều rối loạn như ABCDEF..., 1 đứa bé có tổ hợp rối loạn là ABC thì ko phải tự kỷ, nhưng đứa khác có tổ hợp ABEF lại là tự kỷ. Có số liệu thống kê là ~50% trẻ tự kỷ ko thể nói được và gặp rất nhiều vấn đề về hoà nhập cũng như giao tiếp với cộng đồng, gần như không thể tự lập và sống phụ thuộc cho đến cuối đời. Những phản ứng đôi khi "thái quá" như dán nhãn trẻ từ gia đình và bên y tế xét cho cùng rất đáng thông cảm
 
Phát hiện sớm ở Vn thì can thiệp đc gì? Thế giới còn khó nữa là Vn...khốn nạn nó có như ung thư đâu
Các bạn nhẹ thì còn có hy vọng, chứ các bạn nặng thì gọi là tiến bộ với chính bạn ấy thôi... Cái bệnh làm kiệt quệ cả tiền bạc, sức khoẻ, tinh thần, kéo dài có khi nửa đời người...
 
Cháu tôi bị tự kỷ, do gia đình chủ quan ko đi khám sớm để can thiệp :cry: giờ nhìn nó mà thương, ko nói được nhưng hiểu môi trường xung quanh, kêu ngồi xuống ăn cơm chứ đừng đứng thì ngồi ngay :too_sad:. Các anh có con cháu thì đừng coi thường mấy chuyện đi khám tự kỷ sớm, càng phát hiện sớm thì càng có cơ hội cao can thiệp được
thằng bé nhà tôi 6t, may mà giờ cũng hoà nhập với các bạn rồi. Tuy đôi lúc cư xử hơi đặc biệt tý. Tôi phát hiện từ lúc nó tập đi, bỏ cả công việc ngồi nhà để chơi với nó, rồi tối nào cũng đi học can thiệp suốt cả năm trời mới đi học mẫu giáo đc.
*** mẹ uất nhất là mấy đứa ml đéo biết ất giáp gì cứ nghe con mình bị thế là lại hỏi "Thế nuôi con làm sao mà bị thế". Kể cả trẻ hay già hỏi câu đấy là tôi chửi vào mặt ngay đéo nể nang gì.
 
Back
Top