thắc mắc tại sao nhiều người nghèo lại coi thường giá trị của việc đọc sách

Anh chủ topic này nói có phần đúng nhưng mà cách nói chưa khéo thể hiện EQ hơi thấp làm mấy vozers không hài lòng :)). Thay vì nói xổ xiên vậy thì có thể nói dễ nghe hơn mà. Sách ko phải là nguồn duy nhất, video, film ảnh, bài báo, thậm chí tiktok cũng mang lại lượng kiến thức kha khá, ko phải chỉ có đọc sách là mới là nguồn duy nhất khiến tư duy con người khác biệt nhưng mà người đọc sách nhiều ko ít thì nhiều thế giới quan của họ rộng hơn. À mà nếu bạn cảm thấy ko cùng đẳng cấp với những người b nêu thì cứ lướt qua ko quan tâm là được, ko cần phải so sánh, tại có so thì cũng sẽ có người cao hơn mình thôi
Quan điểm này thì mình 50/50.

Mình cũng thử tiktok 1 thời gian nhg thấy nó quá mất tập trung và gây xao nhãn. Giải thuật tiktok có vẻ xu hướng là nó gây nghiện, khiến mình càng tiêu thụ nhiều chừng nào nhanh chừng nào tốt chừng đó. Vì vậy mà chuyện tìm được nội dung tốt, đầy đủ và nghiền ngẫm thì bản thân mình đã thấy mệt.

Sách thì thường có 1 chủ đề nhất quán, tác giả thì có profile rõ ràng, khi viết thì họ phát triển và hệ thống ý nó với cấu tứ chặt chẽ hơn. Nếu cứ coi việc đọc như cuộc trò chuyện với tác giả, cái đúng thì ghi lại, cái mình ki đồng ý cũng ghi lại rồi thử, thì sẽ hiệu quả hơn.
 
Đoạn trên thì ok, đoạn dưới này thì tôi phản biện lại 1 chút. Fen nên mở rộng góc nhìn ra, bất cứ chuyên nghành nào cũng có 1 số loại sách đặc thù không hề có trên internet, giá thì cao chót vót. Bản thân tôi đã từng bỏ 250$ mua 1 cuốn sách chuyên nghành dày 600 trang nên tôi biết, tính tới bây giờ là gần 8 năm rồi, nhưng không hề có 1 bản scan lậu nào trên internet cả. Đọc rất ổn, đáng giá tới từng xu, phát triển chuyên môn khá nhiều, bản thân tôi đánh giá là thu lợi được rất nhiều từ khi đọc cuốn sách đó :big_smile:
Xét về góc độ tiền bạc thì tính từ lúc bắt đầu áp dụng 1 số kiến thức trong sách đó, tới giờ đã thu lại được gấp gần trăm lần rồi (chỉ tính riêng kiến thức trong sách) :doubt:
Tôi chưa gặp quyển chuyên ngành nào chỉ bán bản giấy mà không có trên internet cả, có thể do tôi đọc chưa đủ nhiều. 1 là miễn phí ( lậu ), 2 là trả phí ( tôi cũng không biết có phải lậu không ). Những quyển tôi được yêu cầu đọc hoặc được trích dẫn trong nghiên cứu đều tương đối nổi tiếng nên tìm trên mạng khá dễ. Lẽ dĩ nhiên là nếu quyển đó không nổi tiếng thì đi kèm là tác giả không đủ tiếng tăm và trích dẫn ít giá trị.
 
Tôi chưa gặp quyển chuyên ngành nào chỉ bán bản giấy mà không có trên internet cả, có thể do tôi đọc chưa đủ nhiều. 1 là miễn phí ( lậu ), 2 là trả phí ( tôi cũng không biết có phải lậu không ). Những quyển tôi được yêu cầu đọc hoặc được trích dẫn trong nghiên cứu đều tương đối nổi tiếng nên tìm trên mạng khá dễ. Lẽ dĩ nhiên là nếu quyển đó không nổi tiếng thì đi kèm là tác giả không đủ tiếng tăm và trích dẫn ít giá trị.
Nhiều quyển hơi cũ chút là không có thôi.
Hồi 5 năm trước mình tìm mấy quyển về số hoá vận hành và bảo trì ko có, chỉ có sách giấy nặng như quỷ.
 
Tôi chưa gặp quyển chuyên ngành nào chỉ bán bản giấy mà không có trên internet cả, có thể do tôi đọc chưa đủ nhiều. 1 là miễn phí ( lậu ), 2 là trả phí ( tôi cũng không biết có phải lậu không ). Những quyển tôi được yêu cầu đọc hoặc được trích dẫn trong nghiên cứu đều tương đối nổi tiếng nên tìm trên mạng khá dễ. Lẽ dĩ nhiên là nếu quyển đó không nổi tiếng thì đi kèm là tác giả không đủ tiếng tăm và trích dẫn ít giá trị.
Có bác, mấy quyển sách, giáo án, nghiên cứu, tạp chí khoa học đều có trường hợp không có bản điện tử. (Khoa học kỹ thuật, điện tử, vật lý, toán thì không có vụ này )
Nhất là mấy quyền chuyên ngành, phải nói là ở nước ngoài vụ sách lậu nó gắt lắm, sách thư viện phải gọi là xếp hàng chờ mỗi kỳ thi luôn.
Library Z hình thành cũng do không có bản lậu lẫn bản điện tử mà cần nhờ đến toàn dân quốc tế lén đóng góp mà thành đó.
 
Tôi chưa gặp quyển chuyên ngành nào chỉ bán bản giấy mà không có trên internet cả, có thể do tôi đọc chưa đủ nhiều. 1 là miễn phí ( lậu ), 2 là trả phí ( tôi cũng không biết có phải lậu không ). Những quyển tôi được yêu cầu đọc hoặc được trích dẫn trong nghiên cứu đều tương đối nổi tiếng nên tìm trên mạng khá dễ. Lẽ dĩ nhiên là nếu quyển đó không nổi tiếng thì đi kèm là tác giả không đủ tiếng tăm và trích dẫn ít giá trị.
Có rất nhiều sách ko có bản scan trên internet, chỉ có mỗi tên và hình ảnh bìa sách. Tất cả đều thuộc loại chuyên nghành đặc thù, thấy loại này nhiều nhất là mảng y tế. Các nghành khác ít nhưng cũng vẫn là có, miễn là chịu khó tìm hiểu thì mới biết :big_smile:
P/S: Không có nội dung nhưng vẫn có các cmt đánh giá liên quan, quan trọng là phải tìm được tên sách thì mới có keyword để search, tìm hiểu kỹ rồi mới xuống tiền :byebye: 1 số cuốn thậm chí đến cái tên còn ko xuất hiện, chỉ tồn tại trong các cmt ở các diễn đàn chuyên nghành, rất khó kiếm chỗ để mua chứ đừng nói tới tìm hiểu thông tin. Sách loại này đó giờ mới thấy 2 cuốn, bên mảng y tế loại này chắc nhiều lắm :byebye:
Đặc điểm chung của loại sách này là đắt tới cực kỳ đắt. Vậy nên nó mới làm cực gắt vụ bản quyền :byebye:
 
Last edited:
chủ thớt đúng là xồn xồn như chó cắn lol. Mồm thì bảo là tiếp xúc “kha khá” với thành phần dalit mà mới cãi nhau có tí đã nhảy dựng lên. Hài
 
Vấn đề là sách phải mang lại giá trị, chứ ko mang lại thì đọc làm mẹ gì.
Giống như sách về trading nhan nhản trên mạng nhưng mấy thằng đọc sách đó vào trade toàn ăn db, ăn c hết.
Kiến thức ko phải đến từ mỗi việc đọc sách, mà nó đến từ nhiều phương diện khác nhau, và ko phải thằng bome nào đọc sách cũng lĩnh ngộ đc. :go:
 
Thằng thớt không có sẵn cái công ty của mẹ lập cho thì cũng trên răng dưới dái thôi, còn đòi thượng đẳng với ai :look_down: . Sống trong cái giếng nên cứ nghĩ mấy quyển sách là to lắm.
Khuyên thật này. Mấy quyển self help là quan điểm cá nhân của tác giả, kiểu gì cũng có khiếm khuyết. Đọc mà không thấy cấn, không thắc mắc thì tôi đánh giá trí tuệ chưa cao, là người dễ dụ. Thế nên tôi bỏ đọc sách lâu rồi. Thay vào đó thì ra ngoài tiếp xúc xã hội hoặc tham gia các diễn đàn, lắng nghe quan điểm của nhiều người hơn và chắt lọc kiến thức từ đó. 10 cái đầu chắc chắn tốt hơn 1 cái.
Đấy là về sách phát triển bản thân. Còn sách kĩ thuật thì được chứng minh chặt chẽ về toán học và thực nghiệm rồi, nhưng không có sách giấy mà mua đâu. Đọc online hết :smile:.
GG
 
Thấy đa số người nghèo rất tôn trọng sách vở - học thức. Họ không đọc do điều kiện - môi trường là nhiều.
Các anh cứ thử sống ở 1 nơi không có công việc gì ngoài làm thuê, buôn bán, làm nông. Đi làm công nhân tca 12 tiếng, về phòng tắm giặt xem còn sức mà đọc sách hay học cái gì không.
 
Nhiều quyển sách (mặc dù sách về chuyên ngành/kĩ thuật), để trình bày một vấn đề mà sao thấy dài dòng vãi. Trong khi đó, lên YouTube coi video là hiểu ngay. Như kiểu tác giả cố tình viết để cho cuốn sách dày trộm trông cho nó hoành tráng vậy :sweat:
Bây giờ ngoài chuyên ngành ra, chắc xem video Youtube là khoẻ nhất. Muốn sửa điện, nước, xe cộ, nhà cửa hay trồng cây thì lên Youtube có đầy đủ. Đọc sách sao trực quan bằng :go:
 
mình tiếp xúc với khá nhiều thành phần trung lưu trở xuống, và kết luận là 100% họ coi thường việc đọc, đối với họ, sách vở là sản phẩm của tụi đa cấp, lùa gà. không có giá trị phát triển bản thân. nghe những người như vậy mình không muốn nói chuyện nữa, vì không trùng tần số
Vì anh giọng điệu trịnh thượng coi thường chứ sao, cứ nói đeo đọc cho lành. Nhìn là đeo ưa rồi:boss:
 
Tề Hoàn công đọc sách trên nhà, người thợ đang đẽo bánh xe ở dưới sân, thấy vậy liền thưa rằng:
  • Kính hỏi bệ hạ đang đọc gì vậy?
Hoàn công đáp:
  • Lời thánh nhân.
  • Những thánh nhân đó còn sống không?
  • Chết cả rồi.
  • Vậy bệ hạ đang đọc cái cặn bã của cổ nhân.
  • Trẫm đương đọc sách, một tên ít học sao dám luận bàn? - Hoàn công mắng - Giảng mà có lí thì tha, vô lí thì bắt tội.
Người đóng xe đáp:
  • Thần xét theo kinh nghiệm: Khi đẽo bánh xe nếu làm nhẹ quá thì không chặt, nếu làm mạnh quá thì không ăn. Giữa mạnh với nhẹ, bàn tay mới vỡ ra, mà tâm mình khắc cốt. Có ngón nghề ở đó mà không sao diễn tả bằng lời, không thể giảng cho con cái, mà chúng cũng không thể bắt chước theo; nên nay tuổi đã qua bảy mươi, đã già thế này bánh xe thần vẫn phải tự đẽo. Sách vở cổ nhân, cái không đọc ra được, đã cùng họ đi vào cõi chết rồi; còn cái bệ hạ đọc được chỉ là cặn bã của họ mà thôi.

Cặn bã của người này lại là căn cơ của kẻ khác.
Không biết cách cầm búa làm sao biết đẽo cái bánh xe. Sách không diễn tả được nặng nhẹ, nhưng nó diễn tả được cái bánh xe thì phải hình tròn mới lăn được.
Nhân loại này vẫn sẽ đang ăn lông ở lỗ nếu không có sách vở để ghi lại kinh nghiệm của đời trước truyền cho đời sau.
Thay vì trích những tích xưa một cách vô cảm, thì hãy đưa ra nhận định của chính mình. Còn không thì hãy chọn cách im lặng và bỏ qua đi.

Câu chuyện này được ghi trong thiên Thiên đạo của sách Trang Tử, mượn việc Luân Biển đẽo gỗ làm bánh xe, chỉ có việc là vô cùng thuần thục công phu nhưng lại không thể dùng miệng truyền lại bí kíp cho con trai của mình, mục đích là nói cho Tề Hoàn Công biết rằng bất luận là kỹ nghệ hay học vấn đều phải trải qua kinh nghiệm thực tiễn mới có thể lãnh hội được sự huyền ảo trong đó, mới có thể trở thành dưỡng chất nuôi dưỡng sinh mạng.
Có những điều hiểu được nhưng không diễn tả được, lại những điều diễn tả được nhưng không sao hiểu được. Đó là nhược điểm của ngôn ngữ.
Bởi vậy chân kinh nhiều đấy mà mấy ai thành chính quả. Phật nói rõ mười mươi mà nhân loại vẫn u mê, ấy là vì kiến thức chỉ có giá trị thông qua sự thể nghiệm của con người.
Tôi thấy quan trọng nhất của việc đọc sách là phải thực hành và trải nghiệm với nó và quan trọng bậc nhất là phải tạo được giá trị với nó. Nếu ko đọc nhiều cũng vô ích, nhân vật thám tử sherlock holme nói 1 câu đại ý thế này, đầu óc con người như một căn phòng trống, nếu bạn cất quá nhiều đồ đạc trong đó bạn sẽ bị loạn và khi cần lấy món đồ mình cần dùng ra bạn sẽ bị kẹt giữa các món đồ vô dụng khác. Vậy hãy sắp xếp căn phòng của mình sao cho thật gọn gàng.


Tôi là 1 kỹ sư cơ khí, sách về nghành cơ khí rất nhiều nhưng tôi chỉ đọc cuốn mà nó giúp tôi tạo ra sản phẩm có giá trị còn cuốn đọc mà ko có cơ hội thực hành thì tôi ko đọc. vd như vậy.
Đọc sách nhưng cũng phải biết đốt sách, hình như câu này của cụ Nguyễn Duy Cần thì phải, không nhớ rõ.
Tuỳ từng giai đoạn cuộc đời sẽ có những quyển sách thích hợp cho mình đọc và có những quyển sách cũng phải quên đi vì nó vô dụng đối với mình.
3 đọc quote trên là cái ẩn dụ trong việc đọc sách mà tôi thấy rất hay
 
Back
Top