Phát hiện nhiều bọc tiền của cụ bà 90 tuổi bỏ quên trong bao tải

Moon Jae-in

Junior Member
https://vietnamnet.vn/phat-hien-nhieu-boc-tien-cua-cu-ba-90-tuoi-bo-quen-trong-bao-tai-2131029.html
Gia đình anh đang tiến hành phá dỡ ngôi nhà ngang cũ để xây một ngôi nhà 3 tầng kiên cố. Đây vốn là nơi bà Nguyễn Thị Tý (89 tuổi, tên thường gọi bà Khanh), là em gái ông nội anh Sự, đang sinh sống.

"Bà Khanh sống một mình ở ngôi nhà ngang sát nhà của bố tôi. Năm nay bà 90 tuổi. Hàng ngày bà sống rất tiết kiệm, không dám ăn, tiêu, tích cóp từng đồng.

Gần 1 năm trở lại đây bà có dấu hiệu bị lẫn, mặc dù trước đó bà không được minh mẫn như người bình thường vì trải qua nhiều cú sốc trong cuộc sống. Chồng bỏ đi từ hồi bà còn trẻ. Con trai bà bị ung thư mất... Bà được đại gia đình tôi quan tâm chăm sóc", anh Sự kể.

Khi dọn đồ của bà Khanh, con cháu thấy có nhiều bao tải, túi ni lông đựng quần áo cũ rách... nên định vứt bỏ. "Bà cụ vốn chắt chiu từng chút một, thấy chúng tôi định vứt bỏ đồ, bà nhất quyết giữ lại. Khi mở đồ ra kiểm tra chúng tôi đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác", anh Sự nhớ lại.

con-chau-pha-nha-phat-hien-gia-tai-cua-cu-ba-u90-517.jpg
Những tờ tiền giấy loại cũ được bà Khanh cất kỹ trong nhiều lớp giấy, ni lông và dây buộc.
Lẫn trong những đồ dùng đã cũ như chiếc bát sắt, gói mì chính cứng đơ, chai dầu ăn hết hạn... là những bọc nhỏ được gói trong nhiều lớp túi ni lông, giấy, bao xi măng và cuốn dây rất kỹ.

Gia đình anh Sự lần lượt mở ra thì thấy những cuộn tiền giấy đủ các mệnh giá.

Khi anh Sự hỏi bà Khanh về số tiền trên, bà không còn nhớ nó là của mình. Biết tình trạng cụ bà không còn minh mẫn, gia đình anh Sự quyết định kiểm tra hết các bao tải, túi đựng đồ trong nhà của bà Khanh.

Mỗi lần mở một túi, bọc được cuộn chặt dây bên ngoài, người nhà anh Sự lại phát hiện thêm những cuộn tiền được cất kỹ của cụ già neo đơn.

con-chau-pha-nha-phat-hien-kho-bau-cua-cu-ba-u90-1-518.jpg
Các cháu quây quần kiểm đếm số tiền bà Khanh bỏ quên.
"Tiền cũ, tiền mới đầy đủ các mệnh giá. Riêng tiền mệnh giá mới chúng tôi kiểm đếm được 22 triệu đồng.

Đây chắc là các khoản tiền cụ được Nhà nước trợ cấp cho người già neo đơn, tiền con cháu mừng thọ, mừng tuổi... mà để lâu cụ quên mất. Chúng tôi đưa cả cho cụ giữ. Nhưng cuối buổi, cụ lại đưa cho anh trai cả của tôi 20 triệu đồng coi như tiền cụ đóng góp để lên nhà mới cùng gia đình", anh Sự nói.

Thương bà Khanh tuổi cao sức yếu lại neo đơn nên không chỉ đại gia đình anh Sự mà cả người làng đều quan tâm chia sẻ. Mọi người thường "dấm dúi" cho bà tiền, mua đồ ăn thức uống cho bà.

"Vợ chồng tôi cứ mua cho cụ Khanh 1 tải gạo 10kg, dầu ăn, mắm muối... cụ dùng hết lại mua. Gia đình không ai để cụ thiếu thốn gì. Nhưng cụ cũng không bao giờ tỏ ý muốn làm phiền tới ai. Dù đã 90 tuổi nhưng cụ vẫn nhất quyết ăn riêng, ngủ riêng, không phụ thuộc cháu chắt", anh Sự kể.

con-chau-pha-nha-phat-hien-kho-bau-cua-cu-ba-u90-2-519.jpg
Số tiền bà Khanh tích cóp rồi bỏ quên trong nhiều năm.
 
đống tiền 50000 kia mà hồi đấy đem đổi ra vàng hay cổ thì giờ có giá lắm.
Cơ mà gì thì cũng như đồng polime, chẳng đáng bao nhiêu
zWqE2ri.png

Mấy tháng lương chứ ít đâu
Hồi đó cầm được tờ 10000 đã nâng niu phẳng phiu bỏ túi áo ngực
 
Này nhiều nhà các cụ khuất núi rồi soạn ra mới thấy . Lúc đó thề nhìn thương cực . Mình đi phụ dỡ nhà có gặp 1 lần . Cụ mất cả năm rồi dỡ nhà ra sửa mới gặp bọc tiền . Có hơn dăm triệu cũ nát , không máu mủ gì mà nhìn cũng rơm rớm :)
 
Mấy tháng lương chứ ít đâu
Hồi đó cầm được tờ 10000 đã nâng niu phẳng phiu bỏ túi áo ngực
Còn tùy vào năm bao nhiêu chứ. Tầm năm 2003-2005 thì 50k tiêu cũng như cỡ 500k bây giờ thôi.
 
Tiền giấy giờ ra ngân hàng đổi dc ko mấy fen. Mà tui nghi chắc còn chỗ cất vàng nữa mà tìm không ra á chứ
 
Này nhiều nhà các cụ khuất núi rồi soạn ra mới thấy . Lúc đó thề nhìn thương cực . Mình đi phụ dỡ nhà có gặp 1 lần . Cụ mất cả năm rồi dỡ nhà ra sửa mới gặp bọc tiền . Có hơn dăm triệu cũ nát , không máu mủ gì mà nhìn cũng rơm rớm :)

Bà cụ tròn bài hình như cũng mất rồi
 
Còn tùy vào năm bao nhiêu chứ. Tầm năm 2003-2005 thì 50k tiêu cũng như cỡ 500k bây giờ thôi.
Thời đó tích góp được 50-100 triệu mua đất mua vàng thì giờ thấy nó to chứ tính ra giá thực phẩm hay đồ ăn sáng thì cũng bình thường, khéo 50k chỉ tương đương 200k hiện nay thôi ( nhưng lúc đó khó kiếm $ hơn). Thời trước đa số các vùng chỉ trồng lúa thì thấy cũng khá to nhưng ở vùng mình trồng cây công nghiệp, 50k lúc đó chỉ bằng 2 kg điều hay vài kí cafe lúc được giá.
 
Last edited:
ông nội mình sau khi mất cả nhà dọn đồ thấy mấy chỉ vàng cất sau vali trên tủ, 1 sấp tiền 50k dưới đế chân tủ :stick: ngày xưa khổ quá muốn tích góp về già mà đi nhanh không kịp nói :nosebleed:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Các cụ ngày xưa hay cất tiền kiểu này, kiểu gói trong đủ thứ, quấn thật chặt rồi cất đi. Mà các cụ tầm 8-90 tuổi thì thời xưa hầu hết là khổ, k dám ăn k dám mặc, sau già rồi, đời sống khá giả, con cháu nó k để thiếu thứ gì nhưng vẫn quen nếp sống tằn tiện như hồi trẻ.
 
Thế nên mới nói, tiền làm ra tiêu được thì tiêu chứ tích góp tằn tiện làm gì. biết ngày mai ra đường có bị xe đâm hay không, biết có sống được đến mai hay không mà tiết kiệm làm gì. Không phải là hoang phí mà nhiều người nhịn ăn nhịn mặc để tích góp. Khi phải sống mỗi ngày tằn tiện thì cuộc sống đâu có thú vị gì đâu.
 
Thế nên mới nói, tiền làm ra tiêu được thì tiêu chứ tích góp tằn tiện làm gì. biết ngày mai ra đường có bị xe đâm hay không, biết có sống được đến mai hay không mà tiết kiệm làm gì. Không phải là hoang phí mà nhiều người nhịn ăn nhịn mặc để tích góp. Khi phải sống mỗi ngày tằn tiện thì cuộc sống đâu có thú vị gì đâu.
fen nói thế cũng không đúng. Tiết kiệm khác với tằn tiện. Góc độ của fence tiền làm ra để hưởng thụ, nhưng người khác lại phòng bản thân hay con cái có việc, cơ bản là cái ốm đau chẳng hạn?
Tiền ai người nấy tiêu, đừng dạy người khác tiêu tiền.
 
lại nhớ ngoại tôi (mất 23 năm trước). ngày xưa sống khổ sở quen. đẻ lắm con nhưng già vẫn ở nhà mình nhà cũ ko ở với ai. con cháu mua cho đủ thứ ko dùng. ngày đó nồi cơm điện Thái 700k bà có hẳn 2 cái treo nóc nhà. chuột cắn hết dây. 700k ngày đó to lắm. rồi các bác cho tiền (tiền giấy 100-50k tím xanh các kiểu) bà cất trong thùng thóc, mọt nó ăn mất hết. rồi bao nhiêu tiền cất giấu ltinh. cho vay ko ai biết..... đến lúc ra đi đột ngột, con cháu mới tìm ra thì tiền mủn hết rồi.
 
Đối diện nhà bà ngoại tôi ngoài Bắc có vợ chồng nhà kia đi buôn chuyến Lạng Sơn hồi nhưng năm 198x. Làm dư bao nhiêu chắt bóp về đưa vợ giữ. Bà vợ cất kĩ bằng cách khoét cột tre nhét tiền vào giấu. Đến ngày chồng về bảo tiền đâu mang ra đây để cất nhà thì mối ăn sạch hết.
Đó là nghe mẹ tôi kể, ko biết có phải là chuyện lưu truyền phổ biến ko.
 
Back
Top