Phong trào “Kế hoạch nhỏ” đóng góp nguồn lực thực hiện các hoạt động an sinh

BaryonicLord

Senior Member

Kinhtedothi-Theo đại diện Hội đồng Đội TP Hà Nội, phong trào Kế hoạch nhỏ được triển khai thường niên từ cấp Trung ương đến cấp Liên đội, Chi đội. Các em học sinh tự nguyện gom góp giấy nháp, báo cũ, chai nhựa hoặc các đồ dùng có thể tái chế để mang đến lớp cùng các bạn đóng góp.​

Phong trào Kế hoạch nhỏ được triển khai thường niên từ cấp Trung ương đến cấp Liên đội, Chi đội.


Phong trào "Kế hoạch nhỏ" được triển khai thường niên từ cấp Trung ương đến cấp Liên đội, Chi đội.
Phong trào “Kế hoạch nhỏ” của thiếu nhi Việt Nam ra đời từ năm 1958, được các địa phương, đơn vị triển khai sáng tạo, đem lại hiệu quả giáo dục sâu sắc về ý thức tiết kiệm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong thiếu nhi Việt Nam.


Phong trào không chỉ là niềm tự hào của lớp lớp thế hệ thiếu nhi mà còn góp phần không nhỏ trong công tác hỗ trợ nguồn lực tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi các cấp, trao tặng các công trình măng non, quà tặng giúp đỡ các em thiếu nhi nghèo vượt khó trong những năm vừa qua.


Theo đại diện Hội đồng Đội TP Hà Nội, phong trào "Kế hoạch nhỏ" được triển khai thường niên từ cấp Trung ương đến cấp Liên đội, Chi đội. Các học sinh tự nguyện gom góp giấy nháp, báo cũ, chai nhựa hoặc các đồ dùng có thể tái chế để mang đến lớp cùng các bạn đóng góp.


Những sản phẩm có thể tái chế được tập hợp và làm sạch để sử dụng làm nguyên liệu thực hiện các sản phẩm tái chế, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho học sinh. Hơn thế nữa, phong trào "Kế hoạch nhỏ" đã đóng góp nguồn lực để thực hiện các công trình măng non và các hoạt động an sinh xã hội. Mỗi học sinh đóng góp vào phong trào "Kế hoạch nhỏ" cũng chính là đang chung tay hỗ trợ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.


Qua 66 năm triển khai và phát triển phong trào “Kế hoạch nhỏ”, hàng nghìn công trình măng non trên cả nước đã được xây dựng từ đóng góp của những công dân nhỏ tuổi, như: Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong; Đoàn tàu lửa chạy trên đường sắt thống nhất Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; Khách sạn Khăn Quàng Đỏ; tôn tạo Khu di tích lịch sử mộ Anh hùng Kim Đồng - Người đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh...


Tại Thủ đô Hà Nội, nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo, mô hình hay với hiệu quả giáo dục tốt, tạo được sự ủng hộ, đồng thuận từ phía gia đình và nhà trường như: “Nhà phân loại rác thân thiện”, “Ngôi nhà Kế hoạch nhỏ” và phát động “Nuôi lợn đất giúp bạn đến trường”, “Một triệu quyển vở tặng bạn”, “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”...
 
Phong trào "Kế hoạch nhỏ" tiềm ẩn một số vấn đề về mặt tâm lý học:

1. Hiện tượng tuân thủ (Compliance): Trẻ em tham gia vào phong trào một cách miễn cưỡng, vì áp lực từ bên ngoài như thầy cô, bạn bè, gia đình chứ không xuất phát từ động cơ nội tại (intrinsic motivation). Điều này có thể dẫn đến sự đối phó, hình thức và không mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.

2. Hành vi để được chấp thuận (Approval-seeking behavior): Trẻ em tham gia phong trào vì mong muốn nhận được sự khen ngợi, công nhận từ người lớn và bạn bè. Đây là biểu hiện của nhu cầu được chấp nhận (need for approval), một đặc điểm tâm lý dễ thấy ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào phần thưởng bên ngoài, trẻ có thể mất đi động lực nội tại và khó hình thành các giá trị đạo đức bền vững.

3. Hiệu ứng kiểu hào quang (Halo effect): Các em học sinh chăm chỉ tham gia, đạt thành tích cao trong phong trào dễ được đánh giá tốt hơn về mặt học tập và đạo đức. Ngược lại, những em ít tham gia hơn có thể bị đánh giá thấp một cách không công bằng. Đây là biểu hiện của sự thiên vị nhận thức, khi đánh giá một đặc điểm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận các đặc điểm khác của một người.

4. Áp lực đồng đẳng (Peer pressure): Trẻ em có xu hướng làm theo số đông, không muốn bị loại ra khỏi nhóm. Áp lực phải tham gia để giống bạn bè có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, đặc biệt với những em nhút nhát hoặc đến từ gia đình khó khăn. Về lâu dài, áp lực này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và sự phát triển cá nhân.

5. Định kiến và mặc cảm (Stigma and Inferiority Complex): Kết quả quyên góp thấp có thể khiến trẻ và gia đình các em cảm thấy tự ti, mặc cảm. Nếu bị so sánh, đánh giá dựa trên thành tích đóng góp, trẻ đến từ gia đình khó khăn dễ hình thành tâm lý tự ti, thu mình và càng khó hoà nhập với các bạn xung quanh.

Những hiện tượng tâm lý này cho thấy cách tiếp cận của phong trào "Kế hoạch nhỏ" chưa thực sự phù hợp và hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức, trách nhiệm xã hội cho trẻ em. Thay vào đó, chúng ta cần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi trẻ được khuyến khích tham gia các hoạt động một cách tự nguyện, được trải nghiệm và phát triển đạo đức từ chính những hành động thực tế. Các chương trình giáo dục công dân, đạo đức cần được thiết kế dựa trên nhu cầu và đặc điểm tâm lý lứa tuổi, giúp trẻ hình thành nhân cách một cách tự nhiên và bền vững.
 
Last edited:
Nhìn chung mục đích thì là tốt. Mục đích cái này là để các em sách, giấy cũ ko dùng nữa thì gom lại 1 chỗ để đóng góp cho nhà trường làm việc abc,xyz... Nhưng giờ khác ngày trước, sách vở, giấy lộn dùng xong cũng mang ra thùng rác bỏ hết cùng với các loại rác thải khác, để trong nhà thì bừa bộn.
Các bậc phu huynh thì khi thấy con nói phải làm phong trào đó moi chả ra đâu dc sách vở cũ. Chẳng nhẽ đưa tiền đi mua sách vở cũ rồi đưa cho bọn nó, nên tóm lại đưa tiền cho nhanh!
 
Nhìn chung mục đích thì là tốt. Mục đích cái này là để các em sách, giấy cũ ko dùng nữa thì gom lại 1 chỗ để đóng góp cho nhà trường làm việc abc,xyz... Nhưng giờ khác ngày trước, sách vở, giấy lộn dùng xong cũng mang ra thùng rác bỏ hết cùng với các loại rác thải khác, để trong nhà thì bừa bộn.
Các bậc phu huynh thì khi thấy con nói phải làm phong trào đó moi chả ra đâu dc sách vở cũ. Chẳng nhẽ đưa tiền đi mua sách vở cũ rồi đưa cho bọn nó, nên tóm lại đưa tiền cho nhanh!
do dân vn lười đọc sách báo thôi chứ nhà trư sáng nào cũng ăn sáng = tờ báo nhân dân thì thiếu gì đâu:sweet_kiss:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhìn chung mục đích thì là tốt. Mục đích cái này là để các em sách, giấy cũ ko dùng nữa thì gom lại 1 chỗ để đóng góp cho nhà trường làm việc abc,xyz... Nhưng giờ khác ngày trước, sách vở, giấy lộn dùng xong cũng mang ra thùng rác bỏ hết cùng với các loại rác thải khác, để trong nhà thì bừa bộn.
Các bậc phu huynh thì khi thấy con nói phải làm phong trào đó moi chả ra đâu dc sách vở cũ. Chẳng nhẽ đưa tiền đi mua sách vở cũ rồi đưa cho bọn nó, nên tóm lại đưa tiền cho nhanh!
Chính phụ huynh thực hiện kiểu đối phó xong lại kêu gào nó không phù hợp thôi. Chứ một gia đình không có con nhỏ thì chỉ tính chai lọ nhựa rồi vỏ thùng, vỏ hàng shiper cũng cả đống rồi, chưa kể lon bia, lon nước ngọt v.v... Có con đi học thì giấy vở, giấy nháp dủ cả, làm cái hộp nhựa 50L có nắp gom vào thì thừa.
 
Chính phụ huynh thực hiện kiểu đối phó xong lại kêu gào nó không phù hợp thôi. Chứ một gia đình không có con nhỏ thì chỉ tính chai lọ nhựa rồi vỏ thùng, vỏ hàng shiper cũng cả đống rồi, chưa kể lon bia, lon nước ngọt v.v... Có con đi học thì giấy vở, giấy nháp dủ cả, làm cái hộp nhựa 50L có nắp gom vào thì thừa.
Rồi chỗ đâu chứa hả anh?
 
E nào k có thì cứ qui đổi 50k=1kg nha, kaka. Ngày xưa trúng đợt nhà có báo cũ thì đỡ, k có là đi vòng vòng mót chai nhựa, sắt, hay vô rẫy của ngta nhặt trộm hạt điều, xong mang đi bán rồi lấy tiền đó đi mua báo cũ nộp, khổ vcc.
 
Nhà 2 đứa, năm 2 lần tổng cộng là 4 lần. Nhiều lần còn kêu gọi quyên góp nữa, các cháu làm éo gì có tiền, hết biển đảo, vì người nghèo, lũ lụt…dkm nhà chúng nó. Đi làm thì trừ thẳng lương, về nhà phường nhắc, con đi học thì trường vận động :oops:
 
40 năm về trước thế hệ 7X bọn tôi nhất là ai sinh năm 75 là khóa chuột bạch cho cải cách giáo dục thì ba cái trò kế hoach nhỏ này đã có rồi.Thu gom ba cái giấy đê nộp cho trường ồi cũng kêu bán ve chai cân ký thôi.
 
An sinh clg .

Bày trò vẽ vời vớ vẩn .

Thu mẹ mỗi cháu 10.000 cho nhanh .

Bày đặt phong trào ba lăng nhăng , làm giàu cho thằng đồng nát .
Làm giàu cho hiệu trưởng nhé. Ăn từ cái bé nhất trở đi, bọn bò đỏ hay bảo 'ít thế không bõ ăn', nhưng mà cứt cũng đớp sạch. :look_down:
Còn thu tiền thì phụ huynh cho cái đơn là bay ghế ngay. Cái trò 'kế hoạch nhỏ' này có mấy chục năm nay rồi chứ có phải mới đâu. :go:
 
Mục đích là tốt, chẳng có gì đáng lên án, các em nhỏ nên được dạy cách phân loại rác cũng như ý thức về việc đổ rác.
Đến ngay cả thằng Nhật trường cấp 1 nó vẫn bắt học sinh mang lon chai vs bìa cát tông đi nộp mà :big_smile:
 
Back
Top