Thấy gì qua những tấm gương soi

Cryolite E

Senior Member
Trong suốt ít nhất 8.000 năm qua, những tấm gương đã phản chiếu chính lịch sử phát triển của loài người và góp phần xây dựng nhận thức hiện đại về "cái tôi".

Nói như tạp chí Discover, gương soi đã thay đổi nhân loại kể từ khi con người biết hình ảnh phản chiếu kia chính là mình và tạo ra gương, thay vì mãi soi bóng dưới nước hay một bề mặt nhẵn bất kỳ.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 1.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 2.

Narcissus. Tranh: Caravaggio (1594-96)
Theo thần thoại Hy Lạp, Narcissus đã yêu hình ảnh phản chiếu của chính mình khi soi qua một vũng nước, không biết rằng sự ám ảnh về bản thân hay chứng tự yêu mình này rút cục rồi sẽ hủy hoại đời chàng.

Trách một thanh niên Hy Lạp đẹp trai bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của chính anh ta có vẻ cũng hơi bất công.

Suy cho cùng, con người đã bị ám ảnh bởi hình ảnh phản chiếu của mình trong nhiều thiên niên kỷ và nỗi ám ảnh đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người chúng ta: chiếc gương.

Cái mốc "8.000 năm lịch sử" của gương nêu ở đầu bài là dựa theo niên đại của những mảnh gương cổ xưa nhất trên thế giới, được phát hiện trong các ngôi mộ cổ thuộc vùng Konya, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Nơi này trước đây là Çatalhöyük, một đô thị từng phát triển rực rỡ nhiều thiên niên kỷ trước.

Theo công bố của các nhà khảo cổ, những cái gương khai quật được là các viên thủy tinh núi lửa (obsidian, hay đá vỏ chai) nhỏ bằng lòng bàn tay, được mài nhẵn bóng, có niên đại khoảng 6.000 năm trước Công nguyên.

Khi con người quen thuộc hơn với kim loại, một số nền văn minh nảy ra ý tưởng đập phẳng đồng, sau đó đánh bóng cho đến khi bề mặt có thể phản chiếu.

Một số hiện vật gương bằng đồng lâu đời nhất còn sót lại đến ngày nay được chế tạo khoảng năm 2900 trước Công nguyên ở Ai Cập. Trung Quốc và Ấn Độ cũng có những chiếc gương tương tự.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 3.

Mãi đến những năm 1830, chiếc gương hiện đại, giá bình dân giống như ngày nay mới xuất hiện.

Vào năm 1835, nhà hóa học người Đức Justus von Liebig hoàn thiện phương pháp bôi bạc nitrat vào thủy tinh, biến nguyên liệu đầu vào thành một lớp bạc mỏng.

Quá trình này tạo ra một bề mặt có độ phản chiếu cao, bám dính tốt vào thủy tinh, hữu dụng và giá rẻ bất kể kích thước. Đây cũng là khởi nguồn của quy trình làm gương tráng bạc ngày nay.

Từ trái qua: Gương Ai Cập làm từ hợp kim đồng và bạc, khoảng 1300 năm trước Công nguyên. Gương đồng La Mã, thế kỷ 5. Gương Trung Quốc bằng đồng mạ bạc, đời Đường (618-907). Ảnh: Mirrors-Paris

Từ trái qua: Gương Ai Cập làm từ hợp kim đồng và bạc, khoảng 1300 năm trước Công nguyên. Gương đồng La Mã, thế kỷ 5. Gương Trung Quốc bằng đồng mạ bạc, đời Đường (618-907). Ảnh: Mirrors-Paris
Điểm khác biệt là ngày nay sử dụng nhôm chứ không phải bạc để làm gương.

Việc con người phát minh ra gương có lẽ là một điều tất yếu. Nhưng cũng từ thuở có cái gương soi, cách con người nhìn nhận bản thân đã liên tục thay đổi.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 5.

Con người thời xa xưa có lẽ chỉ xem được hình ảnh phản chiếu của mình qua mặt nước. Mặc dù có thể không ứng dụng khám phá này để chải chuốt, nhưng chắc hẳn họ nhận thức được bản thân đang nhìn vào chính mình.

Theo The New York Times, để hiểu được điều này không hề đơn giản. Không nhiều loài có khả năng xác định hình ảnh phản chiếu mà chúng nhìn thấy là chính chúng chứ không phải một sinh vật nào khác.

Đối với con người, việc xác định hình ảnh phản chiếu nào là của bản thân đóng vai trò nền tảng trong nhận thức lẫn sự phát triển giống loài.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 6.

Theo lập luận của Mortimer và những sử gia khác, trước khi gương phổ biến rộng rãi chúng ta nghĩ mình là những cá nhân tương đối tầm thường, chỉ là một bộ phận cấu thành của xã hội.

Từ khi có gương, phát minh này ảnh hưởng một cách tinh vi và tích cực đến hành vi của con người.

Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy những ai ở trong phòng có gương làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả hơn và ít có xu hướng gian lận hơn so với số ở trong môi trường không có gương.

Trong bài viết trên tạp chí Personality and Social Psychology, C. Neil Macrae, Galen V. Bodenhausen và Alan B. Milne cho biết những người ở trong phòng có gương tương đối ít có xu hướng đánh giá người khác dựa trên những khuôn mẫu xã hội, như giới tính, chủng tộc hay tôn giáo.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 7.

Trong một bài kiểm tra khả năng tự nhận diện bản thân qua gương, những loài này xem xét kỹ các dấu vết lạ được dán trên mặt hoặc cơ thể của chúng, cũng như kiểm tra vệ sinh cá nhân, miệng, lỗ mũi và bộ phận sinh dục.

Đáng chú ý, Diana Reiss - giáo sư tâm lý học tại Đại học Hunter, người tiến hành bài kiểm tra trên với voi và cá heo - nhận xét với The New York Times: "Những động vật được nuôi dưỡng cô lập dường như không có khả năng tự nhận dạng qua gương".

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 8.

Ở con người, gương phản chiếu thế nào là một chuyện, ta nhìn thấy gì trong đó lại là chuyện khác. Trong một thí nghiệm của Nicholas Epley và Erin Whitchurch, những người tham gia xác định chân dung cá nhân nhanh hơn đáng kể khi khuôn mặt của họ được máy tính chỉnh sửa trông hấp dẫn hơn.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 9.

Gương bằng đá núi lửa tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Jason Quinlan/Catalhoyuk Research Project
Giữa những tấm hình được mạnh tay "nhuận sắc" và những tấm "sao y bản chính", họ có xu hướng nhận định hình ảnh đã được chỉnh sửa là khuôn mặt thật của họ.

Ngược lại, khi được yêu cầu xác định hình ảnh của người lạ, người tham gia phát hiện chính xác những khuôn mặt không qua chỉnh sửa.

Thấy gì qua những tấm gương soi- Ảnh 10.

Vẻ đẹp của bản thân cũng không phải là điều duy nhất ta đánh giá sai khi nhìn vào gương.

Trong một series nghiên cứu, tiến sĩ Marco Bertamini và các đồng nghiệp đến từ Đại học Liverpool (Anh) đã phỏng vấn rất nhiều người qua những câu hỏi như:

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước gương trong phòng tắm; bạn nghĩ hình ảnh khuôn mặt mình trên gương lớn đến mức nào? Điều gì sẽ xảy ra với kích thước của hình ảnh đó nếu bạn bước về phía sau, xa dần khỏi tấm kính?

Phần lớn đưa ra những câu trả lời giống nhau.

Đối với câu hỏi đầu tiên, họ cho rằng đường viền khuôn mặt trên gương sẽ bằng đúng kích thước khuôn mặt thật của họ. Đối với câu thứ hai, họ trả lời rằng càng xa gương, kích thước ảnh sẽ càng nhỏ lại.

Cả hai câu trả lời đều sai. Kích thước khuôn mặt được viền trên gương chỉ bằng một nửa khuôn mặt thật. Các bộ phận khác trên cơ thể cũng thế. Nhưng một người ngồi yên trước gương nhìn một người khác di chuyển lại thấy kích thước hình ảnh của người kia trong gương tăng lên hoặc co lại tùy theo nhận thức bẩm sinh.

Như vậy, gương không lừa dối nhưng chỉ gây lầm lẫn. Nhưng nói gì đi nữa, những tấm gương cho phép con người soi rọi không chỉ hình ảnh mà còn nội tâm. Thật khó hình dung nền văn minh ngày nay nếu con người không bao giờ nhận thức được tôi và cái tôi.

...
 
Back
Top