kiến thức [Support] Các Vấn Đề Kỹ Thuật: Chăm Sóc, Bảo Dưỡng, Sửa Chữa, Chọn Mua Sneaker, Giày Tây, Áo Da, Phụ Kiện!

Thím có lấy cồn lau sạch sẽ, những chỗ kẽ thì lấy bàn chải đánh răng chấm cồn đánh sạch, có thể hong nóng nhẹ bằng máy sấy cho nó khô là cũng bớt mùi, dùng chai xịt khử mùi giày thể thao ý, của Adidas, 361, Scholl...
cửa hàng bác ở đâu thế ạ, e có đôi das bị bong đế
 
Da thuộc nên được dưỡng thường xuyên nhé các thím, nếu không nó dễ bị xơ hóa, khô cứng, thậm chứ nứt
IMG_E5567.JPG
 
422856643_874268721371887_7964306645520426554_n.jpg

Các fen giày bong keo, đừng thử tự fix hay mang ra hàng fix bằng keo chó, keo cá heo, keo chuột các kiểu nhé, e nói thật sự là ko ăn thua đâu, chẳng chóng thì chầy sẽ bung thôi, e ngồi bóc vất vả lắm :D
 
⚠️ CẢNH BÁO - KHÁCH DÁN GIÀY VỈA HÈ, BỊ TRA KEO 502 ⚠️

Thật sự quan ngại các bác ạ. Anh khách mang đến shop 1 đôi ECCO nhờ dán lại đế cao su chống trơn. E kiểm tra qua thì thấy giày đã được dán 1 lớp cao su lốp, loại thường thấy ở các tiệm sửa bình dân. Hỏi lý do vì sao lại dán lại anh ý bảo giày khá cứng 😐
Rồi, nghe thấy có mùi, dán đế cao mà lại cứng, shop liền mang giày đi kiểm tra 😉
E gia nhiệt để tách bỏ lớp đế cũ nhưng mãi không tách được, thấy nghi nghi, phải dùng biện pháp mạnh là lấy kìm để bóc thì ôi thôi, nó ra từng mảng dính cả da của đế luôn 😱. Và thủ phạm là keo 502 thần thánh
😖 Chuyện gì sẽ xảy ra khi dùng keo 502 để dán giày, dán đế:
👉 Keo 502 là keo dạng cứng, khi dán đế sẽ làm đế giày trở nên cứng, giảm độ dẻo, linh hoạt của đế.
👉 Keo 502 dạng dung dịch nên thẩm thấu rất tốt, nó thấm rất sâu vào đế bằng da => Gây cứng, nứt, gãy đế da không phục hồi được.
❌VÌ SAO HỌ LẠI DÙNG 502:
👉 Dán rất nhanh, dán phát ăn ngay, bám rất chặt (trong khi shop e dùng keo nhiệt dán mất cả buổi mới xong)
👉 502 giá rất rẻ, trong khi keo nhiệt Mỹ e mua đã 1,6tr/hộp rồi. Cũng có những loại keo đàn hồi khác như keo Xdog nhưng dán lâu, độ bám cũng không cao nên họ không dùng. ⛔
️ GIẢI PHÁP SHOP EM:
👉 Loại bỏ lớp cao su lốp.
👉 Cố gắng loại bỏ tối đa lớp 502 dính vào đế da.
👉 Mài lấy lại bề mặt, form đế và dưỡng.
👉 Dùng keo nhiệt Mỹ, loại keo đàn hồi và dẻo để dán.
👉 Dùng tấm dán Vibram để dán lớp bảo vệ mới.
Vậy nên các bác có sửa giày, spa giày, dán đế bong, dán đế chống trơn nên chọn nơi uy tín, kẻo tiền mất tật mang nhé 😕
2WFVZQ.jpg

JkRVpS.jpg

Pv6vvY.jpg

EGb2VJ.jpg

e7rqxF.jpg
ngày xưa ko biết bị dán kiểu cao su lốp y chang
mẹ nó bóc ra đến khổ
mình có đôi oxford cổ điển mua của fugashin thôi, để mang qua shop dán đế nhé!
ib lại xin giúp mình zalo địa chỉ
 
Chắc ở tính hoặc trong Nam đúng ko thím, HN giờ đánh giày dạo cũng phải 30 50k rồi
đánh giày dạo vẫn 15k thôi
nhưng qua bao năm đi làm, đánh giày dạo, thì có đúng 1 lần tay đánh giày tẩy ố, tẩy xi cũ cho, lấy 20k
còn lại cứ tương thẳng xi mới vào phệt (xi kiwi)
 
đánh giày dạo vẫn 15k thôi
nhưng qua bao năm đi làm, đánh giày dạo, thì có đúng 1 lần tay đánh giày tẩy ố, tẩy xi cũ cho, lấy 20k
còn lại cứ tương thẳng xi mới vào phệt (xi kiwi)
Vậy à bác, mình ko đánh giày ở ngoài bao giờ nên ko rõ giá, nhưng tiền nào của lấy thôi, ko đòi hỏi dc vệ sinh kỹ, dưỡng ẩm và phục hồi màu bằng Saphir dc :v, muốn vậy giá phải gấp 5 lần kk
 
@Neo.Zero thím có nhận gắn lại đế giày không ạ? em có mấy đôi bị bong keo, đã tự gắn lại bằng keo Ximo nhưng không ăn thua :cry:
Bên e có thím nhé, thím gắn giày sneaker hay giày tây? Keo nội địa hay TQ không ổn đâu, bên e dùng keo Mỹ, thím IB Zalo 0913.907.135 nhé
 
II/ DRESS SHOES (GIÀY TÂY):

Khái niệm giày tây ám chỉ những đôi giày da do người phương tây phát minh ra, nó mang hàm ý chỉ những đôi giày sang trọng, chưng diện. Thiết kế, hình dáng có thể thay đổi theo nhà sản xuất nhưng vẫn tuân theo 1 số quy tắc nhất định. Ở Việt Nam thường phân biệt theo cách dân giã là giày cổ thấp (oxford, loafer, monk strap…) và giày cổ cao ( chukka, desert, chelsea…). Về cấu tạo 1 đôi Dress shoes tựu chung cũng giống như 1 đôi Sneaker:

A/ UPPER (Thân trên): Phần thân giày cũng chính là giao diện, dáng mạo của 1 đôi giày tây, giày tây thường có xu hướng ít chi tiết hơn so với sneaker, phần thân trên thường chỉ từ 3 đến 4 miếng da cùng loại, thậm chỉ là từ 1 miếng da duy nhất (wholecut) khâu lại với nhau. Ngoài tạo vẻ đẹp phần thân trên của giày còn bao bọc toàn bộ bàn chân, giúp bảo vệ và tạo sự chắc chắn, thoải mái khi vận động. Về cơ bản Upper gồm những thành phần:





Minh họa: Cấu tạo đặc trưng của 1 đôi oxford, đại diện tiêu biểu cho giày Dress Shoes


1/ Vamp (thân trước): Tính từ đầu mũi chân đến hết lưỡi gà, là bộ phận có diện tích lớn nhất, với vai trò bảo vệ mu bàn chân và định hình dáng vẻ cho giày. Phần vamp có rất nhiều chất liệu nhưng phổ biến hơn cả là: Da trơn ở oxford, derby, loafer, chelsea và da lộn, nubuck ở desert, chukka. Vì phần toe cap không phổ biến ở giày tây nên em sẽ không tách riêng nó là 1 bộ phận, vai trò của toe cap ở giày tây chỉ yếu mang tính chất trang trí, trẻ hóa đôi giày.

Vấn đề của vamp chủ yếu nằm ở khâu bảo dưỡng da trong quá trình sử dụng, mỗi loại da sẽ gặp các vấn đề khác nhau và độ khó dễ trong chăm sóc khác nhau:

+ Da trơn: Là da thuộc đã được xử lý bề mặt hoặc phủ lớp định hình, thường láng mịn, bóng đẹp. Loại da này vệ sinh, chăm sóc dễ hơn cả, chỉ cần định kỳ dưỡng da bằng kem dưỡng hoặc xi kem, khi bị bẩn dùng bàn chải chà hoặc vải nhúng cồn, nước ấm lau đi là sạch. Vấn đề chủ của nó là hay bị nhăn, nếp gấp, thậm chí là gãy da mặc dù là da thuộc.





Minh họa: Vamp của đôi Dr da trơn bị gãy form do ít bảo dưỡng và dùng trong thời gian dài.
=> Giải pháp: Cần bảo dưỡng thường xuyên bằng xi kem hoặc kem dưỡng chuyên dụng để bổ sung độ ẩm cho da, tránh da bị khô nứt, hạn chế sử dụng xi sáp sẽ gây bít lỗ chân lông làm da dễ lão hóa hơn. Dùng shoe tree khi không đi giày để giữ form và căng bề mặt da, giảm nhăn.

+ Da lộn, nubuck: 2 loại da mang vẻ đẹp tự nhiên, bụi bặm, bền không yêu cầu cao về chăm sóc nhưng lại khó vệ sinh. Da lộn thường là mặt trái của tấm da hoặc là lớp thứ 3 thứ 4 sau tách từ 1 miếng da nguyên bản. Còn da nubuck thường là 1 tấm da nguyên bản được mang đi mài mịn đều lớp bề mặt, mang lại sự đồng nhất và lớp lông nhung đặc trưng. Về độ bền thì nubuck bền hơn da lộn, các thớ da cũng dày hơn, đanh hơn.

Các vấn đề của 2 loại da trên: Vì là da tự nhiên, gần như không được phủ lớp bảo vệ như da trơn, thường chỉ nhuộm màu nên da lộn và da trơn dễ thấm nước và bẩn, 1 số loại da có thể bị đổi màu khi bị ngấm nước, dung dịch dưỡng. Da cũng dễ bị bạc màu ở những phần hay va chạm hay do vệ sinh khôn đúng cách.





Minh họa: 1 đôi Dr da nubuck với phần vamp bị sờn, bạc màu và nhiều nếp nhăn.

=> Giải pháp: Da lộn, nubuck không cần chú trọng bảo dưỡng vì da nó thoáng khí, không cần xi, dưỡng da nhưng vệ sinh phải có phương pháp. Khi bị bẩn không nên giặt bằng nước và nước giặt thông thường dễ da cứng, bết da hoặc để lại vết ố, mà chỉ nên dùng bàn chải lông ngựa hoặc cao su để tẩy đi vết bẩn, khi chải nên chải theo 1 chiều. Ngoài ra còn 1 số sản phẩm hỗ trợ vệ sinh loại da này như Omnidaim Saphir.

+ Da sáp, dầu: Thường làm từ da bề mặt (full grain) được ngâm, nhuộm trong sáp,dầu mang lại vẻ đẹp tự nhiên, bụi bặm và hiệu ứng lên màu theo thời gian. Loại da này rất bền, chịu tác động vật lý tốt, phù hợp với phong cách bụi phủi.

Da sáp, dầu hay có vấn đề gì: Da sáp là khá dễ bám bụi bẩn và để lại các vết trầy xước và nhăn khá lộ. Da cũng dễ bị sờn hay mất màu gốc do các tác động vật lý.





Minh họa: Da sáp bễ bị bẩn, phai màu ở những bộ phận hay tiếp xúc, va chạm.

=> Để vệ sinh cho da này thì cũng hạn chế dùng nước, nếu bẩn quá sâu thì dùng loại chất tẩy nhẹ như cồn, giấm, nước rửa bát pha loãng thấm lên vải để lau sạch và để khô tự nhiên hoặc dùng sản phẩm chuyên dụng cao cấp như Saphir Cleaning Lotion. Để bảo dưỡng da sáp, dầu chúng ta có thể dùng các loại dầu olive, dầu chồn, có thể chọn các sản phẩm cao cấp của Saphir như Oil Leather hoặc của Fiebing. Ngoài ra da sáp, dầu nếu bị cọ sát nhiều dễ bị sờn, phai màu hoặc lên màu không đồng nhất, để xử lý cần nhuộm, phục hồi màu chuyên sâu.

2/ Tongue (lưỡi gà): Nằm ở phần cao nhất của mu giày, dưỡi dây giày, với tác dụng định hình bàn chân lên giày, giảm sự cọ sát của dây giày lên chân, Tongue thường làm từ 1 2 lớp da chồng lên nhau.

Vấn đề của Tongue: Vì làm từ da lại cấu tạo đơn giản nên Tongue gần như ít gặp vấn đề gì nghiêm trọng, chủ yếu hay gặp là phần da bị dây giày ghì lên, cọ sát dẫn đến để lại những vết hằn sâu, đôi khi bạc màu. Ngoài ra bộ phận này cũng dễ bị cứng, lão hóa, nhăn do ma sát nhiều.





Minh họa: Phần tongue bị hằn sâu do dây giày đè lên, da cũng bị khô

=> Giải pháp: Không nên thắt dây giày chặt quá, vừa làm chân không thoáng và hằn lên Tongue, có thể chọn kiểu thắt dây phù hợp. Cũng như Vamp, Tongue cũng cần được vệ sinh, dưỡng mềm.

3/ Quarter (phần sau giày): Được tính từ phần cuối lưỡi gà đến hết đằng sau, bao bọc lấy phần còn lại của bàn chân, kết nối Vamp vào phần gót giày. Quarter thường làm từ loại da tương tự phần Vamp, ở dòng oxford thì Quarter thường khá đơn giản với 1 lớp da với đường khâu ở chính giữa gót chân, nhưng ở dòng ankle boot, derby hay có thêm 1 miếng da đắp da cố phần gót.

Vấn đề của Quarter: Quarter ở phần sau của chân nên ít bị tác động vật lý hơn so với vamp, vấn đề chủ yếu gặp phải đó là trầy xước ở những bộ phận hay tiếp xú, các vết nhăn do phần Heel counter (miếng định hình gót) tạo ra và thói quen xỏ giày không dùng đôn gót.





Minh họa: Phần sau này hay bị nhăn, gãy 2 bên do thói quen đi giày chưa đúng cách
=> Giải pháp: Nên dùng đón gót khi đi giày và dưỡng mềm da với xi kem hoặc dưỡng da chuyên dụng.

4/ Lacing/Lace (khu vực dây giày): Phần Lacing của giày tây có đa dạng hơn Sneaker, ở giày oxford phần Lacing thiết kế đóng ở phần dưới còn ở derby, boot thì mở ra 2 cánh như sneaker. Chất liệu da ở phần này cũng thường cùng loại với Vamp nhưng thường hay được gia cố 1 2 lớp để tạo độ chắc chắn. Lace (dây giày) thường làm từ polyester và cotton, bản nhỏ, bôi sáp ở oxford hoặc bản to, dẹt ở các dòng derby. Riêng với dòng giày loafer thường chia làm 2 loại theo kiểu dây: Không dây và có dây.

Lacing/Lace hay gặp vấn đề gì: Nói chung là ít, chủ yếu liên quan đến dây giày, hay bị xù, sơ chỉ lâu dài dễ đứt.





Minh họa: 1 đôi derby khá cũ nhưng dây sáp vẫn còn tốt, chưa sờn đứt
=> Với giày oxford nên chọn dây tròn sáp cho dễ sâu mà đẹp, lịch lãm hơn, cũng ít bị xù hơn.

5/ Heel counter (miếng định hình gót): Là bộ phận quan trọng cho giày tây, nó tạo nên dáng vẻ lịch lãm, sang trọng cho ngày, giúp form giày luôn đứng thằng, thường làm từ nhựa cứng, sợi thủy tinh, thậm chí là thép mỏng.

Heel counter dễ bị vấn đề gì: Gãy,bẹp, mất form phần gót do thói quen đạp lên giày để đi, lười tháo dây hoặc không dùng đón gót, giày quá chật.





Đôi giày bị mất form phần gót, không còn cong đều như ban đầu=> Giải pháp: Giày tây muốn đẹp thì luôn tháo dây (với giày buộc dây) và dùng đón gót khi xỏ giày, chỉ 1 lần dẫm gót có thể làm gót biến dạng vĩnh viễn, khó phục hồi.

6/ Collar (cổ giày): Không giống như sneaker, Collar ở giày tây thường làm liền với phần Quarter nhất là dòng oxford, tuy nhiên ở dòng casual như derby hay ankle boot thường được độn thêm lớp mút bên trong hoặc trùm 1 viền da lên quanh cổ giày để gia cố.

Vấn đề thường gặp của Collar: Hay bị sờn phần da trong, sờn – bung chỉ do thói quen xỏ giày không đúng. Phần da bên ngoài cũng dễ bị lão hóa, bạc màu, nứt, gãy,




Phần collar có hiện tượng bị nứt
=> Biện pháp khắc phục: Dùng đón gót khi xỏ giày, không nên chọn giày quá chật. Nên chọn cổ giày bằng da thật sẽ bền hơn so với da PU.

7/Lining (lớp lót trong): Thường ở giày tây lớp lót trong thiết kế rất mỏng, tối giản, thậm chí chỉ là mặt trong của tấm da, 1 số giày cao cấp thì hay lót bằng da cật, da lộn để tăng sự thoải mái.

Lining hay bị sự cố nào: Chủ yếu là bẩn, 1 số giày rẻ tiền Lining hay làm từ da PU dẫn đến bong tróc, mủn sau 1 thời gian sử dụng.





Lớp Lining bằng da thuộc sẽ sạch hơn, dễ vệ sinh và bền hơn
=> Biện pháp: Nên chọn giày có phần Lining làm từ da trơn sẽ dễ vệ sinh và ít bám bẩn hơn da lộn, để vệ sinh có thể dùng nước rửa bát pha loãng, cồn lau nhẹ, hạn chế chọn giày lining bằng da PU để tránh bong tróc về sau.

8/ Một số bộ phận khác: Foxing (miếng gia cố), Logo, toe cap(bọc mũi), throat(họng giày)…thường không phổ biến, chỉ xuất hiện trong 1 số dòng giày hoặc do nhà sản xuất thiết kế.

B/ SOLE (Đế giày): Đế giày tây khác biệt khá nhiều so với sneaker về cấu tạo và chức năng từng bộ phận, đế giày tây không mang tính chất chống shock hay tạo lực đẩy như sneaker, mà tạo sự vững chãi, bám sàn và uyển chuyển khi bước đi.

1/ Insole: Insole của giày tây thường làm từ 1 miếng da hoặc cách tân như giày sneaker, làm từ foam, phủ lớp vải hoặc có khi cả đệm khí, Insole thường được dán cố định xuống đế, tránh xê dịch khi vận động.

Insole hay bị vấn đề gì: Lót giày làm từ da thuộc nhìn chung ít bị bám bẩn hơn lót phủ vải, giày cao cấp thường các hãng xử lý da khá tốt hoặc có công nghệ khử mùi, giày da cũng thoáng hơn sneaker nên ít bị mùi.





Lót giày phủ vải dễ bẩn, sờn, lót da sạch và bền hơn tuy nhiên vẫn có khả năng bị mòn, rách nếu đi lâu=> Giải pháp: Để giày ở chỗ thông thoáng, nếu bị mồ hôi hay dính nước vào trong giày nên dùng máy sấy sấy nhẹ hoặc hong khô, cho miếng hút ẩm, giá báo vào trong để hạn chế ẩm mốc. 1 số sản phẩm xịt diệt khuẩn khử mùi của Adidas, 361 khá hiệu quả.

2/ Midsole ( đế giày): Ở giày tây Midsole tùy tường dòng có có cấu tạo các lớp và chất liệu khác nhau. Ở dòng oxford, derby Midsole hay được làm từ nhiều lớp da thuộc ép lại với phần đế cũng từ nhiều miếng da ép hoặc gỗ. Ở dòng loafer đế hay được đúc từ cao su, đôi khi là foam với phần trên liền với gót. Ở dòng ankle boot, phần Midsole cũng hay làm từ cao su đúc, có chia tách giữa phần mũi và đế, phần Midsole và Outsole thường liền nhau, cùng 1 loại vật liệu.

Vấn đề thường gặp ở Midsole: Midsole ở các dòng giày tây thường dạng cứng mà đại đa số các thương hiệu giày lớn rất ít khâu đế nên đi lâu ngày hoặc để 1 chỗ quá lâu hay bị bung keo, thậm chí là mủn đế, nứt nẻ đế.





Phần gót bị bong ra khỏi đế do keo bị giòn hóa, nên gắn bằng keo nhiệt và đảm bảo độ kết dính tốt nhất=> Giải pháp: Nếu muốn giày nhẹ, đế mềm và bền có thể chọn các mẫu đế từ foam, đế cao su thì bền nhưng nặng, còn đế da đi thật chân nhưng dễ mòn. Không nên để giày 1 chỗ ở những nơi ẩm thấp dễ hay mốc, hỏng lớp keo, bong keo, mủn đế, => Để nơi khô thoáng, nhét giấy báo, hút ẩm vào trong giày. Nếu đế bị bong keo có thể dùng keo đàn hồi như Dog X-66, SeaGlue để fix. Đối với đế da nên được dưỡng ẩm như đối với Upper, có thể dùng dầu olive để dưỡng.

3/ Outsole (đế ngoài): Như em đã nói, giày tây thường có xu hướng làm đế liền 1 khối, ít tách biệt Midsoel và Outsole, tuy nhiên nhiều mẫu đế da vẫn có lớp Outsole bằng cao su để tăng cường ma sát, tạo độ dẻo dai cho đế. Lớp Outsole có vai trò quan trọng trong việc tạo sự ổn định, chắc chắn khi di chuyển, bảo vệ lớp Midsole phía trên.

Outsole hay gặp sự cố gì? Chủ yếu là mòn, dẫn đến mất ma sát, hay bị trơn, thậm chí mòn gây đứt chỉ khâu đế, làm giày bị há mõm, để giải quyết vấn đề này thì giày tây mới mua (oxford, derby, loafer) nên được dán tấm dán dạng Vibram giúp bảo vệ đế din và tăng cường độ bám, trong trường hợp đế bị mòn quá mức cũng nên dán tấm dán này.





Minh họa: Bên trái là đô oxford bị mòn đế Outsole, đứt cả phần chỉ khâu. Bên phải là đã dán đế cao su
3/ Các bộ phận khác: Đế giày tây tùy từng dòng, từng mẫu hoặc thiết kế mà có thể có hoặc không các bộ phận như:

Shank (thanh thép định hình): Giúp định hình và giữ ổn định cho phần hõm bàn chân, cũng giữ vai trò chịu lực và truyền động. Nó được cố định bằng keo khá chắc chắn, ít khi xảy ra vấn đề.

Cork filling(lớp gỗ bần): Thường hay có trên dòng oxford, derby cao cấp, làm từ gỗ bần rất nhẹ, xốp, khi đi giày 1 thời gian lớp này sẽ lún theo hình dáng bàn chân, làm cho giày vừa vặn với bàn chân mỗi người.

Stiched welt(nẹp viền): Là phần viền da chạy dọc xung quanh giày, giúp cố định phần Upper xuống Sole thông qua keo và chỉ khâu, thường Stiched welt có 2 dạng là liền với Upper hoặc là 1 miếng rời. Phần này thường khá chắc chắn, tuy nhiên đôi khi hay bị bung keo, hở keo
 
Cho e hỏi tí là e dc cho 1 đôi cũ dạng này
1717010014312.png
1717010029057.png

Cái này là moccasin đúng ko ạ? Ko có đôi giày da/tây nào cả nên ko rành.
Tình trạng thế này là vẫn mang tốt đúng ko ạ? có bảo dưỡng gì ko
 
Cho e hỏi tí là e dc cho 1 đôi cũ dạng này
View attachment 2518890View attachment 2518891
Cái này là moccasin đúng ko ạ? Ko có đôi giày da/tây nào cả nên ko rành.
Tình trạng thế này là vẫn mang tốt đúng ko ạ? có bảo dưỡng gì ko
Con này là da lộn nên không cần dưỡng, màu j cả, a kiếm cái bàn chải đồng để vệ sinh nó là được, chải theo 1 chiều thôi
 
em có đôi giày thể thao, giờ đi mưa là nó bị thấm nước vào trong tất, bị vài giọt thôi nhưng hơi khó chịu, có cách nào để chống thấm từ 2 bên ko ạ? (xịt chống thấm em thấy bảo chỉ dùng được 15ngay)
 
em có đôi giày thể thao, giờ đi mưa là nó bị thấm nước vào trong tất, bị vài giọt thôi nhưng hơi khó chịu, có cách nào để chống thấm từ 2 bên ko ạ? (xịt chống thấm em thấy bảo chỉ dùng được 15ngay)
Bản chất giày thể thao là phải thoáng để thoát khí nóng ẩm ra ngoài chứ, trừ 1 số dòng outdoor hay traik có chống nc ra còn lại thấm là ko tránh dc, phủ nano cũng chỉ tạm thời, giờ 1 là bác tránh bị nước, 2 là mua cái bọc giày trời mưa, 3 là mua dòng chống nc, nhưng dòng chống nc đi bí hơn nhé
 
Cho mình hỏi cái shoe tree của mình mua có bị to quá ko?
Hiện khi cho vào giày thì phần lò xo cũng co lại tầm 80%-90% rồi. Đang sợ nếu để lấy này có thể làm form giày bị giãn ra.
Nhờ bác nào có kinh nghiệm giải đáp giúp mình với.
HjE6PfZ.jpeg

p0PGReR.jpeg

cjg30vX.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
 
Cho mình hỏi cái shoe tree của mình mua có bị to quá ko?
Hiện khi cho vào giày thì phần lò xo cũng co lại tầm 80%-90% rồi. Đang sợ nếu để lấy này có thể làm form giày bị giãn ra.
Nhờ bác nào có kinh nghiệm giải đáp giúp mình với.
HjE6PfZ.jpeg

p0PGReR.jpeg

cjg30vX.jpeg


via theNEXTvoz for iPhone
Đã trả lời bác ở bên topic kia :D
 
Back
Top