Sau cái chết chúng ta đi đâu ?

Những người tu hành vì sợ sinh tử nên cầu Niết bàn, vì chán động loạn nên tìm thanh tịnh, vì chán ngu si nên cầu trí tuệ, vì chán sợ trần gian nên trông lên Cõi Phật … Tuy nhiên, dù có đến được những Cảnh giới đó thì cũng không ra khỏi Nhị Nguyên, vẫn loanh quanh trong vòng đối đãi.

Nhị Nguyên không thể diệt được, vì tu học mà diệt Nhị Nguyên thì trở thành ngu ngơ, thành không trơ. Từ xưa đến bây giờ, có nhiều vị tu hành vì quá sợ Nhị Nguyên mà diệt thọ tưởng định, lúc công phu viên thành thì gần như thành gỗ đá mất luôn ý thức, khi thân hoại mạng chung thì Vô tưởng thiên là cảnh giới, vô tri vô giác trong vô số tinh tú kiếp thời gian thì ý niệm mới lần lần phục hồi lại.

Nhị Nguyên không thể diệt, không thể bỏ, không thể lìa, không thể tránh, không thể trốn chạy nơi nào để khỏi nó –vì sao? Vì Nhị Nguyên là bất khả đắc, là vô tự tánh theo duyên mà khởi, do phân biệt đối đãi mà thành, tánh nó không thật như đứa con người đá. Vì vậy, khi ta khởi lên ý tưởng là bỏ hay diệt thì giống như câu nói của nhà Thiền: “Đầu mọc thêm đầu”.

Nhị Nguyên là Tâm thức, nhưng Tâm thức do mê mờ Chân Tâm mà ra. Nhờ có Tâm thức mà chúng ta được hiện hữu trong thế giới hữu tình này, vì vậy muốn thấy được thật tướng –thấy được Chân Tâm thì chỉ cần trừ đi sự ô nhiễm chớ đâu cần diệt, giống như chén bát đựng đồ ăn bị dơ ta chỉ cần tẩy rửa thì nó trở lại sạch sẽ như củ chớ không lẽ ta đập bỏ hết hay sao.

Trong kinh Giải Thâm Mật có nói lên ba cấp độ tu học còn lẫn quẩn trong vòng Nhị Nguyên, dù rằng mỗi cấp độ có thô, có tế, có cực vi tế. Cấp độ thứ nhất là các vị ngoại đạo, cấp độ thứ hai là các vị A-La-Hán, cấp độ thứ ba là các vị Bồ Tát từ sơ địa cho đến đệ thất viễn hành địa.

Thứ nhất, các vị ngoại đạo muốn biết thắng nghĩa các pháp mà bằng cách đem các pháp ra bàn luận, cân nhắc, phân tích, suy tầm. Bằng phương pháp đó kết quả là các vị ngoại đạo chỉ có những cái biết phức tạp, hỗn độn mâu thuẫn và bất định.

Thứ hai, Các vị A-La-Hán vì mỗi vị chứng đắc một pháp, từ tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, tứ đại, ngũ uẩn… và do sự chứng đắc chi phối mà xác định sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, chư Vị đó đâu biết rằng, những gì chư Vị đó sở đắc chỉ là một bộ vị của con voi mà thôi. Hơn nữa, các vị A-La-Hán nương vào căn tai để nghe và thu nhận pháp âm của Như Lai đem về tu học mà được, vì vậy chư Vị đó chỉ thanh tịnh được các năng duyên mà thôi. Còn cái sở duyên thì giống như câu hỏi của ngài Phú-Lâu-Na … Vì sao sanh sơn hà.
 
Sau cái chết thì thể xác phân hủy hoặc thiêu rồi về với đất.

Gửi từ Samsung SM-N770F bằng vozFApp
 
20208055bdc1-abd1-409c-bf12-16d7899bf30b.png
 
ý nó là chưa già đã sợ chết, nghĩ làm éo gì, quẩy lên
Thật sự chết thì sớm muộn cũng đến. Có sợ thì nó vẫn đến. Em chỉ muốn biết khi mình còn sống. Như kiểu muốn nhận thức mọi chuyện xung quanh mình
 
Thật sự chết thì sớm muộn cũng đến. Có sợ thì nó vẫn đến. Em chỉ muốn biết khi mình còn sống. Như kiểu muốn nhận thức mọi chuyện xung quanh mình

0
Có lẽ nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, như đã được ghi trong kinh Phật. Người ta kể rằng khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không ông đã trả lời là có thể có và có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn.

Thuật ngữ "bất khả tri" (agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825-1895), một nhà tự nhiên học người Anh, người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume và Emmanuel Kant. Thuật ngữ này còn được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết phục hay cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn đề tôn giáo khác.

Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con người; trong khi thuyết vô thần và thuyết hữu thần là các quan điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại). Không nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo và thuyết ngộ đạo - đây là các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả tri.

Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần "tuyệt đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác, rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá nhân họ không có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn giáo. Điều này khác với sự phi tín ngưỡng (irreligion) đơn giản của những người không suy nghĩ về chủ đề này.

Thuyết bất khả tri khác với thuyết vô thần mạnh (còn gọi là "vô thần tích cực" - "positive atheism" hay "vô thần giáo điều" - "dogmatic atheism"). Thuyết này phủ nhận sự tồn tại của bất cứ thần thánh nào. Tuy nhiên, dạng vô thần phổ biến hơn - thuyết vô thần yếu - chỉ là sự không có mặt của đức tin vào thánh thần, không tương đương nhưng có tương thích với thuyết bất khả tri. Chủ nghĩa vô thần phê phán (critical atheism) khẳng định rằng "Chúa Trời" hay "các vị thần" là các khái niệm có ý nghĩa, nhưng ta không có bằng chứng cho các khái niệm đó, do đó, trong khi chờ đợi, ta phải chọn lập trường mặc định là không tin vào các khái niệm đó.
 
Những người tu hành vì sợ sinh tử nên cầu Niết bàn, vì chán động loạn nên tìm thanh tịnh, vì chán ngu si nên cầu trí tuệ, vì chán sợ trần gian nên trông lên Cõi Phật … Tuy nhiên, dù có đến được những Cảnh giới đó thì cũng không ra khỏi Nhị Nguyên, vẫn loanh quanh trong vòng đối đãi.

Nhị Nguyên không thể diệt được, vì tu học mà diệt Nhị Nguyên thì trở thành ngu ngơ, thành không trơ. Từ xưa đến bây giờ, có nhiều vị tu hành vì quá sợ Nhị Nguyên mà diệt thọ tưởng định, lúc công phu viên thành thì gần như thành gỗ đá mất luôn ý thức, khi thân hoại mạng chung thì Vô tưởng thiên là cảnh giới, vô tri vô giác trong vô số tinh tú kiếp thời gian thì ý niệm mới lần lần phục hồi lại.

Nhị Nguyên không thể diệt, không thể bỏ, không thể lìa, không thể tránh, không thể trốn chạy nơi nào để khỏi nó –vì sao? Vì Nhị Nguyên là bất khả đắc, là vô tự tánh theo duyên mà khởi, do phân biệt đối đãi mà thành, tánh nó không thật như đứa con người đá. Vì vậy, khi ta khởi lên ý tưởng là bỏ hay diệt thì giống như câu nói của nhà Thiền: “Đầu mọc thêm đầu”.

Nhị Nguyên là Tâm thức, nhưng Tâm thức do mê mờ Chân Tâm mà ra. Nhờ có Tâm thức mà chúng ta được hiện hữu trong thế giới hữu tình này, vì vậy muốn thấy được thật tướng –thấy được Chân Tâm thì chỉ cần trừ đi sự ô nhiễm chớ đâu cần diệt, giống như chén bát đựng đồ ăn bị dơ ta chỉ cần tẩy rửa thì nó trở lại sạch sẽ như củ chớ không lẽ ta đập bỏ hết hay sao.

Trong kinh Giải Thâm Mật có nói lên ba cấp độ tu học còn lẫn quẩn trong vòng Nhị Nguyên, dù rằng mỗi cấp độ có thô, có tế, có cực vi tế. Cấp độ thứ nhất là các vị ngoại đạo, cấp độ thứ hai là các vị A-La-Hán, cấp độ thứ ba là các vị Bồ Tát từ sơ địa cho đến đệ thất viễn hành địa.

Thứ nhất, các vị ngoại đạo muốn biết thắng nghĩa các pháp mà bằng cách đem các pháp ra bàn luận, cân nhắc, phân tích, suy tầm. Bằng phương pháp đó kết quả là các vị ngoại đạo chỉ có những cái biết phức tạp, hỗn độn mâu thuẫn và bất định.

Thứ hai, Các vị A-La-Hán vì mỗi vị chứng đắc một pháp, từ tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, tứ đại, ngũ uẩn… và do sự chứng đắc chi phối mà xác định sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, chư Vị đó đâu biết rằng, những gì chư Vị đó sở đắc chỉ là một bộ vị của con voi mà thôi. Hơn nữa, các vị A-La-Hán nương vào căn tai để nghe và thu nhận pháp âm của Như Lai đem về tu học mà được, vì vậy chư Vị đó chỉ thanh tịnh được các năng duyên mà thôi. Còn cái sở duyên thì giống như câu hỏi của ngài Phú-Lâu-Na … Vì sao sanh sơn hà.
Bác ơi, bác có thể tóm tắt lại cho dễ hiểu không.
 
Thiết tưởng, cũng nên nhắc đến một tiếng nói rất đáng nể trong bất cứ cuộc tranh luận nào khi chứng minh cho sự tồn tại của Chúa-đó là tiếng nói của B. Pascal- nhà toán học và là một nhà sáng lập ra Thuyết xác suất. Trong cuốn “Những suy tưởng”, ông đưa ra một sự đánh cuộc nổi tiếng của mình khi chỉ ra rằng: nếu bạn không có khả năng giải quyết vấn đề tồn tại của Chúa, thì hãy xem xét thận trọng rằng, chúng ta có thể có lợi hay có hại gì nhờ niềm tin hay không có niềm tin.
-Nếu bạn tin vào Chúa và Chúa tồn tại, thì cái lợi của bạn sẽ là hạnh phúc vĩnh cửu.

-Nếu bạn tin vào Chúa, còn Chúa không tồn tại thì bạn không mất gì.
-Nếu bạn phủ định sự tồn tại của Chúa, và Chúa thật sự tồn tại thì bạn đánh mất khả năng có hạnh phúc vĩnh cửu.
Lập luận ở đây hoàn toàn sai lầm, tôi chưa nói tới lập luận này có phải của B.Pascal không hay là nhét chữ vào mồm ông ấy.

Vấn đề ở đây là tin vào chúa, nhưng chúa là ai, ở đâu, tin vào chúa hay tin vào nhà thờ, vào giáo hoàng, tin vào chúa thì sẽ làm gì?

Nếu tin vào chúa chỉ đơn giản là ở nhà cầu nguyện, ko đi nhà thờ, ko đóng góp, không rửa tội, ko cần kinh kệ gì lúc cưới xin, ok, không mất gì cả, tin thì tin thôi.

Nếu tin vào chúa mà đi nhà thờ, đóng tiền này kia, rồi làm gì cũng nhà thờ ban phát thì dẹp mẹ đi, đừng có bảo là không mất gì.
 
Bác ơi, bác có thể tóm tắt lại cho dễ hiểu không.
Thiên cơ không thể tiết lộ, thứ mê tín bịa đặt thì làm sao giải thích cặn kẽ rõ ràng dễ hiểu được, chỉ có thể nói chung chung xong ai hiểu thế nào thì hiểu, có phải tự nhiên mà sinh ra đủ thứ nhánh phật giáo đâu.
 
Lập luận ở đây hoàn toàn sai lầm, tôi chưa nói tới lập luận này có phải của B.Pascal không hay là nhét chữ vào mồm ông ấy.

Vấn đề ở đây là tin vào chúa, nhưng chúa là ai, ở đâu, tin vào chúa hay tin vào nhà thờ, vào giáo hoàng, tin vào chúa thì sẽ làm gì?

Nếu tin vào chúa chỉ đơn giản là ở nhà cầu nguyện, ko đi nhà thờ, ko đóng góp, không rửa tội, ko cần kinh kệ gì lúc cưới xin, ok, không mất gì cả, tin thì tin thôi.

Nếu tin vào chúa mà đi nhà thờ, đóng tiền này kia, rồi làm gì cũng nhà thờ ban phát thì dẹp mẹ đi, đừng có bảo là không mất gì.
Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Jésus làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.
Chỉ cần tin và yêu Chúa thôi, trong tâm không nói ra cũng được. Không cần làm gì khác, không có nghĩa vụ phải phục vụ bất cứ ai, đóng góp bất cứ thứ gì nếu mình thấy không xứng đáng.
Nếu bạn làm được thì đó là tin mừng.
 
Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Jésus làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.
Chỉ cần tin và yêu Chúa thôi, trong tâm không nói ra cũng được. Không cần làm gì khác, không có nghĩa vụ phải phục vụ bất cứ ai, đóng góp bất cứ thứ gì nếu mình thấy không xứng đáng.
Nếu bạn làm được thì đó là tin mừng.
Vậy mấy người truyền giáo của đạo đấy sống bằng gì bạn?
Hay lại không có nghĩa vụ phục vụ đóng góp, mọi thứ "tuỳ tâm"?
 
Có phải con người cũng như phần quả bóng bay. Thân xác là vỏ bóng. Tâm hồn là phần không khí trong quả bóng. Chết đi vỏ bóng vỡ tan. Còn tâm hồn thì vẫn ở đó. Ở đó nhìn mọi thứ mà không còn được tương tác dưới vỏ bọc nào.
Em nghiệm từ jonnytringuyen
Sai bét ,chết là hết ko còn biết gì nữa ,ko nhận thức ,ko có tâm hồn nào ở đây hết
 
:)) chưa vợ bác ơi
Chưa vợ thì chưa có cháu nội, vậy nếu ko có từ đâu đến thì làm sao có đi về đâu?

Khi con người ta đặt ra câu hỏi: chết sẽ đi về đâu? Tức là trong đầu người ta đã mặc định sẵn là họ đã đến đây từ 1 nơi nào đó. Vậy đó là nơi nào?

Cũng như tôi hỏi thớt, vợ thớt dẫn cháu nội đi đâu chơi hôm nay, tôi đã mặc định là thớt có vợ rồi, và thớt có nói gì thì cũng ko thay đổi được cái mặc định này của tôi. Từ cái mặc định mà tôi cho là chân lý ko cần xét lại đó, tôi chỉ quan tâm là vợ thớt hôm nay dẫn cháu đi chơi thôi. Mọi câu trả lời của thớt nếu ko liên quan đến 1 địa điểm nào đó, tôi sẽ ko cho là đúng, vì cái tôi mong chờ là những câu trả lời đại loại như: công viên, siêu thị, rạp chiếu phim... Tâm lý thớt bây giờ cũng y như vậy đấy!

Nên nếu tôi trả lời là lên thiên đàng, xuống địa ngục, hay là chỉ lơ lững, hoặc là biến mất hoàn toàn... chắc thớt sẽ 1 phần nào cảm thấy hợp lý, vì thực ra đây là những câu trả lời mà lý trí thớt đang muốn nghe.

Kết lại, câu câu trả lời của tôi là thế này: hỏi nhảm! Nhảm nhí y như tôi hỏi vợ thớt hôm nay dẫn cháu nội đi đâu chơi vậy.
 
Nó giống như câu hỏi
Trước bigbang là gì?
Hay vũ trụ giãn rộng bao nhiêu?

Xét về sinh học sau khi chết, não mất ý thức, tim ngừng đập, không còn phản ứng sống nữa thì anh sẽ phân hủy bởi vi sinh vật, nó như con chuột chết vậy
Còn các lĩnh vực khác thì tôi không biết
 
Nói chung bác sẽ có cơ hội trải nghiệm trong tương lai. Mình đã thấy phép màu tận mắt, tự trải nghiệm, chứng kiến bằng cảm giác thật sự, nên tất cả những lý lẽ vô thần với mình đều là vô nghĩa. Còn ai không tin thì kệ vậy. Nói ra để các bác có niềm tin vào cuộc sống hơn. Còn tư tưởng "chết là hết, không còn lại gì'' thì cuộc sống không khác gì chờ ngày lên "ngọn đầu đài'' để xử trảm, quá áp lực đúng không. :big_smile:
À mình không phải cảnh sát giao thông (1 nick trên voz) nhé.

Bác là hữu duyên trãi nghiệm hay là tu tập mà trãi nghiệm vậy Bác. :)

Gửi từ My Ass bằng vozFApp
 
Chết thì linh hồn sẽ hóa thành các vì sao trên bầu trời nhé, cá biệt 1 vài linh hồn to quá bay không nổi thì hóa thành mặt trời và ở lại địa cầu với chúng ta
 
Back
Top