Tại sau SGK Hóa học chương trình mới không nên dùng danh pháp tiếng Anh (IUPAC)

Status
Not open for further replies.
rồi anh có đọc hết ko :censored: anh thích xài wki thì tôi kéo wiki ra luôn cho a xem:
View attachment 1987577
nếu anh dịch oxidation thành oxi hóa thì oxygenation dịch thành cái gì?
tiếng việt nguyên tố hóa học O (oxygen) là oxy/oxi, giờ thấy rối chưa ;)
2 từ này không dùng chung suffix lẫn từ loại. Cái suy luận của anh sai ngay từ bản chất nghiên cứu khoa học là khẳng định giả định ban đầu đúng và tìm các luận cứ củng cố chứ không tìm ra liên hệ biện chứng.
Oxygen là tên, thường đọc tiếng việt là oxy/ oxi
Còn “oxi-“ Là prefix tiếng Anh, nghĩa là liên quan đến oxi/oxy
 
2 từ này không dùng chung suffix lẫn từ loại. Cái suy luận của anh sai ngay từ bản chất nghiên cứu khoa học là khẳng định giả định ban đầu đúng và tìm các luận cứ củng cố chứ không tìm ra liên hệ biện chứng.
1. nếu tách như anh thì sao tác nhân oxi hóa tiếng anh lại ghi là oxidizing agent mà ko phải là oxizing agent; tương tự như oxidizer mà ko phải là oxizer, anh giải thích cái này đi, đừng nói giờ có cả suffix dizing với dizer nhé
Anh bảo sai nhưng anh lại trích lại định nghĩa của tôi?:censored: Vậy là anh sai từ đầu rồi, nhưng lại “cái gì xài sai nhiều thành ra tự nhiên đúng, thực tế vẫn sai”
2. anh có đọc hết chưa vậy, tôi đã gạch dưới cách ý cho dễ đọc nhưng anh đọc mỗi cái đầu tiên thôi à :go:
 
1. nếu tách như anh thì sao tác nhân oxi hóa tiếng anh lại ghi là oxidizing agent mà ko phải là oxizing agent; tương tự như oxidizer mà ko phải là oxizer, anh giải thích cái này đi, đừng nói giờ có cả suffix dizing với dizer nhé

2. anh có đọc hết chưa vậy, tôi đã gạch dưới cách ý cho dễ đọc nhưng anh đọc mỗi cái đầu tiên thôi à :go:
Tôi hỏi thật là anh có biết tiếng Anh không vậy? Những cái anh lăn tăn là những thứ rất cơ bản nhé.
1. Những từ kia đều từ từ điển, không liên quan gì wiki.
2. Anh chỉ cần quan tâm cái oxi-dation có đúng không, nếu không thì cái oxid trong oxid-ation là gì. Bớt lan man sang mấy cái từ khác lạc đề. Từ cái ví dụ kia của anh là tôi thấy bà chấm rồi :censored:
IMG_0943.jpeg
 
Tôi hỏi thật là anh có biết tiếng Anh không vậy? Những cái anh lăn tăn là những thứ rất cơ bản nhé.
1. Những từ kia đều từ từ điển, không liên quan gì wiki.
2. Anh chỉ cần quan tâm cái oxi-dation có đúng không, nếu không thì cái oxid trong oxid-ation là gì. Bớt lan man sang mấy cái từ khác lạc đề. Từ cái ví dụ kia của anh là tôi thấy bà chấm rồi :censored:
View attachment 1987602
mời anh tra lại khái niệm oxidation-reduction hộ tôi, tại sao nó lại ghi là oxidation, tôi đã gợi ý bằng gạch đỏ ở ngay trên cái nguồn wiki mà anh quote tôi rồi đấy (vì anh muốn xài wiki chứ tôi ko bh xài wiki, làm khoa học xài wiki có ngày vỡ mồm)
2. đang nói về hoá học thì anh tìm kiếm ở gold book của IUPAC chứ anh quote cái trang từ điển ??? thậm chí nó còn ghi thiếu 1 đống thứ
 
mời anh tra lại khái niệm oxidation-reduction hộ tôi, tại sao nó lại ghi là oxidation, tôi đã gợi ý bằng gạch đỏ ở ngay trên cái nguồn wiki mà anh quote tôi rồi đấy (vì anh muốn xài wiki chứ tôi ko bh xài wiki, làm khoa học xài wiki có ngày vỡ mồm)
2. đang nói về hoá học thì anh tìm kiếm ở gold book của IUPAC chứ anh quote cái trang từ điển ??? thậm chí nó còn ghi thiếu 1 đống thứ
1. Cái khái niệm mà a gạch chân có khác gì cái định nghĩa suffix -dation tôi nói từ đầu không. Tôi chưa hề lấy thông tin nào từ wiki. Đây chỉ mới bàn về định nghĩa, và những từ này đều trong từ điển tiếng Anh theo quy tắc anh ngữ! Trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh chả có từ nào là oxid.
2. Anh lạc đề
 
1. Cái khái niệm mà a gạch chân có khác gì cái định nghĩa suffix -dation tôi nói từ đầu không. Tôi chưa hề lấy thông tin nào từ wiki. Đây chỉ mới bàn về định nghĩa, và những từ này đều trong từ điển tiếng Anh theo quy tắc anh ngữ! Trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh chả có từ nào là oxid.
2. Anh lạc đề
giờ tôi nói lại mọi thứ cho a đọc nhé.

1. Tiếp vị ngữ (suffix) -ation có nghĩa là sự hành/hoạt động (action)
ANH/PHÁP/VIỆT
protonation/protonation/sự proton hóa
halogenation/halogenation/sự halogen hóa
hydrohalogenation/hydrohalogénation/sự hydrohalogen hóa
hydroxylation/hydroxylation/sự hydroxyl hóa
bromination/bromation/sự brom hóa
chlorination/chloration/sự clor hóa
oxidation/oxydation/sự oxi hóa


anh bảo là oxidation ko thuộc nhóm từ này, thì tôi ko biết anh lấy từ đâu ra, vì tự nhiên anh tách thành suffix -dation, xong tự bảo là thuộc nhóm từ khác, trong khi chả ai tách như vậy.

Tuy nhiên, đến cái oxidation/oxydation lại trở thành oxi hóa? Không có tính nhất quán gì hết, thích là bỏ thích là thêm, tự nhiên mất đi cái phụ âm d. (Nếu anh định hỏi tại sao chlor lại biến thành clor thì do h là âm câm, tiếng Việt không có xài âm câm nên phải loại bỏ đi, đây là quy tắc.)

Cần lưu ý là lúc này nguyên tố oxygen theo danh pháp phiên âm dịch ra thành oxi (thay vì để nguyên, như trường hợp của halogen vẫn để nguyên là halogen với danh pháp phiên âm;)). Sau đây tôi sẽ nói nguyên tố oxygen là oxi để thấy sự vô lý ngay từ đầu dẫn đến sự vô lý về dịch thuật sau này.

2. Vậy thì ta phân biệt oxygenation với oxidation kiểu gì khi dịch theo danh pháp phiên âm?
Oxygenation
với oxidation là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, trong đó
- Oxygenation định nghĩa là sự thêm oxi vào hệ, tức là cần oxi (đương nhiên).
- Oxidation là sự tăng số oxi hóa của một chất nào đó.
Anh có thể thấy tại đây, oxidation state/number theo danh pháp phiên âm cũng dịch chung luôn thành số oxi hóa. Tuy nhiên, oxidation state/number, theo định nghĩa trong gold book của IUPAC không dành riêng cho mỗi nguyên tố oxi (https://goldbook.iupac.org/terms/view/O04365).

Ví dụ như Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Sự thay đổi số oxi hóa: Fe0 → Fe2+ + 2e, Cu2+ + 2e → Cu0 (do voz không có superscript nên tôi chỉnh cỡ chữ của Fe/Cu nhỏ lại để tưởng trưng cho số 0/2+ nó nằm ở trên, như số mũ ấy, là oxidation state/number của chất.)

Thành ra dịch như vậy sẽ có sự hiểu nhầm với học sinh, tại sao cái trạng thái điện tích của Fe/Cu lại gọi là số oxi hóa, trong khi nó chả liên quan gì đến oxi? Những đứa học thuộc lòng, ko để ý đến thì tôi không nói. Đến khi gặp đứa nó hỏi thì anh phản biện kiểu gì?

Hơn nữa, nếu dịch oxidation thành oxi hóa thì dịch oxygenation kiểu gì? Nên nhớ là hai thằng này đều có cùng tiếp vị ngữ (suffix) -ation, dịch phải là sự ... . Nếu oxidation vẫn dịch là sự oxi hóa thì phương pháp can thiệp EMCO (extracorporeal membrane oxygenation) không lẽ lại dịch luôn là sự oxi hóa máu bằng màng ngoài cơ thể?! Trong khi ý nghĩa ở đây là cung cấp khí oxi cho máu, chứ không phải thay đổi gì máu trong cơ thể cả.

Tuy nhiên nếu dịch oxidation là sự oxid hóa, oxygenation là sự oxygen hóa, oxygen giữ nguyên, thì có thể dễ dàng phân biệt hai thằng này. Sự oxid hóa lúc này là tăng số oxid hóa, lúc này oxid sẽ ko liên quan gì đến nguyên tố oxygen. Còn oxygenation là sự oxygen hóa, nghĩa là thêm oxygen vào hệ, như EMCO là oxygen hóa máu bằng màng ngoài cơ thể.

3. Kết luận
Có thể thấy rối bời ở đây, vì ngay từ đầu đã sai, khi dịch oxygen thành oxi, thay vì để nguyên (tiếng Việt đọc oxigen bình thường luôn, chả bị hiện tượng âm câm gì cả). Dẫn đến việc dịch mấy cái khái niệm sau sai hết. Sai từ SGK dẫn đến việc bị phổ cập cái khái niệm sai này.

Tôi nói thế thôi, anh hiểu hay không thì chịu, anh có thể tham khảo thêm gold book của IUPAC về các khái niệm hóa học, thay vì tham khảo wiki, từ điển online nhé :censored:.
 
giờ tôi nói lại mọi thứ cho a đọc nhé.

1. Tiếp vị ngữ (suffix) -ation có nghĩa là sự hành/hoạt động (action)
ANH/PHÁP/VIỆT
protonation/protonation/sự proton hóa
halogenation/halogenation/sự halogen hóa
hydrohalogenation/hydrohalogénation/sự hydrohalogen hóa
hydroxylation/hydroxylation/sự hydroxyl hóa
bromination/bromation/sự brom hóa
chlorination/chloration/sự clor hóa
oxidation/oxydation/sự oxi hóa

anh bảo là oxidation ko thuộc nhóm từ này, thì tôi ko biết anh lấy từ đâu ra, vì tự nhiên anh tách thành suffix -dation, xong tự bảo là thuộc nhóm từ khác, trong khi chả ai tách như vậy.

Tuy nhiên, đến cái oxidation/oxydation lại trở thành oxi hóa? Không có tính nhất quán gì hết, thích là bỏ thích là thêm, tự nhiên mất đi cái phụ âm d. (Nếu anh định hỏi tại sao chlor lại biến thành clor thì do h là âm câm, tiếng Việt không có xài âm câm nên phải loại bỏ đi, đây là quy tắc.)

Cần lưu ý là lúc này nguyên tố oxygen theo danh pháp phiên âm dịch ra thành oxi (thay vì để nguyên, như trường hợp của halogen vẫn để nguyên là halogen với danh pháp phiên âm;)). Sau đây tôi sẽ nói nguyên tố oxygen là oxi để thấy sự vô lý ngay từ đầu dẫn đến sự vô lý về dịch thuật sau này.

2. Vậy thì ta phân biệt oxygenation với oxidation kiểu gì khi dịch theo danh pháp phiên âm?
Oxygenation
với oxidation là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn, trong đó
- Oxygenation định nghĩa là sự thêm oxi vào hệ, tức là cần oxi (đương nhiên).
- Oxidation là sự tăng số oxi hóa của một chất nào đó.
Anh có thể thấy tại đây, oxidation state/number theo danh pháp phiên âm cũng dịch chung luôn thành số oxi hóa. Tuy nhiên, oxidation state/number, theo định nghĩa trong gold book của IUPAC không dành riêng cho mỗi nguyên tố oxi (https://goldbook.iupac.org/terms/view/O04365).

Ví dụ như Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Sự thay đổi số oxi hóa: Fe0 → Fe2+ + 2e, Cu2+ + 2e → Cu0 (do voz không có superscript nên tôi chỉnh cỡ chữ của Fe/Cu nhỏ lại để tưởng trưng cho số 0/2+ nó nằm ở trên, như số mũ ấy, là oxidation state/number của chất.)

Thành ra dịch như vậy sẽ có sự hiểu nhầm với học sinh, tại sao cái trạng thái điện tích của Fe/Cu lại gọi là số oxi hóa, trong khi nó chả liên quan gì đến oxi? Những đứa học thuộc lòng, ko để ý đến thì tôi không nói. Đến khi gặp đứa nó hỏi thì anh phản biện kiểu gì?

Hơn nữa, nếu dịch oxidation thành oxi hóa thì dịch oxygenation kiểu gì? Nên nhớ là hai thằng này đều có cùng tiếp vị ngữ (suffix) -ation, dịch phải là sự ... . Nếu oxidation vẫn dịch là sự oxi hóa thì phương pháp can thiệp EMCO (extracorporeal membrane oxygenation) không lẽ lại dịch luôn là sự oxi hóa máu bằng màng ngoài cơ thể?! Trong khi ý nghĩa ở đây là cung cấp khí oxi cho máu, chứ không phải thay đổi gì máu trong cơ thể cả.

Tuy nhiên nếu dịch oxidation là sự oxid hóa, oxygenation là sự oxygen hóa, oxygen giữ nguyên, thì có thể dễ dàng phân biệt hai thằng này. Sự oxid hóa lúc này là tăng số oxid hóa, lúc này oxid sẽ ko liên quan gì đến nguyên tố oxygen. Còn oxygenation là sự oxygen hóa, nghĩa là thêm oxygen vào hệ, như EMCO là oxygen hóa máu bằng màng ngoài cơ thể.

3. Kết luận
Có thể thấy rối bời ở đây, vì ngay từ đầu đã sai, khi dịch oxygen thành oxi, thay vì để nguyên (tiếng Việt đọc oxigen bình thường luôn, chả bị hiện tượng âm câm gì cả). Dẫn đến việc dịch mấy cái khái niệm sau sai hết. Sai từ SGK dẫn đến việc bị phổ cập cái khái niệm sai này.

Tôi nói thế thôi, anh hiểu hay không thì chịu, anh có thể tham khảo thêm gold book của IUPAC về các khái niệm hóa học, thay vì tham khảo wiki, từ điển online nhé :censored:.
A rất định kiến và bảo thủ.
1. Yếu tố tranh luận ở đây là hậu vị tố nào -ation hay -dation anh chưa phân tích lại đi lạm bàn vào những ví dụ mà chính anh không hiểu rõ. Và như tôi nói bạn đầu anh đã vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của nghiên cứu là thiên kiến giả định và tìm luận cứ củng cố chứ không hề tính tới mối liên quan giữa thành tố trong hệ thống khoa học để xác định giả định đúng sai.
1. Từ tiếng Anh oxidation bất cứ từ điển nào cũng đều khẳng định tiền vị tố oxi- từ oxygen -> nguồn gốc từ oxi và hậu vị tố -dation xuất phát từ Latin nghĩa là cho đi electron.
IMG_955.jpeg
.
Từ hậu vị tố -ation không có nghĩa nào liên quan đến định nghĩa của oxidation.
IMG_954.jpeg
2. Ví dụ oxygenation của anh sai về cả định nghĩa lẫn ngữ nghĩa như cả các ví dụ khác. Từ này nếu dịch sát nghĩa từ tiếng Anh (không nằm trong pháp danh kh) là sự làm giàu phân tử oxy trong hợp chất. Còn hợp từ A -hóa có nghĩa là quá trình trở nên A. (A nên là tình từ) ví dụ giàu hóa, ngu hoá. Chứ như anh dịch là sai nhé. Đây mới chỉ nói về tiếng Việt pháp luận chứ nằm trong hệ thống hoá khoa pháp danh là sai rõ ràng! Do đó hậu vị tố -Ation của Oxygen Là chính xác với nghĩa khác hoàn toàn với việc truyền dẫn ion (hoá/ khử tương đồng với oxid -dation)
4. Tôi chưa hề lôi nguồn nào từ wWikipedia trong khi a dẫn chứng và trích nguồn rất nhiều từ đó nhé. Anh nên bớt định kiến và chụp mũ mấy cái này
Thân
 
(Trích PGS. TS. Lê Ngọc Thạch), các đoạn in nghiêng là trích từ bài viết của thầy, viết thường là tôi thêm vào.
Ở Việt Nam, hiện nay có hai danh pháp hóa học Việt Nam:
  • DANH PHÁP PHIÊN CHUYỂN” do Thầy Lê Văn Thới và Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn đưa ra, áp dụng cho toàn miền nam từ năm 1957 đến ngày hôm nay
  • DANH PHÁP PHIÊN ÂM”, ra đời ở miền bắc, không rõ thời gian, nhưng sau 1975 áp dụng cho toàn quốc, thông qua chương trình hóa học của bậc trung học.


Ví dụ sự khác nhau:
alkane (tiếng Anh/IUPAC) -> alkan (Danh pháp phiên chuyển) hoặc ankan (danh pháp phiên âm).

SGK cũ dùng danh pháp phiên âm, do đó tạo ra 1 số trường hợp "hơi kì", ko nhất quán & hợp lý. Đây là lý do nhiều người ko đồng tình với danh pháp trong SGK cũ. Ở SGK chương trình mới đã thay đổi toàn bộ thành danh pháp tiếng Anh (thay vì danh pháp phiên chuyển):
View attachment 1972018
View attachment 1972019
dùng chữ đ
View attachment 1972023
phiên chuyển là cicloalkan, trong SGK là xicloankan.
View attachment 1972026

oxidation -> sự oxi hoá (???, phải là sự oxid hoá mới đúng)
Sự triển khai những khuyến nghị (recommendation) của IUPAC trong danh pháp phiên chuyển. Cụ thể là những năm đầu 70 của thế kỷ trước, Thầy tôi (cố GS. Lê Văn Thới) sau nhiều lần đi họp với IUPAC, khi về đã chuẩn bị hồ sơ để đăng ký danh pháp hóa học Việt Nam, danh pháp phiên chuyển, với IUPAC. Tôi làm thư ký mà. Thầy phải trả lời rất nhiều câu hỏi về các nguyên tắc, mục tiêu, tiêu chuẩn, … thành lập hệ thống danh pháp phiên chuyển, quan trọng nhất là tính khoa học và nhất quán, tôi còn nhớ. Công việc còn dang dở thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến! Nhưng Thầy tôi rất tốt, thật lòng yêu đất nước này lắm, nên ngay khi bà Bộ trường Bộ Giáo dục Nguyển Thị Bình mời Thầy tham gia Hội đồng Chuẩn hóa Thuật ngữ năm 1980, Thầy đã có trình bày công việc này, với ý kiến là với danh pháp phiên âm hiện hành, sau năm 1975, rất khó mà được tổ chức IUPAC kết nạp. Năm 1983, Thầy mất, trong bệnh viện trước lúc đi xa, việc dặn dò cuối cùng của Thầy vẫn là về danh pháp. Tôi sẽ trình bày chi tiết trong một bài khác. Vấn đề còn lại cho thế hệ trẻ là có mong lá cờ nước Việt Nam mình tung bay trong danh sách chuyển đổi danh pháp của tổ chức IUPAC không? Danh pháp hóa học Việt nam có độc lập không? Chúng ta hoàn toàn có khả năng xây dựng một danh pháp hóa học Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế không? Hay chỉ có đá banh nữ mới làm được?!

Còn danh pháp viết bằng tiếng Anh hiện nay được một số hóa học gia và những người bị bịt mắt (?) chạy theo nếu đệ trình lên IUPAC, xin lỗi, họ sẽ cười cho, bê nguyên xi danh pháp của nước người ta về mà nói danh pháp hóa học của nước Việt Nam mình? Vô duyên!
Danh pháp phiên chuyển từ năm 1975 đã bị … tìm đủ mọi cách “lờ” đi! Việc như vậy có phải là chính danh khoa học không?
Danh pháp phiên âm, chúng tôi đã tiên đoán thế nào nó cũng chết, thì mọi người đã thấy rõ rồi chứ. Chính ở nơi xuất phát ra nó, giết nó, chứ ai dám! Vì sao? Vì chịu không nỗi sự thiếu khoa học và nhất quán!
Tại sao khi danh pháp phiên âm hết giá trị sử dụng của nó
(ý nói SGK chương trình cũ), lại không lưu ý đến danh pháp phiên chuyển mà lại đi bưng bê nguyên con danh pháp của người ta về. Khi trả lời minh bạch, công tâm thì sẽ thấy rõ được lời giải của vấn đề danh pháp hóa học ở Việt Nam mình!

Các nước khi đã có một hệ thống danh pháp phù hợp, sau khi trình lên IUPAC đã có bộ dịch riêng từ IUPAC sang danh pháp của riêng họ:
View attachment 1972077

Chưa kể đến là vấn đề thuật ngữ, như ví dụ ở trên oxidation -> sự oxi hoá (sai, phải là sự oxid hoá mới hợp lý); hydrolysis -> thuỷ phân (sai, phải là thuỷ giải mới hợp lý); orbital -> obitan (phiên âm, sau này chuyển thành orbital luôn) thay vì dùng "vân đạo"... Cho nên việc bỏ đi danh pháp và thuật ngữ phiên âm là đúng, nhưng thay nó bằng danh pháp, thuật ngữ phiên chuyển ở Việt Nam đã có sẵn, chứ ko cần phải dùng IUPAC làm gì.

p/s: vấn đề học thuật, vozer đừng vác chuyện chính trị/vùng miền vào để bàn làm gì cả, khoa học chỉ có đúng sai, chứ vì 1 lý do ko liên quan mà bác bỏ cái đúng thì chẳng còn là khoa học nữa.

vấn đề thủy giải hay thủy phân (tại sao dịch thủy phân ko nhất quán với các thuật ngữ khác): #18
vấn đề oxid hóa hay oxy/oxi hóa (hiểu sai khái niệm): #33, #83
đồng ý với việc bộ danh pháp riêng nếu được IUPAC phê duyệt
nhưng vđ là giờ ai đứng ra làm ???
 
A rất định kiến và bảo thủ.
1. Yếu tố tranh luận ở đây là hậu vị tố nào -ation hay -dation anh chưa phân tích lại đi lạm bàn vào những ví dụ mà chính anh không hiểu rõ. Và như tôi nói bạn đầu anh đã vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của nghiên cứu là thiên kiến giả định và tìm luận cứ củng cố chứ không hề tính tới mối liên quan giữa thành tố trong hệ thống khoa học để xác định giả định đúng sai.
1. Từ tiếng Anh oxidation bất cứ từ điển nào cũng đều khẳng định tiền vị tố oxi- từ oxygen -> nguồn gốc từ oxi và hậu vị tố -dation xuất phát từ Latin nghĩa là cho đi electron.
.
Từ hậu vị tố -ation không có nghĩa nào liên quan đến định nghĩa của oxidation.
2. Ví dụ oxygenation của anh sai về cả định nghĩa lẫn ngữ nghĩa như cả các ví dụ khác. Từ này nếu dịch sát nghĩa từ tiếng Anh (không nằm trong pháp danh kh) là sự làm giàu phân tử oxy trong hợp chất. Còn hợp từ A -hóa có nghĩa là quá trình trở nên A. (A nên là tình từ) ví dụ giàu hóa, ngu hoá. Chứ như anh dịch là sai nhé. Đây mới chỉ nói về tiếng Việt pháp luận chứ nằm trong hệ thống hoá khoa pháp danh là sai rõ ràng! Do đó hậu vị tố -Ation của Oxygen Là chính xác với nghĩa khác hoàn toàn với việc truyền dẫn ion (hoá/ khử tương đồng với oxid -dation)
4. Tôi chưa hề lôi nguồn nào từ wWikipedia trong khi a dẫn chứng và trích nguồn rất nhiều từ đó nhé. Anh nên bớt định kiến và chụp mũ mấy cái này
Thân
1690856574920.png

mấy cái kia tôi giải thích rõ rồi nên ko nói nữa, còn cái wikipedia anh bê vào đây, anh là người bê vào đấy :confused:


còn cái từ điển cái suffix -ation nó dịch nghĩa vậy anh hiểu không mà dám bảo là không liên quan gì :surrender: dịch tiếng Việt là SỰ (một hành động gì đó)..., chứ không phải là CHO... "giving", lòi ra là anh hiểu sai nghĩa rồi bảo tôi sai. Rồi giving gì ở đây, ngay ở trên nó đã ghi là remove one or more electron(s) xong xuống dưới lại là giving, anh không tự thấy vô lý à;)

rồi có thấy vô lý không khi nó lại ghi dation- tức là dation- là prefix chứ không phải suffix :surrender:
Vậy là tôi giải thích giúp anh tại sao dation- chả liên quan gì ở đây rồi nhé
 
đồng ý với việc bộ danh pháp riêng nếu được IUPAC phê duyệt
nhưng vđ là giờ ai đứng ra làm ???
nếu được duyệt thì đầy người sẵn sàng mang đi duyệt đó anh, sẽ được mang tiếng là người hoàn thiện danh pháp theo tiếng Việt mà, nhưng chủ trương bgd với sgk mới có vẻ là muốn bỏ quên luôn rồi, cái danh pháp phiên chuyển này ko phải là bí mật gì đâu, các ông ngồi trên biết rõ là đằng khác
 
Dùng tiếng Việt có lợi ích gì cho khoa học căn bản nhỉ xong rồi lại cãi nhau như các anh đang cãi nhau...
 
Dùng tiếng Việt có lợi ích gì cho khoa học căn bản nhỉ xong rồi lại cãi nhau như các anh đang cãi nhau...
dễ tiếp cận hơn, a hỏi hơi thừa, anh thử hồi đấy học hóa mà mọi thứ lẫn lộn tiếng Anh với Việt chắc đái ra máu hết, chính ra hồi đấy là Việt hóa hết rồi, chỉ là cách làm hơi khắm thôi (nào là axit cacboxylic, andehit :censored: ...)
 
dễ tiếp cận hơn, a hỏi hơi thừa, anh thử hồi đấy học hóa mà mọi thứ lẫn lộn tiếng Anh với Việt chắc đái ra máu hết, chính ra hồi đấy là Việt hóa hết rồi, chỉ là cách làm hơi khắm thôi (nào là axit cacboxylic, andehit :censored: ...)

Dùng DNA / Deoxyribonucleic acid lại không dễ dàng cho nghiên cứu hơn 脱氧核糖核酸
Entropy người Trung Quốc dùng chữ "熵" thậm chí còn không có âm Hán Việt tương ứng ?

Giờ các anh đề nghị một hệ thống ho Hóa Học thế ai làm cho Sinh Học, Y dược, Vật Lý, Toán học vì cơ bản ở biên của mỗi ngành này có sự giao thoa với nhau
 
View attachment 1988357
mấy cái kia tôi giải thích rõ rồi nên ko nói nữa, còn cái wikipedia anh bê vào đây, anh là người bê vào đấy :confused:


còn cái từ điển cái suffix -ation nó dịch nghĩa vậy anh hiểu không mà dám bảo là không liên quan gì :surrender: dịch tiếng Việt là SỰ (một hành động gì đó)..., chứ không phải là CHO... "giving", lòi ra là anh hiểu sai nghĩa rồi bảo tôi sai. Rồi giving gì ở đây, ngay ở trên nó đã ghi là remove one or more electron(s) xong xuống dưới lại là giving, anh không tự thấy vô lý à;)

rồi có thấy vô lý không khi nó lại ghi dation- tức là dation- là prefix chứ không phải suffix :surrender:
Vậy là tôi giải thích giúp anh tại sao dation- chả liên quan gì ở đây rồi nhé
1. Cái ảnh kia là tôi nêu ra không có 1 từ nào gọi là oxid. Anh đọc kiểu gì vậy??? :censored:
2. Oxidation: If a chemical element oxidizes, it loseselectrons (= very small pieces of matterwith negative electrical charge) and if you oxidize it, you cause it to do this
Hoặc, Oxidation occurs when an atom, molecule, or ion loses one or more electrons in a chemical reaction
Anh thấy cái -dation:
French or Latin; French, from Latin dation-, datio act of giving, from datus (past participle of dare to give) + -ion-, -io -ion.
Hay -ation: “
từ điển cái suffix -ation nó dịch nghĩa vậy anh hiểu không mà dám bảo là không liên quan gì :surrender: dịch tiếng Việt là SỰ (một hành động gì đó)...,
đúng??? Viết rõ ràng đến thế vẫn cãi bướng được :baffle:
p/s: cái này là tôi mới chỉ bàn định nghĩa tiếng Anh. Còn anh đang nhập nhàng với định nghĩa tiếng Việt
Oxi- hoá: Phản ứng oxi hóa khử là một phản ứng hóa học có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Rồi anh quy chữ -hoá =-ation là sai bản chất nhé.
 
Last edited:
1. Cái ảnh kia là tôi nêu ra không có 1 từ nào gọi là oxid. Anh đọc kiểu gì vậy??? :censored:
2. Oxidation: If a chemical element oxidizes, it loseselectrons (= very small pieces of matterwith negative electrical charge) and if you oxidize it, you cause it to do this
Hoặc, Oxidation occurs when an atom, molecule, or ion loses one or more electrons in a chemical reaction
Anh thấy cái -dation:

Hay -ation: “

đúng??? Viết rõ ràng đến thế vẫn cãi bướng được :baffle:
p/s: cái này là tôi mới chỉ bàn định nghĩa tiếng Anh. Còn anh đang nhập nhàng với định nghĩa tiếng Việt
Oxi- hoá: Phản ứng oxi hóa khử là một phản ứng hóa học có sự chuyển electron giữa các chất tham gia vào phản ứng. Rồi anh quy chữ -hoá =-ation là sai bản chất nhé.
tôi quy chữ hóa = ation hồi nào nhỉ? dịch là sự ... [hóa] (sự oxid hóa, sự khử...); Anh có hiểu sự ở đây là gì không?
CHÍNH ANH QUOTE RA SAI mà giờ lại cãi lại là sao? cái -ation là suffix thì đúng rồi
1690888751226.png

nhưng cái dation- là prefix thì liên quan gì? anh có phân biệt được ko?? Anh có biết phân biệt tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ không?
1690888807992.png

anh không thấy nó chỉ đứng đầu được à? tách theo anh "oxidation" thì dation nó đang đứng ở sau tự nhiên lên trước thì thành dationoxi à? rồi thằng nào bướng?
1690888892104.png

giving cái gì ở đây? anh bị khùng hả? t đã cố tình nêu rõ prefix suffix rồi vẫn cãi được? :surrender:
Hiểu giùm cho là chưa xét về mặt ý nghĩa anh đã sai từ đầu, vì 1 cái là prefix 1 cái là suffix thì liên quan gì đến nhau? tôi chỉ nể anh cái là ban đầu anh làm tôi tưởng dation là một suffix cơ đấy
 
Last edited:
Dùng DNA / Deoxyribonucleic acid lại không dễ dàng cho nghiên cứu hơn 脱氧核糖核酸
Entropy người Trung Quốc dùng chữ "熵" thậm chí còn không có âm Hán Việt tương ứng ?

Giờ các anh đề nghị một hệ thống ho Hóa Học thế ai làm cho Sinh Học, Y dược, Vật Lý, Toán học vì cơ bản ở biên của mỗi ngành này có sự giao thoa với nhau
entropy tôi chưa thấy ai phiên dịch ra bao giờ nên anh so thế cũng ko hợp lý (ngoài ra đây là một thuật ngữ, có một số thuật ngữ (không nhiều) chấp nhận để luôn tiếng Anh/IUPAC vì cả Hán lẫn Việt không có từ thích hợp cho nó)
còn cái DNA ở đây là một danh pháp, có hệ thống quy tắc rồi anh ạ, bên sinh học nó cũng tuân theo thằng hóa thôi, quan trọng là phải có sự thống nhất, ở SGK cấp 2, 3, và ý tôi muốn nói ở đây là Việt hóa các từ ngữ trong sách SGK để học sinh dễ tiếp cận với môn học hơn, tại sao nên như vậy tôi đã bàn chán ở cái post trên rồi

như đã nói ở trên thì tôi ko bàn bạc về các giáo trình đại học
 
Nếu sử dụng danh pháp này thì cx phải bắt buộc báo chí truyền thông dùng theo chứ nhỉ
báo chí nó viết được tên riêng bình thường thôi cũng mừng rồi fen, như này là báo nhân dân hiện nay, hồi xưa chơi kiểu bra-xin chắc luôn :sleep:
1691676840806.png
 
báo chí nó viết được tên riêng bình thường thôi cũng mừng rồi fen, như này là báo nhân dân hiện nay, hồi xưa chơi kiểu bra-xin chắc luôn :sleep:
View attachment 2007827
Nếu không thống nhất này làm khó cho học sinh . E là học sinh mà cay dái cái vụ phiên âm xong không để tên vào (gây khó tra cứu )
g8XXj8u.gif
, làm tốt nhất trong chương trình 2006 e thấy là sách Toán (phiên âm nhưng vẫn ghi tên riêng ) . Mà sách mới không biết do đâu mà có quả đơn vi đo cx phiên âm
zQU2cJa.png
1691677518529.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top