Sự nghiệp mở quán cafe kiếm sống (part 1+2)

thật ra e thấy nếu mở kiểu ăn xổi chắc được, trà chanh đợt trụ vững đến giờ là do mở đúng mùa bóng đá nên gần như lấy vốn đc rồi nên giờ cần duy trì, e muốn mở lắm mà thấy quá mong manh, mà mở cf như tít của bác thì k đủ tuổi =((
thì ý em là nếu xác định lâu dài món trà sữa trà chanh thì hơi khó, nhưng nếu mở trong thời gian ngắn kiếm lơi chút đỉnh thì ok đó bác vì thời điểm hiện tại đang la hot trend trà chanh nên thu hút được nhiều giới trẻ lắm, đặc biệt concept quán ma lạ lạ teen teen thì càng tốt
 
Kinh doanh quán cf bây giờ mà không có gì mới lạ khó cạnh tranh lắm, vì nó gần như bão hòa rồi
 
Kinh doanh quán cf bây giờ mà không có gì mới lạ khó cạnh tranh lắm, vì nó gần như bão hòa rồi
đúng rồi bác, trừ những quán có tên tuổi trước giờ, bây giờ kinh doanh cafe có 2 hướng:
1. là hướng tới đối tượng trung niên đổ lên thì vốn đầu tư ít hơn, ko cần mặt bằng rộng, bài trí đơn giản chủ yếu cho người trung niên đến cafe tâm sự đọc báo sáng sớm, chiều tối, thị trường trung niên đi uống cafe k nhiêu bằng lượng giới trẻ.
2. là hướng đến đối tượng giới trẻ, thì vốn đầu tư lớn, concept quán độc lạ, có chất riêng, thị trường giới trẻ đi uống cafe hội họp bạn bè đông nhiều lần so với trung niên.
Cái nào cũng có cái khó của nó hết.
 
em không hay uống nhiều nhưng nói chung bây giờ ít người uống cf vì ngon lắm. Một là đến vì "nghe nói view đẹp"; hai là tiện đường vào ngồi thôi - cả hai cái đều giữ khách đến lâu dài được.
còn lại em thấy đúng thật :burn_joss_stick::burn_joss_stick:
 
em không hay uống nhiều nhưng nói chung bây giờ ít người uống cf vì ngon lắm. Một là đến vì "nghe nói view đẹp"; hai là tiện đường vào ngồi thôi - cả hai cái đều giữ khách đến lâu dài được.
còn lại em thấy đúng thật :burn_joss_stick::burn_joss_stick:
đúng rồi, giờ thị phân người đến 1 quán cf vì cf ở đó ngon ít hơn la thị phần họ chỉ muốn có 1 chỗ để ngồi thư giãn hoặc tụ tập bạn bè là chính.
 
Sáng nào em cũng ra đầu hẻm làm 1 ly cafe.
1. Vì nó tiện và gần
2. Quán không quá nhiều trẻ trâu tụ tập ồn ào
3. Chủ quán xinh, chưa chồng. Hay mang váy ngắn
 
Sáng nào em cũng ra đầu hẻm làm 1 ly cafe.
1. Vì nó tiện và gần
2. Quán không quá nhiều trẻ trâu tụ tập ồn ào
3. Chủ quán xinh, chưa chồng. Hay mang váy ngắn
cái thứ 3 cũng là 1 yếu tố ko kém quan trọng để có 1 lượng khách ổn định đó thím :)
 
Chính xác là giờ mà mở quán Cafe thì không có cửa cạnh tranh lại, kể cả dạng Cafe cóc. Loại Cafe cóc chỉ thành công khi có sẵn mặt bằng. Còn không là bể hết :byebye:
 
Chính xác là giờ mà mở quán Cafe thì không có cửa cạnh tranh lại, kể cả dạng Cafe cóc. Loại Cafe cóc chỉ thành công khi có sẵn mặt bằng. Còn không là bể hết :byebye:

cafe cóc ngay mấy trường đh thì đắt vãi chưởng ấy chứ
 
Bài viết này em cop từ lâu rồi của 1 bác trên facebook trong quá trình em tìm hiểu vê quán cafe, nay đăng lên với mục đích chia sẻ cho nhiều thím có ý định mở quán cafe và mong được các thím trong ngành góp ý thêm.

[Part 1]

Đối với một số người, mở quán cà phê là một điều đơn giản. Cứ thuê mặt bằng, thuê kiến trúc sư thiết kế, xây dựng, thuê nhân viên, bỏ bàn ghế vào và bán. Nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm, họ cứ dùng tiền để đầu tư thật hoành tráng, trả lương thật cao để thuê nhân viên thật đông và thật đẹp. Họ tưởng tượng một cách đơn giản rằng: Quán hoành tráng + Nhân viên đẹp + Khung cảnh lãng mạn = Đông khách = Hốt tiền. Nhưng thực tế thì thường sau vài ba tháng kinh doanh, họ vỡ mộng vì hóa ra bán cà phê không đơn giản như họ nghĩ.

1. Nhân viên:
Nhân viên của một quán cà phê thường không ổn định. Đừng bao giờ nghĩ rằng cứ trả lương cao thì sẽ có nhân viên làm tốt. Đa số nhân viên làm ở quán cà phê không coi đó làm một công việc ổn định. Họ sẵn sàng nghỉ việc bất cứ lúc nào vì những lý do rất trời ơi như: Em ghét con nhỏ làm chung; Bạn trai em không cho em làm; Em không thức dậy sớm được; Đi làm cà phê bị người thân cấm, Ăn mặc hở hang quá;...
Đối với những quán có kỷ luật nghiêm khắc thì nhân viên làm việc bị áp lực nặng nề, dễ nghỉ việc. Đối với những quán có kỷ luật lỏng lẻo thì nhân viên làm việc cẩu thả, dễ mất khách.
Cái khó nhất trong quản lý nhân viên của một quán cà phê là hầu như không có nhân viên nào coi bán cà phê là một nghề (mặc dù thu nhập cao hơn nhiều so với làm văn phòng), từ đó, gần như không ai có ý thức chuyên nghiệp trong công việc.

2. Khách hàng:
Khách hàng của một quán cà phê thường đa dạng loại người. Mỗi người có một ý thích khác nhau. Cũng một ly cà phê như nhau, người thì khen ngon, kẻ thì chê dở, người thì lại bảo rằng cũng được. Nếu người chủ không có kinh nghiệm trong việc thưởng thức cà phê rất dễ bị tình trạng thay đổi lung tung, dẫn đến quán cà phê không có "gu" của riêng mình.
Ai cũng cho rằng: "Khách hàng là thượng đế", "Khách hàng luôn luôn đúng". Nhưng đối với nghề bán cà phê, có những lúc khách hàng sai, bởi vì họ chưa/không hiểu được phong cách quán đang muốn xây dựng là gì. Đa số khách hàng không hiểu rằng: Quán cà phê mở ra để phục vụ số đông chứ không phải phục vụ cho một mình họ.

3. Quản lý:
Đầu tư một quán cà phê thường phải bỏ ra một số tiền lớn (thậm chí rất lớn). Để cạnh tranh nhau, các quán cà phê hiện nay có suất đầu tư từ 3-5 tỷ đồng/quán là chuyện bình thường (có những quán đầu tư đến hàng chục tỷ). Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ một quán cà phê lại đến từ những thứ rất nhỏ. Người quản lý phải biết tính toán chi ly từng lạng cà phê, từng chút đường, từng miếng chanh, từng cái thìa, từng cái ly,... thậm chí phải tính đến từng cuộn giấy vệ sinh trong toalet.
Điều khó khăn nhất là phải làm sao cân đối hài hòa giữa chất lượng phục vụ và chi phí bỏ ra. Nếu quản lý không tốt, mặc dù quán có thể bán rất đông khách nhưng không có lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm chí không thể thu hồi được vốn.

4. Cạnh tranh:
Càng ngày, các quán cà phê mọc ra càng nhiều với quy mô đầu tư càng lớn hơn. Do đó, để cạnh tranh nhau, các quán dùng nhiều cách khác nhau để lôi kéo khách:
a) Giảm giá bán: là một cách đang được nhiều quán lựa chọn. Đây là cách hiệu quả nhất, đơn giản nhất và nhanh nhất trong việc thu hút khách. Tuy nhiên, nếu giá bán thấp đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận và sẽ thiếu hụt tài chính để tái đầu tư. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp với những quán có mức đầu tư thấp, thời gian hoạt động ngắn. Còn đối với những quán lớn, quán có thời gian hoạt động dài, giảm giá là một cách làm không bền vững.
b) Tổ chức chương trình, sự kiện: cũng là một cách lôi kéo khách hiệu quả. Tuy nhiên, khi tổ chức sự kiện, phải đặc biệt quan tâm đến độ lôi cuốn (sự ép phê) của sự kiện, tuyệt đối tránh tình trạng quảng cáo thì hoành tráng mà chương trình thì sơ sài. Nhiều trường hợp tổ chức sự kiện không đạt dẫn đến tác dụng phụ, tiền mất - tật mang.
c) Tái đầu tư, nâng cấp: để thu hút lại khách hàng khi có đối thủ mới mở ra. Cách làm này khá tốn kém về chi phí nhưng bắt buộc phải làm để tăng sức cạnh tranh cho quán. Điều lưu ý khi tái đầu tư là phải tính toán cẩn thận để lựa chọn đúng hạng mục cần tái đầu tư, tránh tình trạng tốn tiền để sữa chữa, nâng cấp nhưng không đem lại cảm nhận cho khách về sự mới mẻ.
d) Quảng cáo: là con dao hai lưỡi. Chỉ tăng cường quảng bá, tiếp thị khi và chỉ khi đã hoàn toàn an tâm về chất lượng phục vụ của mình. Nếu không khéo, quảng cáo lôi kéo đông người đến quán chỉ để có thêm nhiều người chê/nói xấu về quán của mình.

[Part 2]
Sau nhiều năm làm nghề mở quán cà phê và nghiên cứu về nghề này, mình đúc kết ra kinh nghiệm chỉ có 4 loại người làm quán cà phê thành công:

1. Những người sản xuất cà phê. Họ mở quán cà phê là để tiêu thụ cà phê do họ sản xuất ra. Giá thành đầu vào rẻ nên họ có thu nhập tốt hơn người khác tự mở quán. Điển hình là: Milano, Hoàng Tuấn, Napoli,...

2. Những người làm nghề xây dựng hoặc trang trí nội thất. Chi phí đầu tư quán của họ rẻ hơn người khác rất nhiều nên khấu hao nhanh và có lợi nhuận. Loại này hiện nay khá nhiều.

3. Những công ty vận hành theo chuỗi. Họ được các quỹ đầu tư rót vốn nên nguồn vốn lớn, quy trình quản trị và kiểm soát rõ ràng, chuyên nghiệp. Họ làm theo mô hình thương hiệu, lấy thương hiệu làm điểm nhấn để thu hút khách. Điển hình như: Highlands, The Coffee House,...

4. Những người có mặt bằng sẵn, đẹp. Họ có lợi thế không phải thuê mặt bằng nên không ngại đầu tư, xác định làm để khai thác lợi thế mặt bằng của mình. Dạng này khá nhiều, tuy nhiên, chỉ có 1 ít người thành công, còn lại đa số là tiền lời cũng ngang với tiền cho thuê mặt bằng.


Còn lại, đa số những người thuê mặt bằng, thuê thiết kế làm quán, mua cà phê bột về bán đều không thành công. Ai may mắn thì thu hồi được vốn, lợi nhuận chỉ ngang với gửi ngân hàng. Nhiều người gần như mất trắng sau 6 tháng vận hành, phải đóng cửa quán do doanh thu không đủ bù chi phí.

Trường hợp cá biệt mình biết là thành công xuất phát từ 1 quán trở thành một chuỗi là hệ thống quán Đà Lạt Phố, Nhật Nguyệt ở Sài Gòn. Những người sáng lập nên nó là những người rất giỏi, biết cách nắm bắt khe hẹp của thị trường để phát triển và tạo ra nhận diện riêng cho mình.

Mình với ông anh startup mở quán cafe cũng 5-6 năm (số vốn ban đầu 200tr, còn lại vay mượn, nhà mình ko có điều kiện nên đừng nghĩ là ba mẹ cho), cũng sập tiệm 3 lần, mang nợ gần 7 tỷ, 2 năm mới trả hết rồi làm lại (và nợ tiếp) cứ đầu tư thêm quán là thêm nợ.

Hệ thống cà phê của cty mình ở Nha Trang đến nay được 15 quán là cả một quá trình vừa làm vừa học, có quán thành công, có quán phải bù lỗ. Ai nhìn vào cũng thấy đông khách nhưng đầu tư bao nhiêu, chi phí thế nào, lợi nhuận ra sao thì chỉ người làm trong cuộc mới biết. Ngay bản thân mình ngoài đầu tư các quán cafe vẫn phải đi làm thuê ăn lương nghề chính là Quản Lý Khách Sạn 3-4 sao ở Nha Trang để kiếm thêm thu nhập 1 phần, 1 phần vì cái nghề chính của bản thân đi theo nghiệp suốt cuộc đời, mà một phần quan trọng hơn là nền tảng để lỡ thất bại bên mảng cafe (đầu tư) thì cũng không lo vợ con phải ra đê ở!!!

Cho nên, trừ khi bạn xác định là sẽ gắn bó với cái nghiệp mở quán lâu dài, còn không, nếu chỉ vì kiếm thêm thu nhập thì mình vẫn khuyên là bỏ ý định mở quán đi trước khi hối hận.

Nhắc lại một câu nói mà mình thấy rất đúng: “Ghét ai thì khuyên họ mở nhà hàng, quán cà phê.”
Vote mở quán trà sữa
 
Tôi làm pha chế 3 quán rồi, thấy thế này: chất lượng phục vụ > chất lượng đồ uống > view. View bây giờ còn phụ thuộc vào mặt bằng, thiết kế nội ngoại thất, cái này đầu tư hay tái đầu tư chi phí tương đối cao. Nên tập trung vào 2 cái đầu tiên, giữ được khách quen cũng như thu hút được khách vãng lai.
 
Chắc rảnh rổi và cần nhất là có hứng thì mình sẽ review lại quá trình hợp tác mở, vận hành quán cà phê, song song với việc đi làm ở cơ quan + cộng thêm mảng mỹ phẩm nữa (mảng này chủ yếu vợ - mà vợ cũng đi làm cơ quan nữa, nên mình cũng vận hành cùng).

Khá là vất vả trong thời gian đầu, nhưng dần cũng ổn. Mảng cà phê vận hành đc 1 năm rồi :D
 
Mình thì cũng đang kinh doanh mảng cf này đây,
Mình cũngđangđi làm việc cho cơ quan, nhưng kham thêm mảng này vớiđám bạn,
tầng 1 là cf +quầy pha chế lớn tầng 2 là Gaming với 90 máy
 
Mình thì cũng đang kinh doanh mảng cf này đây,
Mình cũngđangđi làm việc cho cơ quan, nhưng kham thêm mảng này vớiđám bạn,
tầng 1 là cf +quầy pha chế lớn tầng 2 là Gaming với 90 máy
Như vậy thì quá tốt, 2 tầng bỗ trợ cho nhau.
 
Back
Top