Rủ nhau kiểm tra nợ xấu, đóng thẻ tín dụng sau vụ nợ 8,8 tỷ đồng

4 More Years

Senior Member

Sau vụ khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu sau 11 năm bị đòi 8,8 tỷ đồng, nhiều người tá hỏa đi kiểm tra nợ xấu, dư nợ thậm chí phải đóng thẻ tín dụng gấp.

Khoảng một tuần trở lại đây, "kiểm tra thẻ tín dụng", "kiểm tra nợ xấu" trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, đặc biệt tại các hội nhóm về tài chính, ngân hàng.
Sau vụ việc hi hữu của chủ thẻ tín dụng tại Quảng Ninh phát sinh dư nợ 8,5 triệu đồng năm 2013 đến nay bị ngân hàng đòi 8,8 tỷ đồng, nhiều người nhắc nhau phải kiểm tra tình trạng nợ xấu ngay cả khi không sử dụng thẻ tín dụng trong một thời gian dài.

NHẤP NHỔM LO DÍNH ‘NỢ XẤU’​

Sở hữu tới 4 chiếc thẻ tín dụng, chị Hoàng Lan (Mê Linh, Hà Nội) đang phải gấp rút liên hệ với ngân hàng để đóng lại sau khi nghe vụ việc hi hữu của chủ thẻ tín dụng tại Eximbank Quảng Ninh.
Chị Lan cho biết cả 4 chiếc thẻ tín dụng được mở cách đây nhiều năm do người bạn làm việc trong ngân hàng "nhờ", mục đích là để hoàn thành chỉ tiêu mở đủ số lượng thẻ tín dụng được giao.
Người bạn này cam kết việc mở thẻ chỉ để đáp ứng KPI và sẽ thay chị trả mọi khoản phí theo quy định. Bẵng đi một thời gian dài từ lúc mở thẻ, đến nay, chị Lan quên mất việc mình đang sở hữu thẻ tín dụng nên cũng không để ý kiểm tra email hay kiểm tra tài khoản.
Đọc thấy vụ việc nợ thẻ của khách hàng tại Eximbank khiến chị Lan nhớ tới 4 chiếc thẻ tín dụng đang "bỏ không" và vội vàng đi kiểm tra dư nợ.
“Nghe thông tin xong là tôi cũng hốt hoảng đi kiểm tra thẻ tín dụng ngay lập tức. Bởi tôi sợ bản thân cũng rơi vào tình trạng nợ xấu giống bạn khách hàng kia mà không hề hay biết. Nếu để qua nhiều năm số nợ tăng lên thì đúng là nguy hiểm", chị Lan chia sẻ.
Theo vị khách này, sau khi kiểm tra, chị không phát sinh khoản nợ nào từ 4 thẻ tín dụng đã mở. Tuy nhiên, qua sự việc này, chị Lan cũng đã thông báo với ngân hàng hủy cả 4 thẻ tín dụng đã mở để tránh sự cố phát sinh.
Tương tự, Mai Nguyễn (25 tuổi, Hà Nội) cũng vừa hoàn tất thủ tục đóng thẻ tín dụng sau thời gian dài không dùng tới. Chị chia sẻ quyết định mở thẻ tín dụng trước đó là khi mới "chân ướt chân ráo" đi làm.
"Thấy các anh chị trong công ty đặt đồ ăn, nước uống, xe cộ đều rẻ hơn mình. Hỏi ra mới biết là họ thanh toán bằng thẻ tín dụng nên được giảm giá/hoàn tiền. Thấy lợi ích vậy, nên tôi cũng nhanh chóng mở một chiếc”, chị Mai nói về lý do quyết định mở thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, một năm trở lại đây, công ty cắt giảm nhân sự và chị Mai nằm trong số những người mất việc, hiện chị vẫn chưa tìm được công việc ổn định mới, thu nhập bấp bênh nên đã quyết định ngưng sử dụng thẻ tín dụng.
“Thấy mọi người bàn luận nhiều về nợ xấu liên quan thẻ tín dụng khiến tôi lo lắng. Lại đang trong giai đoạn thu nhập không ổn định, nếu để phát sinh nợ xấu thì không biết xử lý thế nào. Sau khi kiểm tra dư nợ, tôi quyết định đóng thẻ luôn cho yên tâm", khách hàng này cho biết.

MUỐN ĐÓNG THẺ TÍN DỤNG MÀ KHÔNG ĐƯỢC​

Là người đang sở hữu một chiếc thẻ tín dụng "không mong muốn", anh Đức Tuấn (29 tuổi, TP.HCM) cho biết hiện rất muốn hủy thẻ nhưng chưa thể được.

Nhiều khách hàng cho biết việc đóng thẻ tín dụng không hề dễ dàng. Ảnh: Pngtree.

the tin dung anh 1

the tin dung anh 1
Nhiều khách hàng cho biết việc đóng thẻ tín dụng không hề dễ dàng. Ảnh: Pngtree.
Theo anh Tuấn, đây là chiếc thẻ tín dụng được cấp khi anh vay tiền ngân hàng mua nhà. Tới khi làm xong hợp đồng vay tiền, anh Tuấn được ngân hàng cấp cho một chiếc thẻ, hỏi ra mới biết là thẻ tín dụng.
"Vào ngày đến ký hợp đồng giải ngân tôi mới biết mình đã mở thẻ tín dụng. Do không có nhu cầu sử dụng, tôi muốn từ chối nhưng không được vì ngân hàng nói việc mở thẻ là bắt buộc của gói vay.
Tôi nghĩ có thể trong hợp đồng vay vốn có quy định, nhưng vì nội dung quá dài nên tôi không nắm được. Mặt khác, trước khi ký hợp đồng, nhân viên ngân hàng cũng không hề trao đổi việc này khiến tôi rơi vào thế bị động", anh Tuấn thông tin thêm.
Sau khi chấp nhận mở thẻ, anh Tuấn có đề xuất việc đóng thẻ luôn để tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Nhưng phía ngân hàng thông báo cần sử dụng ít nhất 1 năm mới được phép đóng thẻ.
“Phí duy trì thẻ tín dụng trong 1 năm là hơn 1 triệu đồng và tôi bắt buộc phải chờ 1 năm nữa mới được hủy thẻ. Thực sự bức xúc nhưng đành chịu vì mình không đọc kỹ hợp đồng khi vay vốn", anh Tuấn nói.
Tương tự anh Tuấn, nhiều khách hàng vay tiền mua nhà tại các ngân hàng cũng cho biết đều được ngân hàng yêu cầu mở kèm thẻ tín dụng coi như điều kiện để được phê duyệt khoản vay.

Loại thẻ tín dụng mở kèm này thường không cho phép khách hàng hủy ngay mà yêu cầu phải sử dụng tối thiểu một năm. Do liên quan trực tiếp tới khoản va
 
Chuyện bé xé ra to, mấy thằng exim amc thì ngu, bọn chóp bu bên trên thì dell biết xử lý khủng hoảng truyền thông. Còn ai mà vì chuyện này đi đóng thẻ thì cũng tát nc theo mưa chứ chẳng hiểu đầu đuôi mô tê gì
Cần gì phải hiểu? hạn chế ít nhất các nguy cơ mất tiền cho bản thân sau sai sót của người khác là phản ứng quá bình thường.
 
Cái thẻ đông á làm từ sinh viên.
Hqua mới gọi kiểm tra thì đang -500k.
Trước giờ chỉ lo đóng thẻ tín dụng.
Sau vụ này mới biết thẻ bình thường vẫn âm tiền bình thường.
Đang thu xếp hôm nào rảnh đi đóng mấy tài khoản đây.
:sweat: chết mợ rồi, 2 cái thẻ làm cách đây cả gần 15 năm của Vietin và bidv đã vứt từ lâu, cũng không biết làm bằng Chứng minh thư nào :waaaht:
Hôm qua có hỏi con bé chỗ làm, nó bảo ra quầy Vietin thì nhân viên nói là không dùng nó tự khoá, tuy nhiên đó là nói mồm.
Bác nào có văn bản quy định của NHNN hay Cp quy định về cái này (nhân viên Vietin nói phía trên) để em lưu lại ạ, chứ một ngày đẹp trời nó quy định lại và thu phí mình éo biết thì vỡ mồm.
via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Chuyện bé xé ra to, mấy thằng exim amc thì ngu, bọn chóp bu bên trên thì dell biết xử lý khủng hoảng truyền thông. Còn ai mà vì chuyện này đi đóng thẻ thì cũng tát nc theo mưa chứ chẳng hiểu đầu đuôi mô tê gì
Nếu không thực sự cần dùng thì đóng thẻ là điều tốt. Trước giờ mọi người cứ đăng kí mở nhưng thực sự có cần thiết không? Có hiểu hết các quy định về tín dụng không hay chỉ theo phong trào? Vụ eximbank lần này giúp dân hiểu hơn về thẻ, tốt cho dân chứ sao lại bảo là phong trào?
 
Cái ko dùng nên đóng thì đúng vì có lượng lớn thẻ là đội sale chạy chỉ tiêu mà mở chứ ko phải nhu cầu thật. Tôi chỉ buồn cười những người đang dùng, sẽ dùng ttd vì chuyện này mà quy chụp đây là sp xấu, là chiêu trò của nh như bảo hiểm thôi
Đấy là do truyền thông chữa cháy ko nổi, khủng hoảng truyền thông thường ảnh hưởng niềm tin người tiêu dùng dẫn đến tát nước theo mưa, các bên cạnh tranh khác hoặc người đu trend tin tức sẽ tranh thủ đẩy tin lên và nó chả sai..., do thg exim chơi 1 quả đi vào lòng đất quá thôi ảnh hưởng cả ngành.
 
Mấy thằng VIB nay ko biết duyên cớ nào nó gọi.

Cũng trao đổi nó bảo tôi làm cái thẻ credit phí khoảng gần 500k/năm. Tôi cũng nói ko có nhu cầu bảo lỡ anh quên đóng thì lên 8 tỷ nó cũng cười trừ bảo thôi anh có nhu cầu liên hệ em. :baffle:
 
Ko ai để ý vụ vay vốn kèm lạc mở thẻ à?
ZJqL4rW.png

Cái này có đúng quy định của nn ko nhỉ? Nếu ko đúng thì phải dập ngay, còn nếu trước giờ ko có quy định nào cấm thì phải ra luật cấm ngay
oTW7suG.png
 
Có tiền trả thì cứ xài thôi sợ đek gì. Bài học là quản lý kỹ lưỡng cái vụ làm thẻ mới mở tk vô tội vạ thôi. Đang dùng thẻ sacom với 1 thẻ vp super shopee tháng nào cũng back kịch khung 4 500k mắc gì hủy, mặc dù tôi chả ưa gì 2 thằng bank củ cải này :amazed:
 
Ko ai để ý vụ vay vốn kèm lạc mở thẻ à?
ZJqL4rW.png

Cái này có đúng quy định của nn ko nhỉ? Nếu ko đúng thì phải dập ngay, còn nếu trước giờ ko có quy định nào cấm thì phải ra luật cấm ngay
oTW7suG.png
Vì sao lại cấm? A có quyền k kích hoạt nó mà?
 
Cái thẻ đông á làm từ sinh viên.
Hqua mới gọi kiểm tra thì đang -500k.
Trước giờ chỉ lo đóng thẻ tín dụng.
Sau vụ này mới biết thẻ bình thường vẫn âm tiền bình thường.
Đang thu xếp hôm nào rảnh đi đóng mấy tài khoản đây.
ôi vậy thì e cũng dính cái rồi cái đông á mở từ 2009 rồi méo dùng ~~
 
Back
Top