Thần thoại Việt Nam ?

Em rất thích đọc truyện thần thoại của nền văn minh trên thế giới, từ thần thoại Hy lạp, thần thoại Trung Hoa, thần thoại Bắc Âu, thần thoại Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập,...
Trong các thần thoại đó, họ đã xây dựng nên một hệ thống các vị thần, anh hùng, quái vật,...rất đồ sộ, có hệ thống, liên hệ chặt chẽ với nhau. Tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay vẫn còn được nhắc đến. Mặc dù có sự trao đổi văn hóa, nhưng thần thoại của họ vẫn giữ được những nét đặc trưng nhất định.

Trở lại Việt Nam, chúng ta tự hào mình có nền văn hóa 4000 năm lịch sử (?), tự hào về sự đa dạng văn hóa, về khả năng sáng tạo và tính tự cường dân tộc,...thế nhưng chúng ta lại không có một Thần thoại Việt Nam đúng nghĩa.
Ngoài trừ các câu chuyện về Tứ bất tử, và chuyện Lạc Hồng (đáng buồn thay cũng bị ảnh hưởng của Trung Quốc), thì thần thoại của chúng ta chỉ là những nét mờ nhạt, những câu chuyện không đầu không đuôi, không có tính hệ thống, nhân vật cũng không có gì đặc biệt, các vị thần thì cũng chẳng có tên mà chỉ gọi chung là thần cây thần mưa thần núi,...., phần lớn lại chịu ảnh hưởng rất rất nặng của Trung Quốc. :(

Thần thoại là thế giới quan, là cách nhìn về cách vận hành thế giới của một dân tộc, và việc không có một hệ thống thần thoại thật sự là điều đáng buồn cho văn hóa Việt Nam.

(p/s: hay là chúng ta đã từng có nhưng bị TQ đồng hóa mất rồi :( )
 
Thế phen đi đầu sáng tạo thôi phen
aVVa2xy.png

Vịt không có nhiều tác phẩm sáng tác dựa vào thần thoại
URoiprO.png
 
Trở lại Việt Nam, chúng ta tự hào mình có nền văn hóa 4000 năm lịch sử (?)...
---
Thật sự 4000 năm đâu ra...
2000 năm huyền sử thần thoại Hùng Vương
1000 Bắc thuộc phá thi diệt sử..như thời tăm tối ko có gì
Tầm 1000 năm thôi
 
Lịch sử của chúng ta toàn đánh nhau với làm nô lệ thôi, kinh bỏ mịa. Giờ nghĩ thần thoại toàn mùi rồng phượng mà rồng phượng đợt này toàn trên quan tài. Thôi nghỉ, sặc mùi hương khói!
 
Thì mình lo phát triển nó lên. Mấy thần thoại ngày xưa của người ta cũng đơn sơ thôi. Nhờ con cháu cứ bồi đắp nên nó mới hoành tráng.
 
Lịch sử của chúng ta toàn đánh nhau với làm nô lệ thôi, kinh bỏ mịa. Giờ nghĩ thần thoại toàn mùi rồng phượng mà rồng phượng đợt này toàn trên quan tài. Thôi nghỉ, sặc mùi hương khói!
Như thế mới dễ sáng tạo, càng bi kịch và khốc liệt thì mới sáng tạo các câu truyện hay, điểm thêm tý huyền sử
JEWoIdl.png
 
truyền thuyết đầu tiên là Lạc Long Quân và Âu Cơ, Âu Cơ là con gái Đế Lai(Thần Nông thị đời thứ 6), Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương(cháu đời thứ 4 của Viêm Đế), cũng từ dòng dõi Thần Nông bên Tàu ra cả, thôi cứ coi như thần thoại VN là 1 phần nhỏ của thần thoại Trung Hoa vậy :sick:
 
VN có dấu tích sử thi từ thời xưa, nhưng trải qua đồng hoá đã mất rồi, chỉ còn là các mẩu chuyện nhỏ lẻ k thành hệ thống.
 
Hình như mấy cái nước cụ kể có thần thoại đều là nước mạnh, không như con Vịt. :sexy_girl:
truyền thuyết đầu tiên là Lạc Long Quân và Âu Cơ, Âu Cơ là con gái Đế Lai(Thần Nông thị đời thứ 6), Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương(cháu đời thứ 4 của Viêm Đế), cũng từ dòng dõi Thần Nông bên Tàu ra cả, thôi cứ coi như thần thoại VN là 1 phần nhỏ của thần thoại Trung Hoa vậy :sick:
Làm gì có chuyện thằng dân Vịt nào tự nhận mình đệ tàu, nhiều khả năng là Chị na nhồi chữ vào dân rồi cụ. :shame:
 
Mỹ 300 năm lịch sử nó có nhục không
Tự hào về hiện tại chứ đặt nặng quá khứ làm gì
 
Mỹ 300 năm lịch sử nó có nhục không
Tự hào về hiện tại chứ đặt nặng quá khứ làm gì
Mẽo nó lấy văn hóa lsu La Mã làm nền.. hơn xa về truyền thống và đồ sộ...
Nói đến sử Mẽo nó hoàn tá tràng đó.
Xa thì La Mã.. tiếp thì tôn giáo, gần hơn là khai phá dựng nc .. tiếp là cách mạng công nghiệp... chiến tranh thế giới... vv

Nó hệ thống đồ sộ đầy đủ hoành tráng chứ ko phải sơ sài mà nó chỉ 300 năm
 
Em rất thích đọc truyện thần thoại của nền văn minh trên thế giới, từ thần thoại Hy lạp, thần thoại Trung Hoa, thần thoại Bắc Âu, thần thoại Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập,...
Trong các thần thoại đó, họ đã xây dựng nên một hệ thống các vị thần, anh hùng, quái vật,...rất đồ sộ, có hệ thống, liên hệ chặt chẽ với nhau. Tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay vẫn còn được nhắc đến. Mặc dù có sự trao đổi văn hóa, nhưng thần thoại của họ vẫn giữ được những nét đặc trưng nhất định.

Trở lại Việt Nam, chúng ta tự hào mình có nền văn hóa 4000 năm lịch sử (?), tự hào về sự đa dạng văn hóa, về khả năng sáng tạo và tính tự cường dân tộc,...thế nhưng chúng ta lại không có một Thần thoại Việt Nam đúng nghĩa.
Ngoài trừ các câu chuyện về Tứ bất tử, và chuyện Lạc Hồng (đáng buồn thay cũng bị ảnh hưởng của Trung Quốc), thì thần thoại của chúng ta chỉ là những nét mờ nhạt, những câu chuyện không đầu không đuôi, không có tính hệ thống, nhân vật cũng không có gì đặc biệt, các vị thần thì cũng chẳng có tên mà chỉ gọi chung là thần cây thần mưa thần núi,...., phần lớn lại chịu ảnh hưởng rất rất nặng của Trung Quốc. :(

Thần thoại là thế giới quan, là cách nhìn về cách vận hành thế giới của một dân tộc, và việc không có một hệ thống thần thoại thật sự là điều đáng buồn cho văn hóa Việt Nam.

(p/s: hay là chúng ta đã từng có nhưng bị TQ đồng hóa mất rồi :( )
80e5fa9f0af0400dc21354c65fbef4e7.jpg

3d_truyen_co_tich_vn_bia_cung_a2b71e77574f4c5dbe6106ab9ff3936e_master.png
 
Văn hóa từ con người mà ra, đừng nhìn vn bây giờ có 100 triệu dân, xa xưa vn rất thưa dân , theo sử tàu thì thời hán Quận Giao Chỉ có 10 huyện, 92.440 hộ, 746.237 người. Tới thế kỉ thứ nhất tức thời 2 bà Trưng mới có khoảng 2 triệu nhân khẩu, cùng thời thì mấy nền văn hóa lớn đã tới vài chục triệu
 
Dân nhỏ, ko phải là 1 nền văn minh lớn làm gì có thần hệ. Chính tụi Tq tới h còn đang ngồi chế cháo tùm lum chứ cg ko có thần hệ như ai cập, hy lạp...

Sent from Google Pixel 4XL using vozFApp
 
Các bộ truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại ở VN đa số được viết rất dở, T có mua vài cuốn về đọc cho con mà vứt hết vì nhảm nhí, chữ nghĩa lộn xộn
Bộ hay nhất là Huyền truyện miền thanh lãng (Légendes des terres sereines ) của ông Phạm Duy Khiêm (anh ruột nhạc sĩ Phạm Duy ) được giải thưởng văn chương Pháp
rất tiếc là chỉ có bản tiếng Pháp & tiếng Anh
Trong sách kể lại các truyện như: Trương Chi, Khuất Nguyên, Con gái Ngọc Hoàng, Bóng người và người xa vắng, Quan Âm Thị Kính, Người thợ may và ông quan, Hòn Vọng Phu, Từ Thức, Ngân Hà, Sự tích con muỗi, Tú Uyên, Rùa vàng, Giấc mộng Nam Kha, Mỵ Châu Trọng Thủy, Anh có lý, Cờ tiên, Anh em và bè bạn, Trang Tử khóc vợ, Chử Đồng Tử và Tiên Dung, Hai hộp trà, Nhị Khanh, Cái bình đánh cắp, Rủ nhau cùng chết, Sự tích con dã tràng, Người đầu bếp và con cá, Sự tích Nguyễn Kỳ, Truyện Hứa Do, Đứa con của người chết, Trầu cau, Cơi trầu của bà tôi.
 
Đẻ đất đẻ nước (tiếng Mường: Te tấc te đác) là một bộ sử thi, tác phẩm văn học dân gian của người Mường ở Việt Nam. Đây là bộ sử thi lớn, hiện sưu tầm được 10 bản, bản trung bình 8 nghìn câu, bản dài nhất 16 nghìn câu, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Tác phẩm này được bảo tồn và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, tập trung đầy đủ nhất dưới hình thức "mo" (hát cúng).
 
Back
Top