Tào Tháo - hào kiệt một mình ôm nỗi cô trung

Status
Not open for further replies.
mới đọc được truyện này hay quá ae :byebye:
HPLN_Volume.023_0104.jpg
 
Vậy thì khi còn non trẻ thì được mấy tướng tài đâu? Còn bên Tháo thì cả mớ, thừa mứa ra.
Nhân lực tương xứng với thế lực. Bị chả có gì nổi trội về mặt thu hút nhân tài so với Tháo cả.
kể ở trên đó, lúc đó vẫn là non trẻ thôi chứ hơn được ai, còn không giàu mạnh bằng lúc tháo khởi nghiệp nữa là
 
Tào Tháo và Tôn Quyền đều thừa hưởng cơ nghiệp cha ông và có quyền thế, uy danh nên mới sai khiến dc quần hùng, đám theo Tào vì nể và cũng vì sợ cái quyền uy của Tháo, phe Ngô cũng tương tự, đám chư tướng, mưu sĩ trung thành với Tôn Kiên, Tôn Sách rất nhiều.
Còn Bị hoàn toàn tay trắng, cù bơ cù bất, đến 50 tuổi còn chẳng có miếng đất cắm dùi, chẳng có gì để ngta phải tin theo vậy mà danh sĩ như GCL vẫn phải thốt ra câu kinh điển, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi.
anh ơi Quyền còn có cái gọi là cơ nghiệp để mà thừa hưởng. Chứ Tháo thì chỉ thừa hưởng có tiền thôi. và Quyền thì vẫn luôn ở ngưỡng như vậy, còn Tháo thì không ít lần tứ khố vô thân suýt thì trắng tay rồi.
 
Đồ sát dân thường như ngoé mà ko ác. Đánh từ châu ko được trút giận lên dân thường, giết hơn 10 vạn người, rồi bao nhiêu vụ nữa. Biết tại sao tào tháo đánh tân dã, dân bỏ chạy theo lưu bị ko. Ko phải vì lưu bị nhân nghĩa gì, dân nó sợ tháo đồ sát thì có. Vô tình giúp lưu bị thắng lợi về tuyên truyền
không sao fence, như mình nói, dễ dãi với người ngoài là ác với bản thân, người sống không vì mình trời tru đất diệt.
 
Tào Tháo và Tôn Quyền đều thừa hưởng cơ nghiệp cha ông và có quyền thế, uy danh nên mới sai khiến dc quần hùng, đám theo Tào vì nể và cũng vì sợ cái quyền uy của Tháo, phe Ngô cũng tương tự, đám chư tướng, mưu sĩ trung thành với Tôn Kiên, Tôn Sách rất nhiều.
Còn Bị hoàn toàn tay trắng, cù bơ cù bất, đến 50 tuổi còn chẳng có miếng đất cắm dùi, chẳng có gì để ngta phải tin theo vậy mà danh sĩ như GCL vẫn phải thốt ra câu kinh điển, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi.

Lượng được La thần gió overrated lên nhiều, nếu Lượng về team Tào hay Ngô thì chưa chắc đã nổi được, về team Bị bèo nhèo mới có đất dụng võ; giống như cầu thủ tầm trung về đội top cao khéo chỉ ngồi dự bị, nói chẳng ai nghe nhưng về team tier thấp thì chắc suất đá chính, thành anh cả trong phòng thay đồ
28I6JEH.png
 
anh ơi Quyền còn có cái gọi là cơ nghiệp để mà thừa hưởng. Chứ Tháo thì chỉ thừa hưởng có tiền thôi. và Quyền thì vẫn luôn ở ngưỡng như vậy, còn Tháo thì không ít lần tứ khố vô thân suýt thì trắng tay rồi.
Ko biết đừng chém gió nữa fency
1.2 SO SÁNH LƯU – TÀO: KHỞI NGHIỆP GIAN NAN

Tào Tháo bắt đầu con đường làm quan nhờ được đề cử làm Hiếu liêm. Thời Đông Hán, cách thức lựa chọn nhân tài phần lớn dựa vào tiến cử. Mỗi năm, Thái thú của mỗi quận có quyền tiến cử một người có đủ các phẩm chất của “hiếu tử” và “liêm sĩ” (nói chung là phẩm chất đạo đức tốt) để vào triều làm quan. Người này được gọi là Hiếu liêm.

Và vì là “tiến cử”, nên ngoài thực học thì “quan hệ” và “xuất thân” cũng rất quan trọng. Tào Tháo xuất thân tốt, nên đã lọt vào “danh sách đề cử”vốn có tỷ lệ hai mươi vạn người chọn một ấy. Ngược lại, người có tài, nhưng không được ai tiến cử, thì cơ hội làm quan cũng rất thấp. Và điều này ứng rất đúng vào trường hợp của Lưu Bị. Trong lúc Tào được tiến cử, thì Lưu làm gì? Không có xuất thân tốt, Lưu Bị chỉ có thể đi học – con đường phổ biến của giới sĩ tử hàn môn. Mở đầu đường quan chức, Lưu đã bất lợi hơn Tào một bậc.

1.3 LẬP DANH TRONG THỜI BÌNH: VẪN LÀ TÀO ĐƯỢC LỢI HƠN LƯU

Nhờ vào tiến cử, Tào Tháo được nhậm chức ngay. Chức vụ đầu tiên này không hề tầm thường. Nó là một thực chức: Bắc bộ úy Lạc Dương (tương đương với “Cảnh sát trưởng Bắc khu Thủ đô”). Vì Lạc Dương là đế đô, nên Tào hiển nhiên được lợi cả về danh vọng lẫn bổng lộc.

Trong lúc này, một hoàng thất “bắn đại bác mới tới” như Lưu Bị rốt cuộc cũng không thể tận dụng cái họ Lưu của mình để giành lấy cơ hội thăng tiến. Còn Tào Tháo, đã tận dụng thời gian tại chức để thu phục dân tâm, tạo nên uy vọng, sửa sang trị sự, khiêu chiến Thập Thường Thị, giành lấy tiếng tăm tốt đẹp. Về cơ hội tiến thân, Lưu lại chậm hơn Tào hai bước.

1.4 LẬP CÔNG TRONG THỜI CHIẾN: “QUAN HỆ” VÀ “XUẤT THÂN” VẪN LÀ THEN CHỐT

Nếu không có loạn Khăn Vàng, thì thật khó nói về cơ hội quật khởi của Lưu Bị. Có thể Lưu sẽ vẫn chỉ là anh sĩ tử đi học rồi sau mấy năm được tiến cử làm một chân thư lại cấp huyện cũng đã là may mắn. Nhưng Hoàng Cân khởi nghĩa đã đem lại cho Lưu Bị cơ hội lập quân công. Sau khi tập hợp bộ thuộc, Lưu đi theo Hiệu úy Trâu Tĩnh đánh dẹp, có công nên được thăng làm Huyện Uý huyện An Hỉ, trực thuộc Trung Sơn quốc của Ký Châu (chức Huyện Uý tương đương “Trưởng Công an huyện”. Ở huyện thì đứng đầu là Huyện Lệnh, văn có Huyện Thừa mà võ có Huyện Úy). Tuy đã bắt đầu có chức, nhưng thiếu “xuất thân” và “quan hệ”, con đường của Lưu Bị vẫn lắm nhọc nhằn. Sau khi tiếp tục lập công ở Đan Dương dưới trướng Quán Khâu Nghị, Lưu Bị cũng chỉ được phong làm Huyện Úy huyện Cao Đường – thực chất là “đi ngang”, chức không lên không xuống, đã vậy còn phải rời xa quê hương Trác quận.

Vậy còn Tào Tháo? Khi giặc Khăn Vàng vừa xuất hiện, Tào chưa cần làm gì đã được phong ngay làm Kỵ Đô Úy (phụ trách kỵ binh của một Quận). Và khi Tào lập quân công ở Dĩnh Xuyên, bèn được phong ngay làm Quốc Tướng của Tế Nam. Tế Nam quốc gồm đến 10 huyện, chức vụ của Tào Tháo vì thế tương đương với “Chủ tịch tỉnh”, nó cao hơn rất nhiều chức Huyện Úy –“Trưởng Công an huyện” của Lưu Bị. Sau mấy lần lập công nữa, khi Lưu Bị lên được chức huyện lệnh huyện Bình Nguyên, rồi Bình Nguyên Quốc Tướng (tương đương Thái Thú một quận trung ở Thanh Châu), thì Tào Tháo đã được phong là Thái thú Đông quận (chủ một quận lớn ở Duyện Châu, Trung Nguyên). Đường hoạn lộ của Lưu vẫn cứ sau Tào ba bước.

Nhưng đến lúc đó thì vốn liếng về danh tiếng và quan hệ trong thời kỳ này đã được Tào Tháo tích lũy đủ, Tào cáo bệnh về quê, còn Lưu vẫn cứ chật vật trên quan trường. Thành ra, trong những người có tư cách và sức hiệu triệu quần hùng trong cuộc chiến chống Đổng Trác, có tên của Phấn Vũ Tướng Quân Tào Tháo, nhưng lại chẳng hề có tên Lưu Bị. La Quán Trung trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã mượn quan hệ Lưu Bị – Công Tôn Toản mà cho ba anh em Lưu-Quan-Trương được xuất hiện trong lều của liên quân Quan Đông để tham gia một sự kiện lớn tiền Tam Quốc, âu cũng là một điều an ủi cho Tiên chủ của nhà Thục Hán vậy.
https://nghiencuulichsu.com/2020/04/08/the-gia-dai-toc-thoi-tam-quoc/
 
không sao fence, như mình nói, dễ dãi với người ngoài là ác với bản thân, người sống không vì mình trời tru đất diệt.
Ko từ thủ đoạn nào để đạt mục đích. Những kẻ hâm mộ tào tháo trong room này ngoài đời chắc cũng ối dồi ôi lắm
 
Tào Tháo và Tôn Quyền đều thừa hưởng cơ nghiệp cha ông và có quyền thế, uy danh nên mới sai khiến dc quần hùng, đám theo Tào vì nể và cũng vì sợ cái quyền uy của Tháo, phe Ngô cũng tương tự, đám chư tướng, mưu sĩ trung thành với Tôn Kiên, Tôn Sách rất nhiều.
Còn Bị hoàn toàn tay trắng, cù bơ cù bất, đến 50 tuổi còn chẳng có miếng đất cắm dùi, chẳng có gì để ngta phải tin theo vậy mà danh sĩ như GCL vẫn phải thốt ra câu kinh điển, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi.
Tháo ban đầu nó rượt cho chạy như chó nhà có tang chứ hơn gì? Có quyền lực gì đâu?
 
Tào Tháo và Tôn Quyền đều thừa hưởng cơ nghiệp cha ông và có quyền thế, uy danh nên mới sai khiến dc quần hùng, đám theo Tào vì nể và cũng vì sợ cái quyền uy của Tháo, phe Ngô cũng tương tự, đám chư tướng, mưu sĩ trung thành với Tôn Kiên, Tôn Sách rất nhiều.
Còn Bị hoàn toàn tay trắng, cù bơ cù bất, đến 50 tuổi còn chẳng có miếng đất cắm dùi, chẳng có gì để ngta phải tin theo vậy mà danh sĩ như GCL vẫn phải thốt ra câu kinh điển, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi.
1 phiên bản lỗi trông như Chu Nguyên Chương nhưng loser hơn, Chu Nguyên Chương là hậu thế mà còn giỏi hơn Bị.
 
Đọc bộ sách: Tào Tháo - Thánh nhân đê tiện để hiểu rõ thêm về cuộc đời anh Tào. Đúng cho câu nói: thời thế tạo anh hùng
 
Không phải ngẫu nhiên mà Tiên chủ đến đâu cũng đi dân nhớ ở dân thương đâu. Nhiều thằng chửi Tiên chủ đạo đức giả. Nhưng lại đi idol trùm nói đạo lý nhưng sống như lol khác là Tào A Man;).Đồ thành sát dân thì như ngoé, coi dân như cỏ rác nhưng mồm lại khóc Hao lý hành sao dân chết nhiều thế;)
Năm 194, Tào Tháo cất quân đánh Đào Khiêm để báo thù cho cha mình. Trần Thọ nói rằng: "Những chỗ [Tào Tháo] đi qua đa phần bị tàn sát". "Tào Man truyện" còn kể rõ hơn: "Từ khi kinh sư gặp loạn Đổng Trác, nhân dân lưu lạc về đông, phần nhiều nương dựa ở khu vực Bành Thành. Gặp lúc Thái Tổ [tức Tào Tháo] tới, chôn sống giết chết mấy vạn trai gái ở sông Tứ Thủy. Nước sông vì vậy không chảy được. Đào Khiêm dẫn quân của mình đóng ở Vũ Nguyên. Thái Tổ không tiến được, dẫn quân theo sông Tứ về nam đánh chiếm các huyện Thủ Lự, Tuy Lăng, Hạ Khâu, đều đồ sát, gà chó cũng giết sạch, làng ấp rỗng không chẳng còn ai qua lại". Đọc tiểu sử Tào Tháo, ta có cảm giác đó là lần duy nhất Tào Tháo lạm sát như vậy. Nguyên nhân chủ yếu là do căm hận vì cái chết của người thân, nóng lòng báo thù. Sau này Tào Tháo không như vậy nữa. Không có đâu bạn.

Nếu chỉ xét trong văn bản Tam quốc chí, Tào Tháo sau đó còn trực tiếp chỉ huy đồ sát dân chúng các nơi thêm bốn lần. Hạ Hầu Uyên ba lần và Tào Nhân một lần. Cụ thể:

  • Năm 197, Tào Tháo đánh Trương Siêu, đồ Ung Khâu.
  • Năm 198, Tào Tháo đánh Lữ Bố, (lại) đồ Bành Thành.
  • Năm 207, Tào Tháo đánh Ô Hoàn, đồ Liễu Thành.
  • Năm 209, Hạ Hầu Uyên đánh Thái Nguyên, đồ thành ấy.
  • Năm 214, Hạ Hầu Uyên đánh Hưng Quốc, đồ Hưng Quốc, đồ Phu Hãn.
  • Năm 215, Tào Tháo đánh Đê vương Đậu Mậu, đồ chỗ đó.
  • Năm 216, Tào Nhân đánh Hầu Âm, đồ Uyển Thành.

Tương tự, trong sự nghiệp chinh phạt ngắn ngủi của mình, Tôn Sách có một lần sai đồ sát huyện Đông Dã. Tôn Quyền có hai lần tiến hành đồ sát:

  • Năm 199, đánh Lý Thuật, đồ Hoàn Thành.
  • Năm 203, đánh Hoàng Tổ, đồ Giang Hạ.

Tương tự, trong suốt lịch sử chinh phạt của toàn bộ tập đoàn Thục Hán, họ chưa từng đồ sát một thành trì nào.
 
Lượng được La thần gió overrated lên nhiều, nếu Lượng về team Tào hay Ngô thì chưa chắc đã nổi được, về team Bị bèo nhèo mới có đất dụng võ; giống như cầu thủ tầm trung về đội top cao khéo chỉ ngồi dự bị, nói chẳng ai nghe nhưng về team tier thấp thì chắc suất đá chính, thành anh cả trong phòng thay đồ
28I6JEH.png
ĐÚng rồi, hồi bé xem thấy buff tưởng kinh lớn tìm hiểu nhiều thì lượng bt hơn.
vụ 6 lần xuất kỳ sơn nghe thì kinh như thực ra cũng do trình còi nên mới thế.
Mấy vụ pr tên tuổi toàn la gió với đánh bọn tộc đầu đắt như mạnh hoạch mà thôi.
Chứ có chiến lược gì đâu, thậm chí còn quá cầu toàn nữa.
 
Đồ sát dân thường như ngoé mà ko ác. Đánh từ châu ko được trút giận lên dân thường, giết hơn 10 vạn người, rồi bao nhiêu vụ nữa. Biết tại sao tào tháo đánh tân dã, dân bỏ chạy theo lưu bị ko. Ko phải vì lưu bị nhân nghĩa gì, dân nó sợ tháo đồ sát thì có. Vô tình giúp lưu bị thắng lợi về tuyên truyền
Trận Tân Dã hình như không có thật.
 
Ko từ thủ đoạn nào để đạt mục đích. Những kẻ hâm mộ tào tháo trong room này ngoài đời chắc cũng ối dồi ôi lắm
đúng rùi, ra khỏi cấp 3 lên học đại học là tiếp xúc đủ loại người rồi fence, người sống sao nhưng lợi ích chính đáng của mình và người thân phải được đảm bảo đã. hiền là tốt, nhưng nhiều khi hiền quá bọn nó cưỡi đầu cưỡi cổ.
 
ĐÚng rồi, hồi bé xem thấy buff tưởng kinh lớn tìm hiểu nhiều thì lượng bt hơn.
vụ 6 lần xuất kỳ sơn nghe thì kinh như thực ra cũng do trình còi nên mới thế.
Mấy vụ pr tên tuổi toàn la gió với đánh bọn tộc đầu đắt như mạnh hoạch mà thôi.
Chứ có chiến lược gì đâu, thậm chí còn quá cầu toàn nữa.
Mưu sĩ giỏi nhất của anh Bị là Bàng Thống
nhưng đen cái là ngỏm sớm
XmZBxvA.gif
 
Trận Tân Dã hình như không có thật.
Trận đó còn tranh cãi thì có thể tạm bỏ qua. Nhưng chân anh hùng tào tháo đồ sát dân bao nhiêu vụ là thật còn ngụy quân tử lưu bị chưa bao giờ đồ sát dân cũng là thật, ngay cả lúc đánh đông ngô báo thù cho quan vũ lưu bị cũng ko giết chóc cướp phá bừa bãi. Ko phải tự nhiên mà lòng dân đời sau vẫn hướng về lưu bị hơn là tào tháo
 
Trận đó còn tranh cãi thì có thể tạm bỏ qua. Nhưng chân anh hùng tào tháo đồ sát dân bao nhiêu vụ là thật còn ngụy quân tử lưu bị chưa bao giờ đồ sát dân cũng là thật, ngay cả lúc đánh đông ngô báo thù cho quan vũ lưu bị cũng ko giết chóc cướp phá bừa bãi. Ko phải tự nhiên mà lòng dân đời sau vẫn hướng về lưu bị hơn là tào tháo
Trận nào Tào Tháo tàn sát dân nữa nhỉ?
 
Bị sống thế nào được lòng người đến nỗi mà thích khách còn thấy nể:
Anh hùng ký chép: Năm cuối đời Linh đế, Bị từng ở kinh đô, sau cùng với Tào Công quay về nước Bái, chiêu mộ tập hợp quần chúng. Khi Linh Đế băng hà, thiên hạ đại loạn, Bị cũng khởi binh theo đánh Đổng Trác.
Tiên Chủ bị giặc phá ở đó, vội chạy đến chỗ Trung lang tướng Công Tôn Toản. Toản dâng biểu xin cho làm Biệt bộ Tư mã, sai Tiên Chủ giúp Thứ sử Thanh Châu là Điền Khải chống cự Ký Châu mục Viên Thiệu. Tiên Chủ mấy lần lập chiến công, được tạm giữ chức Bình Nguyên lệnh, sau lĩnh chức Bình Nguyên tướng. Người ở trong quận là Lưu Bình bị Tiên Chủ khinh rẻ, lấy làm hổ thẹn với người dưới, mới thuê thích khách giết Tiên Chủ. Thích khách không nỡ ra tay, lại nói cho Tiên Chủ biết rồi bỏ đi. Tiên Chủ được lòng người đến như thế.
Ngụy thư chép: Lưu Bình cấu kết với thích khách để giết Bị, Bị chẳng hay biết lại đãi thích khách rất hậu, thích khách vì thế kể rõ mọi sự với Bị rồi bỏ đi. Thời ấy dân chúng gặp năm mất mùa đói kém, tụ tập nhau đi cướp bóc. Bị bên ngoài phòng ngừa giặc cướp, bên trong rộng rãi giúp đỡ tiền của, từ binh sĩ tới thủ hạ, đều cho ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm, chẳng phân biệt gì cả. Bởi thế người theo về rất đông.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top