[Sinh tồn][Drama] Độc hành – Hành trình vào cõi chết (end)

Status: chương 28 - HỒI KẾT (END)
__________________________
photo-1-15924740755191326645855.jpg
photo-17-1592474073939276482140.jpg
Hình minh họa (nguồn internet)

***
Giới thiệu nội dung

Dù là queener hay lesor, thì cũng có lúc chúng ta mệt mỏi chán nản cái thế giới tàn nhẫn đầy áp lực này. Mỗi lúc như thế mong bạn đừng nản lỏng, mà hãy thử chìm vào thế giới của Độc Hành. Ở đây bạn có thể tìm thấy một thế giới mới cho mình, không luật lệ, không rào cản, chỉ có tự do. Bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, những con suối mát lành, những cánh đồng bát ngát và một khu rừng tối tăm đầy bí ẩn. Và hơn hết, biết đâu đó ở nơi này, bạn tìm lại được bản ngã của mình.
“Tôi khao khát tự do, cho đến khi không còn gì khác ngoài nó.”

Độc hành là câu chuyện kể về hành trình tìm lại gia đình của một thanh niên hai mươi lăm tuổi ở một thế giới đầy nghiệt ngã. Chỉ sau một đêm như bao đêm bình thường khác, nhân vật chính tỉnh dậy và phát hiện ra rằng thành phố mà mình đang sống gần như đã sụp đổ, nhà cửa tan hoang, loài người biến mất, để lại cậu trơ trọi một mình với hàng ngàn câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Mọi người đã đi đâu? Tại sao mình bị bỏ lại?... :too_sad:

Vừa phải học cách sinh tồn trong một thế giới mới, nửa thân quen nửa lạ lẫm đầy bí ẩn, vừa phải cố gắng tìm kiếm những người thân và giải đáp câu hỏi lớn nhất: Sự thật đằng sau tất cả là gì? Nhân vật chính sẽ phải xoay xở như thế nào?:confident: Cùng theo dõi nhé

*
Tuy truyện đã kết thúc, nhưng mình vẫn trong quá trình chỉnh sửa để cho ra phiên bản hoàn thiện nhất (hiện tại thấy hơi dài dòng), nên mong mọi người góp ý nhé.
ĐỘC HÀNH

Chương 1a - THỨC TỈNH
Chương 1b
---
Chương 2a - THỰC TẠI * Phụ lục 1 - Thông tin địa lý
Chương 2b
Chương 2c
Chương 2d
---
Chương 3a - DẠ KHÚC * Phụ lục 2 - Thông tin địa lý (thành phố Biên Hòa)
Chương 3b
Chương 3c
Chương 3d
---
Chương 4a - ĐỘNG QUỶ
Chương 4b
---
Chương 5a - LẶNG LẼ
Chương 5b
Chương 5c
---
Chương 6a - ĐỘC HÀNH
Chương 6b
Chương 6c
---
Chương 7a - CUỘC SỐNG
Chương 7b
---
Chương 8a - TỬ THẦN
Chương 8b
Chương 8c
---
Chương 9a - NGHĨA ĐỊA
Chương 9b
---
Chương 10a - TƯƠNG LAI
Chương 10b
---
Chương 11a - SINH MỆNH
Chương 11b
---
Chương 12a - NHIÊN LIỆU
Chương 12b
---
Chương 13a - NHẬT KÝ
Chương 13b
---
Chương 14a - HOA TRẮNG * Phụ lục
Chương 14b
---
Chương 15a - BÃO SÉT
Chương 15b
---
Chương 16a - BIỂN LỬA
Chương 16b
---
Chương 17a - CON MỒI
Chương 17b
Chương 17c * Bản đồ chương 17
---
Chương 18a - MA LỰC
Chương 18b
Chương 18c
---
Chương 19a - TÒA THÁP * Phụ lục
Chương 19b
---
Chương 20a - GIÁ RÉT * Phụ lục
Chương 20b
---
Chương 21a - LỘ DIỆN
Chương 21b
---
Chương 22a - LIMBO
Chương 22b
---
Chương 23a - TRỞ VỀ
Chương 23b
---
Chương 24a - ĐÔI MẮT
Chương 24b
---
Chương 25a - CÔ GÁI
Chương 25b
Chương 25c
---
Chương 26a - NHIỆM VỤ
Chương 26b
---
Chương 27a - NHÂN LOẠI
Chương 27b
Chương 27c
Chương 27d
---
Chương 28 - HỒI KẾT
 
Last edited:
Ủa, nhân vật chính của chap mới là ai vậy mấy thím, có phải cái đứa chui ra từ con rô bốt không?
Dựa vào kiểu kể chuyện dẫn truýt của bác thớt thì 99% em Nhiên là em gái áo xanh rồi
 
Chương 25b

Trong thời gian nghỉ ngơi, Nhiên mở máy tính để cập nhật thông tin địa hình. Nơi cô đang ở là ngay dưới một trạm phát sóng, chính xác là trạm phát ở phía Tây Bắc thành phố, mà họ gọi là tháp Hỏa. Nó được xây dựng trên đống đổ nát sau sự kiện Vụ Nổ Lớn, gần vị trí của Quảng trường trước đây. Chúng được xây dựng với hai mục đích chính, một là trung tâm điều khiển manual của các trạm phát, hai là cứ điểm dừng chân cho các nhiệm vụ thực địa.

Nhiệm vụ lần này của Nhiên cũng liên quan đến những trạm phát này. Một trong năm trạm phát bị phát nổ vào đêm qua khiến các tín hiệu bị gián đoạn. Do vậy. công chuyện đầu tiên của cô là xác nhận tình trạng của nó rồi tiến hành các bước sửa chữa.

Vì đến đây bằng cách ngược dòng sông Đồng Nai, nên phương án đầu tiên mà cô nghĩ đến là đáp ở tháp Địa (Earth), nằm ở phía Tây Nam thành phố, gần cầu Đồng Nai. Nhưng thuyền trưởng lại không nghĩ vậy, anh ta cho rằng cập tàu ở trạm đó rất nguy hiểm do khu vực ở đó có một ổ cá sấu trắng. Thêm nữa khoảng cách từ tháp Địa tới điểm kiểm tra cũng không gần hơn so với từ tháp Hỏa (Fire), và đường đi thì nguy hiểm hơn do phải đi dọc theo quốc lộ hoang vắng. Thế là họ chọn sẽ tiếp cận tháp Hỏa đầu tiên, dù cho trạm này cách xa dòng sông, và phải di chuyển một đoạn bằng xe.

Khi Nhiên kiểm tra lại vị trí của các trạm phát, cô mới nhận ra một điều rằng chúng đều được đặt gần các tuyến đường chính. Trạm Hỏa ở phía Tây Bắc gần đường Nguyễn Ái Quốc, trạm Địa ở phía Tây Nam trên quốc lộ 1 gần cầu Đồng Nai, trạm Khí (Air) phía Đông Bắc cũng ở quốc lộ 1 gần bệnh viện Thống Nhất, trạm Linh Hồn (Soul) thì ở chính giữa bản đồ, ngay đài truyền hình, chỉ riêng trạm Thủy (Water) ở phía Đông Nam là ở xa và khó tiếp cận nhất, nó nằm đâu đó phía sau khu công nghiệp Amata. Nhiên nhận ra rằng là người ta chọn vị trí xây trạm để có thể dễ dàng tiếp cận, đồng thời phải phủ kín được thành phố, do vậy phần lớn các trạm đều dễ tìm, riêng trạm Thủy đành phải đặt ở vị trí hiểm hơn để đảm bảo vùng phát sóng. Trạm Linh Hồn ở trung tâm lẽ ra nên đặt ở ngã tư Tam Hiệp hoặc cầu Amata, nhưng hẳn là Tập Đoàn đã muốn tận dụng tháp truyền hình cũ.

Nhiệm vụ của cô là kiểm tra trạm Khí, nơi tín hiệu bị mất hoàn toàn, các trạm khác cô không cần để tâm nhiều. Trạm Khí ở phía Đông Bắc, ngay bệnh viện Thống Nhất, nên đoạn đường đơn giản nhất là cứ thẳng theo Nguyễn Ái Quốc, rồi rẽ trái ở quốc lộ 1. Nếu việc sửa chữa thuận lợi thì cô sẽ kết thúc sớm nhiệm vụ, nhưng linh tính lại báo rằng mọi thứ sẽ không dễ dàng như vậy.

Sau một giờ nghỉ ngơi và sắp xếp mọi thứ, Nhiên chuẩn bị lên đường. Lần này cô không mặc lại bộ trang phục cũ mà khiêng từ đống quân nhu một chiếc va ly khá cồng kềnh. Đó là một chiếc hộp thép lớn với một hệ thống khóa sinh trắc học đặt chính giữa.

Nhiên đặt bàn tay vào máy quét để kích hoạt, chiếc bộp bật ra và tự lắp ráp thành một bộ giáp, to và phức tạp hơn nhiều so với bộ đồ mà các quân nhân thường mặc. Nói là bộ giáp cũng không đúng lắm, nó trông giống một con rô bốt với đôi chân máy trợ lực và rỗng bên trong, đủ để chứa được một người. Ở phần lưng của nó là một khối động cơ được thiết kế thanh gọn bám chặt vào thân chính, nhìn tổng thể nó giống như một tay lực sỹ cao hơn hai mét đang đeo một chiếc ba lô khủng vậy.

Đi kèm với bộ giáp hiện đại là hai viên pin lớn, một viên đã được sạc đầy và lắp sẵn vào động cơ sau lưng, viên còn lại thì sẽ cắm vào một đốc sạc trang bị sẵn trong hầm, nó sẽ được tích đầy năng lượng từ những tấm pin mặt trời gắn trên trạm phát. Pin sẽ được sạc đầy sau bốn tiếng và đủ sử dụng cho cả ngày. Điều này có nghĩa là Nhiên sẽ phải quay trở lại đây sau mỗi một ngày để thay pin thì mới có thể tiếp tục nhiệm vụ.

Để khớp nối hoàn toàn người điều khiển với bộ giáp là một điều không đơn giản, vì bản thân thiết bị đã quá cồng kềnh nên không còn đủ không gian chứa thêm một lượng lớn dây dẫn kết nối thần kinh phức tạp. Mặc dù vậy, không quá khó khăn để Nhiên có thể khớp nối hoàn toàn với cỗ máy. Chỉ cần vài phút cô đã yên vị trong khoang lái để sẵn sàng kết nối với máy tính trung tâm. Một cảm biến của vùng điều khiển trung tâm sẽ giao tiếp sóng với một con chip khác cấy sẵn trong não người điều khiển rồi đồng bộ cả hai. Sau vài phút đồng bộ, giờ đây Nhiên có thể dễ dàng điều khiển cỗ máy như chính cơ thể mình.

Ở thời đại của Nhiên, đây không phải là loại công nghệ quá phổ biến cho người dùng phổ thông, nhưng được ứng dụng rất nhiều trong quân sự và nghiên cứu khoa học. Trở ngại lớn nhất ngăn cản loại công nghệ này phát triển đại trà là giá thành quá cao, chứ không phải đô phức tạp của nó. Hầu hết các tổ chức lớn trên thế giới đều có thể sử dụng được phương pháp kết nối này, nó hoàn toàn không phải là công nghệ bí mật. Các cuộc chạy đua công nghệ hầu hết đã đi xa hơn rất nhiều so với loại công nghệ giao tiếp "người - máy" cơ bản này.

Nhiên cảm thấy khá dễ chịu khi cả cơ thể được bao bọc hoàn toàn bởi kim loại. Không hẳn là bởi bộ giáp được thiết kế để người sử dụng thoải mái nhất, mà chính là cái cảm giác lao mình ra thế giới bên ngoài kia trong tâm thế tự tin nhất. Bộ giáp được trang bị trợ lực nên việc di chuyển hầu như không tốn sức, lớp vỏ kim loại cứng cáp chắc chắn sẽ bảo vệ cô khỏi các nguy cơ bị tấn công, và dĩ nhiên là kháng phóng xạ. Chưa kể nó được trang bị đầy đủ các thiết bị phụ trợ như hệ thống bản đồ định vị, máy phát tín hiệu và vũ khí cơ bản. Một kho đồ nhỏ bên trong chứa nước và lương khô đủ dùng trong một ngày dài.

Mở cửa hầm, Nhiên tiến ra ngoài cùng với trang phục mới của mình. Mọi chuyển động của bộ giáp đều rất uyển chuyển, các thao tác điều khiển dễ dàng trùng khớp với chuyển động của máy móc. Chỉ với vài phút vận động, Nhiên gần như không còn cảm nhận được ranh giới phân cách giữa cô và cỗ máy, cả hai gần như là một, uyển chuyển và đồng bộ. Khi bước đi, Nhiên cảm nhận đôi chân thép to lớn kia là của chính mình, hai cánh tay thép rắn rỏi cũng dễ dàng chuyển động theo ý muốn, thậm chí các ngón tay thô kệch cũng có thể cầm nắm các đồ vật nhỏ ở một mức độ nhất định.​
 
Nhìn cái map này mới thấy cái tháp trung tâm nó lệch quá, nhìn khá khó chịu
:cry: Không thể có thiết kế hoàn hảo được thím à, thôi thì tự nhủ là hiệu quả hơn hình thức. Trong truyện mình cũng có giải thích là muốn tận dụng tháp truyền hình cũ rồi đó 😂
 
Chương 25c

Cách dễ dàng nhất để từ trạm Lửa (Fire) tới trạm Khí (Air) là cứ thẳng đường Nguyễn Ái Quốc mà đi. Đây vốn là đường lớn nên dù đã bị hoang hóa từ lâu thì nó vẫn giữ được những dấu hiệu rất dễ nhận biết, rất thuận tiện cho việc định hướng.

Thứ khiến Nhiên có đôi chút lo lắng là những con thú dữ, một trong những mối nguy chính được cảnh báo trong các trang báo cáo đánh giá thực địa. Cũng bởi vậy mà cô mới được trang bị những thiết bị tối tân cho nhiệm vụ lần này.

Chỉ bằng một chút phân tích, Nhiên nhận ra là bộ giáp cô đang mang đã được hiệu chỉnh nhiều thứ cho phù hợp với nhiệm vụ lần này. Cụ thể, thay vì sở hữu những vũ khí hạng nặng như phiên bản gốc, thì nó lại có nhiều trang bị theo hướng bảo hộ và sinh tồn. Sở dĩ có chuyện đó vì mục đích chính của bộ giáp là bảo vệ người điều khiển khỏi các loại phóng xạ và thú dữ, chứ không phục vụ việc bắn giết như một chiến binh hạng nặng.

Đúng như dự đoán, trên cung đường di chuyển, không khó để Nhiên bắt gặp vài con thú hoang, thậm chí là cả những loại thú săn mồi nguy hiểm. Ở Rạch Suối Lớn, chỉ cần đứng trên cầu ngó xuống, chú ý quan sát dọc hai bên bờ suối, sẽ dễ dàng phát hiện ra một con cá sấu lớn đang ngoác miệng nằm bất động. Con vật với lớp da sần sùi màu xám nhạt đang há chiếc mõm rộng trông như chiếc bẫy chuột khổng lồ sẵn sàng bập xuống bất cứ lúc nào. Nó trông không giống với loại cá sấu mà Nhiên từng thấy trong các sách giáo khoa trước đây, bởi lớp da có tông màu sáng và sần sùi hơn nhiều.

Nhiên thấy lạ nhưng không bất ngờ. Sau sự kiện các vụ nổ lớn, người ta đã nghĩ rằng các loài sinh vật sẽ bị tuyệt chủng. Bởi các đo đạc đều cho thấy mức độ phóng xạ rất lớn, hoàn toàn không phù hợp cho các dạng sống bình thường. Ngay cả các nhà khoa học tích cực cũng chỉ dám cho rằng hệ sinh thái có thể tái sinh ít nhất sau một trăm năm. Nhưng tự nhiên một lần nữa làm họ bất ngờ. Bất chấp lượng phóng xạ cao, thực vật nhanh chóng xuất hiện trở lại, động vật theo sau và nhanh chóng phủ đầy mặt đất. Và càng kỳ diệu hơn khi chỉ mất vài chục năm cho quá trình tái phủ xanh đó. Sự sống đã quay lại, ngoại trừ con người.

Đã có nhiều phân tích, một vài nhà sinh học cho rằng đó là vì khả năng chọn lọc tự nhiên của động thực vật. Chúng chấp nhận chịu đột biến liên tục bởi phóng xạ và để mặc tự nhiên tiến hành phân loại, cho đến khi xuất hiện những cá thể thích ứng được với môi trường. Quá trình này thực tế vẫn đang diễn ra rất mạnh mẽ chứ chưa đạt đến trạng thái ổn định, do nó còn cần nhiều thời gian. Đó cũng là lý do cho việc xuất hiện các biến dị kỳ lạ chưa thật sự phù hợp với môi trường, mà màu da sáng của con cá sấu này là một ví dụ.

Loài người thì không như vậy, họ luôn tìm cách trốn chạy hoặc chống lại tự nhiên khắc nghiệt bằng các công cụ tối tân, điều đó đồng nghĩa với việc họ từ chối các biến dị, từ chối sự tiến hóa. Cuối cùng, hoá ra chính bản thân loài người lại là chướng ngại lớn nhất đối với sự phát triển của họ.

Nhiên bỏ khá nhiều thời gian để quan sát kỹ những sinh vật cô gặp trên đường, vì những hình ảnh thực tế này sẽ được tự động ghi lại và chuyển về thư viện trung tâm. Dữ liệu sẽ ngày một chi tiết và đa dạng hơn nhờ các đợt tiếp xúc thực địa thường xuyên được thực hiện bởi các nhà khoa học, dưới sự giám sát và tài trợ từ Tập Đoàn. Nhưng đây không phải nhiệm vụ chính, Nhiên cần tiếp tục lên đường. Càng đi xa về phía Đông, con đường càng hẹp lại, đặc biệt là đoạn đường từ ngã tư Tân Phong trở đi. Lòng đường lúc này chỉ còn rộng bằng một phần ba ban đầu. Khoảng không gian trống để có thể di chuyển chỉ còn khoảng hai mét, phần còn lại hai bên đường ngập tràn cây cối, dây leo và gai nhọn.

Cũng may là đoạn đường tiếp theo mọi thứ không trở nên tệ hơn, ít nhất cho đến cầu Săn Máu. Tại đây, con đường đột ngột bị chặn lại bởi một "bức tường" kỳ lạ. Thực tế, thực vật hai bên đường cũng thay đổi từ từ dọc theo hành trình, nhưng phải đến tận đây Nhiên mới thực sự nhận ra. Đồng hành cùng cô lúc xuất phát là những bụi cỏ xanh mướt mắt, rồi sau đó những thân cây lớn hơn xuất hiện thay thế chúng, để rồi đến đây trước mắt đã là một cánh rừng già thực sự. Mặt đất bị phủ đầy một loại dây leo kỳ lạ, to và dầy hơn nhiều so với những gì Nhiên tưởng tượng. Chúng có màu nâu sẫm pha lẫn sắc xanh, thỉnh thoảng lại điểm vài nốt hồng kỳ quặc.

Ở phía trên, không gian cũng bị bít lại hết bởi những ngọn tre mọc chỉa lên từ dưới suối. Chúng là những cây tre to lớn mang vô số những cạnh sắc nhọn ở mỗi đốt, đan chéo và khóa chặt vào nhau, tạo thành một bức tường theo đúng nghĩa đen chặn kín lối thoát phía trên. Nhìn kỹ đám sinh vật này, trong lòng Nhiên nổi lên một dự cảm không lành. Trong một khoảnh khắc, dù rất nhỏ, cô nhìn thấy những thân leo khẽ chuyển động và lo sợ rằng chúng sẽ chồm dậy siết cổ cô.

Nhiên bấm nút kích hoạt vũ khí dẹp đường. Từ hai bàn tay của "Thánh Gióng" mọc ra hai lưỡi dao dài. Bọn họ hay gọi những bộ giáp bằng cái tên như vậy, phỏng theo hình dáng to lớn và sức mạnh kinh khủng mà nó sở hữu. Với cặp vũ khí sắc bén, không khó để cỗ máy chém bay đám cây cản đường. "Nếu chúng thực sự có ý thức, chúng cũng sẽ phải run sợ", Nhiên nghĩ. Sau khi một khoảng trống lộ ra, đủ để lách người qua, họ tiếp tục lên đường.

Từ khi bật chế độ dọn đường, hành trình còn lại trở nên đơn giản hơn nhiều, bất chấp mức độ phức tạp của địa hình. Ngoại trừ lần Nhiên phải dùng đến chế độ "cánh diều" để vượt qua một hố bom khổng lồ thì không còn khó khăn nào đáng kể. Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu, Thánh Gióng cũng có thể bay. Có một động cơ phản lực mini được đặt khéo léo trong chiếc ba lô thép nhằm trang bị thêm khả năng bay lượn cho bộ giáp, nhưng chỉ được kích hoạt trong trường hợp cần thiết.

Bay là phương thức di chuyển nhanh và có tính cơ động cao, nhưng lại rất tiêu tốn năng lượng. Để hài hòa được những ưu và khuyết điểm này, nhóm thiết kế đã biến tính năng bay lượn thành một lựa chọn không khuyến khích, chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Cụ thể, nếu bật chế độ "cánh diều", Thánh Gióng có thể giúp người điều khiển chuyển động tự do trên không trung trong một giờ đồng hồ, thay vì hoạt động cả ngày ở các chế độ khác.

Nhiên đã nghĩ đến việc bật chế độ cánh diều ngay từ đầu để dễ dàng tiếp cận điểm check in, nhưng cô không làm vì nhận thấy có vài điểm rủi ro. Thứ nhất, mục tiêu của nhiệm vụ là sửa chữa trạm Khí (Air), do vậy cần tiết kiệm tối đa năng lượng cho trường hợp cần kích hoạt lại thiết bị nào đó. Thứ hai, nếu di chuyển trên không thì nguy cơ bị phát hiện bởi đối tượng dưới mặt đất là rất cao, mà một khi điều này xảy ra thì cả chiến dịch sẽ bị chệch hướng hoàn toàn.

Tuy vậy, mối lo ngại đầu tiên vốn không tồn tại khi Nhiên tới đích. Trạm Khí (Air) hoàn toàn chìm trong biển lửa, chẳng còn lại gì để có thể cứu vớt. Thông tin cuối cùng truyền về kết hợp với tình hình thực tế chứng tỏ hệ thống thu lôi bị trục trặc và tòa tháp đã không vượt qua cơn bão sét đêm qua. Không còn cách nào khác, Nhiên tập hợp dữ liệu, rồi gửi báo cáo về trung tâm. Sau khi thông tin được chuyển đi, trung tâm hồi đáp rằng họ sẽ chuyển sang kế hoạch B.​
 
Last edited:
Chương 25c

Cách dễ dàng nhất để từ trạm Lửa (Fire) tới trạm Khí (Air) là cứ thẳng đường Nguyễn Ái Quốc mà đi. Đây vốn là đường lớn nên dù đã bị hoang hóa từ lâu thì nó vẫn giữ được những dấu hiệu rất dễ nhận biết, rất thuận tiện cho việc định hướng.

Thứ khiến Nhiên có đôi chút lo lắng là những con thú dữ, một trong những mối nguy chính được cảnh báo trong các trang báo cáo đánh giá thực địa. Cũng bởi vậy mà cô mới được trang bị những thiết bị tối tân cho nhiệm vụ lần này.

Chỉ bằng một chút phân tích, Nhiên nhận ra là bộ giáp cô đang mang đã được hiệu chỉnh nhiều thứ cho phù hợp với nhiệm vụ lần này. Cụ thể, thay vì sở hữu những vũ khí hạng nặng như phiên bản gốc, thì nó lại có nhiều trang bị theo hướng bảo hộ và sinh tồn. Sở dĩ có chuyện đó vì mục đích chính của bộ giáp là bảo vệ người điều khiển khỏi các loại phóng xạ và thú dữ, chứ không phục vụ việc bắn giết như một chiến binh hạng nặng.

Đúng như dự đoán, trên cung đường di chuyển, không khó để Nhiên bắt gặp vài con thú hoang, thậm chí là cả những loại thú săn mồi nguy hiểm. Ở Rạch Suối Lớn, chỉ cần đứng trên cầu ngó xuống, chú ý quan sát dọc hai bên bờ suối, sẽ dễ dàng phát hiện ra một con cá sấu lớn đang ngoác miệng nằm bất động. Con vật với lớp da sần sùi màu xám nhạt đang há chiếc mõm rộng trông như chiếc bẫy chuột khổng lồ sẵn sàng bập xuống bất cứ lúc nào. Nó trông không giống với loại cá sấu mà Nhiên từng thấy trong các sách giáo khoa trước đây, bởi lớp da có tông màu sáng và sần sùi hơn nhiều.

Nhiên thấy lạ nhưng không bất ngờ. Sau sự kiện các vụ nổ lớn, người ta đã nghĩ rằng các loài sinh vật sẽ bị tuyệt chủng. Bởi các đo đạc đều cho thấy mức độ phóng xạ rất lớn, hoàn toàn không phù hợp cho các dạng sống bình thường. Ngay cả các nhà khoa học tích cực cũng chỉ dám cho rằng hệ sinh thái có thể tái sinh ít nhất sau một trăm năm. Nhưng tự nhiên một lần nữa làm họ bất ngờ. Bất chấp lượng phóng xạ cao, thực vật nhanh chóng xuất hiện trở lại, động vật theo sau và nhanh chóng phủ đầy mặt đất. Và càng kỳ diệu hơn khi chỉ mất vài chục năm cho quá trình tái phủ xanh đó. Sự sống đã quay lại, ngoại trừ con người.

Đã có nhiều phân tích, một vài nhà sinh học cho rằng đó là vì khả năng chọn lọc tự nhiên của động thực vật. Chúng chấp nhận chịu đột biến liên tục bởi phóng xạ và để mặc tự nhiên tiến hành phân loại, cho đến khi xuất hiện những cá thể thích ứng được với môi trường. Quá trình này thực tế vẫn đang diễn ra rất mạnh mẽ chứ chưa đạt đến trạng thái ổn định, do nó còn cần nhiều thời gian. Đó cũng là lý do cho việc xuất hiện các biến dị kỳ lạ chưa thật sự phù hợp với môi trường, mà màu da sáng của con cá sấu này là một ví dụ.

Loài người thì không như vậy, họ luôn tìm cách trốn chạy hoặc chống lại tự nhiên khắc nghiệt bằng các công cụ tối tân, điều đó đồng nghĩa với việc họ từ chối các biến dị, từ chối sự tiến hóa. Cuối cùng, hoá ra chính bản thân loài người lại là chướng ngại lớn nhất đối với sự phát triển của họ.

Nhiên bỏ khá nhiều thời gian để quan sát kỹ những sinh vật cô gặp trên đường, vì những hình ảnh thực tế này sẽ được tự động ghi lại và chuyển về thư viện trung tâm. Dữ liệu sẽ ngày một chi tiết và đa dạng hơn nhờ các đợt tiếp xúc thực địa thường xuyên được thực hiện bởi các nhà khoa học, dưới sự giám sát và tài trợ từ Tập Đoàn. Nhưng đây không phải nhiệm vụ chính, Nhiên cần tiếp tục lên đường. Càng đi xa về phía Đông, con đường càng hẹp lại, đặc biệt là đoạn đường từ ngã tư Tân Phong trở đi. Lòng đường lúc này chỉ còn rộng bằng một phần ba ban đầu. Khoảng không gian trống để có thể di chuyển chỉ còn khoảng hai mét, phần còn lại hai bên đường ngập tràn cây cối, dây leo và gai nhọn.

Cũng may là đoạn đường tiếp theo mọi thứ không trở nên tệ hơn, ít nhất cho đến cầu Săn Máu. Tại đây, con đường đột ngột bị chặn lại bởi một "bức tường" kỳ lạ. Thực tế, thực vật hai bên đường cũng thay đổi từ từ dọc theo hành trình, nhưng phải đến tận đây Nhiên mới thực sự nhận ra. Đồng hành cùng cô lúc xuất phát là những bụi cỏ xanh mướt mắt, rồi sau đó những thân cây lớn hơn xuất hiện thay thế chúng, để rồi đến đây trước mắt đã là một cánh rừng già thực sự. Mặt đất bị phủ đầy một loại dây leo kỳ lạ, to và dầy hơn nhiều so với những gì Nhiên tưởng tượng. Chúng có màu nâu sẫm pha lẫn sắc xanh, thỉnh thoảng lại điểm vài nốt hồng kỳ quặc.

Ở phía trên, không gian cũng bị bít lại hết bởi những ngọn tre mọc chỉa lên từ dưới suối. Chúng là những cây tre to lớn mang vô số những cạnh sắc nhọn ở mỗi đốt, đan chéo và khóa chặt vào nhau, tạo thành một bức tường theo đúng nghĩa đen chặn kín lối thoát phía trên. Nhìn kỹ đám sinh vật này, trong lòng Nhiên nổi lên một dự cảm không lành. Trong một khoảnh khắc, dù rất nhỏ, cô nhìn thấy những thân leo khẽ chuyển động và lo sợ rằng chúng sẽ chồm dậy siết cổ cô.

Nhiên bấm nút kích hoạt vũ khí dẹp đường. Từ hai bàn tay của "Thánh Gióng" mọc ra hai lưỡi dao dài. Bọn họ hay gọi những bộ giáp bằng cái tên như vậy, phỏng theo hình dáng to lớn và sức mạnh kinh khủng mà nó sở hữu. Với cặp vũ khí sắc bén, không khó để cỗ máy chém bay đám cây cản đường. "Nếu chúng thực sự có ý thức, chúng cũng sẽ phải run sợ", Nhiên nghĩ. Sau khi một khoảng trống lộ ra, đủ để lách người qua, họ tiếp tục lên đường.

Từ khi bật chế độ dọn đường, hành trình còn lại trở nên đơn giản hơn nhiều, bất chấp mức độ phức tạp của địa hình. Ngoại trừ lần Nhiên phải dùng đến chế độ "cánh diều" để vượt qua một hố bom khổng lồ thì không còn khó khăn nào đáng kể. Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu, Thánh Gióng cũng có thể bay. Có một động cơ phản lực mini được đặt khéo léo trong chiếc ba lô thép nhằm trang bị thêm khả năng bay lượn cho bộ giáp, nhưng chỉ được kích hoạt trong trường hợp cần thiết.

Bay là phương thức di chuyển nhanh và có tính cơ động cao, nhưng lại rất tiêu tốn năng lượng. Để hài hòa được những ưu và khuyết điểm này, nhóm thiết kế đã biến tính năng bay lượn thành một lựa chọn không khuyến khích, chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Cụ thể, nếu bật chế độ "cánh diều", Thánh Gióng có thể giúp người điều khiển chuyển động tự do trên không trung trong một giờ đồng hồ, thay vì hoạt động cả ngày ở các chế độ khác.

Nhiên đã nghĩ đến việc bật chế độ cánh diều ngay từ đầu để dễ dàng tiếp cận điểm check in, nhưng cô không làm vì nhận thấy có vài điểm rủi ro. Thứ nhất, mục tiêu của nhiệm vụ là sửa chữa trạm Khí (Air), do vậy cần tiết kiệm tối đa năng lượng cho trường hợp cần kích hoạt lại thiết bị nào đó. Thứ hai, nếu di chuyển trên không thì nguy cơ bị phát hiện bởi đối tượng dưới mặt đất là rất cao, mà nếu để điều này xảy ra thì cả chiến dịch sẽ bị chệch hướng hoàn toàn.

Tuy vậy, mối lo ngại đầu tiên vốn không tồn tại khi Nhiên tới đích. Trạm Khí (Air) hoàn toàn chìm trong biển lửa, chẳng còn lại gì để có thể cứu vớt. Thông tin cuối cùng truyền về kết hợp với tình hình thực tế chứng tỏ hệ thống thu lôi bị trục trặc và tòa tháp đã không vượt qua cơn bão sét đêm qua. Không còn cách nào khác, Nhiên tập hợp dữ liệu, rồi gửi báo cáo về trung tâm. Sau khi thông tin được chuyển đi, trung tâm hồi đáp rằng họ sẽ chuyển sang kế hoạch B.​
Hóng ghê thím
 
Back
Top