Tại sao bạn hay mất tiền oan cho Netflix, Spotify?

Vision OS

Junior Member

Các nền tảng streaming trực tuyến thiết kế tinh vi để người dùng quên mất hạn đóng tiền hay hủy gói đăng ký tháng khi cần.


Bạn đã bao giờ thấy tài khoản trừ tiền mới nhớ ra mình chưa hủy gói đăng ký dịch vụ theo tháng. Ảnh: Thúy Liên
z5227447878326_61b55fa551c39ebe599b586c113641b6_1.jpg

Bạn đã bao giờ thấy tài khoản trừ tiền mới nhớ ra mình chưa hủy gói đăng ký dịch vụ theo tháng. Ảnh: Thúy Liên
Với sự phát triển của loạt ứng dụng phát trực tuyến như Netflix, Spotify, YouTube Premium, việc trả tiền cho các dịch vụ này không còn quá xa lạ với người Việt. Chấp nhận trả phí dịch vụ hàng tháng, đổi lại họ sẽ nhận được sự tiện lợi - có thể nghe, phát bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu - và không có quảng cáo.
Tuy nhiên, khi phí hàng tháng ngày càng tăng cũng là lúc người dùng bắt đầu đặt những dịch vụ này lên bàn cân để hủy bớt các gói ít sử dụng, tiết kiệm chi phí. Nhưng điều đó khó hơn bạn tưởng. Các ứng dụng phát trực tuyến được thiết kế tinh vi để khiến chúng ta quên rằng mình có thể hủy đăng ký khi cần.
Tony Hu, Giám đốc chương trình kỹ thuật tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết người dùng sẽ không nhận được lời nhắc rằng kỳ đăng ký sắp được gia hạn. “Cũng giống như khi bước vào một sòng bạc, bạn sẽ không bao giờ thấy thấy biển báo lối ra được đặt ở vị trí nổi bật với mắt nhìn”, chuyên gia nói thêm.

Cách các nền tảng giữ chân người dùng trả phí​

Tháng 5/2023, nghiên cứu viên Caroline Sinders đã công bố kết quả điều tra về cách các công ty dịch vụ streaming như Netflix, Hulu, Vimeo và New York Times gây khó khăn cho người dùng khi hủy đăng ký gói.

Các nền tảng như Netflix thường không gửi biên lai thanh toán, cố tình khiến bạn quên rằng mình đã mất tiền cho dịch vụ này. Ảnh: Bloomberg.
Mat tien oan cho Netflix anh 1

Các nền tảng như Netflix thường không gửi biên lai thanh toán, cố tình khiến bạn quên rằng mình đã mất tiền cho dịch vụ này. Ảnh: Bloomberg.
Được thực hiện vào năm 2022, nghiên cứu cho thấy một số hãng đã cố tạo ra rào cản trong quá trình này, ví dụ như yêu cầu phải gọi điện để hủy đăng ký. Mặc dù nghiên cứu cho thấy các nền tảng streaming như Netflix và Hulu dễ hủy hơn, người dùng có thể phải trả phí lâu hơn họ nghĩ vì quên bẵng mà chẳng làm gì cả, Sinders nói.
Các nền tảng này không gửi email nhắc nhở người dùng rằng sắp hết gói dịch vụ. Đến khi đã thanh toán, họ lại không gửi biên lai qua email.
Harry Brignull, chuyên viên tư vấn, đồng thời là tác giả cuốn sách về thủ thuật các công ty công nghệ sử dụng để kiểm soát người dùng, đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp phát trực tuyến đã khiến người tiêu dùng quen và chấp nhận cách làm này. “Tại sao tất cả chúng ta đều cảm thấy ổn với điều này? Thông thường, nếu bạn mua đồ từ cửa hàng, bạn luôn đòi nhận biên lai”, ông nói.
Tuy nhiên, các ứng dụng này lại gửi rất nhiều email sau khi người dùng hủy gói. Họ hy vọng thu hút người dùng quay lại bằng cách quảng cáo về các chương trình truyền hình và phim mới.
Netflix từ chối bình luận về lý do không gửi biên lai thanh toán hàng tháng và không thông báo gia hạn. Hãng cũng không đề cập đến cách tốt nhất để mọi người quản lý gói đăng ký của họ và xem các khoản thanh toán trước đây. Hulu, Disney và HBO Max cũng không phản hồi với New York Times.
“Việc không nhắc nhở người dùng có phải là một kiểu thiết kế độc hại hay không. Theo tôi, chúng đúng là như vậy vì các hãng đặt rất nhiều trách nhiệm lên người dùng, buộc họ phải tự ghi nhớ”, nghiên cứu viên Caroline Sinders nhận định

Bạn nên làm gì để không mất tiền oan cho Netflix, Spotify?​

Chiêu trò này này đã trở thành tiêu chuẩn của ngành dịch vụ streaming. Cách duy nhất để thoát khỏi nó là chính chúng ta phải tạo ra một hệ thống nhắc nhở thời điểm hủy đăng ký dịch vụ phù hợp. Chuyên viên tư vấn Harry Brignull khuyến khích người dùng mỗi tháng nên thiết lập lời nhắc vài ngày trước khi đến hạn gia hạn đăng ký.

Cần đặt lịch hẹn để kiểm soát trừ tiền gói dịch vụ hàng tháng. Ảnh: Thúy Liên.
Mat tien oan cho Netflix anh 2

Cần đặt lịch hẹn để kiểm soát trừ tiền gói dịch vụ hàng tháng. Ảnh: Thúy Liên.
Chia sẻ với New York Times, Giám đốc Tony Hu tại Viện Công nghệ Massachusetts cũng có có thói quen lập một danh sách các ứng dụng streaming ông đóng phí hàng tháng, cùng những bộ phim mà ông và gia đình đang theo dõi. Danh sách này sẽ giúp họ xác định thời điểm nên hủy.
Bên cạnh đó, thanh toán thông qua ứng dụng ví điện tử bên thứ 3 à một cách khác để nhận được lời nhắc khi đến ngày gia hạn.
Ví dụ như khi đăng ký Netflix qua App Store của Apple, bạn sẽ được hãng lập hóa đơn và gửi biên lai thanh toán hàng tháng qua email. Momo cũng tương tự. Apple cũng giúp bạn dễ dàng xem tất cả gói đăng ký và ngày gia hạn của mình trong ứng dụng cài đặt, để có thể hủy chúng dễ dàng hơn.
Nhưng nếu muốn đảm bảo hệ thống không bao giờ có thể gia hạn tự động, bạn nên hủy đăng ký ngay sau khi mua gói. Điều đó có nghĩa là nếu tháng sau muốn sử dụng tiếp, bạn sẽ lại phải đăng ký thêm một lần. Mặc dù tốn nhiều công sức và thời gian hơn bình thường, thói quen này sẽ rất hiệu quả để giúp bạn kiểm soát gói dịch vụ hàng tháng, New York Times nhận định.
 
Ban đầu nghĩ thật ngu ngốc khi trả tiền mà ko đc mua hẳn bài hát. Tháng sau nghe lại phải trả tiền tiếp

Nhưng Sau khi xài hình thức thuê của Spotify mới thấy hay thật.

Nếu trả tiền từng bài hát thì bao nhiêu tiền cho đủ.
Chỉ có vấn đề là nó toàn quyền gỡ bài bất cứ lúc nào thôi, thỉnh thoảng cứ mất vài bài vì "lý do bản quyền" rất bực :D
Tôi dùng Spotify cho tiện lợi, nhưng vẫn duy trì thêm kho nhạc offline, không sợ thằng nào lấy mất 8-)
 
Ban đầu nghĩ thật ngu ngốc khi trả tiền mà ko đc mua hẳn bài hát. Tháng sau nghe lại phải trả tiền tiếp

Nhưng Sau khi xài hình thức thuê của Spotify mới thấy hay thật.

Nếu trả tiền từng bài hát thì bao nhiêu tiền cho đủ.
Nghe ít thì mua từng bài vẫn hơn. Chục năm nay vẫn mua nhạc iTunes, tính tổng chắc chỉ bằng vài tháng spotify. Mua nhạc còn được lấy file ra thích copy vào đâu cũng được
 
Chỉ có vấn đề là nó toàn quyền gỡ bài bất cứ lúc nào thôi, thỉnh thoảng cứ mất vài bài vì "lý do bản quyền" rất bực :D
Tôi dùng Spotify cho tiện lợi, nhưng vẫn duy trì thêm kho nhạc offline, không sợ thằng nào lấy mất 8-)
Tưởng Spotify phải mua bản quyền bài hát rồi chứ .

Mà ai up lên Spotify cũng được à? Thấy cả mấy audio học ngoại ngữ nữa. Mà ng up có vẻ là cá nhân chứ ko phải cty
 
Tưởng Spotify phải mua bản quyền bài hát rồi chứ .

Mà ai up lên Spotify cũng được à? Thấy cả mấy audio học ngoại ngữ nữa. Mà ng up có vẻ là cá nhân chứ ko phải cty
Ai cũng đẩy audio lên được hết, chỉ cần biết cách, nó cũng dễ thôi.
Tôi gặp trường hợp giả mạo artist hoặc là chôm nhạc rồi chỉnh sửa lách bản quyền sau đó up ngược lên rồi; y hệt như lách bản quyền youtube vậy :sexy_girl:
Đợt AI đang rộ bọn nó dùng AI tạo nhạc rồi đẩy lên Spotify nhiều đến nỗi bọn artist kêu gào là phải chặn thể loại AI-gen này :LOL:))))))
 
Ai cũng đẩy audio lên được hết, chỉ cần biết cách, nó cũng dễ thôi.
Tôi gặp trường hợp giả mạo artist hoặc là chôm nhạc rồi chỉnh sửa lách bản quyền sau đó up ngược lên rồi; y hệt như lách bản quyền youtube vậy :sexy_girl:
Đợt AI đang rộ bọn nó dùng AI tạo nhạc rồi đẩy lên Spotify nhiều đến nỗi bọn artist kêu gào là phải chặn thể loại AI-gen này :LOL:))))))
Ko ngờ Spotify nó lỏng lẻo bản quyền vậy. Chắc chuyện này ko xảy ra với apple music
 
Tưởng Spotify phải mua bản quyền bài hát rồi chứ .

Mà ai up lên Spotify cũng được à? Thấy cả mấy audio học ngoại ngữ nữa. Mà ng up có vẻ là cá nhân chứ ko phải cty
Không phải up lên Spotify mà Spotify nhận diện các file nhạc trong máy Android như thư viện ngoài. iOS không có vụ nhận viện thư viện nhạc chứa trong máy.
 
Tôi ko hiểu tại sao phải mất tiền để nghe nhạc. Cái nhạc mất tiền để nghe đó nó hơn gì nhạc bình thường vẫn nghe ko ?
Chẳng phải xưa giờ vẫn phải bỏ tiền để nghe nhạc sao? Anh không bỏ tiền ai cho vào nhà hát, ai cho anh lấy băng đĩa về nghe?
Còn về mấy thằng stream nhạc thì chủ yếu là tiện, bỏ tí tiền ra nghe tẹt ga một kho nhạc đồ sộ, chất lượng âm thanh cao hơn youtube.
 
Tôi ko hiểu tại sao phải mất tiền để nghe nhạc. Cái nhạc mất tiền để nghe đó nó hơn gì nhạc bình thường vẫn nghe ko ?
Trả tiền thì đc stream nhạc chất lượng cao hơn (320kbps), nghe thoải mái ko dính quảng cáo.
Cá nhân t đã huỷ hết mấy gói netflix, vieon các kiểu...nhưng vẫn subscribe Spotify. Có nhõn 59k/tháng, rẻ vl

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi ko hiểu tại sao phải mất tiền để nghe nhạc. Cái nhạc mất tiền để nghe đó nó hơn gì nhạc bình thường vẫn nghe ko ?
Khác chứ, nghe bản ghi âm từ các nền tảng streaming (Apple, Spotify, Youtube music) vẫn hay hơn nhạc trên youtube, nhất là các bài không có official MV.
 
Back
Top