Thì ra vẻ bề ngoài quan trọng đến vậy

Bing AI

Senior Member

Thực tế cho thấy "cái nết" không thực sự "đánh chết cái đẹp". Từ lâu, số đông tin rằng người có khiếm khuyết về ngoại hình cũng có vấn đề về phẩm hạnh.
lifestyle.jpg
Khi đề cập đến các nhân vật phản diện trên phim ảnh, nhiều người có thể sẽ nghĩ ngay đến nhân vật có gương mặt kỳ dị như Joker trong loạt phim Batman, hay Scar trong phim The Lion King, một chú sư tử gầy và có vẻ yếu đuối hơn những con khác trong bầy, với chiếc sẹo dài trên mặt.Trong khi đó, các nhân vật chính diện không chỉ có đạo đức tốt, mà còn được ưu ái với diện mạo đẹp.Theo Changing Faces, tổ chức nhân đạo hỗ trợ những người gặp khó khăn về ngoại hình vượt qua rào cản tâm lý, mối liên hệ giữa khiếm khuyết về ngoại hình và cái ác được tạo nên bởi chính các nhà làm phim.Changing Faces từng tổ chức chiến dịch I Am Not Your Villain (tạm dịch: Tôi không phải nhân vật phản diện của bạn) để kêu gọi ngành công nghiệp điện ảnh ngừng sử dụng vết sẹo, vết bỏng hay khuyết điểm trên cơ thể để làm “ngôn ngữ” miêu tả các nhân vật phản diện.Heather Widdows, triết gia người Anh, giáo sư khoa Triết học tại Đại học Warwick (Anh), cho biết cách những nhân vật phản diện được miêu tả trong ngoại hình xấu xí bắt nguồn từ truyện cổ tích xa xưa. Về mặt lịch sử, sự xấu xí ở đây chỉ cái ác, không phải sự xấu xí về ngoại hình.“Bằng cách nào đó, chúng ta đã chuyển sự tập trung sang vẻ ngoài của một người thay vì đề cập đến lòng tốt của họ”, bà nói.Các nhân vật phản diện luôn bị gán mác với diện mạo xấu xí. Ảnh minh họa: Warner Bros. Pictures.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 1
Các nhân vật phản diện luôn bị gán mác với diện mạo xấu xí. Ảnh minh họa: Warner Bros. Pictures.

Theo nghiên cứu phản ánh thành kiến về sắc đẹp Beauty Goes Down to the Core: Attractiveness Biases Moral Character Attributions ohgast đăng tải trên Springer Link, nền tảng cung cấp dữ liệu nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin, mọi người vô thức đánh giá người có ngoại hình vượt trội đồng nghĩa với việc họ có đức hạnh, trí thông minh và năng lực tốt.
Ngoài ra, dữ liệu trong nghiên cứu được đăng tải trên mạng lưới Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) cũng cho thấy những người có diện mạo thu hút được yêu thích hơn, họ kiếm được nhiều tiền và thành công hơn những người còn lại.




phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 4
Nhiếp ảnh là một trong những phát minh khiến chúng ta càng ám ảnh về ngoại hình. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels.

Cái đẹp có lịch sử lâu dài
Theo ABC RN, mối bận tâm của con người về cái xấu hay cái đẹp đã có từ xa xưa.
Plato, nhà triết học cổ đại người Hy Lạp, tin rằng vẻ đẹp hình thể có liên quan đến thần thánh và phản ánh lòng tốt của một người, trong khi sự xấu xí là dấu hiệu đạo đức bị băng hoại.
Triết gia người Đức Immanuel Kant từng nổi tiếng với quan điểm vẻ đẹp là biểu tượng của đạo đức.
Theo giáo sư Widdows, thái độ của xã hội về cái đẹp càng gay gắt hơn vào khoảng thế kỷ 19, khi công nghệ nhiếp ảnh được phát minh và trở nên phổ biến.
Bà nhận định sự phổ biến của văn hóa hình ảnh khiến mọi người thường xuyên nhìn thấy hình ảnh của các cá nhân. Điều này làm làm tăng cường mối liên kết giữa đạo đức và diện mạo. Mọi người phải đối mặt với sự phán xét mạnh mẽ nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn sắc đẹp.
“Thất bại về ngoại hình đồng nghĩa với thất bại nói chung”, Widdows nói.
Theo bà, xã hội hiện đại đang đánh giá khắt khe về cái đẹp với định kiến rằng một người có khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ tức cũng khiếm khuyết về mặt đạo đức.


phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 6


phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 5
phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 6



Mọi người trở nên nhạy cảm hơn với từ "xấu". Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 7



phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 7
Mọi người trở nên nhạy cảm hơn với từ "xấu". Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Chạy trốn khỏi sự xấu xí
Yves Saint James Aquino, Tiến sĩ Triết học Y học tại ĐH Macquarie, bác sĩ y khoa Bệnh viện Đa khoa Philippines, cho rằng theo đuổi vẻ đẹp thôi là chưa đủ. Áp lực xã hội ngày càng gia tăng, khiến mọi người phải chạy trốn khỏi việc bị coi là xấu xí.
Tiến sĩ Aquino cho biết tâm lý sợ xấu đang trở thành bệnh lý, đặc biệt trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ.
Giáo sư Widdows đồng ý với quan điểm "bệnh lý xấu xí" đang trở nên phổ biến, nhất là trong thời đại mọi người dễ dàng định hình lại cơ thể thông qua phẫu thuật.
“Chúng ta đang chứng kiến sự điên cuồng diễn ra trên toàn cầu về ozempic (thuốc dùng giảm cân) hay botox (chất làm đầy)”, bà nói.
Nhưng không phải chỉ “sửa chữa” cơ thể vật lý, giáo sư Widdows tin rằng mọi người đang cố gắng thay đổi thứ khác đằng sau diện mạo mới.
Còn theo tiến sĩ Aquino, "xấu xí" là một khái niệm cấm kỵ.
“Đó là lý do chúng tôi sử dụng nhiều từ đồng nghĩa khác để thay thế, chẳng hạn như "kém hấp dẫn" hoặc "khó coi”, tiến sĩ Aquino chia sẻ việc những triết gia trong ngành sợ phải đề cập, thảo luận hoặc mô tả đến khái niệm trên.
Ông cho rằng bệnh lý xấu xí cần được điều trị. Để thực hiện mục tiêu này, khi tư vấn khách hàng, các bác sĩ thẩm mỹ có thể tránh từ “xấu” hay “kém hấp dẫn” bằng các từ như "thẩm mỹ", "khiếm khuyết" hoặc "biến dạng”.


phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 9


phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 8
phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 9



Cận năng cũng vô tình trở thành nạn nhân đi kèm với nhiều định kiến tiêu cực. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 10

phau thuat tham my,  ve be ngoai,  Han So Hee anh 10
Cận năng cũng vô tình trở thành nạn nhân đi kèm với nhiều định kiến tiêu cực. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Ám ảnh về sức khỏe
Ngoài đạo đức, đẹp hay xấu cũng có mối liên hệ đến sức khoẻ.
“Chúng ta thường ghép hai khái niệm với nhau, tức là cái đẹp luôn đi đôi với sự khỏe mạnh”, tiến sĩ Aquino nói.
Trong chương 1 của cuốn sách Psychosocial Aspects of Disability(tạm dịch: Các khía cạnh tâm lý xã hội của khuyết tật), những người khuyết tật về thể chất bị đối xử thiếu tôn trọng, ngay cả khi khuyết tật đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ, khiếm khuyết này cũng bị đánh giá có liên quan đến sự suy đồi đạo sức hoặc gắn liền với linh hồn ma quỷ.
Giáo sư Widdows chỉ ra chứng sợ béo như một ví dụ về việc áp đặt đạo đức lên ngoại hình của một người.
 
Last edited:
Sự thật là nết và đẹp éo liên quan gì đến nhau
bj6KKCN.png

Cả 2 đều là lợi thế cạnh tranh.
Và luôn luôn có đứa có cả 2 và có đứa éo có cái gì hết.
Nói "cái nết đánh chết cái đẹp" chỉ là để an ủi đứa xấu thôi vì éo ai đánh giá cụ thể được nết như nào là chuẩn
R8dOC1W.png
 
Tâm sinh tướng khá chuẩn, ít nhất nó là cơ sở đánh giá người sơ giao, kiểu như các thím thấy các cặp đôi yêu nhau một thời gian sẽ có “ tướng phu thê”, họ bắt chước nhau nên mới vậy. Giới Lgbt, đặc biệt là Tomboy sẽ càng lúc càng tỏ ra nét đàn ông trên mặt, sao cho khớp với giới tính họ mong muốn.
 
bài viết này hay mà. rõ ràng cái đẹp ngoại hình không tương đồng với phẩm hạnh. điểm nhấn mạnh của bài viết là người ta đánh đồng "người xinh đẹp = người tốt, cao quý" và "người vẻ ngoài không dễ nhìn = người xấu". Xã hội càng phát triển thì những định kiến kiểu này cần càng được loại bỏ. Anh nào đó bảo tâm sinh tướng thì lại không hiểu sâu sắc rồi câu của các cụ rồi.
 
Nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển - Aristotle từng nói: “Một ngoại hình đẹp là lời tiến cử hiệu quả hơn bất kỳ lời giới thiệu nào"

Lúc còn be bé khi đi dự đám tiệc các thứ cứ thấy mấy bà sồn sồn u50-60 dù đã già nhưng vẫn ăn bận trang điểm loè loẹt lâu lâu lại lấy gương chỉnh lại tóc tai các thứ. Tự nhiên thấy phiền và kiểu già rồi mà còn hình thức thế ai mà thèm coi.

Nhưng sau này khi đã hiểu đời hơn thì tôi nhận ra sống trên đời chả ai muốn mình xấu xí cả, vì ngoại hình nó còn tượng trưng cho hình ảnh thương hiệu cá nhân. Có thể nhếch nhác trong đời sống thường ngày, nhưng khi có dịp thì ai cũng muốn mình rạng rỡ theo cách riêng của mình dù chỉ là ở trong khoảng khắc.
Ngay cả khi đến lúc nhắm mắt xuôi tai nằm trong áo quan rồi thì cũng cần chút trang điểm cho nó chỉnh chu. Vì Chân Thiện Mỹ luôn luôn là cái đích mà mọi người mong muốn hướng đến!
 
bài viết này hay mà. rõ ràng cái đẹp ngoại hình không tương đồng với phẩm hạnh. điểm nhấn mạnh của bài viết là người ta đánh đồng "người xinh đẹp = người tốt, cao quý" và "người vẻ ngoài không dễ nhìn = người xấu". Xã hội càng phát triển thì những định kiến kiểu này cần càng được loại bỏ. Anh nào đó bảo tâm sinh tướng thì lại không hiểu sâu sắc rồi câu của các cụ rồi.
Tui nghĩ không có gì là tuyệt đối cả, cơ mà Bill gate cũng từng nói đại ý là người sau 40 tuổi phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình, nghĩa là ông ấy cũng thừa nhận tâm sinh tướng. Ví dụ, đàn ông đích thực (trừ lgbt) thường thích phụ nữ ngực to mông nở, vì 2 cái đó ăn sâu vào tiềm thức con đực biểu trưng cho việc dễ sinh sản và nuôi con. Vậy đường nét đẹp của khuôn mặt như gương mặt thanh Tú, mũi cao, mắt to tròn, trán rộng, mày ngài,…nó cũng phải là biểu trưng cho 1 phẩm chất tốt nào đó đúng ko? Ngược là thì mắt hí, mũi tẹt, mõm vẩu, trán thấp hẹp, lông mày thưa, mặt chuột,...cũng phải biểu trưng cho 1 cái tính cách nào đó mà con người cho là ko tốt cho sự phát triển của giống loài.
 
“Cái nết đánh chết cái đẹp” là câu để mang ra bào chữa của mấy đứa xấu gái, chứ thực ra chắc gì chúng nó đã đẹp nết. Trong khi ngoài đường đầy đứa vừa đẹp cả ngoại hình lẫn tính nết.
cái này nói đúng trong ngữ cảnh anh cưới vợ hay cưới chồng, sống lâu năm với nhau. Với các mqh dài hạn.

Còn bây giờ mọi thứ nó chóng vánh, nên cứ đẹp > action > lấy tiền > biến. Nên không còn hữu dụng mấy trong làm ăn kiểu chụp giựt.
 
Chúng ta đều biết thời gian sẽ không “buông tha” cho bất kỳ ai, kể cả những ngôi sao xinh đẹp, nhưng điều này chẳng sao hết, vì thứ khiến ta thấy dễ chịu không chỉ vì “Người này trẻ trung, xinh đẹp biết bao”, mà còn bởi nhận thức cũng như thái độ của cô ấy với tình yêu và cuộc sống :too_sad:
 
"Cái nết đánh chết cái đẹp", " Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".v.v...là so sánh khi chỉ có 1 trong 2, chứ ai lại so đứa đẹp người đẹp nết với đứa đã xấu còn ác.
Thứ nữa là thành ngữ dùng phải hợp cảnh, người ta gặp nạn mất tiền thì an ủi "của đi thay người" chứ nói "ở hiền gặp lành" thì ăn đấm.
 
Vào đọc mấy bài này lại thấy tự ti bản thân, may mà cũng đã vợ con đuề huề rùi. Mà thực ra đàn ông thì cũng ko ảnh hưởng nhiều lắm, trí tuệ và hành động vẫn quan trọng hơn.
Anh có thể nghĩ vậy để tự an ủi, trong khi đó vợ anh có thể ngày ngày khẽ nhìn hoặc nghĩ đến những chàng trai phong độ bên ngoài. Ai cũng thích cái đẹp hết, phụ nữ họ có thể ưu tiên người có sự nghiệp để dựa vào, nhưng về sinh học thì họ vẫn thích trai đẹp, sáng sủa sạch sẽ.
 
Back
Top