[Sàng lọc thai] Những điều cần biết để sinh con khỏe mạnh

Chào các bác, trong thời gian ngắn vừa qua tôi thấy có 2 trường hợp Vozer có vợ mang thai bị Down, nên mạn phép mở thớt tư vấn các vấn đề về sàng lọc trước sinh cho các thím, mong muốn góp chút kiến thức để nâng cao hiểu biết của anh em về vấn đề này.
Giới thiệu chút, tôi thuộc thế hệ 8x đời đầu, có con cách đây 7 năm, lúc đó cũng chả biết gì về sàng lọc cả, BS kêu làm xét nghiệm gì thì làm thôi, may mắn là con ra đời khỏe mạnh. Công việc hiện nay có liên quan đến tư vấn tiền sản, gặp nhiều trường hợp bầu bí, nên có chút kinh nghiệm để chia sẻ với các thím.


1. Sàng lọc thai là gì?
Đại khái là ai cũng muốn sinh con khỏe mạnh lành lặn, nhưng ông trời thì không cho như thế, luôn tồn tại một tỉ lệ thai dị tật (Vd: Down 1/700 - 1/1000) và không chừa một ai. Nói nôm na, đã mang thai là sẽ có nguy cơ dị tật và nó chủ yếu xảy ra ngẫu nhiên, nên sàng lọc gần như là bắt buộc đối với mỗi thai phụ. Từ lâu, Bộ Y tế đã có phác đồ hướng dẫn sàng lọc thai cho mọi cơ sở y tế trên toàn quốc.


2. Sàng lọc phát hiện được gì?
Dị tật thai (dị tật bẩm sinh) có thể được chia làm 2 nhóm dựa theo nguyên nhân:

A. Nguyên nhân liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể
Đây là nhóm dị tật chính mà xét nghiệm sàng lọc nhắm đến. Bộ gen của con người có 23 nhiễm sắc thể, mỗi NST tồn tại thành từng cặp (2 chiếc), nếu có sự thay đổi về số lượng tại một NST thì đó chính là hiện tượng bất thường số lượng NST, gây ra dị tật nghiêm trọng.
Có 3 dạng chính:
  • Thể tam bội (Trisomy): NST có 3 chiếc (Vd: Down là do tam bội NST 21)
  • Thể đơn bội (Monosomy): NST chỉ còn 1 chiếc
  • Thể đa bội: NST có 4-5-6 chiếc (hiếm gặp và chủ yếu xảy ra ở cặp NST XY)

Bất thường số lượng NST gây dị tật nghiêm trọng, Vd: hội chứng Down gây thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển thể chất, bệnh tim, nội tạng, mặt mũi, tứ chi,... và không chữa được. Nên nếu thai bị thực sự (sau khi làm xét nghiệm chẩn đoán bằng dịch ối) thì BS sẽ khuyên đình chỉ thai kỳ.

Ngoài ra còn có bất thường về cấu trúc NST, như xóa đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn,... nhưng ít gặp hơn mặc dù mức độ nghiêm trọng không thua kém.

B. Nguyên nhân do đột biến đơn gen
Nhóm này ít gặp hơn chủ yếu bởi vì khó xác định bằng xét nghiệm sàng lọc thông thường. Hiện nay chỉ có chọc ối mới có thể phát hiện dị tật do đột biến đơn gen.
Vd: bệnh tan máu Thalassemia do độ biến trên gen HBA1-HBA2 (alpha Thalassemia), HBB (beta Thalassemia)

C. Không tìm ra nguyên nhân (vô căn)
Dị tật phát hiện bằng siêu âm khi khám thai định kỳ, không phát hiện được bằng xét nghiệm nên không thể tìm ra nguyên nhân chính xác, đa số trường hợp có thể cho ra đời bình thường, sau đó phẫu thuật chữa trị.
Vd: bệnh tim bẩm sinh (nếu không liên quan đến gen) thì tùy mức độ, nếu nhẹ có thể sinh ra rồi phẫu thuật chữa lành gần như hoàn toàn.


3. Sàng lọc thực hiện khi nào?
A. Phác đồ phổ biến hiện nay bao gồm các bước sau:
  • Tuần 11-13: siêu âm đo độ mờ da gáy, lấy máu mẹ làm xét nghiệm Double test
  • Tuần 16: lấy máu mẹ làm Triple test
  • Tuần 20-22: siêu âm tim thai, siêu âm hình thái
Nếu có vấn đề tại bất kỳ bước nào ở trên, thì BS sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chẩn đoán bằng dịch ối để biết chính xác thai Có/Không bị bất thường NST.

B. Vấn đề của phác đồ sàng lọc thông thường:
Phác đồ này chủ yếu lấy dữ kiện từ 3 thông số:
  • Độ mờ da gáy: đo bằng siêu âm, nên phụ thuộc vào máy móc, tay nghề BS và tư thế thai (sai số +-1mm), nên độ chính xác chỉ đạt cỡ 85%.
  • Double test: xét nghiệm sinh hóa máu mẹ, dùng 2 chỉ số trong máu để tính toán nguy cơ cho thai, đây là cách làm gián tiếp (chỉ số của mẹ suy ra con), nên độ chính xác cao nhất chỉ 75%.
  • Triple test: tương tự Double, lấy 3 chỉ số máu mẹ, nên độ chính xác cao nhất chỉ 65%.

Có thể thấy nhược điểm lớn của phác đồ Double/Triple là độ chính xác chưa cao và kết quả chưa rõ ràng, do đó có thể dẫn đến 2 trường hợp đáng tiếc:
  1. Dương tính giả: kết quả nguy cơ cao --> sản phụ phải chọc ối --> kết quả lại bình thường. Vì chọc ối có tỉ lệ tai biến 0,5% nên có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, mặc dù thực tế thai nhi không bị gì.
  2. Âm tính giả: kết quả nguy cơ thấp --> sản phụ yên tâm tiếp tục thai kỳ và chủ quan, thì đến tuần thai lớn cỡ 30 mới phát hiện thì vô cùng nguy hiểm.

C. Phương pháp mới:
Để khắc phục nhược điểm của Double/Triple, hiện nay NIPT là phương pháp mới với độ chính xác 99% khi phát hiện Down.
  • Ưu điểm: làm sớm từ tuần thứ 9 đến hết thai kỳ, độ chính xác cao, phạm vi mở rộng hơn (kiểm tra được cả 23 NST), làm NIPT xong thì bỏ qua Double/Triple nên tiết kiệm thời gian
  • Nhược điểm: giá cao, kỹ thuật phức tạp nên ít nơi làm được (chủ yếu thu mẫu rồi gởi về phòng xn), chỉ hiệu quả đối với bất thường số lượng NST, phương pháp mới nên chưa phổ biến nhiều tại địa phương


4. Nếu sàng lọc Double/Triple có kết quả tốt thì yên tâm được chưa?
Rất tiếc là chưa. Có 2 nguyên nhân chính:
  • Xét nghiệm sàng lọc thông thường (độ mờ da gáy, Double/Triple) có độ chính xác cao nhất cỡ 75-85% và kết quả cho ra theo dạng nguy cơ Cao/Thấp. Vd: nguy cơ thấp 1/500 (trong 500 chị thì có 1 chị mang thai dị tật) nên về lý thuyết thì vẫn chưa loại trừ khả năng xấu. Do đó, nếu nguy cơ thấp thì vẫn phải đi khám thai và siêu âm định kỳ để theo dõi chặt chẽ. Nếu có điều kiện thì nên làm sàng lọc NIPT ngay tuần thứ 9 là rất tốt.
  • Xét nghiệm sàng lọc chỉ phát hiện được các bất thường trên nhiễm sắc thể, còn các nguyên nhân khác như yếu tố môi trường thì potay, Vd: mẹ bị nhiễm độc, sống trong vùng ô nhiễm, bị stress, không đủ dinh dưỡng, bị tai nạn,...


5. Nếu sàng lọc ra nguy cơ cơ cao thì có chắc bị không?
Chưa chắc. Như đã giải thích bên trên, phương pháp sàng lọc thông thường có độ chính xác thấp và kết quả chỉ nói nguy cơ chung chung nên cần kiểm tra lại bằng xét nghiệm có độ chính xác cao hơn. Hiện nay có 3 cách:
  • Xét nghiệm NIPT: thực hiện từ tuần thứ 9 đến hết thai kỳ (có thể thay thế Double/Triple), tuy là xét nghiệm sàng lọc nhưng độ chính xác gần tương đương xn chọc ối, đến 99% khi phát hiện Down. Nếu sàng lọc tại tuần 12 ra nguy cơ cao thì có thể làm NIPT rất tốt, vì chọc ối đến tuần 16 mới làm được. Nhược điểm là giá cao, và vẫn có một số hạn chế nhất định khi so với chọc ối.
  • Sinh thiết gai nhau: thực hiện tuần 13-16, đây là xét nghiệm xâm lấn vào bào thai, có ưu điểm làm sớm hơn chọc ối, nhưng tỉ lệ thất bại đáng kể
  • Chọc ối: thực hiện tuần 16-22, là xét nghiệm chẩn đoán và cuối cùng cho tiền sản. Có ưu điểm là độ chính xác cao, tế bào dịch ối có thể dùng để thực hiện nhiều loại xét nghiệm, nhược điểm là có thể gây tai biến cho sản phụ (tỉ lệ khoảng 0,5%). Chọc ối là thủ thuật lấy dịch ối từ bào thai, từ dịch ối này có thể thực hiện nhiều loại xét nghiệm (karyotype, BOBS, FISH, CNV).


6. Có xét nghiệm nào phát hiện được hết dị tật?
Rất tiếc là chưa có. Dị tật có cả nghìn loại, nên sàng lọc chủ yếu tập trung vô nhóm hay gặp nhất thôi.


7. Gia đình nội ngoại bình thường, sao con tôi lại bị Down?
Down do bất thường nhiễm sắc thể, chủ yếu xảy ra ngẫu nhiên nên dù cho tiền sử gia đình tốt thì vẫn có khả năng bị. Tuy nhiên, vì nó ngẫu nhiên nên nếu đã từng mang thai bị Down thì vẫn có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh.


8. NIPT là cái gì? Sao PK chỗ tôi không có?
NIPT là phương pháp sàng lọc dị tật mới nhất hiện nay, khảo sát trực tiếp ADN của thai nhi có trong máu mẹ nên đạt độ chính xác rất cao. Nguyên lý: từ tuần thứ 7, bánh nhau của thai nhi bắt đầu phóng thích các ADN tự do vào trong máu mẹ, đến tuần thứ 9 thì tỉ lệ đủ để tách ra và khảo sát nhiễm sắc thể. ADN thai nhi trong máu mẹ ở dạng phân mảnh, nên chỉ hiệu quả nhất cho phát hiện bất thường số lượng NST.

NIPT là xét nghiệm sinh học phân tử, dùng công nghệ giải trình tự gen NGS nên hiện nay rất ít nơi làm được, mẫu máu thu phải được bảo quản trong ống chuyên dụng (đắt tiền) nên chưa phổ biến nhiều đến các tỉnh. Đa số các đơn vị làm NIPT hiện nay là của tư nhân, nên chất lượng cũng vô chừng.
Vợ rm đang mang thai 30 tuần lúc trước cũng đi xét nghiệm hết các thứ từ lúc biết mang thai lúc nao cũng bt, gio bác sĩ chuẩn đoán con em bị dị tật mạch máu bẩm sinh. Tay và vai sưng phù còn bị bao hết cơ thể bởi lớp màng mạch máu.
Giờ vc em k biết làm sao, vì hỏi gì bs cũng bảo nguy cơ và khả năng.
theo bác có biết chứng này là như thế nào.
 
Vợ rm đang mang thai 30 tuần lúc trước cũng đi xét nghiệm hết các thứ từ lúc biết mang thai lúc nao cũng bt, gio bác sĩ chuẩn đoán con em bị dị tật mạch máu bẩm sinh. Tay và vai sưng phù còn bị bao hết cơ thể bởi lớp màng mạch máu.
Giờ vc em k biết làm sao, vì hỏi gì bs cũng bảo nguy cơ và khả năng.
theo bác có biết chứng này là như thế nào.
Trường hợp như vợ bác, thông thường BS sẽ chỉ định chọc ối để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể, nếu kết quả tốt thì sẽ tiếp tục theo dõi.
Nhưng thai tuần 30 thì lớn rồi, ít sự lựa chọn chọn. Bác nên đưa vợ đến BV tuyến TW để khám và theo dõi. Thai sưng phù do rất nhiều nguyên nhân, là biểu hiện tương đối nguy hiểm, nên bác phải hành động càng sớm càng tốt.
 
NIPT hiện nay rất nhiều nơi quảng cáo, nhưng số cty có phòng Lab làm trực tiếp chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số là trung gian gởi mẫu ăn lời. Do đó các bác nên tìm hiểu kỹ để chọn nơi uy tín để được phục vụ tốt nhất. Quan trọng là hiện nay, đã xuất hiện NIPT Trung Quốc nên càng phải cẩn thận hơn.

  • Genlab: không có phòng xn, chỉ là trung gian thu mẫu gởi đi ăn lời nên dịch vụ hạn chế.
  • Gentis: có phòng Lab làm tại chỗ, dịch vụ đa dạng, nhưng giá rất cao vì chi nhiều tiền cho quảng cáo, làm được 23 NST và mất vi đoạn, chủ yếu làm các dịch vụ về sàng lọc phôi để thụ tinh nhân tạo.
  • ihope: có phòng Lab nên nhiều gói dịch vụ đa dạng, làm cả 23NST và thêm cả mất vi đoạn, giá cả tốt, có cả gói cao cấp tận 30 triệu, nhưng ít quảng cáo, chủ yếu nhận mẫu từ phòng khám.

Các BV hiện nay vẫn chủ yếu làm Double/Triple vì đó là phương pháp quen thuộc hơn chục năm nay với nhiều hướng dẫn từ Bộ Y tế và quan trọng là giá cả phù hợp với đại chúng. Các BV lớn (như sản TW, PSHN, ĐH Y, Từ Dũ,...) nếu hỏi NIPT thì vẫn nhận mẫu, nhưng không làm trực tiếp, mà sẽ gởi đi nơi khác, hoặc cho tư nhân đấu thầu dịch vụ.
:v em ở Trung Quốc đây, các bác trên đây bảo NIPT ở Việt Nam có 6-7 triệu chứ ngày xưa em làm ở Trung Quốc hết mười mấy triệu mà :v. NIPT Trung Quốc có rẻ hơn Việt Nam đâu :v.

Bên này đi khám, em quên bao nhiêu tuần rồi, nó bảo luôn giờ muốn làm double hay làm NIPT. Xong giải thích cái nào như nào, giá cả ra sao, cho chọn. Làm NIPT xong đến 12 tuần vẫn đo độ mờ da gáy bình thường.
 
Trường hợp như vợ bác, thông thường BS sẽ chỉ định chọc ối để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể, nếu kết quả tốt thì sẽ tiếp tục theo dõi.
Nhưng thai tuần 30 thì lớn rồi, ít sự lựa chọn chọn. Bác nên đưa vợ đến BV tuyến TW để khám và theo dõi. Thai sưng phù do rất nhiều nguyên nhân, là biểu hiện tương đối nguy hiểm, nên bác phải hành động càng sớm càng tốt.
Thank bác!
E đã làm test bs nói bị bất thường NST số 5.
Kèm dự đoán mắc hội chứng KLIPPEL-TRENAUNAY-WEBER
E ở nước ngoài và đã đựoc bs chuyển lên bệnh viện chuyên về sản ạ!
 
:v em ở Trung Quốc đây, các bác trên đây bảo NIPT ở Việt Nam có 6-7 triệu chứ ngày xưa em làm ở Trung Quốc hết mười mấy triệu mà :v. NIPT Trung Quốc có rẻ hơn Việt Nam đâu :v.

Bên này đi khám, em quên bao nhiêu tuần rồi, nó bảo luôn giờ muốn làm double hay làm NIPT. Xong giải thích cái nào như nào, giá cả ra sao, cho chọn. Làm NIPT xong đến 12 tuần vẫn đo độ mờ da gáy bình thường.
Giá NIPT bây giờ hạ rất nhiều so với cách đây vài năm, nên ngày xưa bác làm mười mấy triệu là rẻ đó, giá NIPT ở VN đầu năm 2017 vẫn ở mức gần 15-20 triệu, trước đó nữa là 25-30 triệu.

Nói nôm na, hàng TQ trung ương nó khác xa hàng TQ được đưa về VN.
Các bác VN rất chịu khó tìm tòi, đưa những thứ rẻ tiền nhất của TQ về VN để tối ưu hóa lợi nhuận.
 
Thank bác!
E đã làm test bs nói bị bất thường NST số 5.
Kèm dự đoán mắc hội chứng KLIPPEL-TRENAUNAY-WEBER
E ở nước ngoài và đã đựoc bs chuyển lên bệnh viện chuyên về sản ạ!
Hội chứng này quá hiếm gặp, xác suất 1/100.000, nên dù cho làm NIPT cũng không phát hiện ra.
Hy vọng ở nước ngoài họ có biện pháp để cải thiện tình hình.
 
Hội chứng này quá hiếm gặp, xác suất 1/100.000, nên dù cho làm NIPT cũng không phát hiện ra.
Hy vọng ở nước ngoài họ có biện pháp để cải thiện tình hình.
Thanks bác ! Qua tìm hiểu theo bác cái này có nguy hiểm hay di chứng về sau ko bác.
1 phần giờ lo cho vợ, vì vợ e bắt buộc phải sinh mổ. 1 phần ko biết sau này con như thế nào nữa
 
sẵn cho hỏi ở SG phòng khám tư sản/phụ khoa của bác dĩ từ dũ nào có tiếng vậy các bác? Em google mà nhiều quá, vk mới cấn thai lần đầu nên cần tư vấn :sweat:. À em ở gần q5, 8, 4

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thanks bác ! Qua tìm hiểu theo bác cái này có nguy hiểm hay di chứng về sau ko bác.
1 phần giờ lo cho vợ, vì vợ e bắt buộc phải sinh mổ. 1 phần ko biết sau này con như thế nào nữa
Bác xem chi tiết: https://medlineplus.gov/genetics/condition/klippel-trenaunay-syndrome/
Ngắn gọn thì hội chứng này không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây dị tật ở 1 chi (to hơn bình thường) và bị huyết khối tĩnh mạch sâu (gây tắc phổi).

Hội chứng này do đột biến đơn gen, phần lớn là đột biến phát sinh nên không liên quan tiền sử gia đình. Vợ bác vẫn có thể mang thai lần nữa.
 
Các bác đừng hi vọng NIPT có thể soi được hết các bệnh và dị tật. Số bệnh sàng lọc được tuỳ vào gói NIPT mình chọn và công nghệ nơi làm NIPT. Nếu cực có điều kiện để làm NIPT chuyên sâu từng NST thì mới sàng lọc được thêm bệnh. Còn các gói NIPT đa số chỉ dừng ở kiểm tra số lượng NST trong 1 cặp, cao cấp hơn thì kiểm tra thêm vi mất đoạn và lặp đoạn.

Giá NIPT phụ thuộc vào công nghệ và mức độ phân tích gen gia đình có thể chi trả.

Vì vậy NIPT xong vẫn phải theo dõi thai kỳ cẩn thận. Nên chọn viện uy tín, bác sĩ cẩn thận, chịu khó đông 1 chút cũng được. Để bệnh viện có hồ sơ cả quá trình của mình. Khám tư thì thích thật đấy nhưng đến lúc có vấn đề vào viện viện không có hồ sơ bác sĩ ko tìm đc cách giải quyết tốt nhất

Kể cả các xét nghiệm siêu âm đều ok thì vẫn luôn rình rập khả năng bị nhiễm trùng, sinh non, thiếu men miếc này nọ.... Lúc cấp cứu mới thấy có hồ sơ giá trị hơn một cái hồ sơ trắng tinh nó ntn

Đúc kết từ kinh nghiệm buồn của em
 
Vợ rm đang mang thai 30 tuần lúc trước cũng đi xét nghiệm hết các thứ từ lúc biết mang thai lúc nao cũng bt, gio bác sĩ chuẩn đoán con em bị dị tật mạch máu bẩm sinh. Tay và vai sưng phù còn bị bao hết cơ thể bởi lớp màng mạch máu.
Giờ vc em k biết làm sao, vì hỏi gì bs cũng bảo nguy cơ và khả năng.
theo bác có biết chứng này là như thế nào.

bác sĩ siêu âm rồi chẩn đoán bệnh hay sao vậy bác. Nếu là siêu âm thì bác thử qua chỗ khác, hay vào bv lớn siêu âm lại xem coi bên đó họ nói gì để mình tính tiếp

Vợ em cũng bầu cũng gần 35 tuần òi mấy nay cứ nơm nớp lo là sẽ bị sinh non, k biết sao chứ em linh tính vậy thôi :burn_joss_stick:
 
bác sĩ siêu âm rồi chẩn đoán bệnh hay sao vậy bác. Nếu là siêu âm thì bác thử qua chỗ khác, hay vào bv lớn siêu âm lại xem coi bên đó họ nói gì để mình tính tiếp

Vợ em cũng bầu cũng gần 35 tuần òi mấy nay cứ nơm nớp lo là sẽ bị sinh non, k biết sao chứ em linh tính vậy thôi :burn_joss_stick:
nếu vợ bác có cơn gò đều đều thì dù ko đau quá cũng vào viện bác nhé. Em chủ quan mấy cơn gò không đau, đến lúc đau quá vào viện thì sinh non
 
Bác đã làm xét nghiệm gen Thalassemia chưa?
Làm công thức máu hay điện di thì chưa biết chắc đâu.
Mình thì làm xét nghiệm máu hàng năm là thiếu máu, với điện di rồi bác ạ, 2 cái này cũng chưa chắc à bác :(
 
bác sĩ siêu âm rồi chẩn đoán bệnh hay sao vậy bác. Nếu là siêu âm thì bác thử qua chỗ khác, hay vào bv lớn siêu âm lại xem coi bên đó họ nói gì để mình tính tiếp Vợ em cũng bầu cũng gần 35 tuần òi mấy nay cứ nơm nớp lo là sẽ bị sinh non, k biết sao chứ em linh tính vậy thôi
Em làm siêu âm ở 1 bệnh viện nơi em ở. Sau đó bv này chuyển e qua 1 bv ở bang khác nữa ở đây người ta làm thêm lần nữa ạ.
 
Bác xem chi tiết: https://medlineplus.gov/genetics/condition/klippel-trenaunay-syndrome/
Ngắn gọn thì hội chứng này không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây dị tật ở 1 chi (to hơn bình thường) và bị huyết khối tĩnh mạch sâu (gây tắc phổi).

Hội chứng này do đột biến đơn gen, phần lớn là đột biến phát sinh nên không liên quan tiền sử gia đình. Vợ bác vẫn có thể mang thai lần nữa.
Cám ơn bác ! Vì e sắp gặp bác sĩ họp liên viện.
Vì một phần e ko biết khả năng điều trị và di chứng của con em sau này ra sao. Và e cũng ko muốn trì hoãn nữa vì e sợ nguy hiểm cho vợ rm.
Em ko biết nên hỏi những câu như thế nào hả bác để ra quyết định cuối cùng ạ. E không làm trong ngành nên ko biết hỏi ngta cái gì hết.
 
Cám ơn bác ! Vì e sắp gặp bác sĩ họp liên viện.
Vì một phần e ko biết khả năng điều trị và di chứng của con em sau này ra sao. Và e cũng ko muốn trì hoãn nữa vì e sợ nguy hiểm cho vợ rm.
Em ko biết nên hỏi những câu như thế nào hả bác để ra quyết định cuối cùng ạ. E không làm trong ngành nên ko biết hỏi ngta cái gì hết.
Vậy bác nên gặp BS và hỏi, đây có phải là kết quả chẩn đoán (diagnostic) cuối cùng chưa? Hay cần phải làm thêm xét nghiệm gì nữa? Nếu trẻ ra đời thì có cần chăm sóc đặc biệt gì không? Trong phạm vi hiểu biết của mình thì chỉ có thể khuyên vậy thôi.
Nước ngoài thì BS sẽ làm mọi cách để bé ra đời, không cho bỏ thai đâu, hơn nữa thai 30t lớn quá, hạn chế xâm lấn. Khi trẻ sinh ra thì có trợ cấp đến suốt đời, còn vợ chồng bác vất vả trong quá trình nuôi dạy.
Bác đang ở nước nào?
 
Vậy bác nên gặp BS và hỏi, đây có phải là kết quả chẩn đoán (diagnostic) cuối cùng chưa? Hay cần phải làm thêm xét nghiệm gì nữa? Nếu trẻ ra đời thì có cần chăm sóc đặc biệt gì không? Trong phạm vi hiểu biết của mình thì chỉ có thể khuyên vậy thôi.
Nước ngoài thì BS sẽ làm mọi cách để bé ra đời, không cho bỏ thai đâu, hơn nữa thai 30t lớn quá, hạn chế xâm lấn. Khi trẻ sinh ra thì có trợ cấp đến suốt đời, còn vợ chồng bác vất vả trong quá trình nuôi dạy.
Bác đang ở nước nào?
Em cám on bác! E ở mỹ ạ. Vì bác sĩ cho vc em 3 lựa chọn.
1 là bỏ
2 là theo dõi đến lúc 37 w
3 là tiêm thuốc ngay trong bụng mẹ ( ko chắc có hiệu quả ko) và vẫn phải đợi theo dõi thêm.
Vì theo dõi ko khả quan mà gio thai ngày càng lớn em rất sợ ảnh hướngr đến mẹ.
 
Back
Top