thảo luận Phỏng vấn = leetcode liệu có là cách phỏng vấn hay?

Hi các thím, mình ko phủ nhận sẽ có bài toán phải dùng DSA nhiều, nhưng đại đa số SE bình thường sẽ rất ít khi đụng vào những bài toán medium -> hard leetcode.

Vậy theo các thím phỏng vấn = leetcode có phải là 1 idea hay không?

//Mình từng phỏng vấn 2 công ty châu Âu và không cty nào hỏi leetcode, đa số hỏi 1 problem và discuss với interviewer cách để giải quyết.

Đọc trên voz thì hình như mấy công ty châu Á thích phỏng vấn bằng leetcode
 
Hi các thím, mình ko phủ nhận sẽ có bài toán phải dùng DSA nhiều, nhưng đại đa số SE bình thường sẽ rất ít khi đụng vào những bài toán medium -> hard leetcode.

Vậy theo các thím phỏng vấn = leetcode có phải là 1 idea hay không?

//Mình từng phỏng vấn 2 công ty châu Âu và không cty nào hỏi leetcode, đa số hỏi 1 problem và discuss với interviewer cách để giải quyết.

Đọc trên voz thì hình như mấy công ty châu Á thích phỏng vấn bằng leetcode
https://lobste.rs/s/2ypuho/stop_interviewing_with_leet_code

BTW, mấy đứa đặt vấn đề là mấy đứa không có năng lực, không qua nổi leetcode nên cay cú lên mạng chửi :go:
 
Không. Lý do:
  • Leetcode thường xử lý hộ Input/Output,
  • Sai test case nào thì biết ngay case đó để mà fix,
  • Input thường khá sạch, ít corner case.

==> Nên phỏng vấn theo kiểu SPOJ.


T/b: bổ sung
  • Ít có bài toán làm việc với số dấu phẩy động. Không cần chính xác tuyệt đối nhưng cần hiệu năng tốt (VD các bài NP-Hard),
  • Kích thước input nhỏ, có thể luôn fit vào memory.

Nói chung là không thể hiện đúng thực tế cho lắm.
 
Last edited:
Làm gì có công ty nào phỏng vấn bằng leetcode. Có chăng là vòng online test thôi. Phải nói đúng hơn là phỏng vấn bằng DSA. Phỏng vấn code không hỏi code thì hỏi cái gì đây. Khi code live thì người test cũng xem đc khả năng communicate qua lại để test team fit rồi xem code có sạch không, có biết tối ưu không. Nếu ko phỏng vấn bằng DSA thì thằng nào chả vào được FAANG.
 
test để xem trình độ xử lý vấn đề, và khả năng am hiểu code , chứ thực tế làm gì mà dễ đến vậy, input , output rõ ràng vậy, tôi thấy pv bằng leetcode là hợp lý, để đánh giá trình độ , mức độ am hiểu thuật toán, nhưng tránh mấy bài đánh đố ra là đc :D
 
Hi các thím, mình ko phủ nhận sẽ có bài toán phải dùng DSA nhiều, nhưng đại đa số SE bình thường sẽ rất ít khi đụng vào những bài toán medium -> hard leetcode.

Vậy theo các thím phỏng vấn = leetcode có phải là 1 idea hay không?

//Mình từng phỏng vấn 2 công ty châu Âu và không cty nào hỏi leetcode, đa số hỏi 1 problem và discuss với interviewer cách để giải quyết.

Đọc trên voz thì hình như mấy công ty châu Á thích phỏng vấn bằng leetcode
Hồi trước có một người đánh giá thế này, mình thấy đúng :D.

GMAT là một dạng bài test sau đại học, thường được dùng để đánh giá đầu vào ứng viên theo học chương trình MBA. Mặc dù nội dung kỳ thi của GMAT chả liên quan gì tới kiến thức kinh doanh nhưng điểm số GMAT lại có mức độ liên quan (correlation) cực kỳ cao với kết quả sinh viên đạt được khi học MBA. https://www.researchgate.net/public...GMAT_waiver_policy_on_MBA_student_performance

Leetcode cũng tựa tựa vậy. Thông thường nó không được dùng để đánh giá seniority của một ứng viên mà dùng để lọc ứng viên, giữ lại ứng viên có khả năng học hỏi và có mức độ thông minh nhất định.

Và thực tế chứng minh rằng nó hoạt động khá là ổn trong một thời gian khá dài với các công ty lớn như Google, Facebook. Đương nhiên bất kỳ phương pháp nào cũng sẽ có lỗ hồng (leetcode monkey) nhưng về cơ bản ai "grind" được leetcode cũng chứng tỏ được khả năng học tập của mình rồi.

Một đặc điểm khác là khả năng phân loại ứng viên. Bài toán dạng leetcode rất dễ ra đề phân loại dễ - trung bình - khó. Hỏi kiểu kiến thức căn bản hay kinh nghiệm rất khó đánh giá và nhiều đánh giá sẽ mang tính chủ quan của người phỏng vấn.

Đọc trên voz thì hình như mấy công ty châu Á thích phỏng vấn bằng leetcode
Cái này không đúng nhé, mấy công ty châu Âu mới thích leetcode, mấy công ty châu Á mình phỏng vấn hỏi búa lùa xua từ kiến thức OS, networking tới kinh nghiệm làm việc.
 
Last edited:
https://lobste.rs/s/2ypuho/stop_interviewing_with_leet_code

BTW, mấy đứa đặt vấn đề là mấy đứa không có năng lực, không qua nổi leetcode nên cay cú lên mạng chửi :go:
tôi phỏng vấn rất anti leetcode, role của tôi là AI Researcher / Engineer.
Tôi điểm sơ qua thành tích để anh khỏi nói tôi là hạng ko có năng lực:

1. Tôi joined AI Residency Program của FPT, k dám tự nhận khó nhưng cần tôi forward cái đề thi cho xem nhé. Đéo có câu leetcode nào, thuần stat + probability.
Anh nào nghĩ làm tốt leetcode là làm AI tốt thì ra đây tôi vái cho cái
2. Tôi dc offer phD từ giáo sư ở Florida, 1 giáo ở Auckland :)
3. Tôi làm AI đã dc 3+ năm, kinh qua các cty VCCorp, VNPT, Vin
4. Tôi có 4 paper quốc tế về AI/ML

tùy role nó mới cần leetcode, đâu phải ai leetcode giỏi làm cc gì cũng giỏi đâu.
 
tôi phỏng vấn rất anti leetcode, role của tôi là AI Researcher / Engineer.
Tôi điểm sơ qua thành tích để anh khỏi nói tôi là hạng ko có năng lực:

1. Tôi joined AI Residency Program của FPT, k dám tự nhận khó nhưng cần tôi forward cái đề thi cho xem nhé. Đéo có câu leetcode nào, thuần stat + probability.
Anh nào nghĩ làm tốt leetcode là làm AI tốt thì ra đây tôi vái cho cái
2. Tôi dc offer phD từ giáo sư ở Florida, 1 giáo ở Auckland :)
3. Tôi làm AI đã dc 3+ năm, kinh qua các cty VCCorp, VNPT, Vin
4. Tôi có 4 paper quốc tế về AI/ML

tùy role nó mới cần leetcode, đâu phải ai leetcode giỏi làm cc gì cũng giỏi đâu.
Công ty nào tuyển AI mà đòi mần leetcode vậy?
 
Hi các thím, mình ko phủ nhận sẽ có bài toán phải dùng DSA nhiều, nhưng đại đa số SE bình thường sẽ rất ít khi đụng vào những bài toán medium -> hard leetcode.

Vậy theo các thím phỏng vấn = leetcode có phải là 1 idea hay không?

//Mình từng phỏng vấn 2 công ty châu Âu và không cty nào hỏi leetcode, đa số hỏi 1 problem và discuss với interviewer cách để giải quyết.

Đọc trên voz thì hình như mấy công ty châu Á thích phỏng vấn bằng leetcode
Ý kiến của mình như này:
1. Phỏng vấn DSA có đánh giá được năng lực tư duy của ứng viên.
2. Thuật toán có liên quan công việc, thường làm thuật toán tốt thì khi code logic rõ ràng hơn, tránh được các conner case.
3. Kết quả đánh giá rõ ràng, ứng viên không chém gió được, cũng không phụ thuộc cảm tính của interviewer.

Nói chung thuật toán nên chiếm 30% kết quả phỏng vấn.
 
tôi phỏng vấn rất anti leetcode, role của tôi là AI Researcher / Engineer.
Tôi điểm sơ qua thành tích để anh khỏi nói tôi là hạng ko có năng lực:

1. Tôi joined AI Residency Program của FPT, k dám tự nhận khó nhưng cần tôi forward cái đề thi cho xem nhé. Đéo có câu leetcode nào, thuần stat + probability.
Anh nào nghĩ làm tốt leetcode là làm AI tốt thì ra đây tôi vái cho cái
2. Tôi dc offer phD từ giáo sư ở Florida, 1 giáo ở Auckland :)
3. Tôi làm AI đã dc 3+ năm, kinh qua các cty VCCorp, VNPT, Vin
4. Tôi có 4 paper quốc tế về AI/ML

tùy role nó mới cần leetcode, đâu phải ai leetcode giỏi làm cc gì cũng giỏi đâu.
Nếu bác khoe thành tích thì nên khoe cẩn thận chút, không mấy người như mình nhìn sẽ thấy hơi khó chịu vì nó chả khác gì cách mấy trường Đại học VN khoe thành tích nghiên cứu, toàn tính số lượng chứ không tính chất lượng :D

2. Đại học nào ở Auckland và Florida, rank bao nhiêu trong ngành?
3. 3 năm trong ngành thực ra chỉ là... junior nếu role là researcher, nhiều công ty top đầu ngành thậm chí không tuyển researchers nếu chỉ có 3 năm kinh nghiệm ko PhD.
4. 4 papers quốc tế ở hội nghị nào, hội nghị rank bao nhiêu? 4 papers mà ở hội nghị unranked thì cũng tính như không có đóng góp đáng kể. https://iiti.ac.in/people/~artiwari/cseconflist.html
 
Vấn đề của leetcode không phải chuyện nó có đánh giá được năng lực của ứng viên hay không, mà là vấn đề chi phí thời gian, muốn làm được leetcode thì bắt buộc phải "cày".
Một SWE bình thường, đã đi làm 1 thời gian (3-5 năm), chắc chắn sẽ không làm được đa số câu leetcode medium nếu không "giải đề" thường xuyên. SWE 1 ngày làm việc 8h, lại phải bỏ thêm 1 2h để cày cuốc lặp lại các dạng đề leetcode, không phải ai cũng thích và chấp nhận như vậy.

Phong trào bài trừ leetcode đang nổi rần rần ở r/programming, hackerrank và những forum tương tự, đặc điểm chung của những chỗ này là thành viên đã số đã đi làm, có kinh nghiệm. Họ chú trọng hơn vào work-life balance, không thích cày cuốc vô nghĩa.
Ở chiều ngược lại, leetcode được tôn thờ ở r/cscareerquestions, nơi mà đa số thành viên còn là tay mơ/sinh viên, quỹ thời gian không bao giờ thiếu.

Mình cũng đồng ý là leetcode chỉ nên dùng để tuyển junior/fresher, ở level này leetcode cũng sẽ đánh giá được chính xác nhất năng lực của ứng viên.
Chứ lên tầm mid/senior mà vẫn ôm khư khư leetcode, thì chỉ gây thêm tâm lý tiêu cực cho ứng viên mà thôi.
 
Dở hay tốt thì cách phỏng vấn này là cách mà các công ty như Google, Facebook scale up lên thành các công ty công nghệ hàng đầu. Có nhiều công ty phỏng vấn bằng leetcode, nhiều công ty không phỏng vấn bằng leetcode, cái này tuỳ tiêu chí tuyển dụng của công ty nên việc không pass được leetcode thì tự trách mình chưa phù hợp với công ty thôi. Cứ kiếm công ty phù hợp với bản thân, thay vì phỏng vấn không đạt rồi lại quay lại chửi quy trình tuyển dụng của họ
 
Một SWE bình thường, đã đi làm 1 thời gian (3-5 năm), chắc chắn sẽ không làm được đa số câu leetcode medium nếu không "giải đề" thường xuyên. SWE 1 ngày làm việc 8h, lại phải bỏ thêm 1 2h để cày cuốc lặp lại các dạng đề leetcode, không phải ai cũng thích và chấp nhận như vậy.
Cái cày liên tục không đúng đâu, nếu chú tâm ôn luyện thì chỉ cần 1 tháng - 2 tháng là đủ để làm đa số các câu medium rồi. Trừ khi vài tháng nhảy việc 1 lần chứ chả ai cày leetcode liên tục cả, nếu có nền giải thuật rồi thì ôn lại rất nhanh.

Đa số các công ty giờ đều tìm cách hạn chế điểm yếu của leetcode chứ không hề có ý định bỏ leetcode. Điểm yếu lớn nhất của leetcode đó là nó không test được kỹ năng của ứng viên với bài toán thực tế. Một số công ty bổ sung một số interview rounds như Stripe có debugging round, Amazon có implementation round, Google có domain-specific round.
 
Vấn đề của leetcode không phải chuyện nó có đánh giá được năng lực của ứng viên hay không, mà là vấn đề chi phí thời gian, muốn làm được leetcode thì bắt buộc phải "cày".
Một SWE bình thường, đã đi làm 1 thời gian (3-5 năm), chắc chắn sẽ không làm được đa số câu leetcode medium nếu không "giải đề" thường xuyên. SWE 1 ngày làm việc 8h, lại phải bỏ thêm 1 2h để cày cuốc lặp lại các dạng đề leetcode, không phải ai cũng thích và chấp nhận như vậy.

Phong trào bài trừ leetcode đang nổi rần rần ở r/programming, hackerrank và những forum tương tự, đặc điểm chung của những chỗ này là thành viên đã số đã đi làm, có kinh nghiệm. Họ chú trọng hơn vào work-life balance, không thích cày cuốc vô nghĩa.
Ở chiều ngược lại, leetcode được tôn thờ ở r/cscareerquestions, nơi mà đa số thành viên còn là tay mơ/sinh viên, quỹ thời gian không bao giờ thiếu.

Mình cũng đồng ý là leetcode chỉ nên dùng để tuyển junior/fresher, ở level này leetcode cũng sẽ đánh giá được chính xác nhất năng lực của ứng viên.
Chứ lên tầm mid/senior mà vẫn ôm khư khư leetcode, thì chỉ gây thêm tâm lý tiêu cực cho ứng viên mà thôi.

Nếu bác khoe thành tích thì nên khoe cẩn thận chút, không mấy người như mình nhìn sẽ thấy hơi khó chịu vì nó chả khác gì cách mấy trường Đại học VN khoe thành tích nghiên cứu, toàn tính số lượng chứ không tính chất lượng :D

2. Đại học nào ở Auckland và Florida, rank bao nhiêu trong ngành?
3. 3 năm trong ngành thực ra chỉ là... junior nếu role là researcher, nhiều công ty top đầu ngành thậm chí không tuyển researchers nếu chỉ có 3 năm kinh nghiệm ko PhD.
4. 4 papers quốc tế ở hội nghị nào, hội nghị rank bao nhiêu? 4 papers mà ở hội nghị unranked thì cũng tính như không có đóng góp đáng kể. https://iiti.ac.in/people/~artiwari/cseconflist.html

Hỏi ngu cái. Các bác anti leetcode là anti (1) pv bằng DSA nói chung hay là chỉ (2) những câu hỏi kiểu-leetcode?
Nếu là (2) thì cũng hợp lý vì hạn chế của các online platform không cho phép hỏi nhiều lớp thuật toán hay gặp nhiều trong thực tế, VD: heuristic, floating point, xử lý dữ liệu lớn phải access bộ nhớ ngoài, input dạng stream, ...

Nếu là (1) thì thực sự chả có cách nào khác tốt hơn để đánh giá tư duy ứng viên được cả. DSA để cày không dễ, nhưng nếu có người cày được thì cũng chứng tỏ họ có khả năng học tập tốt đáng để cân nhắc.
 
Không phủ nhận leetcode, hay competitive programming là một cách để kiểm tra kỹ năng. Nhưng chắc cũng chỉ một dạng kỹ năng nào đó thôi.

Mình quan sát thấy trong số những người công bố các thuật toán mới, thì số người chơi CP gần như không đáng kể (nhưng có). Hay bọn thích làm projects, giờ đố Linus làm LC chắc ăn chửi. Nhưng lôi bọn đó vào đây không phù hợp vì bọn đó có thể tự kiếm sống độc lập dựa trên khả năng.

Nhiều loại bài toán, mặc dù rất hay, nhưng không hề có trong LC. Chẳng hạn giờ đố cách nào implement heap tree mà chỉ dùng immutable DS, hay implement quicksort/mergesort không được dùng mutable DS, hay cách khử đệ quy một hàm bất kỳ mà không cần dùng stack, hay phân biệt subtyping và inheritance, etc.

Và còn rất rất nhiều bài toán nữa có thể đố được, xuất hiện tự nhiên trong nghiên cứu của CS.

Điều gì cũng có hai mặt, coi thường LC hay CP, thì có khả năng lại dẫn tới chỉ biết lập trình theo kiểu ăn sẵn, lắp ghép. Hay chỉ quan tâm đến code đẹp mà không quan tâm đến hiệu năng. Một số thì chỉ thích soft-skill (TDD, Agile), coi thường DSA, Maths, thì có khả năng lại chỉ biết code loanh quanh (ví dụ kinh điển là lão gì cây đa cây đề của TDD đú implement Sudoku solver).

Mình không phủ nhận LC hay CP, vì bản thân mình cũng thích giải những bài toán đó. Mình chỉ có ý rằng đó là một công cụ để kiểm tra hay rèn luyện kỹ năng, nhưng không phải là công cụ duy nhất. Ngoài ra có nhiều thứ cũng cần, thậm chí rất cần khả năng tư duy, nhưng leetcode không chạm tới (hay là không thể chạm tới).
 
Last edited:
Nếu bác khoe thành tích thì nên khoe cẩn thận chút, không mấy người như mình nhìn sẽ thấy hơi khó chịu vì nó chả khác gì cách mấy trường Đại học VN khoe thành tích nghiên cứu, toàn tính số lượng chứ không tính chất lượng :D

2. Đại học nào ở Auckland và Florida, rank bao nhiêu trong ngành?
3. 3 năm trong ngành thực ra chỉ là... junior nếu role là researcher, nhiều công ty top đầu ngành thậm chí không tuyển researchers nếu chỉ có 3 năm kinh nghiệm ko PhD.
4. 4 papers quốc tế ở hội nghị nào, hội nghị rank bao nhiêu? 4 papers mà ở hội nghị unranked thì cũng tính như không có đóng góp đáng kể. https://iiti.ac.in/people/~artiwari/cseconflist.html
2/ Ở auckland là Uni of Auckland #1 in NZ. Ở Florida là Florida University #188 QS
Nhưng tôi ko nghĩ anh làm researcher mà coi trọng chỉ mỗi cái rank trường, tôi ko nêu rank giáo ra vì sợ lộ info trên voz.vn. Giáo tôi là quite big name trong ngành, và tôi là sv việt duy nhất trong lab năm nay. Với tôi nếu chỉ nhìn rank trường k thì chưa đủ, nên nhìn rank giáo
3. Tôi làm researcher/engineer tùy role, junior hay senior thì tôi không dám nhận, tôi biết về MLOps, System và ngoài AI models thì tôi viết backend / APIs v thôi.
3.1. Cái anh nói chỉ đúng ở nước ngoài và các cty rất lớn, tầm trung thì vẫn tuyển nếu chỉ Master. Nhưng anyway, tôi khoe kinh nghiệm nhỏ nhoi k phải để nổ banh xác pháo mà là để chỉ ra tôi có hiểu biết, và có ít nhiều vị trí trong ngành (ở VN).

4. Paper của tôi 1 bài ở BMVC conference, tầm tôi k publish nổi ở CVPR hay ICML, nếu dc thì tôi đã đi nơi xịn hơn rồi (co-author, equal contribution). 1 Bài Q2, còn lại 2 bài là ở hội nghị tầm nhỏ bé thôi
 
2/ Ở auckland là Uni of Auckland #1 in NZ. Ở Florida là Florida University #188 QS
Nhưng tôi ko nghĩ anh làm researcher mà coi trọng chỉ mỗi cái rank trường, tôi ko nêu rank giáo ra vì sợ lộ info trên voz.vn. Giáo tôi là quite big name trong ngành, và tôi là sv việt duy nhất trong lab năm nay. Với tôi nếu chỉ nhìn rank trường k thì chưa đủ, nên nhìn rank giáo
3. Tôi làm researcher/engineer tùy role, junior hay senior thì tôi không dám nhận, tôi biết về MLOps, System và ngoài AI models thì tôi viết backend / APIs v thôi.
3.1. Cái anh nói chỉ đúng ở nước ngoài và các cty rất lớn, tầm trung thì vẫn tuyển nếu chỉ Master. Nhưng anyway, tôi khoe kinh nghiệm nhỏ nhoi k phải để nổ banh xác pháo mà là để chỉ ra tôi có hiểu biết, và có ít nhiều vị trí trong ngành (ở VN).

4. Paper của tôi 1 bài ở BMVC conference, tầm tôi k publish nổi ở CVPR hay ICML, nếu dc thì tôi đã đi nơi xịn hơn rồi (co-author, equal contribution). 1 Bài Q2, còn lại 2 bài là ở hội nghị tầm nhỏ bé thôi
lâu rồi không chửi nhau với quý anh, giờ quý anh thượng đẳng outstanding rùi cho tôi làm lành được không ;)
 
Người ta lười lọc rác băng cơm thi dùng tool thôi , vừa nhàn vừa có độ chính xác nhất định, lọai dc kha khá phông bạt
 
lc mình thấy nên chỉ chiếm 20% mức quyết định có nên tuyển hay không.
Và lc cũng nên ra mấy bài vừa sức, không phải đánh đố, ra mấy bài từ khó của Easy tới trung bình của Medium là hợp lý nhất, hiện tại team mình cũng dùng mấy bài này cho round đầu tiên.
 
Back
Top