Thần thoại Việt Nam ?

Mỹ 300 năm lịch sử nó có nhục không
Tự hào về hiện tại chứ đặt nặng quá khứ làm gì
Mình vừa xem hết bộ Timeless, cốt truyện du hành thời gian + lồng ghép các mốc lịch sử Mỹ cũng hay
 
Vì chưa có hệ thống thôi. Trước chỉ có ông Nguyễn Đổng Chí làm cuốn tổng hợp cổ tích Việt Nam.

Theo cách hệ thống của mình thì thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Việt Nam chia làm 5 thời kỳ hay thời đại:
  • Thời đại cổ thần: bắt đầu từ khi thần Trụ Trời sáng thế, thần khổng lồ Ông Đùng Bà Đà đắp núi non sông suối...
  • Thời đại anh hùng: Bắt đầu từ khi Lạc Long Quân tiêu diệt ba con quái vật, kéo dài đến thời thần Kim Quy đắp thành Cổ Loa.
  • Thời đại tân thần: các cổ thần dần đi vào giấc ngủ hoặc bị lãng quên. Các thần mới xuất hiện lập nên thiên đình, địa phủ và long cung. Cộng với trần thế là 4 cõi.
  • Thời đại nghịch thiên: xuất hiện những con người ngang tàng thách thức sự thống trị của thiên đình, đánh lại thần thánh như Cường Bạo, Cóc Tía, Đô Kình.
  • Thời anh hùng phục hưng: lại xuất hiện các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm, tiêu diệt quái vật như Thạch Sanh, Hai, Lê Lợi...
 
Vì chưa có hệ thống thôi. Trước chỉ có ông Nguyễn Đổng Chí làm cuốn tổng hợp cổ tích Việt Nam.

Theo cách hệ thống của mình thì thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Việt Nam chia làm 5 thời kỳ hay thời đại:
  • Thời đại cổ thần: bắt đầu từ khi thần Trụ Trời sáng thế, thần khổng lồ Ông Đùng Bà Đà đắp núi non sông suối...
  • Thời đại anh hùng: Bắt đầu từ khi Lạc Long Quân tiêu diệt ba con quái vật, kéo dài đến thời thần Kim Quy đắp thành Cổ Loa.
  • Thời đại tân thần: các cổ thần dần đi vào giấc ngủ hoặc bị lãng quên. Các thần mới xuất hiện lập nên thiên đình, địa phủ và long cung. Cộng với trần thế là 4 cõi.
  • Thời đại nghịch thiên: xuất hiện những con người ngang tàng thách thức sự thống trị của thiên đình, đánh lại thần thánh như Cường Bạo, Cóc Tía, Đô Kình.
Đưa vào làm truyện tu tiên thôi cụ ơi. :sexy_girl:
 
Vì chưa có hệ thống thôi. Trước chỉ có ông Nguyễn Đổng Chí làm cuốn tổng hợp cổ tích Việt Nam.

Theo cách hệ thống của mình thì thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Việt Nam chia làm 5 thời kỳ hay thời đại:
  • Thời đại cổ thần: bắt đầu từ khi thần Trụ Trời sáng thế, thần khổng lồ Ông Đùng Bà Đà đắp núi non sông suối...
  • Thời đại anh hùng: Bắt đầu từ khi Lạc Long Quân tiêu diệt ba con quái vật, kéo dài đến thời thần Kim Quy đắp thành Cổ Loa.
  • Thời đại tân thần: các cổ thần dần đi vào giấc ngủ hoặc bị lãng quên. Các thần mới xuất hiện lập nên thiên đình, địa phủ và long cung. Cộng với trần thế là 4 cõi.
  • Thời đại nghịch thiên: xuất hiện những con người ngang tàng thách thức sự thống trị của thiên đình, đánh lại thần thánh như Cường Bạo, Cóc Tía, Đô Kình.
  • Thời anh hùng phục hưng: lại xuất hiện các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm, tiêu diệt quái vật như Thạch Sanh, Hai, Lê Lợi...
Cũng mong là sẽ có người đứng ra để tổng hợp lại một cách hệ thống như vậy.:(
 
Ngoài ra các bác có biết là thần thoại, truyền thuyết Việt Nam cũng đầy những loài phi nhân, bán nhân độc đáo?

  • Rồng: hay loài giao long mà ta quen thuộc, có thần tính, hô mưa gọi gió, cai quản biển cả và sông hồ.
  • Thuồng luồng: loài thủy quái có nhớt độc, ăn thịt người, thường đấm nhau với giao long.
  • Chằn tinh: trùm của thuồng luồng. Cực kỳ to, mạnh, biết nói.
  • Bán long: lai giữa rồng với người sẽ ra bán long. Vua Hùng và em trai Hùng Hải chính là bán long. Hùng Hải có thể điều khiển thủy tộc.
  • Tiên: có nhiều loại tiên như thiên tiên trên trời, tiên sống ngoài biển, tiên trong rừng núi, tiên dưới nước.
  • Quỷ: có sừng, biết mặc quần áo, có phép thuật, mê âm nhạc và nhảy múa, bị đày ra sống ngoài đảo.
  • Ma: linh hồn người chết chưa siêu thoát.
  • Tinh: cây cối và động vật sống quá lâu nên có trí khôn và phép thuật.
  • Quái điểu: chim khổng lồ ăn thịt người như con Rác.
  • Bà chằn: nữ quỷ chuyên giao phối với đàn ông.
  • Người hổ: gần giống người sói nhưng hoá hổ.
  • Mãng xà: loài rắn cực lớn, có linh tính. Có khi đấm nhau với thuồng luồng.
  • Khổng lồ: người khổng lồ ăn thịt người.
  • Quỷ địa ngục: các loại tay sai địa ngục nói chung như đầu trâu mặt ngựa, quỷ sứ, quận rắn quận rết.
 
Đẻ đất đẻ nước (tiếng Mường: Te tấc te đác) là một bộ sử thi, tác phẩm văn học dân gian của người Mường ở Việt Nam. Đây là bộ sử thi lớn, hiện sưu tầm được 10 bản, bản trung bình 8 nghìn câu, bản dài nhất 16 nghìn câu, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Tác phẩm này được bảo tồn và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, tập trung đầy đủ nhất dưới hình thức "mo" (hát cúng).
Đẻ đất đẻ nước em từng đọc hồi cấp 2, cả truyện Mtao mxây, thật sự là rất ngưỡng mộ họ. Có thể sáng tác ra những bộ sử thi như thế để truyền lại cho con cháu, mặc dù so với các bộ sử thi nổi tiếng khác chưa là gì, nhưng họ đã ý thức xây dựng cho mình một nền văn hóa rất đặc biệt và có hệ thống rõ ràng.
Chẳng buồn cho dân tộc King :(
 
Ngoài ra các bác có biết là thần thoại, truyền thuyết Việt Nam cũng đầy những loài phi nhân, bán nhân độc đáo?

  • Rồng: hay loài giao long mà ta quen thuộc, có thần tính, hô mưa gọi gió, cai quản biển cả và sông hồ.
  • Thuồng luồng: loài thủy quái có nhớt độc, ăn thịt người, thường đấm nhau với giao long.
  • Chằn tinh: trùm của thuồng luồng. Cực kỳ to, mạnh, biết nói.
  • Bán long: lai giữa rồng với người sẽ ra bán long. Vua Hùng và em trai Hùng Hải chính là bán long. Hùng Hải có thể điều khiển thủy tộc.
  • Tiên: có nhiều loại tiên như thiên tiên trên trời, tiên sống ngoài biển, tiên trong rừng núi, tiên dưới nước.
  • Quỷ: có sừng, biết mặc quần áo, có phép thuật, mê âm nhạc và nhảy múa, bị đày ra sống ngoài đảo.
  • Ma: linh hồn người chết chưa siêu thoát.
  • Tinh: cây cối và động vật sống quá lâu nên có trí khôn và phép thuật.
  • Quái điểu: chim khổng lồ ăn thịt người như con Rác.
  • Bà chằn: nữ quỷ chuyên giao phối với đàn ông.
  • Người hổ: gần giống người sói nhưng hoá hổ.
  • Mãng xà: loài rắn cực lớn, có linh tính. Có khi đấm nhau với thuồng luồng.
  • Khổng lồ: người khổng lồ ăn thịt người.
  • Quỷ địa ngục: các loại tay sai địa ngục nói chung như đầu trâu mặt ngựa, quỷ sứ, quận rắn quận rết.
Đã thần thoại.. loài khác phi nhân thì thần thoại nc nào chả vậy bác... có gì lạ đâu..
Tàu: yêu, bán yêu, quỷ, hồn
Tây: tinh linh, bán thú nhân, lùn, quỷ, ải nhân
Ai Câp: chó gà chim hạc cá sấu
Hi lạp: chịch dạo ra đủ loài
 
Các câu chuyện cổ tích/thần thoại, là cách mà người xưa dùng để lý giải, giải thích về nguồn gốc của thế giới và các hiện tượng thiên nhiên. Cái này thì dân tộc nào cũng có hết.

Tuy nhiên để thực sự hệ thống cũng như mở rộng thành 1 thứ gì đó đồ sộ, có bài bản hơn (như thần thoại Hy Lạp chẳng hạn) thì nó cần thêm nhiều yếu tố khác xoay quanh.
1. Tôn giáo
2. Văn học
3. Triết học

Vậy VN thì sao: Bị đô hộ từ khá sớm, khi mà cả 3 yếu tố trên chỉ mới bắt đầu chập chững, gần như là số 0. Chữ viết không có (ko dám chắc, nhưng ko thấy tài liệu nào rõ ràng, có thể có nhưng đã biến mất chăng), bị đô hộ và dùng chữ Hán suốt hơn ngàn năm.
Chịu ảnh hưởng 1 cách nặng nề từ phương Bắc ở cả 3 yếu tố: văn hóa, tôn giáo, triết học. Các tập tục cưới hỏi/ma chay bây giờ của chúng ta cũng là chịu ảnh hưởng của TQ.
Nên lúc này các câu chuyện thần thoại, 1 cách rõ ràng sẽ chịu ảnh hưởng.
Có thể câu chuyện Âu Cơ Lạc Long Quân đời đầu nó chả liên quan gì cả, nhưng theo thời gian thì bị ảnh hưởng theo.
Khi mà mình ko có các cơ sở (tôn giáo/văn học/triết học) để tìm dc cách giải thích thì bắt buộc phải dùng cách giải thích của người khác thôi. Chưa kể là những kẻ cai trị cũng sẽ dùng cách lý giải của họ để tuyên truyền, đồng hóa.

Ở Hy Lạp, thời xưa có rất nhiều tôn giáo nhỏ, mỗi tôn giáo lại thờ các vị thần khác nhau. Và đôi khi để củng cố cho vị thần của mình, thế là ng ta lại nghĩ ra câu chuyện Zeus phịch dạo. Theo thời gian, chúng ta có 1 đống các câu chuyện mà luôn bắt đầu bằng sự hứng tình của Zeus. :)(Cái này ko nhớ đọc ở đâu, có thể ko chính xác nên coi như tham khảo thôi)
 
Thần thì chúng ta có rất nhiều, cũng như có rất nhiều các anh hùng với những câu chuyện rất hay, chỉ có điều là nó không thể tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh như những sử thi hay thần thoại của các nước khác mà thôi.

Từ các vị thần như Tứ Bất Tử, rồi Thăng long tứ trấn, Hoa lư tứ trấn, Ngũ hành nương nương, Man nương thánh mẫu, Tứ pháp, 3 vị thánh mẫu (Thượng thiên, Thượng Ngàn, Thoải Phủ), 12 bà mụ, Thiên Y A Na, Bà Chúa Xứ, Linh Sơn thánh mẫu,.v..v. Cho đến các vị anh hùng như Cường Bạo Đại Vương, các nhà sư vừa thông tuệ Phật pháp vừa đầy quyền phép như sư Giác Hải, Từ Đạo Hạnh, Minh Không,...cho đến chuyện về các pháp sư như Cao Biền, Tả Ao,...
Cũng không thiếu những loài ma, yêu quái như Ngư tinh, Mộc tinh, Hồ tinh, ma da, ma cà rồng, ông ngáo ộp, thuồng luồng, chằn tinh, cá sấu,...
Cũng có không ít các công trình cố gắng tập hợp những câu chuyện ấy lại như Truyền Kì mạn lục, Việt Điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái, các quyển cổ tích Việt Nam, lược khảo thần thoại của Nguyễn Đổng Chi,....nhưng nhìn chung thì nó vẫn còn khá rời rạc.

Còn nhắc đến sử thi thì tuy người King không có, nhưng người dân tộc lại có khá nhiều với các bộ sử thi hoàn chỉnh về nội dung và nghệ thuật, như Đam San, Xinh Nhã, Đẻ đất đẻ nước,...

Văn hóa chúng ta khá đa dạng, thần thoại chúng ta cũng như vậy (dĩ nhiên không thể so với các thần thoại nổi tiếng thế giới mà bạn kể), chỉ có điều là ít ai quan tâm tới, ít ai chịu tìm hiểu sâu xa và tổng hợp lại hoàn chỉnh, đó thật sự là một thiệt thòi cho chúng ta và cho cả con cháu sau này. :(
 
theo thuyết âm mưu thì thần thoại được đẻ ra để dễ bề cai trị đất nước :LOL:
 
Đọc sử thi Tây nguyên như bộ "Đăm Giông" đi bạn (các cuốn trong bộ sử thi này giờ tìm cũng khó, hầu như chỉ còn ở thư viện các tỉnh thành)
 
Hỏi ngu mà đéo xem lại lịch sử VN và Trung Quốc.
Người Việt Nam cổ là một thành phần của Bách Việt sống ở phía Nam sông Trường Giang, qua thời gian mới bị Hán hoá và xâm lược.
Nền văn minh Hán với Việt gộp lại mới hình thành nền văn minh Trung Hoa và trong nền văn minh Trung Hoa ngày nay có lẽ có không ít thuộc về người Bách Việt cổ xưa.
Trong các vị thần của Trung Hoa như Tam Hoàng, Ngũ Đế,...thì biết đâu có vài ông lại là thần trong truyền thuyết của người Bách Việt.
 
Thần thoại được sinh ra theo các sự kiện lịch sử được thần hoá lên để giữ vững tinh thần của người dân thời bấy giờ. Nhưng mọi thứ đã thật sự thay đổi ít người tin vào thứ gọi là thần thoại hơn khi The Black Death xuất hiện hơn 20 triệu người chết, từ đó thần học tụt dốc không phanh nhường đường cho khoa học phát triển. Tất nhiên thời kỳ đen tối đó nhiều thần thoại ca dao đc ra đời tìm hiểu thì hay lắm luôn văn hoá Trung Cổ Châu Âu thú vị thực sự nhưng có vẻ người Châu Âu bây h lại ko hứng thú lắm với mấy cái này trong khi nghe những bài ca dao và những câu chuyện ẩn sau đó thú vị cực kỳ luôn.

Gửi từ Xiaomi MI 6X bằng vozFApp
 
Back
Top