Tại sao không chuẩn hoá quy trình mua bán bất động sản? Quá rủi rõ khi mua nhà

long321

Senior Member
Nếu ai hỏi mình. Ở Việt Nam, mua tài sản gì rủi rõ nhất thì đó là bất động sản! Mặc dù đây là tài sản có giá trị cao nhất trong các loại tài sản mà người dân đang nắm giữ.

Thời gian gần đây, mình gặp rất nhiều tình huống trớ trêu khi mua bán nhà, mà chủ yếu xảy ra khi giao dịch mua bán:

  • Người mua đã đặt cọc, đã thanh toán phần lớn số tiền khi ra công chứng mua bán, nộp hồ sơ đăng bộ sang tên nhưng bị từ chối vì nhà khác hiện trạng hoặc người mua khai không chính xác bất động sản duy nhất.
  • Tài sản có công văn ngăn chặn tại phòng đăng ký đất đai nhưng phòng công chứng không biết nên vẫn công chứng.
..........

Đã tham khảo quy trình mua bán nhà các quốc gia khác và thật sự thừa nhận quy trình tại Việt Nam vô cùng lỏng lẻo. Mình luôn thắc mắc tại sao không xây dựng quy trình mua bán nhà để người mua và người bán cùng an tâm khi giao dịch.
 
Chắc ở HCM……

Không hiểu nổi lý do ra luật này. Dân mua bán ko thành công thì nhà nước cũng thất thu thuế. Éo hiểu!!!
 
Chắc ở HCM……

Không hiểu nổi lý do ra luật này. Dân mua bán ko thành công thì nhà nước cũng thất thu thuế. Éo hiểu!!!

Tôi cũng đang săn nhà đất, có tìm hiểu thì biết mấy cái luật này hình như đã áp dụng khắp nơi rồi. Riêng HCM mới cuối năm rồi thôi, nghĩa là chỗ khác đã làm được, làm lâu rồi.

Cái này tổng thể là có lợi cho người mua, nhưng do mới nên người bán còn chưa chịu thay đổi. Đi mua nhà thì xem sổ, xem nhà là thấy ngay chỗ nào bị sai hiện trạng ngay. Tranh chấp ngăn chặn thì chịu khó lên phòng dkdd hỏi trước không biết được không.

Về sau khi hầu hết người mua nhất quyết theo luật thì người bán buộc phải tất toán nợ lấy sổ, trả nguyên hiện trạng mới bán được thôi.
 
Tôi nói nếu xét góc nhìn của NN nhé:

1. Đây là quan hệ dân sự, NN ko can thiệp sâu vào từng ngóc ngách giao dịch; hành chính vs hình sự thì khác, quan hệ NN công dân nên phải làm ra quy trình, phải due process.

2. Ng dân có nghĩa vụ hiểu biết pháp luật, ko biết thì tự chịu thiệt, NN chỉ có nghĩa vụ giới thiệu, tuyên truyền.

3. Đất đai là 1 lĩnh vực quá phức tạp, nhiều văn bản sđ, bs nhiều thời kỳ, nhiều tình huống thực tế phức tạp, xây 1 quy trình là rất khó, ng xây quy trình mà chịu trách nhiệm càng k muốn xây.

4. Tính liên thông thông tin giữa các bên liên quan còn nhiều hạn chế.
 
Tôi cũng đang săn nhà đất, có tìm hiểu thì biết mấy cái luật này hình như đã áp dụng khắp nơi rồi. Riêng HCM mới cuối năm rồi thôi, nghĩa là chỗ khác đã làm được, làm lâu rồi.

Cái này tổng thể là có lợi cho người mua, nhưng do mới nên người bán còn chưa chịu thay đổi. Đi mua nhà thì xem sổ, xem nhà là thấy ngay chỗ nào bị sai hiện trạng ngay. Tranh chấp ngăn chặn thì chịu khó lên phòng dkdd hỏi trước không biết được không.

Về sau khi hầu hết người mua nhất quyết theo luật thì người bán buộc phải tất toán nợ lấy sổ, trả nguyên hiện trạng mới bán được thôi.
Hcm từ 2018 rồi. Đoàng phát áp dụng ngay….. ko để bà con thích nghi…..

Hầu như từ nhà to hay nhà nhỏ xây xong kiểu gì chả có chỉnh sửa nhỏ theo thời gian. Nhiều nhà xây xong ko hoàn công hoặc sai/không phép.

Bây giờ soi 10 nhà thì 9 nhà kiểu gì cũng sai số với sổ đỏ.

Biết là rèn dân vào khuôn khổ nhưng cũng nên có lộ trình.

Giờ các phòng công chứng nên yêu cầu bên bán cung cấp giấy chứng nhận đủ đk sang tên là ổn.
 
Last edited:
Tôi mà có phát sinh mấy cái giao dịch này là nhờ luật sư hết. Làm giấy tờ nhà ở khu chỉnh trang, mua đất, làm thừa kế đất đai kêu luật sư uỷ quyền làm hết. An tâm đỡ lo nghĩ.
 
Xưa đi mua mảnh đất be bé có sổ đàng hoàng mà mình cũng mất ngủ cả đêm, sợ đủ mọi thứ rủi ro. Mãi tới lúc ra sổ có tên mình trong đó mới tạm yên tâm. Ấy vậy mà nhiều người cũng gan, chấp nhận mua đất giấy tay hoặc sổ chung, chấp nhận nguy cơ. Nhiều lúc nghĩ thà giàu hẳn, có trăm tỷ trong tay mua mảnh đất vài tỷ chỉ như muỗi đốt inox không cần phải suy nghĩ. Chứ trung lưu dành dụm được vài tỷ đi mua mảnh đất bằng giá hoặc hơn phải vay mượn thêm thì đúng là phải tính toán thận trọng đủ thứ mà nhiều khi vẫn dính phải nhiều vấn đề không lường trước được. Đó là chưa bàn tới những chuyện có thể phát sinh trong quá trình xin phép xây dựng và xây dựng. Ôi thôi cứ gọi là trăm thứ phải lo nghĩ. Bảo sao lứa trẻ sau này chỉ muốn nằm thẳng cho khỏe. =((
 
Tiện topic cho e hỏi mấy thím am hiểu:

  • Hiện tại vợ ck đang chuẩn bị mua nhà chung cư không sổ. Nhưng vừa rồi ông bà ở quê thông báo có thể tạm ngưng mua hoặc nhờ ba mẹ vợ đứng tên căn chung cư được không? Vì miếng đất ở quê đang được quy hoạch để hưởng chính sách tái định cư ( chỉ áp dụng với người chưa có tài sản)
  • Vậy bây giờ vợ chồng e cứ nhắm mắt mua căn chung cư đó ( không sổ, hđmb) thì pháp chế ở quê có check được tài sản của e không mấy thím?
  • TH2: để ba mẹ vợ đứng tên ( đã có 2 căn nhà) thì có mất thêm thuế phí gì không? Và sau này có thể sang tên lại cho vợ chồng e được không? Khi sang tên có mất khoản thuế phí nào nữa không?

Xin mấy thím am hiểu luật tư vấn giúp e với :stick: à e hiện tại ở hcm

via theNEXTvoz for iPhone
 
tôi đi mua nửa năm nay, cũng thấy đủ mọi hình thức lừa đảo, đúc rút ra là có gan lừa hay không thôi, chứ có nhiều người bị lừa vài trăm tới 1 tỷ lên công an trình báo cuối cùng cũng chả đc gì, công an cũng trả lời là án dân sự nên coi như hoà cả làng
Thời buổi khó ăn, lừa đảo ở muôn nơi, mong mọi người sẽ tỉnh táo khi xuống tiền, ai đem tiền đi mua bds cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân
 
Quy trình chuẩn là bank trung gian đó! Nhưng thằng mua thằng bán đều cùng muốn gạt giò nhau nên tự chọn quy trình nguy cơ cao!
 
Nếu ai hỏi mình. Ở Việt Nam, mua tài sản gì rủi rõ nhất thì đó là bất động sản! Mặc dù đây là tài sản có giá trị cao nhất trong các loại tài sản mà người dân đang nắm giữ.

Thời gian gần đây, mình gặp rất nhiều tình huống trớ trêu khi mua bán nhà, mà chủ yếu xảy ra khi giao dịch mua bán:

  • Người mua đã đặt cọc, đã thanh toán phần lớn số tiền khi ra công chứng mua bán, nộp hồ sơ đăng bộ sang tên nhưng bị từ chối vì nhà khác hiện trạng hoặc người mua khai không chính xác bất động sản duy nhất.
  • Tài sản có công văn ngăn chặn tại phòng đăng ký đất đai nhưng phòng công chứng không biết nên vẫn công chứng.
..........

Đã tham khảo quy trình mua bán nhà các quốc gia khác và thật sự thừa nhận quy trình tại Việt Nam vô cùng lỏng lẻo. Mình luôn thắc mắc tại sao không xây dựng quy trình mua bán nhà để người mua và người bán cùng an tâm khi giao dịch.
Làm sao ts có văn bản ngăn chặn từ vp đăng ký được ạ?
 
có bác ở trên nói cũng đúng đấy. mua bán đất như v nó là kiểu dân sự với nhau rồi. chưa kể giấy tờ nó còn là 1 đống hỗn độn nữa. nhà tranh chấp , cầm cố , dính quy hoạch. có trường hợp mua bán xong , ký giấy tờ chuyển nhượng . phòng tài nguyên cấp sổ mới cho KH sau đó phải thu hồi lại vì QUY HOẠCH CHỒNG QUY HOẠCH .cơ quan nhà nước không đồng bộ với nhau về vấn đề quy hoạch
 
luật sinh ra là để lách, dù có quy trình chuẩn thế nào đi nữa cũng sẽ có thằng nghĩ ra kế để lừa đảo, ví dụ trò phổ biến nhất là kê giá thấp giảm thuế xong nó vác đi kiện
Thứ 2 là luật cập nhật liên tục nhưng người bán bth ko cập nhật theo nổi vì ko có thời gian với đọc rất dài, khó hiểu. Ví dụ tôi mua nhà 8 năm trc, xây từa lưa hột dưa, h mới có quy định hoàn công, trả về nguyên trạng như bản vẽ abc..nhưng tôi ko biết vì ko phải chuyên mua bán nhà, h muốn bán cũng chịu chết , làm theo luật lại độn chi phí cả đống
 
Sẵn đây các cụ cho em hỏi (Em chưa mua BĐS bao giờ), nếu có nhu cầu mua đất và nhắm được 1 miếng đẹp hay 1 căn nhà mình muốn mua. Thì việc và quy trình mình phải làm thì phải như thế nào vậy các bác, nhờ các bác kể sơ sơ em tham khảo
Cám ơn ae
 
Nếu ai hỏi mình. Ở Việt Nam, mua tài sản gì rủi rõ nhất thì đó là bất động sản! Mặc dù đây là tài sản có giá trị cao nhất trong các loại tài sản mà người dân đang nắm giữ.

Thời gian gần đây, mình gặp rất nhiều tình huống trớ trêu khi mua bán nhà, mà chủ yếu xảy ra khi giao dịch mua bán:

  • Người mua đã đặt cọc, đã thanh toán phần lớn số tiền khi ra công chứng mua bán, nộp hồ sơ đăng bộ sang tên nhưng bị từ chối vì nhà khác hiện trạng hoặc người mua khai không chính xác bất động sản duy nhất.
  • Tài sản có công văn ngăn chặn tại phòng đăng ký đất đai nhưng phòng công chứng không biết nên vẫn công chứng.
..........

Đã tham khảo quy trình mua bán nhà các quốc gia khác và thật sự thừa nhận quy trình tại Việt Nam vô cùng lỏng lẻo. Mình luôn thắc mắc tại sao không xây dựng quy trình mua bán nhà để người mua và người bán cùng an tâm khi giao dịch.
vụ bất động sản duy nhất là sao thím
 
vụ bất động sản duy nhất là sao thím
Nghĩa là đất đang ở nhà nước dính quy hoạch và lấy đất thì sẽ được đền bù bằng miếng đất tái định cư nếu thỏa mãn 2 trường hợp: Diện tích còn lại ko đủ để ở (Chưa tìm hiểu kỹ quy định là bao nhiêu m2) VÀ không có bất động sản khác. Vì nếu đứng tên mảnh đất khác thì nhà nước sẽ bắt quy đổi ra tiền rồi qua bds thứ 2 mà ở ( Định giá đất theo nhà nước đặc biệt ở quê rất rẻ, ví dụ ở quê e thì có 600k/m2 nên lỗ)
 
Nghĩa là đất đang ở nhà nước dính quy hoạch và lấy đất thì sẽ được đền bù bằng miếng đất tái định cư nếu thỏa mãn 2 trường hợp: Diện tích còn lại ko đủ để ở (Chưa tìm hiểu kỹ quy định là bao nhiêu m2) VÀ không có bất động sản khác. Vì nếu đứng tên mảnh đất khác thì nhà nước sẽ bắt quy đổi ra tiền rồi qua bds thứ 2 mà ở ( Định giá đất theo nhà nước đặc biệt ở quê rất rẻ, ví dụ ở quê e thì có 600k/m2 nên lỗ)
ok thank thims
 
Nghĩa là đất đang ở nhà nước dính quy hoạch và lấy đất thì sẽ được đền bù bằng miếng đất tái định cư nếu thỏa mãn 2 trường hợp: Diện tích còn lại ko đủ để ở (Chưa tìm hiểu kỹ quy định là bao nhiêu m2) VÀ không có bất động sản khác. Vì nếu đứng tên mảnh đất khác thì nhà nước sẽ bắt quy đổi ra tiền rồi qua bds thứ 2 mà ở ( Định giá đất theo nhà nước đặc biệt ở quê rất rẻ, ví dụ ở quê e thì có 600k/m2 nên lỗ)
nhà nước chơi khôn thế. Vậy khác gì kiểu đuổi khéo đâu.
 
Back
Top