Thiền thực chất là THƯ GIÃN và BUÔNG BỎ

Baobao92

Senior Member
Bản chất ý thức vốn tĩnh lặng, tự do, an lạc, không hình tướng và không giới hạn.
Cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận, cảm giác,... có hình tướng và có giới hạn và luôn thay đổi. Có thể ví chúng như những con đường, những suy nghĩ lặp lại hay những ám ảnh kéo dài cũng như việc lặp đi lại những con đường cũ. Thư giãn giúp giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi những con đường cũ, thoát khỏi những định kiến và lối mòn tư duy, giúp tâm trí tự do, an lạc hơn.

Nên để thân - tâm ở trạng thái bình thường nhất có thể: giống những lúc rảnh rỗi bạn thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim vậy. Ví dụ: nhiều người có thể ngồi lướt web hàng giờ liền vẫn cảm thấy thoải mái, nhưng lại không thể ngồi yên đc 15 phút nếu ko có gì để chơi là vì bị cuốn vào những cảm giác khó chịu bên trong, càng tập trung quan sát càng bị cuốn sâu vào chúng.

Nếu thấy căng thẳng thì nên mở mắt ra (để toàn thân bình thường như trước khi tập): hay như khi bạn đang đọc bài viết này, sự chú ý của bạn đang hướng ra bên ngoài, đồng nhất với không gian xung quanh, không bị cuốn vào sự hỗn loạn bên trong.


Giai đoạn 1: Quan sát trong hiện tại

Những suy nghĩ, cảm nhận, cảm giác bên trong giống như những con khỉ luôn thay đổi, luôn chạy nhảy. Cố gắng kiểm soát hay nắm bắt chúng chỉ gây căng thẳng và bị cuốn theo chúng, nên thả tự do cho những con khỉ, để chúng chạy đâu thì chạy.

Bước 1- Bình thản với mọi suy nghĩ và quan sát trong hiện tại: nó đến biết nó đến, nó đi để nó đi, không phản ứng (không tìm kiếm, không chạy theo chúng)

Bước 1- Bình thản với mọi suy nghĩ và quan sát trong hiện tại (nó đến biết nó đến, nó đi để nó đi), ghi nhớ:

  • không phản ứng, không tác động, không chạy theo chúng.
  • Không tìm kiếm để tránh hỗn loạn giúp cảm nhận được sâu hơn.
  • Để thân - tâm bình thường nhất có thể (như khi đang đọc bài viết này, đồng nhất với không gian xung quanh), không tập trung quá sâu vào bên trong dễ bị cuốn vào sự hỗn loạn bên trong, dẫn tới đè nén.

Bước 2 - Buông bỏ, chủ động thoát khỏi những suy nghĩ, không bám truh vào những cảm giác bên trong: để tránh hỗn loạn nên buông bỏ dựa trên nền tảng thư giãn, thuận theo hướng đi của những cảm giác bên trong (hạn chế tìm kiếm): nếu cảm giác sâu bên trong hướng sang bên phải thì buông xuôi sang bên phải, hướng sang bên trái thì buông xuôi sang trái, còn hướng xuống dưới thì buông xuống 2 chân (tương tự với phía trước hay phía sau).

Lúc đầu giống như người ở giữa dòng nước chuyển từ chiếc phao này sang chiếc phao khác. Tập cách buông bỏ từ khi chưa bám trụ vào đâu cả: không phải bám trụ cào cái này để buông cái khác, mà buông bỏ từ khi còn trong trạng thái tự do, vô định (chưa bám trụ vào đâu), từ khi những cảm giác còn chưa rõ ràng, chưa biết cụ thể đó là gì.

Buông bỏ giúp tinh thần hưng phấn hơn những dề bị cuốn sâu vào sự hỗn loạn bên trong. Tâm trí tự do không chỉ giới hạn bên trong mà cần đồng nhất với cơ thể và hòa làm 1 thể với không gian rộng lớn xung quanh (như khi bạn đang ở giữa không gian bao la, rộng lớn, thả tự do cho những con khỉ bên trong, đê hòa làm 1 thể với không gian xung quanh). Sau khi tạm thoát khỏi những suy nghĩ thì nên dừng lại.

Bước 3 - Dừng lại, không làm gì cả, có thể mở mắt ra (để toàn thân bình thường, đồng nhất với không gian bên ngoài, không quá tập trung vào bên trong). Coi những cảm giác cơ thể là những con khỉ và để chúng tự do, chạy đâu tùy ý, không kiểm soát, không tác động đến chúng (nới lỏng, không nắm giữ, không bám trụ vào đâu, những “con khỉ” sẽ lan tỏa toàn thân).
Thư giãn lấy thân làm gốc (thân như cốc nước, tâm như mặt nước): 1 cốc nước bị khuấy động không thể lập tức lắng xuống được, chỉ cần không tác động, không làm gì cả tự nó sẽ lắng xuống: thả lỏng cơ thể (để mọi cảm giác giãn ra), không điều khiển suy nghĩ (như thả trôi con thuyền xuôi theo dòng nước), không làm gì cả, không tác động đến chúng (để "cốc nước"tự lắng xuống).



Giai đoạn 2: Cảm nhận bên ngoài



Bước 1 - Thực hiện như bài hít thở buổi sáng (hít sâu, thở dài ra để toàn thân bình thường), cảm nhận đôi chân như đang đi bộ trên mặt đất (khoảng 5-7 bước).
- Hít thở sâu (thả lỏng toàn thân), cảm nhận lần lượt các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân.
- cử động nhẹ 2 cánh tay, rồi cảm nhận lại các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân (như tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất).


Bước 2 - Thông qua cơ thể để cảm nhận, xác định hình dáng, vị trí với lần lượt vài đồ vật cụ thể trong không gian thực (vd: cánh cửa, cái bàn, cái quạt, cái cây,... xung quanh bạn) bắt đầu với những đồ vật ở gần sẽ dễ cảm nhận hơn.

Vì tâm trí luôn có xu hướng quan sát, bám trụ vào những thứ cụ thể nào đó, nếu bên ngoài không có gì để quan sát nó sẽ quay trở lại quan sát bên trong. Nên việc thông qua cơ thể để cảm nhận về những vật cụ thể bên ngoài, xung quanh bạn (chi tiết 1 chút) sẽ giúp tránh được việc đó.



Bước 3 - Hít thở sâu (thả lỏng toàn thân), cảm nhận đôi chân tự nhiên như đang đi bộ trên mặt đất (khoảng 5-7 bước). Không nắm giữ, không bám trụ vào đâu -> sau đó thông qua cơ thể cảm nhận không gian thực bên ngoài (để toàn thân bình thường, mọi cảm giác sẽ tự giãn ra hòa mình với xung quanh).


Bước 4 - Nhận biết hướng đi của cảm giác bên trong, sau đó thông qua cơ thể để cảm nhận, xác định hình dáng, vị trí vài đồ vật cụ thể trong không gian thực thuận theo hướng đi đó: nếu cảm giác bên trong hướng sang bên trái thì cảm nhận đồ vật bên trái bên trái, hướng sang phải thì cảm nhận những đồ vật bên phải, nếu hướng xuống dưới thì cam nhận đồ vật dưới chân (tương tự với phía trước hay phía sau).

Bước 5 - Thông qua cơ thể cảm nhận 2 đồ vật cùng lúc trong không gian thực. Sau đó nhận biết hướng đi của những cảm giác bên trong và cảm nhận 2 đồ vật cùng lúc thuận theo hướng đi đó.


Giai đoạn 3: Quán sát cơ thể

Bước 1 - Thực hiện như bài hít thở buổi sáng (hít sâu, thở dài ra để toàn thân bình thường), cảm nhận đôi chân như đang đi bộ trên mặt đất (khoảng 5-7 bước).
- Hít thở sâu (thả lỏng toàn thân), cảm nhận lần lượt các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân.
- cử động nhẹ 2 cánh tay, rồi cảm nhận lại các vị trí: thắt lưng -> bắp chân -> ngón chân và lòng bàn chân (như tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất).


Bước 2 - Nhận biết cảm giác từng bộ phận cơ thể (từng cánh tay, từng bắp chân, sống lưng, ngực, bụng): tùy theo cảm nhận cơ thể (không tìm kiếm).


Bước 3 - Tỉnh giác trong hiện tại (tự ý thức trong giây phút hiện tại), không nắm giữ, không bám trụ vào đâu -> Sau đó cảm nhận cảm giác cụ thể trên tứ chi (2 chân+ 2 tay).


Bước 4 - Nhận biết hướng đi của cảm giác bên trong, sau đó cảm nhận cảm giác cụ thể trên các bộ phận thuận theo hướng đi đó: nếu cảm giác bên trong hướng sang trái thì cảm nhận cảm giác cụ thể trên chân, tay trái; hướng sang phải thì cảm nhận cảm giác cụ thể trên chân, tay phải; nếu hướng xuống dưới thì cảm nhận cảm giác 2 chân.

Bước 5 - Dừng lại, không làm gì cả, có thể mở mắt ra (để toàn thân bình thường, đồng nhất với không gian bên ngoài, không quá tập trung vào bên trong). Nhận biết sự lan tỏa tự nhiên của những cảm giác trong hiện tại (1 cách liên tục, không gián đoạn, thuận theo sự lan tỏa tự do của chúng):
  • Nới lỏng, không tác động, không phản ứng để những cảm giác được lan tỏa tự do.
  • Không tìm kiếm để tránh hỗn loạn.
  • Thân - tâm đồng nhất với không gian bên ngoài, không quá tập trung vào bên trong để tránh bị cuốn vào sự hỗn loạn bên trong.

Chỉ cần không bị tác động, những cảm giác sẽ lan tỏa 1 cách tự do, liên tục. Bất kỳ phản ứng, tác động nào tới chúng đều khiến sự liên tục đó bị gián đoạn.

Sau đó dừng tập và không vội làm gì cả (nên mở mắt quan sát xung quanh và hít thở sâu để không bị cuốn vào bên trong), chờ 1 chút để toàn thân hoàn toàn bình thường, sau đó thì bắt đầu lại giai đoạn 1.
 
Last edited:
Nhiều người mới tập buông bỏ có suy nghĩ gạt bỏ mọi thứ là sẽ giải thoát, nên tập trung đào sâu vào trong tâm trí, buông bỏ mọi suy nghĩ, cảm giác. Đây là tư duy rất sai lầm và cuối cùng chỉ dẫn tới căng thẳng, hỗn loạn.

Tôi từng tập kiểu chạy trốn khỏi những suy nghĩ này trong hơn 3 năm, khoảng 1 năm đầu thấy rất hưng phấn. Nhưng trạng thái hưng phấn này chỉ tồn tại thời gian ngắn trong khi tập và chỉ giới hạn trong tâm trí không đồng nhất với cơ thể. Tâm trí rất hưng phấn nhưng cơ thể thì căng cứng gượng ép. Khi dừng tập thì sự hỗn loạn quay trờ lại. Thời gian sau sẽ thấy tinh thần hỗn loạn, càng cố càng căng thẳng hơn, càng cuốn sâu vào sự hỗn loạn bên trong mất kết nối với bên ngoài, khó có thể đạt hưng phấn như trước.

Bộ não có hàng tỷ tế bào với vô số kết nối thần kinh, buông bỏ giúp thoát khỏi những lối mòn tư duy, nhưng cần thư giãn cơ thể để lan tỏa, củng cố những kết nối mới.
 
Last edited:
Bác thớt thấy thế nào về suy nghĩ : " Mặc kệ!".Nghĩa là nói chung tới đâu tới, mặc kệ áp lực bên ngoài, mặc kệ nội tâm bên trong, mặc kệ cảm giác muốn bình an ...
 
Bác thớt thấy thế nào về suy nghĩ : " Mặc kệ!".Nghĩa là nói chung tới đâu tới, mặc kệ áp lực bên ngoài, mặc kệ nội tâm bên trong, mặc kệ cảm giác muốn bình an ...
thiền là kết nối với cái chết, dừng lại tất cả, hay ho gì đâu :LOL:
Ngoài đi reset ra thì tôi chưa thấy cách buông bỏ nào có hiệu quả tức thì cả :sure:....
tôi nghĩ reset là cách làm tốt nhất :sure: cuộc sống chẳng phải vướng bận gì
 
Nói buông bỏ thì buông bỏ thật sự nha. Chứ đừng miệng nói buông bỏ, trong tâm thì nghĩ rằng bản thân đã tu thành "quả này quả nọ'', được thành "ông này bà nọ''.
Thiền nguyên bản (không bị tôn giáo hóa, không bị mê tín dị đoan hóa) thì là hình thức yên tĩnh tâm hồn thôi. Còn thiền mà để bị kéo tới những cái như "tu hành'' này nọ thì dễ bị tâm thần lắm. Đó là một hình thức của "miệng nói không tham nhưng lòng tham ngút ngàn''.
 
tôi nghĩ reset là cách làm tốt nhất :sure: cuộc sống chẳng phải vướng bận gì
Nói vậy nhưng khó lắm bác.Cũng vì chữ "vướng bận" nên tới không đành mà lui cũng không xong.Vướng bận : Gia đình, người thân xung quanh, những gì bản thân còn mắc nợ ...
 
Tui thấy thiền không khác hút cần là mấy, lúc các fen high mới thật sự là buông bỏ, não kiểu như được thư giãn cực độ, tiếc là ở VN cần sa lại bị quy chung mối với ma túy, còn rượu và thuốc lá thì lại hợp pháp
 
thiền là kết nối với cái chết, dừng lại tất cả, hay ho gì đâu :LOL:
Đấy là tưởng tượng của bạn thôi. Thiền mục đích giải thoát khỏi căng thẳng, phiền não, giải thoát khỏi mọi vọng tưởng để thấy mọi thứ đúng như nó vốn thế không suy diễn, không tưởng tượng
 
Tui thấy thiền không khác hút cần là mấy, lúc các fen high mới thật sự là buông bỏ, não kiểu như được thư giãn cực độ, tiếc là ở VN cần sa lại bị quy chung mối với ma túy, còn rượu và thuốc lá thì lại hợp pháp
chuẩn phen, thư giãn + buông bỏ là chill chứ còn gì nữa
 
Bác thớt thấy thế nào về suy nghĩ : " Mặc kệ!".Nghĩa là nói chung tới đâu tới, mặc kệ áp lực bên ngoài, mặc kệ nội tâm bên trong, mặc kệ cảm giác muốn bình an ...
Suy nghĩ giống như những chiếc cọc mà ng chết đuối bám vào, "kệ nó" chỉ là phương tiện để thoát khỏi những chiếc cọc đó, tốt thì dùng, không tốt thì thôi. Đơn giản cứ thoải mái và thư giãn thôi
 
Last edited:
Back
Top