[TẢN MẠN] Tài chính thời bão giá

fen phân tích rất chuẩn. thanks for sharing, keep it up.

hiện mình đang ôm ít bds có dùng đòn bẩy, lãi suất mỗi tháng vài chục củ hơi sót ruột, nhưng hiện h thanh khoản thị trường đang kém, ko ra đc hàng hoặc ra thì giá ko như ý, vẫn đang cố gồng

Bđs hot hay ko phụ thuộc lớn vào lãi suất NH, vốn NH càng rẻ thì Bđs sẽ càng bùng nổ. Ngta sẽ sẵn sàng vay tiền NH ra và đập vào bđs vì ls thấp.

Nói về Ls NH thì hiện tại đang tăng và sẽ còn tăng thêm ít nhất 6 tháng nữa. Vn cũng phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Mỹ. Khi FED tăng lãi suất huy động, khiến usd tăng giá nhằm kiềm chế lạm phát cao, NHNN cũng phải bắt buộc nâng ls vnd lên theo để phòng ngự. Mà có thể thấy tới ít nhất quý 2 năm sau thì lạm phát ở Mỹ mới bắt đầu giảm đc, Lạm phát giảm thì FED sẽ giảm ls, nên Vn cũng phải tầm đó LS mới bắt đầu xuống.

Tóm lại cố gắng gồng đến gần cuối năm sau thị trường bđs sẽ sôi động trở lại. Còn thời điểm này bán sẽ chậm và giá cũng ko đẹp. Tôi cũng đang gồng lãi nh sót hết cả ruột đây.

Gửi từ Samsung SM-N985F bằng vozFApp
 
Thực tế thì các tay to sẵn tiền mặt sẽ đi chợ xúc BĐS vào năm sau, các Ngân hàng cũng xác định là năm sau sẽ là năm survival chứ không phải năm tăng trưởng, cực kỳ hạn chế cho vay.
Các Bác cứ thử tưởng tượng xem, khi 1 mặt bằng không có giao dịch, bác cầm 1 nắm tiền trong tay và ở trong vị thế con buôn ôm hàng, lụm hàng của những con cá lòng tong đang giãy dụa vì gánh nặng tiền lãi thì giá thu mua sẽ thế nào rồi. Sau khi gặt hết 1 lứa này thì thị trường sẽ lại bắt đầu 1 chu kỳ mới, BĐS tiềm năng như e phân tích tại #1 sẽ lại thiết lập 1 mức giá mới cao hơn nhiều đỉnh cũ.
Chu kỳ như trên cứ lặp lại 10 năm/lần, giới tài chính gọi đó là "xén lông cừu".
  • Người dân nghèo vẫn cứ mong 1 ngày vỡ bong bóng, nhưng ngay cả khi bóng vỡ họ cũng chẳng có đủ tiền để mua.
  • Giới trung lưu không biết chu kỳ BĐS, ngày ngày đi làm còm cõi tiết kiệm được 1 khoản nho nhỏ, sau đó đi vay Ngân hàng mua BĐS thì vay đúng vào cuối chu kỳ tăng trưởng, lãi suất cao không chịu được thì lại rơi vào vòng lặp nêu trên.
Đầu tiên em cảm ơn bác đã chia sẽ ạ. Em có một câu muốn hỏi ý kiến của bác. Thời điểm này có nên đi mua đất để xây nhà không bác ạ ( đất ở tp Vinh) hay đợi sang năm 2023 mới đi mua? Vì mọi người đều bảo bds ốm đến cuối năm sau thì sang năm cầm tiền đi mua có phải có nhiều sự lựa chọn hơn ko. Còn tiền giờ đem đi gửi ngân hàng lấy lãi ạ. Mong bác cho em lời khuyên em cảm ơn nhiều
 
Bđs hot hay ko phụ thuộc lớn vào lãi suất NH, vốn NH càng rẻ thì Bđs sẽ càng bùng nổ. Ngta sẽ sẵn sàng vay tiền NH ra và đập vào bđs vì ls thấp.

Nói về Ls NH thì hiện tại đang tăng và sẽ còn tăng thêm ít nhất 6 tháng nữa. Vn cũng phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Mỹ. Khi FED tăng lãi suất huy động, khiến usd tăng giá nhằm kiềm chế lạm phát cao, NHNN cũng phải bắt buộc nâng ls vnd lên theo để phòng ngự. Mà có thể thấy tới ít nhất quý 2 năm sau thì lạm phát ở Mỹ mới bắt đầu giảm đc, Lạm phát giảm thì FED sẽ giảm ls, nên Vn cũng phải tầm đó LS mới bắt đầu xuống.

Tóm lại cố gắng gồng đến gần cuối năm sau thị trường bđs sẽ sôi động trở lại. Còn thời điểm này bán sẽ chậm và giá cũng ko đẹp. Tôi cũng đang gồng lãi nh sót hết cả ruột đây.

Gửi từ Samsung SM-N985F bằng vozFApp
cay, gồng đến tầm này năm sau thì toang mất thêm tầm 500 củ fen ạ, nghĩ nó cay.
 
cay, gồng đến tầm này năm sau thì toang mất thêm tầm 500 củ fen ạ, nghĩ nó cay.

500tr lãi 1 năm là gần = tôi rồi đấy, năm nay làm nuôi NH. Bđs thì trong tương lai vẫn sáng lắm, vì VN chưa hoàn thiện hết luật về bđs. Nên giờ vẫn là thời điểm vàng để làm, sau 2025 khi luật hoàn thiện, thông tin rõ ràng hơn thì tôi nghĩ sẽ giảm cơ hội hơn giờ nhiều.

Gửi từ Samsung SM-N985F bằng vozFApp
 
500tr lãi 1 năm là gần = tôi rồi đấy, năm nay làm nuôi NH. Bđs thì trong tương lai vẫn sáng lắm, vì VN chưa hoàn thiện hết luật về bđs. Nên giờ vẫn là thời điểm vàng để làm, sau 2025 khi luật hoàn thiện, thông tin rõ ràng hơn thì tôi nghĩ sẽ giảm cơ hội hơn giờ nhiều.

Gửi từ Samsung SM-N985F bằng vozFApp
chỉ mong nhanh đẩy nốt hàng đi để vãn nợ fen à, ôm mãi ntn éo ổn, đi làm nuôi ngân hàng nghĩ nó cay
 
Nếu có bds định thế chấp để sản xuất thì đầu năm 2023 có phải thời điểm tốt ko bác nhỉ? Mình ko chơi chứng, coin, bds, nhưng có kế hoạch đang tính bắt đầu cuối năm nay thì dính quả này. Chính sách cho vay với nhóm nghành công nghiệp như thế nào bác nói chi tiết hơn giúp
update ngày 25/10/2022
Hôm nay vừa nhận chỉ đạo của Chính phủ về việc yêu cầu các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay hỗ trợ KH kinh doanh/sản xuất trong lĩnh vực ưu tiên bao gồm:
  • Hàng không, vận tải kho bãi (H);
  • Du lịch (N79);
  • Dịch vụ lưu trú, ăn uống (I);
  • Giáo dục và đào tạo (P);
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (A);
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo (C);
  • Xuất bản phần mềm (J582);
  • Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62)'
  • Hoạt động dịch vụ thông tin (J-63)
Tiêu điểm của chỉ đạo là mức lãi suất áp dụng đối với nhóm KH này KHÔNG VƯỢT QUÁ 6.5%/năm với các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai hỗ trợ giảm lãi suất 2%/năm (Theo Nghị quyết 43, Nghị định 31 của Chính phủ) đối với nhóm KH kinh doanh/sản xuất trong các nhóm ngành nói trên và phát sinh vay vốn trong giai đoạn 01/01/2022 - 31/12/2023.
Như vậy, đúng như dự đoán, Nhà nước trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nhóm ngành làm ra hàng hoá, tăng tổng CUNG trên thị trường.
Bác nào thuộc các nhóm nêu trên thì chuẩn bị sẵn hồ sơ để vay vốn nhé, tổng số tiền hỗ trợ đợt này sẽ vào khoảng 40,000 tỷ đồng (và sẽ còn tăng thêm).
 
Chấp nhận đau thương mà gồng thôi. Tiền mặt gửi bank chờ đến lúc các tài sản đủ rẻ thì múc.
 
Chấp nhận đau thương mà gồng thôi. Tiền mặt gửi bank chờ đến lúc các tài sản đủ rẻ thì múc.
Thường thì mấy ông cứ chờ cho nó đủ rẻ thì méo ông nào múc được cả vì có đứa khác nó vợt trước các ông hết rồi. Những người bắt trúng đáy là những người đã cầm sẵn vài bđs khác và mua với 1 tâm thế khác với những người chưa cầm bđs nào trong tay và chỉ nhăm nhăm tìm cách bắt trúng đáy.

Với lại, nhà nội đô thì giỏi lắm có chỉnh cũng chỉ chỉnh tầm 10-15% là cùng chứ lấy đâu ra giảm vài chục % cho các ông đợi nó đủ rẻ để mua. Đây lf phân khúc ở thực, bao h cũng có người nhòm ngó để mua nên giảm như vậy là có bao nhiêu người sẵn sàng nhảy vào rồi. Còn muốn giảm mạnh thì phải chạy ra mấy khu bơm thổi khu ngoại thành thì mới có nhưng có mấy ai chịu ra đó để ở. Ai cũng thích nhà ở nội thành đi học đi làm cho gần nhưng giá phải giảm 30 50% để mua thì lấy đâu ra mà có.
 
Hi các bác
Cũng khá lâu rồi không lên voz, dạo này thấy các bác bàn luận nhiều về lãi suất, bong bóng kinh tế, rồi lại lạm phát, ... là người làm trong ngành chính sách Ngân hàng, hôm nay ngồi viết đôi dòng chia sẻ với các bác về kiến thức tài chính, mong rằng những kiến thức dưới đây có thể giúp các bác phần nào đó trụ vững qua thời điểm khó khăn này. :)
1. Lạm phát
Trước tiên, có đến 7 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ngắn hạn/trung dài hạn, nhưng em chỉ chia sẻ nguyên nhân cốt lõi nhất là sự chênh lệch giữa lượng tiền lưu hành trong thị trường và hàng hoá (khả năng sản xuất).
Nếu các bác đã từng đọc qua cuốn "Chiến tranh tiền tệ" thì chắc sẽ biết chu kỳ "xén lông cừu" sẽ diễn ra 10 năm/lần, khi mà trong 10 năm đó, nhà nước duy trì mức lạm phát theo kế hoạch (ở VN là 4%/năm), chính sách tiền tệ nới lỏng, lượng tiền cung ra thị trường lớn nhằm thúc đẩy chi tiêu. Ai cũng có thể tiếp cận tiền vay 1 cách dễ dàng với nhiều chính sách ưu đãi lãi suất.
Điều hiển nhiên là khi nguồn vốn lớn, hành vi tiêu dùng sẽ không dừng lại ở chỗ chỉ mua cái ăn cái mặc, lượng tiền phục vụ đầu tư vào sản xuất kinh doanh không cân bằng với lượng tiền đầu tư vào những mục đích khác (không đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế) và điển hình là hình thức BĐS chia lô bán nền. Nhu cầu tăng 5% thì khả năng sản xuất tăng 2%, tăng 3%, dần dần sau 10 năm CUNG sẽ dần thấp hơn CẦU => Xuất hiện điều chỉnh giá cả, và đây mới là khởi đầu rất nhỏ của lạm phát.
Lạm phát là con dao 2 lưỡi, nếu duy trì ở 1 mức kiểm soát nhất định thì nó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, nhưng nếu kiểm soát không tốt thì nền kinh tế đi vào cát bụi sẽ là điều hiển nhiên. Kiến thức kinh tế vĩ mô rất rộng, nên tạm thời các bác hiểu đơn giản về lạm phát như vậy thôi nhé. :D
2. Ngân hàng tăng lãi suất
Để kiểm soát lạm phát gia tăng thì phương án tối ưu sẽ là hạn chế CẦU và thúc đẩy CUNG, để làm được điều này thì phương án basic nhất là Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ tăng mức lãi suất chung trên thị trường. Lãi suất sẽ vận hành như sau:
  • NHNN yêu cầu các Tổ chức tín dụng (TCTD) nâng mức lãi suất huy động đầu vào nhằm thu hút gửi tiền, trong 1 hoàn cảnh đầu tư chứng, vàng, coin, ... đều lao dốc thì việc gửi tiền vào bank để ăn lãi được xem là phương án tối ưu để giữ tiền.
  • Vậy nếu lãi suất đầu vào tăng thì bank lãi ở đâu ra?? Lúc này thì việc đầu tiên các bank nghĩ đến sẽ là tăng lãi suất cho vay đầu ra (chủ yếu lợi nhuận đến từ tệp KH hiện hữu), biên lợi nhuận lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 3.5-5.5%. Nên nếu tiền gửi kỳ hạn 6M, 12M, 13M mà ở mức 10% thì lãi cho vay sẽ ở mức 15-16% để đảm bảo biên lợi nhuận (do bank sẽ phải chi trả chi phí hoạt động trung bình khoảng 1.2% - 1.5%, chi phí trích lập dự phòng 0.75%, ...).
=> Khi hành vi người dân tập trung vào gửi tiền, bank thắt chặt cho vay thì hiển nhiên lượng CẦU trên thị trường giảm. Tiêu dùng giảm, đầu tư BĐS giảm, ...
=> Song song với các động thái nêu trên, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD ưu tiên cho vay các nhóm ngành ưu tiên (công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, ...), đồng thời sẽ có các chính sách tiền tệ/tài khoá ưu đãi nhằm thúc đẩy CUNG.
3. Nên làm gì?
  • Đối với người dư dả tài chính nhưng kiến thức đầu tư chưa vững (thừa kế, tiền tích luỹ nhiều năm, ...): Lời khuyên duy nhất lúc này vẫn là gửi tiền, không một mảng nào ở thời điểm hiện tại có thể đem lại lợi nhuận 8-9%/năm như gửi bank. Trừ đi chi phí lạm phát, chi phí cơ hội thì xem như các bác vẫn giữ được nguyên tiền.
  • Đối với người đi vay: Các bác lúc này có vẻ đã quá mệt mỏi vì việc hàng tháng nhận tin lãi suất liên tục tăng, lời khuyên cho các bác là vững tay chèo. Lạm phát tại VN sẽ đi sau các nước châu âu khoảng 2 năm nên lãi suất sẽ còn tiếp tục tăng đến hết 2024. Hãy nhớ, các bác nợ xấu lúc này thì sẽ là vực thẳm cho 10 năm tiếp theo của cuộc đời.
4. Kết
Sẽ còn rất nhiều kiến thức về tài chính - đầu tư, cách kiếm tiền trong thời khủng hoảng, ... tôi sẽ cố gắng chia sẻ với các bác dần dần ở những bài viết sau (nếu tôi có thời gian). Chỉ mong rằng các ae vozer qua được thời điểm khó khăn này.

Goodluck!


Lạm phát tăng => FED nâng lãi suất kiềm chế lạm phát => Nguồn cung USD trên thị trường giảm => Giá USD tăng, đồng thời trái phiếu chính phủ tăng => USD tăng khiến giá trị các đồng tiền khác suy giảm => cần 1 lượng tiền lớn hơn để sở hữu Vàng => Nguồn cầu về Vàng giảm => giá Vàng giảm.
Lời khuyên:
  • Vàng sẽ còn tiếp tục giảm nếu không có các yếu tố khác thúc đẩy;
  • Nếu bác cảm thấy giá Vàng hiện tại là đáy thì cứ múc, vì Vàng dù thế nào cũng vẫn là nơi trú ẩn an toàn dù lợi nhuận từ Vàng không cao.

Về BĐS, tôi dự đoán 1 số nhóm chính như sau:
  • Nhóm condotel, KS nghỉ dưỡng, ...: Thanh khoản sẽ rất rất chậm, khuyên các bác không nên đầu tư vào loại hình này cho đến khi nhà nước có chính sách cởi mở hơn.
  • Nhóm đất nền, phân lô, tái định cư, ... tại các địa bàn Tỉnh, không phải là các TP lớn: Về cơ bản, CUNG và CẦU luôn đi liền với nhau trên mọi khía cạnh của thị trường, loại hình BĐS này có thời điểm bão giá x3, x5, thậm chí x10 so với giá gốc, nhưng thực tế là chiêu trò của cánh cò lái, nhu cầu đất ở tại các Tỉnh không bao giờ cao như ở TP lớn, không có tệp KH thanh khoản cho nhóm BĐS này mà chủ yếu là giao dịch sang tay từ các tầng lớp đầu tư F1, F2, ... Fn. Dự đoán trong thời gian tới, thanh khoản sẽ cực kỳ chậm cho đến khi có động thái cắt lỗ của nhà đầu tư.
  • Nhóm đất nền, phân lô, tái định cư, chung cư phân khúc giá rẻ đến trung lưu tại các TP lớn: Đối với khu vực các quận nội thành, những mặt hàng này sẽ luôn tăng, thậm chí là tăng mạnh. Khu vực ngoại thành, giá chững và có thể giảm ở mức 20-25% nếu có động thái cắt lỗ theo chuỗi domino. Nhưng nhìn chung mặt bằng giá sẽ ở tình trạng "đỉnh năm nay là đáy năm sau", giá chỉ giảm khi chạm đến ngưỡng thanh khoản cực thấp.
VD: Giá 2021 là 25tr/m2, 2022 là 30tr/m2 thanh khoản chậm, 2023 nâng giá lên 35tr/m2 không có thanh khoản. Lúc này nhà đầu tư sẽ cắt 20-25% trên giá 35tr/m2, nhà đầu tư nào sở hữu từ 2021 vẫn có lời, nhưng nếu sở hữu từ 2022 sẽ lỗ nhẹ.
Nói chung, BĐS muôn hình muôn vẻ, nhận định không thể bao quát toàn bộ thị trường, nếu có hàng tốt và không quá áp lực bởi đòn bẩy, các bác cứ vững tin mà hold qua chu kỳ downtrend này nhé.

Thực tế thì các tay to sẵn tiền mặt sẽ đi chợ xúc BĐS vào năm sau, các Ngân hàng cũng xác định là năm sau sẽ là năm survival chứ không phải năm tăng trưởng, cực kỳ hạn chế cho vay.
Các Bác cứ thử tưởng tượng xem, khi 1 mặt bằng không có giao dịch, bác cầm 1 nắm tiền trong tay và ở trong vị thế con buôn ôm hàng, lụm hàng của những con cá lòng tong đang giãy dụa vì gánh nặng tiền lãi thì giá thu mua sẽ thế nào rồi. Sau khi gặt hết 1 lứa này thì thị trường sẽ lại bắt đầu 1 chu kỳ mới, BĐS tiềm năng như e phân tích tại #1 sẽ lại thiết lập 1 mức giá mới cao hơn nhiều đỉnh cũ.
Chu kỳ như trên cứ lặp lại 10 năm/lần, giới tài chính gọi đó là "xén lông cừu".
  • Người dân nghèo vẫn cứ mong 1 ngày vỡ bong bóng, nhưng ngay cả khi bóng vỡ họ cũng chẳng có đủ tiền để mua.
  • Giới trung lưu không biết chu kỳ BĐS, ngày ngày đi làm còm cõi tiết kiệm được 1 khoản nho nhỏ, sau đó đi vay Ngân hàng mua BĐS thì vay đúng vào cuối chu kỳ tăng trưởng, lãi suất cao không chịu được thì lại rơi vào vòng lặp nêu trên.

update ngày 25/10/2022
Hôm nay vừa nhận chỉ đạo của Chính phủ về việc yêu cầu các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay hỗ trợ KH kinh doanh/sản xuất trong lĩnh vực ưu tiên bao gồm:
  • Hàng không, vận tải kho bãi (H);
  • Du lịch (N79);
  • Dịch vụ lưu trú, ăn uống (I);
  • Giáo dục và đào tạo (P);
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (A);
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo (C);
  • Xuất bản phần mềm (J582);
  • Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62)'
  • Hoạt động dịch vụ thông tin (J-63)
Tiêu điểm của chỉ đạo là mức lãi suất áp dụng đối với nhóm KH này KHÔNG VƯỢT QUÁ 6.5%/năm với các nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn.
Ngoài ra, tiếp tục triển khai hỗ trợ giảm lãi suất 2%/năm (Theo Nghị quyết 43, Nghị định 31 của Chính phủ) đối với nhóm KH kinh doanh/sản xuất trong các nhóm ngành nói trên và phát sinh vay vốn trong giai đoạn 01/01/2022 - 31/12/2023.
Như vậy, đúng như dự đoán, Nhà nước trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nhóm ngành làm ra hàng hoá, tăng tổng CUNG trên thị trường.
Bác nào thuộc các nhóm nêu trên thì chuẩn bị sẵn hồ sơ để vay vốn nhé, tổng số tiền hỗ trợ đợt này sẽ vào khoảng 40,000 tỷ đồng (và sẽ còn tăng thêm).
thím nghĩ sao về vàng SJC lúc này vậy thím, có nên HOLD đến ngày vía thần tài ko
 
mod làm ơn move cái này qua f92

với cả tiêu đề đề là tản mạn về tài chính, nội dung chủ yếu về tài chính cá nhân
thế tốt nhất chỉ chia sẻ và trả lời về tài chính cá nhân
trao đổi chính sách hay trả lời mấy post lái qua kinh tế xã hội là éo hợp lý
 
Back
Top