Phụ huynh ở TP.HCM vật vã, suýt bị lừa trước kịch bản con phải cấp cứu

Cryolite.

Senior Member
https://zingnews.vn/phu-huynh-o-tph...oc-kich-ban-con-phai-cap-cuu-post1410075.html
Nhiều phụ huynh tại TP.HCM nhận được những cuộc gọi lừa đảo, nói con bị tai nạn cần phẫu thuật gấp. May mắn là nhiều phụ huynh kịp thời tỉnh táo, không bị lừa tiền.

6C35738F_4E68_40BF_9F56_09802D9484C2_1.jpeg
Phụ huynh nhận được điện thoại nói con bị tai nạn, phải nhập viện cấp cứu. Ảnh: Phúc Thịnh.

Từ ngày 3-6/3, liên tiếp nhiều phụ huynh tại TP.HCM nhận được cuộc gọi thông báo con bị tai nạn, phải nhập viện, phụ huynh cần chuyển tiền để con phẫu thuật gấp.

Đối tượng lừa đảo thường mạo danh là giáo viên, nhân viên nhà trường, liên tục gọi điện, nhắn tin nói trẻ đang nguy kịch, cần chuyển tiền gấp để được làm phẫu thuật.

Nhiều cha mẹ vì thương con, mất bình tĩnh nên gửi ngay hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mà không hề nghi ngờ. May mắn là một số phụ huynh kịp thời nhận ra đây chỉ là chiêu trò nên không bị mất tiền oan.

Kịp tỉnh táo ở "phút 89"​

"Mình mới gặp một vụ lừa đảo chấn động nên phải cảnh báo mọi người liền. Lúc nãy khi chuẩn bị ngủ, mình nhận điện thoại của một phụ nữ khóc lóc, tự xưng là cô giáo của con mình, nói con bị ngã cầu thang ở trường, đầu chảy máu, phải mổ khẩn cấp", phụ huynh B.N. đăng bài trên Facebook, kể lại tình huống lừa đảo vừa gặp phải vào sáng 6/3.

Chị N. cho biết đối tượng lừa đảo không "hành sự" một mình mà có nguyên một nhóm để đóng nhiều vai khác nhau. Trong cuộc gọi sáng 6/3, ngoài một phụ nữ tự xưng là cô giáo, một người đàn ông khác tự xưng là bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy. Người này nói với chị N. rằng con chị bị chấn thương sọ não, cần phẫu thuật ngay để không nguy hiểm về sau.

Để tăng độ uy tín, người phụ nữ đóng vai cô giáo còn khóc lóc thảm thiết, nói chị N. chuyển 50 triệu đồng để tạm ứng tiền phẫu thuật cho con. Thông tin chuyển khoản được người này gửi cho chị N. thông qua tin nhắn.

"Lúc đó, tôi hoảng loạn, cũng khóc lóc vật vã, suýt gửi tiền cho người ta luôn. Tự nhiên sau đó, tôi tỉnh táo lại, tự hỏi vì sao không phải cô giáo liên lạc mà là một phụ nữ lạ mặt. Vì thế, tôi gọi ngay cho cô chủ nhiệm nhưng không được nên chuyển sang gọi thầy hiệu trưởng. Gọi rồi mới biết con tôi lành lặn, đang học ở trường", chị N. thông tin.

Trao đổi thêm với Zing, chị B.N. cho biết khi gọi cho thầy hiệu trưởng, chị được thầy cảnh báo về các trường hợp lừa đảo tương tự xảy ra trong thời gian gần đây. Nhà trường cũng đã thông báo công khai trên trang web, nhưng do bận rộn, chị N. chưa nắm được thông báo này. Người mẹ thở phào nhẹ nhõm vì kịp thời tỉnh táo nên không bị lừa.

phu huynh bi lua tien anh 1
Chị B.N. và chị D.U. nhận được tin nhắn số tài khoản, yêu cầu chuyển tiền để phẫu thuật gấp cho con. Ảnh: PHCC.

Chị D.U., phụ huynh có con học tại một trường tư thục ở quận 10, cũng suýt trở thành nạn nhân của trò lừa đảo tinh vi này.

Sáng 6/3, chị U. nhận được điện thoại từ số lạ, một người tự xưng là thầy giáo thể dục của con trai. Người này nói rằng con chị bị ngã, hôn mê và đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tiếp đó, một người tự xưng là nhân viên bệnh viện gọi cho chị U., thông báo tình hình của con trai đang nằm tại bệnh viện.

Không dừng lại ở đó, nhóm lừa đảo gọi cho chị U. liên tục 4 cuộc, gợi ý chị chuyển khoảng hơn 50 triệu đồng để "thầy giáo" làm thủ tục phẫu thuật cho con. May mắn, chị U. không bị mắc lừa. Khi nhận tin báo giả, chị đã liên hệ trực tiếp với nhà trường. Phía nhà trường xác nhận con chị vẫn đang ở lớp và không hề bị thương như nhóm lừa đảo nói.

"Khi nhận cuộc gọi đầu tiên, chân tay mình bủn rủn vì con trai từng gãy xương tay mà không biết. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, mình đã vượt qua 'cửa ải' của 'tập đoàn' lừa đảo", chị U. chia sẻ.

Sở giáo dục, phòng giáo dục ra cảnh báo khẩn​

Ngay trong ngày 6/3, Sở GD&ĐT TP.HCM ra thông báo về việc rà soát, chấn chỉnh công tác truyền thông liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình học sinh, sinh viên.

Trong thông báo, sở đề nghị thủ trưởng các đơn vị rà soát, kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn thông tin học sinh, sinh viên, giáo viên được quản lý tại đơn vị.

Các phòng giáo dục có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý phải khẩn trương điều tra, rà soát các kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình; công khai đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, đảm bảo sự kết nối, liên lạc thông tin giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

Các cơ sở giáo dục được sở yêu cầu phải có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đến cha mẹ học sinh, học sinh, sinh viên, giáo viên cần thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động rà soát thông tin để tránh trường hợp nhận những thông tin sai sự thật.

Nhận chỉ đạo từ Sở GD&ĐT TP.HCM, ngay trong chiều 6/3, Phòng GD&ĐT quận 3 lập tức thông báo nhanh đến các trường để nhà trường nhắc nhở phụ huynh cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo.

Trao đổi với Zing, ông Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD&ĐT quận 3, cho biết một phụ huynh có con học tại trường THCS trên địa bàn quận đã nhận được cuộc gọi lừa đảo tương tự. May mắn là phụ huynh này được cảnh bảo sớm nên không bị lừa.

Tương tự, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, cũng cho biết phòng đã chỉ đạo các trường thông báo đến phụ huynh về các vụ lừa đảo đang xảy ra, đồng thời nhắc nhở phụ huynh cần đề phòng, nâng cao tinh thần cảnh giác. Trong trường hợp khẩn cấp, phụ huynh cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm hoặc các kênh thông tin khác của trường để được xác nhận thông tin.

Ông Vĩnh Nguyên nhận định những kẻ lừa đảo thường đánh vào tâm lý thương con của phụ huynh. Cha mẹ thương con nên dễ mất bình tĩnh khi nghe tin con gặp tai nạn, do đó dễ làm theo yêu cầu mà không hề nghi ngờ hay kiểm chứng thông tin.

"Phụ huynh cần nhớ rằng nếu có vấn đề khẩn cấp, nhà trường sẽ luôn báo tin cho phụ huynh thông qua các kênh chính thức của nhà trường, không bao giờ thông báo theo kiểu tự phát", ông Vĩnh Nguyên nhấn mạnh.

Nhà trường cũng ra thông báo​

Thông tin với Zing, chị D.U. cho biết sau khi các vụ lừa đảo được thông tin trên báo đài, nhà trường đã gửi tin nhắn trực tiếp cho phụ huynh để nhắc nhở phụ huynh nâng cao cảnh giác.

phu huynh bi lua tien anh 2
Các trường gửi tin nhắn khẩn đến phụ huynh, nhắc nhở phụ huynh nâng cao cảnh khác trước những trò lừa đảo. Ảnh: PHCC.

Trong tin nhắn thông báo, nhà trường nhấn mạnh trường chỉ liên hệ với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và học tập của trẻ thông qua giáo viên chủ nhiệm, bộ phận tư vấn và tin nhắn SMS của nhà trường.

"Nếu nhận được bất kỳ thông tin nào thông qua các số điện thoại mà nhà trường cung cấp, phụ huynh vui lòng liên hệ với nhà trường để được xác nhận lại thông tin", thông báo nêu.

Nói về việc cảnh báo các vụ lừa đảo chuyển tiền, ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương (quận 1), cho biết nhà trường đã nhắn tin thông báo ngay cho phụ huynh và cảnh báo phụ huynh cần cẩn trọng khi nhận tin nhắn hoặc cuộc gọi liên quan tình hình sức khỏe của con.

Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương nhấn mạnh nếu gặp vấn đề liên quan con em mình, phụ huynh cần liên hệ trực tiếp với các kênh thông tin chính thức của trường hoặc liên hệ với giáo viên chủ nhiệm của con để được xác nhận.

Tương tự, trường Quốc tế Việt Úc (quận 10, TP.HCM) đã ngay lập tức gửi thông tin cảnh báo đến toàn bộ phụ huynh thông qua hệ thống tin nhắn nhanh SMS, đồng thời thông báo chính thức lên website và kênh liên lạc của nhà trường với phụ huynh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo vụ của nhà trường cũng được triển khai để ngay lập tức hỗ trợ phụ huynh.

...
 
Bọn lừa đảo ngày càng nghỉ ra nhiều kịch bản. Mấy hôm trước gọi nói là từ Gym Cali nói mình được phiếu khám sức khỏe tổng quát+phần quà miễn phí. Chiều hôm qua thì từ PCCC đòi đi kiểm tra cơ sở, số gọi mình là 0917367795, kiếm trên mạng thì ra chữ Đài Loan :doubt:
 

Attachments

  • DB737027-94A2-41EB-9F12-CFB80F396DD2.jpeg
    DB737027-94A2-41EB-9F12-CFB80F396DD2.jpeg
    153.4 KB · Views: 24
  • Screenshot 2023-03-08 182100.png
    Screenshot 2023-03-08 182100.png
    176.2 KB · Views: 25
Lúc đó, tôi hoảng loạn, cũng khóc lóc vật vã, suýt gửi tiền cho người ta luôn. Tự nhiên sau đó, tôi tỉnh táo lại, tự hỏi vì sao không phải cô giáo liên lạc mà là một phụ nữ lạ mặt. Vì thế, tôi gọi ngay cho cô chủ nhiệm nhưng không được nên chuyển sang gọi thầy hiệu trưởng. Gọi rồi mới biết con tôi lành lặn, đang học ở trường", chị N. thông tin.

Chị rất tỉnh
 
Cay thật, ví như thằng em ruột mình nó đi làm 1 mình ở Vũng Tàu mà có người gọi thật ko biết phải làm sao. Đúng lũ sv chứ ko phải người
 
Last edited:
Có số tk kìa, kêu công an ra ngân hàng tra xem của ai

Sent from HUAWEI NOVA 5T using vozFApp
 
Đéo chuyển khoản hay bất cứ thứ gì nếu không phải là mình chủ động hoặc nếu có khoản nào cần đóng thì phải liên hệ trực tiếp
 
Có số tk kìa, kêu công an ra ngân hàng tra xem của ai

Sent from HUAWEI NOVA 5T using vozFApp
Anh nghĩ bọn lừa đảo nó ngu chắc.
Sim thì không chính chủ (mua/thuê của cái topic 50 ngàn sim bị tịch thu, thông tin thuê bao giả).
Tài khoản ngân hàng thì mua thông tin 50k/CCCD, ngày trước rộ lên vụ mua thông tin cá nhân để làm tài khoản ngân hàng.
Chưa kể, phụ huynh vào các nhóm, cứ thấy form điền thông tin là điền, giống hồi đăng ký vắc xin covid, mấy group rộ lên mấy link điền form cho trẻ để đăng ký tiêm sớm, không kiểm chứng. Chứ mấy trường quốc tế thì còn khướt mới lộ thông tin phụ huynh, vì phụ huynh là khách hàng mà.
 
Bên nào bán data tên con + phụ huynh ta

Sent from Google Pixel 3a XL using vozFApp
khả năng là bọn giáo viên trong trường, nó bán cho cả mấy bọn trung tâm tiếng anh các kiểu nữa, nó đủ thông tin gọi mời chài suốt
 
Bên nào bán data tên con + phụ huynh ta

Sent from Google Pixel 3a XL using vozFApp
Tôi biết có nhiều trường hợp phụ huynh vào các nhóm, cứ thấy form điền thông tin là điền, giống hồi đăng ký vắc xin covid, mấy group rộ lên mấy link điền form cho trẻ để đăng ký tiêm sớm, không kiểm chứng. Chứ mấy trường quốc tế thì còn khướt mới lộ thông tin phụ huynh, vì phụ huynh là khách hàng mà.
 
Anh nghĩ bọn lừa đảo nó ngu chắc.
Sim thì không chính chủ (mua/thuê của cái topic 50 ngàn sim bị tịch thu, thông tin thuê bao giả).
Tài khoản ngân hàng thì mua thông tin 50k/CCCD, ngày trước rộ lên vụ mua thông tin cá nhân để làm tài khoản ngân hàng.
Chưa kể, phụ huynh vào các nhóm, cứ thấy form điền thông tin là điền, giống hồi đăng ký vắc xin covid, mấy group rộ lên mấy link điền form cho trẻ để đăng ký tiêm sớm, không kiểm chứng. Chứ mấy trường quốc tế thì còn khướt mới lộ thông tin phụ huynh, vì phụ huynh là khách hàng mà.
tầm bậy nha
là khách hàng mới dễ bị bán thông tin cá nhân đó :baffle:
 
Nói chung là bao giờ các bố bị lừa các bố mới chịu làm, chịu tra số Ngân hàng, chứ xưa có người quen bị chúng nó hack fb tống tiền, đưa ra cái stk mà search gg nó hiển thị cmn phốt y vậy lên luôn và đầy người đã dính, ấy thế mà stk đó cứ trơ trơ đi tống tiền năm này tháng nọ, mà nó lên page 1 google là hiểu nó đi tống tiền nhiều cỡ nào, đợt đó mấy e mà nhỏ nhỏ tuổi bị hack fb mà chúng nó bảo cúng tiền thì cũng ráng kiếm tiền bố mẹ mà trả chứ đâu, bọn mất dạy.
 
Anh nghĩ bọn lừa đảo nó ngu chắc.
Sim thì không chính chủ (mua/thuê của cái topic 50 ngàn sim bị tịch thu, thông tin thuê bao giả).
Tài khoản ngân hàng thì mua thông tin 50k/CCCD, ngày trước rộ lên vụ mua thông tin cá nhân để làm tài khoản ngân hàng.
Chưa kể, phụ huynh vào các nhóm, cứ thấy form điền thông tin là điền, giống hồi đăng ký vắc xin covid, mấy group rộ lên mấy link điền form cho trẻ để đăng ký tiêm sớm, không kiểm chứng. Chứ mấy trường quốc tế thì còn khướt mới lộ thông tin phụ huynh, vì phụ huynh là khách hàng mà.
Đợt trước các trang web của các trường học bị lộ thông tin. Nay mấy tên lừa đảo mới lấy data ra xài.
1678324854211.png
 
Dữ liệu cá nhân là thứ rẻ mạt nhất VN. Ko xử lý được việc này thì lừa đảo ntn không bao giờ hết, có chăng là thay đổi hình thức lừa đảo thôi.

Gửi từ LGE LM-G710N bằng vozFApp
 
1. Là sim rác quá nhiều.

2. Tài khoản ngân hàng rác cũng ko ít.

3. Bảo mật thông tin như lol

3 điều kiện trên làm cho hội lừa đảo như nấm sau mưa.

Việc ngăn chặn, phòng chống đi sau phải 1 năm là ít. Ví dụ như vụ lừa đảo việc nhẹ lương cao, mới chỉ phát hiện được 1 nhóm thực hiện hành vi từ tháng 3 năm ngoái
 
Tôi làm thủ tục nhập học cho con vào lớp 1 thì mấy hôm sau hàng loạt trung tâm anh văn gọi hỏi có phải anh A là phụ huynh của bé B không. :eek:
 
Back
Top