[Tâm sự] Lần thứ 3 Tây tiến

hay quá bác, phải bản lĩnh lắm mới dứt áo xa gia đình ra đi như vậy được, với lại cover 1 gia đình không hề đơn giản. chúc bác thành công trên con đường đã chọn. respect.
 
quá hay luôn chú ơi, cháu chuẩn bị tốt nghiệp ở VN mà vẫn phân vân hướng đi tiếp theo quá. Dự tính là vừa làm vừa học tiếng 1 năm ở VN để học master ở Đức hoặc Nhật mà phân vân không biết chọn nước nào :too_sad: Chi phí học 2 nước cũng same nhau, tiền làm thêm cover được đôi chút còn văn hoá thì nghiêng hẳn về Nhật :pudency:

via theNEXTvoz for iPhone
 
P1 - Năm 2023 nhiều thăng trầm
Nói chung quyết định Tây tiến của mình nó phần nhiều là hoàn cảnh thôi thúc.
Trước đó mấy năm thì mình cũng không có ý định này.
Cơ bản là cs hiện của mình tương đối ổn định rồi, vợ hiền con kháu khỉnh x2, đã ra riêng được mấy năm. :D
Xe hơi thì mình ko có, lý do là mình bị mù hướng, ko thích lái xe. Vợ thai sản 6 năm nay nên cũng ko lái. Đợt này vợ mình cũng đang làm lại bằng, tiện tay lấy cái bằng quốc tế, nhưng dự là sang bên kia cũng ko có nhiều đất dụng võ vì vợ mình ko biết tiếng Tây...
mấy năm nay cs gia đình khá yên ấm, chăm lo cho bố mẹ đẻ, thăm hỏi bố mẹ vợ các thứ đầy đủ, quan hệ gia đình hài hòa.

Sự nghiệp thì về cơ bản mình cũng vẫn luôn nỗ lực vươn lên. Mình khởi đầu trễ hơn mọi ng khá nhiều (như trên trình bày, học dốt nên ra trng chậm, lúc tốt nghiệp và về VN mìnhd dã 28 t).
Nhưng có vợ động viên và chỉ hướng thì cũng vươn lên tốt, hiện đang gồng 4 người phụ thuộc (bố mẹ, 2 con), cộng với vợ :D
Đương nhiên gồng nheièu vậy thì cũng ko để dành đc gì nhiều, nhất là đợt rồi kinh tế nát, đàu tư CK cũng âm, BTC thì chia tùm lum mất cả trăm củ roài, đến mua căn chung cư tỉnh cho thuê cũng bị dính đợt layoff và có 1 th gian ko cho thuê đc.

Nhưng nhìn chung khoảng 2 năm lại đây, đặc biệt là năm 2023, mình thấy nhiều vấn đề trong hoàn cảnh sống hiện tại quá, và trở nên không yên tâm, dẫn tới quyết định tìm đường Tây tiến lần 3.

Vấn đề lớn nhất đó là tình hình văn hóa xã hội-giáo dục. Mình đánh giá hiện tại nó đã không còn hấp dẫn với mình.

Ngày xưa mình đã từng bỏ Tây mà về VN sống , lập gia đình, cũng vì suy nghĩ rằng Vn dù nghèo tí, nhưng văn hóa nó phù hợp, có tư tưởng tôn sư trọng đạo, và đào tạo ra 1 người như mình, có ăn có học biết lễ nghĩa sống tương đối chính trực, không lưu manh, không lấy việc cắn được lợi ích của ng khác làm vinh. Mình tương đối tin tưởng vào đường lối Tiên học lễ, hậu học văn. Thời 199x mình đi học tư tưởng này là chủ đạo.
Tây lông thì văn hóa khác, họ coi trọng giáo dục, nhưng không đề cao tiên học lễ. Với họ giáo dục là truyền đạt kiến thức, uốn nắn nề nếp, tạo thói quen sinh hoạt tốt v.v.., nhưng không có sự áp đặt trong giáo dục, cũng ko bắt hs coi thầy như cha (sư phụ) kiểu á đông.
Mình thích kiểu Tiên học lễ, hậu học văn, nên mình hài lòng với việc nuôi dạy con theo kiểu VN mà trước kia mình nhận được.
Nói chung mình kiếm tiền ko giỏi, nhưng nói về học thì cũng ko quá tệ, cũng có giải HSG, cấp2 cấp 3 cũng học trng chuyên, thi ĐH (thời mình thi chung, ko trắc nghiệm, ko xét tuyển) cũng đc á khoa ngành BKHCM, dù là ngành cũng bèo. :)
Mình nghĩ con mình nó đc nuôi dạy theo kiểu mình thì hẳn là cũng ko tệ. Tuy học ĐH dốt mãi mới ra trng nhưng trng mình nằm top 50 ĐH tốt nhất TG. :D - khoe tí.

Nhưng 2 năm gần đây mình thấy có vẻ con mình dù ở VN nó cũng sẽ nhận được hoàn cảnh giáo dục và đk giáo dục rất khác so với mình mong đợi, nói đúng hơn là không mong đợi.

Mình ko đào sâu về việc chỉ trích bộ GD hay ông bộ trng trình còi từ chuyên môn tới quản lý, mình chỉ nói về bối cảnh XH và xu hướng nhìn nhận về GD VN hiện tại.

Mình có cảm giác một phần không nhỏ XH đang thực sự không còn để ý cái gọi là Tiên học lễ, hậu học văn nữa, mà thích xem giáo dục là một hình thức dịch vụ hơn. Nói trắng ra là tiền trao cháo múc, trong đó hs là khách, gv là nv và nhà trng là nhà cung cấp dv.
Thế là chúng ta thường thấy những từ như "thợ dạy", và thấy những ý kiến như "tôi đóng tiền rồi thì gv/trường phải có trách nhiệm hầu hạ con tôi cho đàng hoàng" các thứ.
Mình nghĩ 1 số ng cho rằng đây là tư duy kiểu Tây.
Mình thấy ko đúng.
Tây không có xằng bậy như thế.
Đối với hs nhỏ tuổi, Tây vẫn coi gv là người chỉ bảo, uốn nắn giáo dục, có thể ko đến mức coi gv như cha mẹ, và đâu đó có cổ xúy "gv là bạn", nhưng không có chuyện họ coi gv dạy cho các hs nhỏ tuổi là người phục vụ cho các khách hàng nhỏ tuổi. gv Tây vẫn có quyền lực nhất định trong việc dạy dỗ và chế tài hs.
Đặc biệt, thu nhập của gv rất khá, và được tôn kính trong XH, không kém nhiều so với XH VN và TQ xưa.
Có 1 bộ phận rất nhỏ ng có đk, học nhưng khóa học tư rất đắt tiền của các trng tư như kiểu quý tộc, trường học là lâu đài (thật), nằm biệt lập trên đồi, trong rừng các thứ. Đúng là trong các trng này quan hệ hs-gs có khác biệt, là 1 kiểu cung cấp dv. Nhưng cần lưu ý, nó chỉ áp dụng cho số lượng rất nhỏ bộ phận hs nhà rất có đk, hoặc thậm chí thật sự là dòng dõi quý tộc lâu đời. Học phí, hoặc nói đúng hơn là phí sinh hoạt và đào tạo trong các môi trng ntn lên tới 40-50k EUR/năm, chưa tính sinh hoạt phí linh tinh. Và đa số trng này khi đk nhập học sẽ có phỏng vấn cả phụ huynh và hs, và thỏa thuận kỹ càng về tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Nói các khác, mọi thứ đều quy ra tiền, và giá rất đắt, khi học kiẻue dịch vụ này.

Còn trong các trường công, hs vẫn là hs, gv vẫn là gv, Giả sử có vấn đề xảy ra, thì trách nhiệm của gv thường là thiếu giám sát kỹ càng để kịp thời ngăn chặn, chứ không phải là thiếu hỗ trợ/thỏa mãn nhu cầu của hs để nó làm càn không thành công dẫn đến v đề.

Ở VN, ko ít người đang cho rằng mỗi tháng đóng ít tiền csvc trường, góp ít tiền quỹ phhs, rồi con mình phải đc phụ vụ như VIP trong trường, có đặc quyền đặc lợi, và gv tuyệt đối không đc làm phật ý con. này không phải giáo dục. và hơn nữa, cái giá cho loại dịch vụ này hẳn là ko rẻ như nhưng ph này đang nghĩ.

Ở 1 khía cạnh khác, bản thân hệ thống GD VN có vẻ cũng đang có dấu hiệu lăm le trở nên dịch vụ hóa (gọi mỹ miều/lươn lẹo là xã hội hóa). Học phí ĐH đã lên tới vài chục triệu 1 năm cho các ngành cử nhân bt, trong khi các trng công cũng bắt đầu phân chialớp ch lượng cao đóng tiền nhiều, trong khi vẫn duy trì lớp bt ko đóng tiền.
Việc để hs nhà có đk học lớp chất lng cao đóng nhiều tiền học tập và sinh hoạt chung với hs bt trong trường công theo mình là rất không nên. Nó trực tiếp hình thành phân chia giai cấp ở mức độ ác liệt cho trẻ nhỏ lẫn người lớn, ở cấp độ không thể hòa giải. Khi có sự tương phản trực tiếp rõ ràng trong từng sinh hoạt của 2 hs cùng học dưới 1 mái trng, tâm lý mâu thuẫn gnah tỵ và cảm giác về sự ưu việt sẽ trở nên tiêu cực không thể tránh khỏi.
Kết quả là toàn bộ hs sẽ có tư duy rằng đồng tiền mới là thứ duy nhất có giá trị thông suốt, và có tiền là có thể chà đạp lên mọi thứ khác bao gồm tự tin, tự trọng thậm chí lợi ích và quyền cơ bản của kẻ khác, ngay từ lúc còn rất bé, có khi là lớp 1, lớp 2.
Nói tóm lại, là đi ngược lại giá trị Tiên học lễ, hậu học văn.

Vụ việc hs lớp 8 quây nhốt đánh gv ở 1 tỉnh phía bắc là giọt nước tràn ly.
Đọc tin bài về vụ việc này, cảm giác của mình là một sự thất vọng sâu sắc, cho văn hóa XH nói chung, và cho nền GD nói riêng.
Vì vậy, mình cảm thấy ở VN mình cũng ko cung cấp cho con đc môi trng học tập phát triển tương đương hồi mình còn bé, cho nên đi Tây quách, ít nhất ở bên Tây dù "gv là bạn" nhưng ở mức độ tương đối lớn, ng ta vẫn dạy trẻ em rằng cần tôn trọng lợi ích và quyền cơ bản của người khác, vi phạm pháp luật là xấu, chà đạp người khác là ác, cũng như tự trọng, nhân phẩm của 1 người khá là quý giá chứ không phải rẻ rúng tới mức ai mua cũng đc.
bác này bên otofun quen lắm, chắc là đúng người rồi
 
bác này bên otofun quen lắm, chắc là đúng người rồi
Mình nhiều năm nay ko chơi otofun thím.
Có hồi 2022 reg nick mấy tháng tư vấn nghề điều dưỡng vài bài rồi bỏ thôi à thím.
Ở bên otofun mềnh ko quen cách nhìn nhận v đề các cụ mợ trong đó.
 
P4 Chuẩn bị & thực tế
Theo P3 thì có nhiều cách và đường để đi Tây, mình không nói theo kiểu môi giới xkld nữa mọi người nghe cũng sẽ nhàm, mình sẽ tập trung nói chuyện thực tế mình chuẩn bị như nào. Có 1 số thôn tin chi tiết nhạy cảm mình sẽ tua qua để không ảnh hưởng quyền lợi các bên liên quan nha.
Mình đi theo dạng có hđ lđ, làm vua nghề, apply thẻ xanh EU. - Dạng này là dạng được ưu ái khá nhiều dẫn đến việc đi của gia đình mình thuận lợi hơn 1 chút, mình sẽ đề cập sau.
A. Chuẩn bị:
- Một sáng xấu trời, mình ngủ ko được, giận quá nghĩ quẩn, thế là đùng đùng lên mạng tìm việc làm ở Đức làm. Và câu chuyện bắt đầu...
... tuy thông tin mở đầu như thế là thực tế đã xảy ra, nhưng nó chỉ là 1 nửa sự thật, ai tin là mọi chuyện bắt đầu chỉ đơn giản như thế bị lừua ráng chịu. Không có quyết định trọng đại nào mà đến dễ dàng và tùy hứng như vậy được.
Mình đã tham vấn vợ nhiều lần, nhiều năm, và đến năm nay vợ mới chốt cho gia đình đi.
6 năm trước, mình cũng đã dậm dọa bảo vợ là có khi tình huống đến mình sẽ dẫn cả nhà đi Đức vợ chịu ko, à lúc đó vừa mới quen nhau đang chim chuột, còn chưa kết hôn. Lúc đó vợ cười cười không nói nhiều, chỉ bảo đi Tây chơi em thích lắm, ở lâu thì phải coi sao.
4 năm trc lúc đó thằng bé đầu mới sinh, mình cũng có từng hỏi vợ nếu nhà mình đi Tây vợ thấy thế nào. Vợ cười bảo để em về hỏi bố mẹ. Sau đó mấy hôm vợ kể, em về kể bố xong bố em chỉ cười khẩy bảo mài đi xa quá thằng Tú (mình) nó đánh mài, có bồ nhí, v.v.. mà lúc đó lạ nc lạ cái, luật lá ko biết, ko ng thân quen, ai bảo vệ mài? Rồi ở đây bố còn làm việc, mài với chồng con mài cho dù thất nghiệp ko có thu nhập cũng ko lo chết đói, bố lo cho đc, vậy mài đi làm gì? ĐI du lịch thì tùy tiện, chứ đi địhn cử thì khỏi đi.
2 năm trc... lúc đó đang covid, no one left behind các thứ, mình ko có ý định định cư.
chỉ đến năm nay, cuối năm tình hình XH căng thẳng, nhiều thứ làm mình lo toan, con thì sắp đi học, bị nhà hàng xóm hù cái trng công lập mình định cho con vào lớp 1 nó đăng bảng giá học phí 7tr/tháng/lớp 1 mới khiến mình lại khều vợ, nghiêm túc hỏi, bây giờ đi Tây nên chưa?
Và vợ mình cũng trả lời đơn giản: Anh kiếm kèo được rồi đi. Khó khăn nhiều, nhưng hẳn là nên đi xem thế nào, cùng lắm lại về.
Thế là mình làm CV tiếng Đức, rải các nơi, và bắt đầu đọc thông tin lãnh sự và luật lá liên quan.
Trên đây mới là thực sự khởi đầu của việc tìm đường đi Tây của mình.
B. Thực tế:
  • Đi Tây diện làm việc thì chuyện số 1 đương nhiên là phải có việc làm. Chuyện này thời buổi 2023 chiến tranh Ukr-Nga cứ gọi là khó. Job của mình mình mửo đại đăng tuyển bên Đức ở 1 cty vừa và lớn xíu thì hơn trăm applications đã nộp là chuyện bt. Đương nhiên mình rải từ cty lớn trc, nhỏ sau. kết quả thì có vẻ tương đương, tỉ lệ cty họ mời PV của cty lớn và nhỏ là tương đương nhau.
  • Số CV mình rải phải nói là nhiều. Gần trăm ý. và chỉ kđược mười PV tầm chưa tới 10 chỗ, tỉ lệ failed tới hơn 80%. Trong khi kinh nghiệm trong nghề của mình lên tới 10 năm. Đương nhiên mình làm mảng vua nghề nhưng lại ko phải dev, nên cũng khó hơn xíu.
V đề chính của việc CV mình bị từ chối hẳn là vì giấy tờ. Mình apply job ở Đức, nhưng tại thời điểm apply lại ko có giấy phép lao động hợp pháp tại Đức, HR bt mà ko ưu tiên tuyển ng nước ngoài và ko sẵn sàng làm thủ tục nhiêu khê cho ng nc ngoài sang Đức làm cho cty họ, thì CV bay vào sọt rác là tất yếu. 1 vài chỗ HR đủ thân thiện để nói thẳng rằng do mài ko có giấy phép lao động nên ko đc chọn, đa số khác thì chỉ nói chung chung là CV gửi nhiều lắm của mài ko có gì đặc sắc nên failed. Có 1 điểm đặc biệt là các cty vừa vừa ở Đức HR rất chịu khó phản hồi CV ko đc chọn, chỉ có 1 số cty lớn mới chảnh chó thôi, VD DHL, BMW, ING Diba các thứ, 2 tháng rồi chưa thấy nó rep luôn. Còn lại thì họ đều gửi mail chính thức thông báo từ chối.
  • Rải CV xong thì đến khâu PV. PV ở Đức họ làm khá nghiêm túc và tốn kém khác xa VN. Có lẽ vì việc đuổi NS khá tốn kém nên cty Đức họ làm kỹ :D
Tất cả chỗ mình nhận PV đều có 3 round PV, từ ngắn tới dài. Round 1 thường là NS hoặc lead bộ phận hỏi thăm làm quen xem giao tiếp ntn, phù hợp cty ko. Round 2 là hỏi thăm chi tiết về CV, quá trình công tác và các kiến thức lý thuyết. Đa số HR đều chơi bài tâm lý, trong lúc hỏi cài cắm để nắm bắt tâm lý ứng viên, và vì thế ngoại trừ nói thật ra ko có cách nào khác trả lời mà ko lòi đuôi nói xạo. họ thường ko hỏi chuyên môn mà chỉ hỏi về quá khứ và cảm nhận, đánh giá của bản thân mình về những hành động, quyết định của mình trong quá trình công tác trc đó, và đánh giá xem ứng xử như thế có phù hợp với văn hóa và giá trị ctry họ ko. Thường round 3 sẽ là case study, thực chiến. Ở round thực chiến này các cty có khác biệt, vd có cty thì cho đồng nghiệp tương lai vô làm 1 cái conference hoành tráng và cả team cùng làm việc thử với nhau 1/2 thậm chí 1 ngày xem có làm việc chung ổn ko? Có cty thì gọi expert ra cho làm case study 3-4h test xem trình độ tối đa của ứng viên đến đâu (kiểu stress test á, tìm ra giới hạn năng lực/kiến thức của mình luôn) để thu xếp vị trí phù hợp, hoặc có cty thì cho làm assessment, theo dõi trực tiếp quá trình mình giải quyết v đề đưa ra, và dữ liệu bài tập luôn thực tế nhất có thể. Vd kiểmt ra năng lực excel họ trực tiếp đưa cái bảng kê kế toán 10k+ dòng cho query. Đương nhiên họ cho mình giải đề bài bằng mọi cách, kể cả nhờ AI hỗ trợ, họ chỉ muốn xem cách mình giải bài và trình bày kết quả ra sao.
  • Có 1 thực tế trong TH của mình là trong các lần PV bị failed thì lý do fail chính là tiếng Đức ko đủ. Mặc dù mình ở Đức 8 năm, làm việc cho thị trng Đức remote thêm 8 năm, nhưng khi PV họ vẫn kết luận là ko đủ. Và đó là sự thật, vì nghề của mìh là đi thuyết phục ng khác giải pháp mình đưa ra, nên yêu cầu ngôn ngữ là phải nói dẻo mỏ để mình dùng tiếng Đức nói thắng, nói át, bắt bẻ và thuyết phục thành công những ng có bằng thạc sĩu, tiến sĩ, head, CEO các thứ nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ. Ở đây ko có chỗ cho training hay học hỏi tiến bộ dần. Đáp ứng đc hay là ko đc, vậy thôi.
Còn về phần test năng lực thì mình tự tin, dù sao 10 năm kinh nghiệm còn đó, ở VN hiện trình mình đang senior lead roài.
  • Cuối cùng có kq thì tới deal lương các thứ. Phần này trừ khi ai muốn lương đặc biệt, chứ theo mình thấy nó khá tương đồi ở mọi cty. Cty ng ta đủ lớn là sẽ có barem lương vị trí rồi, deal xê dịch đc ko nhiều. Ngoài ra bản thân từng ngành nghề cũng có barem lương chuẩn áp dụng trên phạm vi từng bang của Đức luôn, chả lệch ra khỏi đó đc, cho dù là 1 cty startup vài năm hay IBM, BMW cũng sẽ ko rơi ra khỏi khung range lương chuẩn.
Benefit cũng thế, đa phần là theo tiêu chuẩn luật Đức quy định.
Chênh lệch lớn nhất chỉ là cái bonus, mà cái này phụ thuộc vào quy mô cty, cũng ko deal đc mấy.
C. Mình:
Nói dông dài vậy, mình TH của mình thì nó có tí khác biệt, mình lựa chọn 1 cty đặc thù: cty cũ mình đã từng làm. Số là khi đang PV 1 th gian, mình có tám chuyện với đồng nghiệp cũ (lúc này đã lên CEO chi nhánh VN), bảo là tao ch bị đi Đức ở luôn đây, đang PV tìm việc. Thế là nó bảo ơ vậy mài nhứo nhắn cho chủ tịch (sếp cũ mình) 1 tiếng, ổng cũng đang kiếm ng như mài á. Xong mình nhớ lại hồi mấy năm trc lúc mình nghỉ, cũng thiếu nợ ân tình ổng nhiều...
 
Last edited:
bác cho mình hỏi diện đi Đức thăm nhân thân thì điều kiện với người trên 30 và người trên 70 có khó ko ạ, có yêu cầu chứng minh tài chính hay thủ tục phức tạp ko?
người bảo lãnh bên Đức đã có gia đình. Thật ra vì ko biết phải hỏi cụ thể như thế nào nên mình hỏi chung chung vậy, bác tư vấn giúp với, cảm ơn ạ!
 
Mình ko nhiều tuổi như chủ thớt, cũng p,chưa có gia đình, nhưng mình cũng đã đi 2 lần và đang chuẩn bị cho việc đi lần 3. Trong năm nay cố gắng cưới vợ và ổn định công việc mình đang làm với bên đó, để năm sau dọn đường đi.

Mình làm vua nghề, hiện tại vẫn đang có job ở đây và job remote. Nhiều bạn mình cũng vậy và chúng nó coi cuộc sống này là thiên đường. Đúng là về tài chính thì sướng thật, ở VN tiêu đô la, euro thì chả như vua. Nhưng mà nó chỉ ok với mình thôi, chứ đời con mình thì ko.

Mình đồng ý thớt nhiều ý, nhưng có 1 điểm ko đồng ý. Thớt bảo ngày xưa giáo dục VN ok, bây giờ nó mới tệ. Mình thì ko thấy nó ok tí nào khi nhìn lại quá trình mình đã được giáo dục, đặc biệt việc học ở trường. Việc mình nên người mình đánh giá là do bố mẹ mình dạy con rất giỏi, mình có tố chất và rất chịu học từ xung quanh (học bạn chứ ko học thầy), và việc học thêm (mình may mắn được học những thầy rất giỏi, có người hàng đầu ở VN ở môn của họ).

Chương trình phổ thông ở VN hoàn toàn là 1 sự lãng phí thời gian, và mình thấy tội cho con mình nếu phải theo nó. Thứ nhất, chương trình quá nặng để cho trẻ có tuổi thơ, và nó nặng từ thời mình chứ ko phải bây h mới thế. Tuổi thơ của mình gần như chỉ có học, được chơi rất ít, và việc này gây ra hệ lụy rất nhiều cho mình, nhiều cái bây giờ mình vẫn đang gánh chịu. Thứ 2, chương trình (và cách dạy) hoàn toàn không kích thích sự ham học của trẻ. Bẩm sinh mình là người rất ham học hỏi, những năm đầu đời mình rất ham đọc sách, tìm hiểu mọi thứ. Nhưng đến tầm cuối cấp 1 đầu cấp 2 trở đi mình phải học quá nhiều nên cảm thấy nó chỉ còn là gánh nặng, nghĩa vụ, quên hẳn đi việc tìm tòi các thứ khác. Mãi đến tầm 5 năm gần đây mình mới tìm trở lại được sự hứng thú tìm tòi; bây giờ mình học hàng ngày, về mọi thứ chứ không phải chỉ chuyên môn. Thực sự thế giới vô cùng thú vị, kể cả những thứ ngày xưa mình cực kì ghét do chương trình học, như lịch sử, lý, hoá, đến giờ mình có thể bỏ hàng ngày liền tìm hiểu nó mà không thấy mệt.

Mình cũng chẳng thần thánh hoá chương trình tây đâu, vì vản thân mình đã học phổ thông ở tây. Nhưng có 1 điểm chắc chắn là ở tây mình sẽ có thể phối hợp cùng với nhà trường để nuôi dạy con, chứ không phải chống lại nhà trường như ở VN. Chỉ riêng việc đó thôi là đủ lý do để đi rồi.
 
Bác thớt lại tìm đường sang Đức tiếp à, thôi thì chúc bác lần này đi may mắn nhé!

20 năm trước đứa bạn người Đức của mình bảo muốn xin việc thì phải có Vitamin B - tức là Beziehung, giờ vẫn đúng nhỉ :D
 
Last edited:
Bác thớt lại tìm đường sang Đức tiếp à, thôi thì chúc bác lần này đi may mắn nhé!

20 năm trước đứa bạn người Đức của mình bảo muốn xin việc thì phải có Vitamin B - tức là Beziehung, giờ vẫn đúng nhỉ :D
chuẩn thím.
nói chung con người giao lưu với nhau trong XH thì luôn cần tạo quan hệ.
dạo này câu của mình đổi lại tí theo ý vợ: sống để đức về sau tha hồ mà hưởng.
mình lúc trc cố gắng kiên định lập trng sống cứ tốt với mọi ng, dù sẽ có khi bị lợi dụng, nhưng cố gắng hết mức sống tốt, sống thiện, có trc có sau.
giờ b đầu già cả thấy quả nhiên cs đc nhiều ng hỗ trợ này kia nó dễ dàng nhiều so với tự bươn chải. thanh niên bươn chải đc chứ già rồi đuối lắm.
 
Mình ko nhiều tuổi như chủ thớt, cũng p,chưa có gia đình, nhưng mình cũng đã đi 2 lần và đang chuẩn bị cho việc đi lần 3. Trong năm nay cố gắng cưới vợ và ổn định công việc mình đang làm với bên đó, để năm sau dọn đường đi.

Mình làm vua nghề, hiện tại vẫn đang có job ở đây và job remote. Nhiều bạn mình cũng vậy và chúng nó coi cuộc sống này là thiên đường. Đúng là về tài chính thì sướng thật, ở VN tiêu đô la, euro thì chả như vua. Nhưng mà nó chỉ ok với mình thôi, chứ đời con mình thì ko.

Mình đồng ý thớt nhiều ý, nhưng có 1 điểm ko đồng ý. Thớt bảo ngày xưa giáo dục VN ok, bây giờ nó mới tệ. Mình thì ko thấy nó ok tí nào khi nhìn lại quá trình mình đã được giáo dục, đặc biệt việc học ở trường. Việc mình nên người mình đánh giá là do bố mẹ mình dạy con rất giỏi, mình có tố chất và rất chịu học từ xung quanh (học bạn chứ ko học thầy), và việc học thêm (mình may mắn được học những thầy rất giỏi, có người hàng đầu ở VN ở môn của họ).

Chương trình phổ thông ở VN hoàn toàn là 1 sự lãng phí thời gian, và mình thấy tội cho con mình nếu phải theo nó. Thứ nhất, chương trình quá nặng để cho trẻ có tuổi thơ, và nó nặng từ thời mình chứ ko phải bây h mới thế. Tuổi thơ của mình gần như chỉ có học, được chơi rất ít, và việc này gây ra hệ lụy rất nhiều cho mình, nhiều cái bây giờ mình vẫn đang gánh chịu. Thứ 2, chương trình (và cách dạy) hoàn toàn không kích thích sự ham học của trẻ. Bẩm sinh mình là người rất ham học hỏi, những năm đầu đời mình rất ham đọc sách, tìm hiểu mọi thứ. Nhưng đến tầm cuối cấp 1 đầu cấp 2 trở đi mình phải học quá nhiều nên cảm thấy nó chỉ còn là gánh nặng, nghĩa vụ, quên hẳn đi việc tìm tòi các thứ khác. Mãi đến tầm 5 năm gần đây mình mới tìm trở lại được sự hứng thú tìm tòi; bây giờ mình học hàng ngày, về mọi thứ chứ không phải chỉ chuyên môn. Thực sự thế giới vô cùng thú vị, kể cả những thứ ngày xưa mình cực kì ghét do chương trình học, như lịch sử, lý, hoá, đến giờ mình có thể bỏ hàng ngày liền tìm hiểu nó mà không thấy mệt.

Mình cũng chẳng thần thánh hoá chương trình tây đâu, vì vản thân mình đã học phổ thông ở tây. Nhưng có 1 điểm chắc chắn là ở tây mình sẽ có thể phối hợp cùng với nhà trường để nuôi dạy con, chứ không phải chống lại nhà trường như ở VN. Chỉ riêng việc đó thôi là đủ lý do để đi rồi.
mình thì cho rằng quan điểm mỗi ng đều tùy thuộc vào tư tưởng tiêu chauarn riêng và haofn cảnh của từng ng, nên ko có đúng sai, mọi ng đều có thể thoải mái chia sẻ góc nhìn của bản thân về 1 vấn đề, vd như giáo dục.
mình thì đánh giá gd thời của mình (vào lớp 1 cuối năm 1990, hết lớp 12 đầu năm 2002) nó vẫn còn ổn, vè cơ bản cả xh đều nghèo, nghề giáo còn đc kính trọng ko bị khinh rẻ, địa vị cao, và con nsit còn tương đối ko bị chiều quá sinh hư. với thời mình về trc đi học chểnh mảng thì ko đơn giản alf lêu lổng làm du côn, mà là đi thẳng ra tiền tuyến đánh Pol Pot, mấy năm về thiếu con mắt cụt cái chân là đương nhiên, cho nên ai cố đc, biết nghĩ tí đều cắm cúi học cho ra hồn người chứ ko phải cà ưỡn cà ẹo học ko đc vùng vằng đòi lọ đòi chai. ko học thì cầm súng đi đánh giặc, chết bờ chết bụi tha hương luôn chứ ở đó mà láo nháo. theo quy định thì cứ rớt Tú tài ko vào đc đh là khả năng cao đi nghĩa vụ ra chiến trng Tây Nam luôn.
hồi đó cô giáo văn cấp 3 kể chuyện tâm sự mà kể trc thời mình mấy năm, mỗi năm 20-11 cô đc học trò cũ tới thăm toàn cả đám vừa nói chuyện vừa sụt sùi vì điểm danh bạn cũ, học trò cũ lứa nào cũng thiếu mấy ng đi Cam ko trở về.

thời mình cũng là thời cuối còn hệ trường chuyên từ cấp 2, mình cũng xuất thân học gà chọi đi thi hsg nên mình ít cơ hội đánh giá kiến thức chuẩn THPT nặng cỡ nào 1 cách khách quan, còn chủ quan thì mình thấy nó nhẹ hều.
qua Tây mình có học 1 năm dự bị đh, thi lại kỳ thi tương đương Tú tài bên đó (gojilaf Abitur) thì thấy lượng kiến thức cũng tương đương VN, ko ít hơn mấy, chủ yếu là bên kia nó có chuyên ban, vd ban xh thì học 2 ngoại ngữ thay vì 1 , còn ban tự nhiên thì có thêm môn tin học, kỹ thuật, ch trình toán lý hóa về cơ bản alf tương đương.

mình nghe mấy chục năm nay là ch trình học vn nặng nề quá tải, nhưng mình hỏi mọi ng thế bây giwof hs học có nhiều kiến thức hơn hồi 20 năm trc ko thì ko thấy ai bảo là nặng hơn, thậm chí đề thi đh thời mình về trc đưa hs 12 thời nay gần như rất ít đứa làm đc điểm đủ đậu đh hồi xưa. cho nên mình ko thấy bị thuyết phục khi mọi ng bảo rằng ch trình học hiện nay nặng nhọc. so với thười mình thì ko. mà ch trình học thời mình so với bên Đức hệ học lên ĐH cũng ko nặng.
bên đó học trng Gymnasium (hệ 12 lớp vào ĐH) cũng đi học sáng chiều 2 buổi chính quy vì 1 uổi ko đủ. Hồi trc 2000 Đức nó cho học hẳn 13 lớp mới thi Abitur vào ĐH, sau này tăng tải nén lại thành 12 lớp, tổng lượng kiến thức ko đổi.
Hồi xưa bậc ĐH Đức học cái Diplom là ch trình tiêu chuẩn, tối thiểu 5 năm mới ra, sau này cải cách quy đổi hệ BSc/MSc, thì Diplom của nó tương đương MSc, thực tế là hơn 1 chút vì Diplom khi tốt nghiệp sẽ có 1 chuyên ngành chính và 2 chuyên ngafh phụ, làm 2 cái đề tài và 2 cái thực tập 1 ngắn 1 dài, 3 năm BSc và 2 năm MSc của hệ tiếng Anh so ra ko nhiều bằng, dù chênh lệch cũng ko lớn.
 
Last edited:
Chị mình bên Đức cũng đang bảo mình tìm job sang, cũng đang phân vân quá, do cuộc sống ở VN đang ổn định.

via theNEXTvoz for iPhone
có người thân thì đi đi thím. Em mới tốt nghiệp đại học, hiện đang làm thực tập sinh cho 1 công ty giáo dục, cũng muốn đi, vì tư tưởng của mình không còn phù hợp ở VN. Mình giống bác thớt, k phán xét chế độ này, mình nghĩ thể chế này là phù hợp với con người hiện tại, nên cũng chả có hope thay đổi, mình tự thấy k phù hợp nữa nên muốn đi. Cơ mà không có tiền để đi
ZBtnCkk.png
Đang có kèo ông anh họ ở bên Nhật, cũng định nhờ ổng hướng giúp đường đi
5ubGaWm.png
 
bác cho mình hỏi diện đi Đức thăm nhân thân thì điều kiện với người trên 30 và người trên 70 có khó ko ạ, có yêu cầu chứng minh tài chính hay thủ tục phức tạp ko?
người bảo lãnh bên Đức đã có gia đình. Thật ra vì ko biết phải hỏi cụ thể như thế nào nên mình hỏi chung chung vậy, bác tư vấn giúp với, cảm ơn ạ!
inffo tieesng Việt thì thím xem ở đây, nó là chỗ mình nộp hồ sơ luôn:
info tiếng Đức thì đây:
nhìn chung thì có mấy ý chính:
1. ng bảo lãnh có giấy tờ, thu nhập đủ để cover cho gia đình tại đức
2. nơi ở của ng bảo lãnh phải đủ lớn và đủ đk cho thêm ng vào ở cùng (theo luật hiện hành thì mỗi ng lớn trên 6t cần 9m2, em bé dưới 6t thì 6m2, vd nhà mình 2ng lớn 2 em bé thì phải thuê tối thiểu nhà có diện tích trên 33 m2 và phải có giấy chứng nhận cho thuê từ chủ sở hữu nhà. nếu muốn mời các cụ sang thăm thì mình phải thuê chính chủ 1 căn hộ có diện tích lớn hơn, 50, 70m2 chẳng hạn.
3. mua dủ bh cho ng đc mời - bk tai nạn, bh sức khỏe, v.v..
4. nộp đủ giấy tờ cho hồ sơ ở vn
visa thăm thân thì hiệu lực dưới 90 ngày.
 
Mình đi học từ năm 2003 - 2016, thời đó học sinh có open mind hơn nhưng cũng còn sợ cái uy của thầy cô. Nhưng mà hình như người VN mình hiểu lầm cái "tự do" của học sinh Tây nên thành ra học sinh bây h nó như ông trời con vậy. Vừa rồi đọc vụ tụi học sinh ném dép, đánh cô giáo mà bị đình chỉ có 1 tuần. Bên Mỹ mà đánh cô giáo là cảnh sát đến còng tay đưa vô tù trẻ vị thành niên liền chứ ko có du di vậy đâu, coi như là đời nát bét. Tuy là như vậy nhưng vẫn có những đứa học sinh rất md chứ ko hề giảm đi. Nghiêm như bên đó mà còn chưa giải quyết đc, còn VN mình du di nửa nạc nửa mỡ thì toi rồi.

Còn về chương trình học, thì mình đi học thêm từ lớp 1 đến cuối cấp 3 luôn. Lúc lên cấp 3 mình quyết định học lệch, hi sinh thành tích luôn. Rồi lên ĐH lo học TA đàng hoàng. Như vậy là đủ rồi. Nhắm ko giỏi đều cấp 3 được thì buộc phải kiếm 1 môn thế mạnh của mình mà học. Đề ĐH ngày xưa nó nặng về tự luận hơn, sẽ giúp học sinh hiểu rõ về bản chất vấn đề hơn. Còn bây h là trắc nghiệm thì học sinh nó chỉ biết mẹo để giải thôi.

Mình cũng đi rồi. Đi vì mình biết sau covid VN mình bất ổn về kinh tế, ở lại cũng khó có cơ hội kiếm việc làm. Đi để kiếm chút vốn + exp, đợi VN vài năm qua cơn khủng hoảng thì tính đường về.
 
Thím 84 bằng mình nhỉ (lớp 1 90, tốt nghiệp THPT 2002).
Thấy thím đã từng tư vấn du học, lao động qua Đức nên mình xin phép hỏi mấy câu (mình nghĩ là cũng cơ bản) nếu rảnh thì thím reply mình nhé :p

Zai lớn nhà mình đang học lớp 7, mình tính cho bạn du học Đức khi học hết 12, vì sao chọn Đức vì thực ra kinh tế mình cũng vừa phải (hiện tại có khoảng 1 tỉ), thấy nhiều trường Đức miễn phí cho du học sinh, 2 là chị gái mình đang định cư ở Berlin, nếu ở với chị thì cũng đỡ đc 1 ít (mình chưa xác định, vì thực tế nếu có thể ko phiền chị thì tốt hơn, chị rất quí 2 đứa nhà mình nhưng bác tính sạch sẽ gọn gàng, ku nhà mình thì con trai, tính mình cũng hơi bề bộn nên cháu nó cũng ko gọn gàng lắm :( )

2 vấn đề mình lăn tăn nhất hiện tại là:

1. Kinh phí, 1 tỉ liệu có cover đủ ko (thiếu chút thì chắc là gia đình cũng hỗ trợ đc, nhưng kì vọng là ko cần nhờ hỗ trợ), nhiều thím kêu là ko đủ nên mình cũng hơi lo, kinh tế hiện khá khó khăn, cv mình thì vẫn ổn nhưng vợ thì đang ở nhà (chắc còn ở nhà lâu vì 1 số vấn đề gia đình nữa :( ). 1 đầu lương mình cũng chỉ đủ sống thôi hơi khó để dư ra.
2. Mình đang tập trung cho bạn tiếng Anh, chưa học tiếng Đức, mình dự tính bắt đầu học từ lớp 10, tức là có 3 năm để lấy B1 (hoặc cao hơn nếu bạn đủ khả năng), như vậy liệu có phiêu lưu quá ko ạ, vì mình nghe nói tiếng Đức tương đối khó.

1 câu hỏi phụ là theo thím nên theo học ngành gì ở Đức? Bé nhà mình vẫn nhỏ, chưa xác định đc mong muốn nghề nghiệp, mình cũng chưa thực sự tìm ra đc đam mê của bạn (trừ đam mê.. game giống bố nó hồi bé :LOL: ) nên cũng chưa xác định đc ngành học. Bây giờ thì cũng còn hơi sớm nhưng cũng muốn nghe ý kiến của 1 người có kinh nghiệm học, sống và làm việc ở Đức như thím.

Chị mình mặc dù sống ở Đức đã lâu nhưng nói gì thì nói, chị đi xklđ từ năm 87, cũng vất vả, toàn làm các công việc ko chuyên môn là chính nên cũng khó để hỏi chị mình mấy cái này :"(
 
có người thân thì đi đi thím. Em mới tốt nghiệp đại học, hiện đang làm thực tập sinh cho 1 công ty giáo dục, cũng muốn đi, vì tư tưởng của mình không còn phù hợp ở VN. Mình giống bác thớt, k phán xét chế độ này, mình nghĩ thể chế này là phù hợp với con người hiện tại, nên cũng chả có hope thay đổi, mình tự thấy k phù hợp nữa nên muốn đi. Cơ mà không có tiền để đi
ZBtnCkk.png
Đang có kèo ông anh họ ở bên Nhật, cũng định nhờ ổng hướng giúp đường đi
5ubGaWm.png
Mình làm bên cơ khí, đi nhật diện kỹ sư thì cơ hội bao la, nhưng kiếm việc đúng ngành để đi Đức thì khó, còn qua đó làm lao động chân tay thì chán lắm nên cũng đắn đo, còn bà chị thì du học rồi ở lại làm nên công việc ổn định

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thím 84 bằng mình nhỉ (lớp 1 90, tốt nghiệp THPT 2002).
Thấy thím đã từng tư vấn du học, lao động qua Đức nên mình xin phép hỏi mấy câu (mình nghĩ là cũng cơ bản) nếu rảnh thì thím reply mình nhé :p

Zai lớn nhà mình đang học lớp 7, mình tính cho bạn du học Đức khi học hết 12, vì sao chọn Đức vì thực ra kinh tế mình cũng vừa phải (hiện tại có khoảng 1 tỉ), thấy nhiều trường Đức miễn phí cho du học sinh, 2 là chị gái mình đang định cư ở Berlin, nếu ở với chị thì cũng đỡ đc 1 ít (mình chưa xác định, vì thực tế nếu có thể ko phiền chị thì tốt hơn, chị rất quí 2 đứa nhà mình nhưng bác tính sạch sẽ gọn gàng, ku nhà mình thì con trai, tính mình cũng hơi bề bộn nên cháu nó cũng ko gọn gàng lắm :( )

2 vấn đề mình lăn tăn nhất hiện tại là:

1. Kinh phí, 1 tỉ liệu có cover đủ ko (thiếu chút thì chắc là gia đình cũng hỗ trợ đc, nhưng kì vọng là ko cần nhờ hỗ trợ), nhiều thím kêu là ko đủ nên mình cũng hơi lo, kinh tế hiện khá khó khăn, cv mình thì vẫn ổn nhưng vợ thì đang ở nhà (chắc còn ở nhà lâu vì 1 số vấn đề gia đình nữa :( ). 1 đầu lương mình cũng chỉ đủ sống thôi hơi khó để dư ra.
2. Mình đang tập trung cho bạn tiếng Anh, chưa học tiếng Đức, mình dự tính bắt đầu học từ lớp 10, tức là có 3 năm để lấy B1 (hoặc cao hơn nếu bạn đủ khả năng), như vậy liệu có phiêu lưu quá ko ạ, vì mình nghe nói tiếng Đức tương đối khó.

1 câu hỏi phụ là theo thím nên theo học ngành gì ở Đức? Bé nhà mình vẫn nhỏ, chưa xác định đc mong muốn nghề nghiệp, mình cũng chưa thực sự tìm ra đc đam mê của bạn (trừ đam mê.. game giống bố nó hồi bé :LOL: ) nên cũng chưa xác định đc ngành học. Bây giờ thì cũng còn hơi sớm nhưng cũng muốn nghe ý kiến của 1 người có kinh nghiệm học, sống và làm việc ở Đức như thím.

Chị mình mặc dù sống ở Đức đã lâu nhưng nói gì thì nói, chị đi xklđ từ năm 87, cũng vất vả, toàn làm các công việc ko chuyên môn là chính nên cũng khó để hỏi chị mình mấy cái này :"(
mình trả lời theo giới hạn kinh nghiệm và kiến thúc cá nhân nha, thím tham khảo thôi chứ mình ko chịu trách nhiệm nếu thím follow nha :D
1. kinh phí: này phụ thuộc vào con thím khi nó sang nhu cầu và haofn cảnh sống ntn. giờ con thím còn nhỏ, lúc nó đi là tầm gần chục năm nữa nên khó mà nói. đơn cử 10 anwm trc giá nhà ở Đức chỉ rẻ bằng 1/2 bây giờ, giá nhu yếu phẩm cũng vậy. cho nên giờ mà đi plan chi phí cho 10 năm sau thì nó ko thực tế.
có lưu ý là chi phí du học đh/cđ hiện tại chỉ phụ thuộc vào mức sống và sinh hoạt tiêu pha của dhs, vì trường công Đức ko thu học phí - mình cũng ko khuyến khích dhs đi Đức họ trường tư vì học phí ko rẻ (39k/năm) mà chất lượng ko có j hơn trng công - tất cả trng đh tốt nhất đức đều là trng công lập. đương nhiên 1 vài phụ phí thì có vd semesterbeitrag hay phụ phí ngành vua nghề các thứ tùy trng, tùy bang nhưng ko nhiều, 1 hk chỉ vafit răm eur tới hơn 1000 eur, nhìn chung là rẻ hơn học phí đh VN.
vì thế nếu thím nắn đc cho con cách tự chủ chi tiêu, sinh hoạt gọn gàng, tự lập, ngăn nắp, ko tiêu hoang thì hẳn là mức chi phí du học sẽ ko cao.
hiện tại mức chi phí sinh hoạt trung bình của sv Đức là tầm 10.000eur cho 1 năm - tiêu chuẩn Đức nha, tiêu chuẩn VN theo mình nếu ko xa hoa thì có thể chỉ khaorng 60-70% tiêu chuẩn Đức. sống mức tàn tiện thì 50% cũng miễn cưỡng sống đc, nhưng sẽ ảnh hưởng tới việc học đh, ko khuyến khích.
2. tiếng Đức nếu học từ đầu như tiếng Anh, thì ko khó hơn tiếng Anh. đây alf kết luận của giới nghiê\n cứu XH Tây lông (th gian học t Đức từ ko biết j tới B1 ít hơn so với học t Anh từ ko biết j đến B1). THường mọi ng đã biết t Anh thấy t Đức khó vì t Đức có khác biệt về giống, chia so với t Anh, nhưng họ xem nhẹ việc bt hs VN tiếp xúc t Anh, b đầu học t Anh hàng chục năm trc khi b đầu học t Đức.
việc học t Đức thời mình đi du học chỉ b đầu sau khi đậu đhVN (hoofid dó thi ĐH khó chứ ko kiểu đậu ĐH toàn dân như bây giờ). thường đám tụi mình mất 8 tháng học intensive để từ ko biết j tới B1. ai mà học hơn 1 năm mưới có B1 thì khả năng cao là qua Đức học cũng ko trụ đc vì năng lực ngôn ngữ ko đủ.
việc học tiếng Đức song song với học c3 theo mình là còn tùy thuộc vào bé hs, bé học đc thì mới nên như vậy, thì thì cứ nên cho bé tập trung học c3. tránh việc ôm đồm nhiều mục tiêu rồi bị quá tải và ko đạt đc mục tiêu nào. đương nhiên bé có lực thì học như vậy là tốt.
nói chung học là 1 quá trình dài, học là cả đời, đừng nghĩ học là ngắn vài năm đh, nên tiết kiệm 1 năm học nó chả là cái j quá có lời cả. nắm vững kiến thức, phát triển ổn định và có nền tảng tốt mới là cái lợi lớn khi học hành.
3. câu hỏi phụ: cái này mình sẽ không trả lời, vì mình nghĩ mọi lời khuyên bên ngoài đều gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân trẻ. thím cố gắng tạo đk cho bé tiếp xúc với xh và các ngafh nghề thực tế, để bé tự trải nghiệm xem bé thích nghề nào, hợp nghề nào, đủ đk theo nghề nào, rồi bé tự quyết và cso động lực để theo đuổi nghề ebs tự chọn.
bản thân mình cũng là 1 nạn nhân của hướng nghiệp tùy tiện, cho nên mình sẽ ko làm sai cho người khác để ng khác đi vào vết xe đổ của mình.
1 lời khuyên cho thím: đừng chạy theo xu hướng nhất thời của xh về nghề nghiệp. sự nghiệp là việc tính bằng thập kỷ, vài thập kỷ. xu hướng xh nhất thời vài năm nó ko đảm bảo đc cái gì cả. ngoài ra còn v đế quan trọng nhất là năng lực và sự phù hợp với nghề của bản thân con thím nữa.
thân.
 
Cảm ơn thím nhiều, mình hiểu rằng mọi thông tin đều là tham khảo, quyết định là ở chính mình. Thím cứ thoải mái viết từ quan điểm của thím thôi :D
bé nhà mình lớp 7, vậy chỉ còn 5 năm thôi, ko đến 10 năm đâu :p
Bố mẹ mình mất cả rồi, mình may mắn đc 2 người chị gái rất yêu thương lo lắng cho mình, chị cả cũng từng úp mở là nếu đi mà tầm 1000/tháng thì bác cũng hỗ trợ tầm 50% nếu cần, có điều mình kì vọng có thể tự lo cho các con, ko cần các chị giúp quá nhiều, vì thực sự các chị đã giúp và cho mình quá nhiều rồi.
Về việc học tiếng Đức thì 1 lần nữa cũng cảm ơn ý kiến của thím, mình sẽ suy nghĩ và cân nhắc.
Hiện tại bé đang học trường song ngữ, tiếng Anh của bạn cũng khá tốt, hè chắc mình sẽ cho thi thử PET, nếu ổn sẽ chuyển qua ôn luyện IELTS, hết lớp 9 sẽ cho bé thi thử IELTS lần đầu để xem điểm ra sao cần bổ xung kĩ năng nào, kì vọng là khoảng 7.
Chọn nghề thì quan điểm của mình cũng là để bạn tự lựa chọn, tôn trọng quyết định cuối cùng của bạn. Có điều bạn cũng còn nhỏ chưa xác định đc, có lần bạn bảo con thích làm gamer/youtuber :)), mình cũng bảo là ok, nếu con thấy mình có khả năng làm đc, nhưng từ phía cá nhân bố thấy thì khó đấy, .. và mình có ngồi phân tích cho bạn 1 số thứ về khả năng của bạn, nhưng nói chung là mình có chia sẻ là ko cấm, quyết tâm thì có thể cho cơ hội thử, nhưng cần suy nghĩ kỹ, đánh giá đúng năng lực bản thân, vì bạn này hay cả thèm chóng chán, cho học gì cũng hay bỏ dở giữa chừng (mà tính mình thì lại ko thích ép buộc, học mà bị ép mệt lắm @@)
 
Back
Top