Tại sao tăng lãi suất thì giảm lạm phát ?

Hồi tôi đi học, bà cô có nói nên kinh tế mạnh là có lạm phát 0.5-1% hay sao ấy(không nhớ cụ thể con số), như vậy mới kích thích người dân tiêu tiền chứ không trữ tiền => tiền được lưu thông, người bán bán được hàng, chính phủ thu được thuế...
Lạm phát thì nó thúc đẩy kinh tế mà. Nhưng làm phát quá nhiều thì sẽ gây khủng hoảng nên mới phải kiềm chế
 
ngân hàng thương mại cũng đâu nhất thiết phải đem đi cho doanh nghiệp vay, lấy tiền gởi cũ (với lãi suất cũ thấp) và tiền gởi mới đem đi gởi ngân hàng trung ương (lãi suất cao mới) thì vẫn phè phỡn thôi
 
Xin hỏi tại sao tăng lãi suất lại giảm đc lạm phat ?

Mình k phải dân kinh tế nhé !!!!!

Lãi gửi vào tăng thì giá cho vay tăng . Thế thì lại kéo theo vật giá tăng theo. Thế thì giảm lạm phát kiểu gì ?

Nếu ai đó nói để huy động tiền trong dân gửi vào thật nhiều giảm lg tiền mặt trong dân , thì gửi vào bao nhiêu thì cũng phải cho vay ra bấy nhiêu chứ ko thì ngân hàng lỗ à ? hay khoản lỗ đó nhà nước chịu ?
tăng lãi suất thì ông nào vay nhiều phải trả tiền lãi nhiều -> Thu tiền về -> Giảm lạm phát chứ phren.
Lãi cho nhân dân gửi tiền bằng thế đéo nào lãi cho nhân vay được ?
 
Ngân hàng tăng lãi suất thực chất là tăng lãi suất cho vay để giảm nhiệt giá bất động sản => lãi suất tiền gửi cũng tăng theo. Vậy lãi suất cho vay tăng thì sao: doanh nghiệp khó vay nổi do không trả nổi lãi, bất động sản cũng khó giao dịch, ai BĐS nhiều mà trả lãi không nổi do trước đó vay thì bán bớt đất để cắt lỗ => bất động sản giảm giá.
BĐS giảm nhưng người dân vốn vừa và nhỏ < 1 tỷ cũng không mua nổi BĐS+ lãi suất tiền gửi cao => ai có tiền mặt thì gửi NH để lấy lãi cao. NH huy động được vốn từ người dân này, nhiều người gửi thì tổng tiền NH nhiều => NH dùng tiền đó mua BĐS đang giá rẻ hoặc kinh doanh cái khác.
Người dân gửi NH nhiều thì tiền mặt trong dân giảm, nhu cầu mua sắm ít lại, giá hàng hóa sẽ giảm => giảm lạm phát
 
Nói chung là tiền mặt trong dân quá nhiều làm giá trị đồng tiền bị giảm đi => sinh ra lạm phát. Tăng lãi suất để hút tiền trong dân về ngân hàng, dẫn đến giá trị đồng tiền tăng lên => giảm lạm phát.
 
Fen chưa hiểu nguyên lý cơ bản rồi.

Lạm phát là do tiền mặt nằm trong nền kinh tế quá nhiều, nhà nước in nhiều tiền cho dân vay với lãi suất thấp , dân có cơ hội vay thêm tiền thế là cứ vay ngân hàng thôi, vay nhiều thì thừa tiền mặt nhiều, mà đã là con người thừa tiền mặt sẽ muốn chi tiêu cho nó sướng, mua nhà, mua xe, mua đồ hiệu,... mua nhiều thì giá cả nó tăng lên, lạm phát xảy ra vì cầu > cung mà.

Đến một thời điểm nào đó, nhà nước thấy giá cả mọi thứ tăng nhanh quá, bát phở có 35k mà nay lên 45k rồi, cứ đà này thì chả mấy mà bát phở lên 100k. Cho nên phải kìm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất tiền gửi. Lúc này lãi suất cao, những con giời lỡ vay ngân hàng nhiều giờ bắt đầu lo lắng trả lãi, mà áp lực quá phải bán bớt tài sản đi ( nhà cửa, xe cộ,.. ) mà trả lãi và gốc, không thì đéo trả đc ngân hàng nó siết tài sản có mà mất hết. Đây chính là lúc những kẻ nào trước đó vay quá nhiều vượt khả năng trả lãi thì sẽ phá sản, có nguy cơ mất hết tài sản.

Lãi suất cao làm cho doanh nghiệp, người dân ko dám vay ngân hàng nữa, người ta thắt chặt chi tiêu hơn, ai có tiền mặt thay vì bỏ tiền ấy sản xuất kinh doanh đầy rủi ro thì vứt mẹ vào ngân hàng ăn lãi cho nó sướng, an toàn. Thế là tiền mặt trong dân bị rút dần, chảy ngược lại vào ngân hàng. Dân còn ít tiền mặt, không dám chi tiêu nữa, doanh nghiệp làm ra sản phẩm không bán được hàng, tất cả các mặt hàng phải giảm giá vì Cung > cầu. Lạm phát giảm, thất nghiệp tăng, kinh tế trì trệ đi xuống. 1 thế hệ đang giàu có trở thành con nợ và mất hết tài sản. 1 thế hệ đu đỉnh chứng khoán, bất động sản, bitcoin,.. ra đời.

Đến 1 lúc nào đó, tình hình kinh tế xấu đi, nhà nước thấy đủ rồi phải cứu nền kinh tế. Lại bơm tiền ra bằng cách giảm lãi suất. Người dân vay được tiền với lãi suất rẻ, lại có tiền làm ăn, tạo ra của cải, nhu cầu tiêu dùng lại tăng, số doanh nghiệp trẻ giàu lên nhanh chóng chính là thời điểm này, thế là 1 chu kỳ mới bắt đầu.

Đây chính là cách giới tinh hoa siêu giàu nó điều khiển nền kinh tế thông qua chính phủ. Tụi nó mua mọi thứ ở giá thấp và bán ở giá cao, bán xong xuôi nó tăng lãi suất lên. Nó có 1 đống tiền, đợi mọi người bán hết tài sản nó lại dùng tiền mua sạch với giá rẻ. Mua xong nó bảo ngân hàng giảm lãi suất để giá cả đi lên nó lại chốt lời tiếp. Không làm mà đòi có ăn ở đây ra chứ đâu, cứ ngồi rung đùi mua thấp bán cao, méo phải làm gì hết.
FED - Cục dự trữ liên bang mỹ có quyền lực điều chỉnh lãi suất ngân hàng chính là công cụ của giới siêu giàu thống trị thế giới này.
Dễ hiểu , thanks bác
 
ồ đọc xong nhiều comment của các bác dc khai sáng thêm nhiều, cám ơn các bác nhiệt tình
 
Tiền nhiều trong xã hội quá bank tăng ls tiền gửi để thu tiền
Tiền ít trong xh thì giảm lạm phát thôi

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top