Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn

4 More Years

Senior Member

(NLĐO) – Trong vòng 10 phút, thí sinh phải dọn dẹp sạch phòng khách sạn, xử lý tình huống và tìm thật nhiều nhãn dán để có điểm cộng.​



Đây là đề thi vòng sơ loại cuộc thi Hội thi "Học sinh, sinh viên giỏi nghề" ngành Phục vụ phòng diễn ra vào ngày 21-3.
Là đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi, cô Ngô Thị Lan Chi, Trưởng khoa Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Trường CĐ Bách khoa Bách Việt (quận Gò Vấp), cho biết đây là năm đầu tiên phần thi lý thuyết thi bằng tiếng Anh chuyên ngành. Ở phần thực hành, thí sinh có thể chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Sinh viên ngành Quản trị khách sạn ở TP HCM tranh tài tại vòng sơ loại Hội thi "Học sinh, sinh viên giỏi nghề"
Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 1.Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 2.
Thí sinh bốc thăm để chọn thứ tự dự thi

Thí sinh phải thực hiện đầy đủ quy trình dọn phòng cho khách đang lưu trú. Ban giám khảo cuộc thi là những chuyên gia đầu ngành đến từ các khách sạn 4 sao, 5 sao ở TP HCM. Vì đây là cuộc thi tay nghề, nên kỹ năng và thao tác trong quá trình thi được ban giám khảo quan sát rất kỹ.

Em Minh Quân, sinh viên ngành Quản trị khách sạn, Trường CĐ FPT Polytechnic, cho biết đây là lần đầu tiên thử sức ở một cuộc thi tay nghề. Mặc dù đã tập luyện rất kỹ nhưng khi bước vào phòng thi vẫn gặp bối rối, thậm chí không biết mình sẽ làm gì tiếp theo.

"Dọn nhà vệ sinh là phần căng thẳng nhất vì phải phân biệt những lọ tẩy rửa khác nhau. Áp lực của thời gian khiến em dễ nhầm lẫn" – Quân chia sẻ.

Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 3.Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 4.Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 5.
Minh Quân đã thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của mình qua phần thi
Bước ra phòng thi với nụ cười rạng rỡ, em Thanh Tâm, sinh viên ngành Quản trị khách sạn, Trường CĐ Bách khoa Bách Việt, cho biết hoàn thành phần thi thực hành sớm hơn 30 giây.

"Bước vào phòng thi, em cố gắng quan sát mọi thứ và dọn dẹp phòng nhanh nhất có thể. Trong quá trình dọn dẹp, khách lưu trú muốn em tư vấn về những địa điểm du lịch tại TP HCM, may mắn, em đã giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy" – Thanh Tâm hào hứng nói.

Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 6.Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 7.Sướng mắt với tay nghề của sinh viên Quản trị khách sạn- Ảnh 8.
Phần thi của Thanh Tâm được ban giám khảo đánh giá cao
Sau vòng sơ loại, ban tổ chức sẽ chọn ra 8 thí sinh xuất sắc nhất để vào vòng chung kết. Dự kiến, vòng chung kết sẽ tổ chức vào ngày 28-3.

Hội thi "Học sinh, sinh viên giỏi nghề" năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia của gần 800 thí sinh đến từ 36 trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng cộng 19 nghề thi (trong đó có 3 ngành thi mới), đ
 
Ệch ợ, "quản trị" là đi dọn dẹp à các ông? Từ lúc ếu nào đào tạo bậc cử nhân lại thành cmn lao động chân tay low grade như này? Ông sinh viên kĩ sư đụng vào máy móc nó khác với ông sinh viên quản trị du lịch đi cọ toilet chứ, hay là nó có hàm lượng chất xám như nhau thật?
 
Ệch ợ, "quản trị" là đi dọn dẹp à các ông? Từ lúc ếu nào đào tạo bậc cử nhân lại thành cmn lao động chân tay low grade như này? Ông sinh viên kĩ sư đụng vào máy móc nó khác với ông sinh viên quản trị du lịch đi cọ toilet chứ, hay là nó có hàm lượng chất xám như nhau thật?
Quản trị nhà hàng ks thì anh cũng phải đi lau đĩa, chỉnh ga giường, đón khách như nhân viên bthg chứ anh nghĩ làm gì?
 
1711089830206.png
 
Ệch ợ, "quản trị" là đi dọn dẹp à các ông? Từ lúc ếu nào đào tạo bậc cử nhân lại thành cmn lao động chân tay low grade như này? Ông sinh viên kĩ sư đụng vào máy móc nó khác với ông sinh viên quản trị du lịch đi cọ toilet chứ, hay là nó có hàm lượng chất xám như nhau thật?
Ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó. Nghề H.K này chịu khó nhanh lên lắm. Làm ngành khách sạn rất có tương lai, làm sếp lương cao, nhiều cơ hội nhảy việc.
Làm H.K phải làm từ nhân viên thôi, dần dần thì mới lên giám sát đc
 
Ệch ợ, "quản trị" là đi dọn dẹp à các ông? Từ lúc ếu nào đào tạo bậc cử nhân lại thành cmn lao động chân tay low grade như này? Ông sinh viên kĩ sư đụng vào máy móc nó khác với ông sinh viên quản trị du lịch đi cọ toilet chứ, hay là nó có hàm lượng chất xám như nhau thật?
Về nguyên tác thì muốn "quản trị" khách sạn thì việc gì cũng phải nắm đc, kể cả dọn phòng.
Với lại đấy mới là sơ loại thôi. Ai qua đc vòng sau chắc sẽ thi cái vĩ mô hơn.
 
Ệch ợ, "quản trị" là đi dọn dẹp à các ông? Từ lúc ếu nào đào tạo bậc cử nhân lại thành cmn lao động chân tay low grade như này? Ông sinh viên kĩ sư đụng vào máy móc nó khác với ông sinh viên quản trị du lịch đi cọ toilet chứ, hay là nó có hàm lượng chất xám như nhau thật?

Đặc thù ngành đó là anh phải đi từ thấp lên, bắt đầu từ buồng phòng hoặc lễ tân. Chứ tự nhiên anh vừa ra trường đã nhảy lên quản lí thì ai mà phục :rolleyes:
 
Về nguyên tác thì muốn "quản trị" khách sạn thì việc gì cũng phải nắm đc, kể cả dọn phòng.
Với lại đấy mới là sơ loại thôi. Ai qua đc vòng sau chắc sẽ thi cái vĩ mô hơn.
Thi kiểu này là tìm thằng làm thợ giỏi chứ tìm gì thằng có não logic tốt hiểu biết rộng tư duy nhanh nhạy ra quyết định hợp lý - hả ông?

Ông đừng đánh đồng với việc bắt tụi kỹ sư thực tập đi đụng dầu mỡ chùi bu gi siết ốc. Vì tụi nó làm để up kiến thức thật, và không có chuyện bị ép làm nhanh nhạy kịp time. Mục đích của việc làm là cho tụi nó học để hiểu, tăng knowledge, chứ không phải tăng skill.

Còn trong bài kìa, trong time ngắn phân biệt lọ chai. Thì nó là tìm thợ lành nghề chứ đầu óc đếch gì mà rớ vào từ quản trị?
 
Back
Top